1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu điều chế thuốc nhỏ mắt ofloxaxin 0,3

45 752 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Trong mỗi con người chúng ta đôi mắt rất quan trọng, giúp con người nhận biết thế giới xung quanh, đưa đến những cảm xúc vô cùng phong phú về vạn vật và cách thể hiện tình cảm một cách sâu sắc nhất. Nước ta là xứ nhiệt đới và độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi để vi trùng, nấm mốc phát triển. Trung bình cách khoảng độ 1 – 2 năm nước ta lại xảy ra các dịch bệnh đau mắt. Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mắt, các thầy thuốc thường kê đơn thuốc nhỏ mắt do dạng thuốc này cho tác dụng tại chổ trên niêm mạc mắt. Các thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hiện nay có khá nhiều trên thị trường, trong số này thuốc nhỏ mắt ngoại nhập có chứa Ofloxacin được ưa chuộng nhưng giá thành lại rất đắt. Theo đề xuất của Công ty Dược Hậu giang, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu điều chế thuốc nhỏ mắt Ofloxaxin 0,3 %” với mong muốn góp phần tạo nguồn và phong phú hóa các thuốc được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập với giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh của nhân dân.

Trang 1

MỤC LỤC Trang

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Hoạt chất và các nguyên vật liệu khác:

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong mỗi con người chúng ta đôi mắt rất quan trọng, giúp con người nhận biết thếgiới xung quanh, đưa đến những cảm xúc vô cùng phong phú về vạn vật và cách thểhiện tình cảm một cách sâu sắc nhất

Nước ta là xứ nhiệt đới và độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi để vi trùng, nấmmốc phát triển Trung bình cách khoảng độ 1 – 2 năm nước ta lại xảy ra các dịchbệnh đau mắt Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mắt, các thầy thuốc thường kê đơnthuốc nhỏ mắt do dạng thuốc này cho tác dụng tại chổ trên niêm mạc mắt

Các thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hiện nay có khá nhiều trên thị trường, trong sốnày thuốc nhỏ mắt ngoại nhập có chứa Ofloxacin được ưa chuộng nhưng giá thànhlại rất đắt

Theo đề xuất của Công ty Dược Hậu giang, chúng tôi tiến hành đề tài

“Nghiên cứu điều chế thuốc nhỏ mắt Ofloxaxin 0,3 %”

với mong muốn góp phần tạo nguồn và phong phú hóa các thuốc được sản xuấttrong nước có chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập với giá thành hạ, đáp ứngyêu cầu điều trị bệnh của nhân dân

Trang 3

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẨU MẮT: [1,2,3]

Đặc điểm giải phẫu tổng quát của mắt được minh họa bởi hình 2.1 và hình 2.2

Cấu tạo của mắt rất phức tạp, ở đây chỉ đề cập đến giác mạc và kết mạc vì chúngtiếp xúc trực tiếp với thuốc nhỏ mắt

Trang 4

2.1.1 Giác mạc (cornée):

Trong suốt, có một lớp thượng bì che chở, lớp thượng bì này rất dể hỏng, một sựxướt nhẹ dễ thành mộ sẹo đục làm giảm thị lực của mắt Giác mạc không có mạchmáu nhưng được phân bố bởi những sợi tận cùng của dây thần kinh thể mi tạo nênđường phản xạ mắt

Giác mạc gồm 3 lớp: lớp biểu mô, nhu mô và nội mô

Sự nhiểm khuẩn giác mạc gây ra viêm giác mạc (kératite)

2.1.2 Kết mạc (conjonctive) = màng tiếp hợp, là niêm mạc nối liền mí mắt và giác

mạc

Kết mạc có 2 lớp: một lớp lót mặt trong của mí mắt, và một lớp khác tương ứng vớimặt ngoài của tròng trắng mắt Vùng nối của 2 lớp tạo nên những túi cùng kết mạc.Thuốc nhỏ mắt được sử dụng ở túi cùng kết mạc này

Nhờ kết mạc có nhiều mạch máu nên giúp phần lớn các hoạt chất thâm nhập đượcvào mắt

2.2 THUỐC NHỎ MẮT:

2.2.1 Định nghĩa

“Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một

hay của nhiều hoạt chất để nhỏ vào mắt Khi có yêu cầu, chế phẩm được pha chếdạng khô hay vô khuẩn để có thể hoà tan hay pha thành hỗn dịch trong một chấtlỏng vô khuẩn thích hợp trước khi dùng Thuốc nhỏ mắt được điều chế với nguyênliệu và phương pháp sao cho đảm bảo sự vô khuẩn, hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩncũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật ″.[15]

2.2.2 Thành phần

2.2.2.1 Hoạt chất

Dược chất dùng để pha chế thuốc nhỏ mắt phải có độ tinh khiết cao và nếu có thểgiống như dược chất dùng để pha thuốc tiêm Các dược chất rất đa dạng, có tínhchất lý hóa học rất khác nhau, do vậy cần căn cứ vào tính chất của dược chất cótrong thành phần thuốc nhỏ mắt, mục đích điều trị mà thêm các chất thích hợp cótác dụng hỗ trợ để chế phẩm thuốc nhỏ mắt bào chế ra có độ ổn định cao, có sinhkhả dụng tốt và an toàn đối với mắt

Trang 5

Dược chất dùng để pha chế các thuốc nhỏ mắt có thể chia thành các nhóm dượcchất dựa trên tác dụng dược lý như sau:

- Các thuốc dùng để điều trị nhiểm khuẩn: Tùy theo tác nhân gây bệnh mà lựa chọncác thuốc kháng khuẩn cho thích hợp, cũng có thể dùng một hoặc kết hợp hai haynhiều thuốc kháng khuẩn trong một công thức thuốc nhỏ mắt Các dược chất thườngdùng

 Các muối vô cơ và hữu cơ của các kim loại bạc, kẽm, thủy ngân, như kẽm sulfat,argyrol, protargol và thimerosal

 Các sulfamid như natri sulfacetamid và natri sulphamethoxypiridazin

 Thuốc kháng khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin, gentamycin, neomycin,polymycin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin…

 Thuốc chống nấm như nystatin, natamycin, ketonazol, miconazol…

- Các thuốc chống viêm tại chổ: Thường dùng các corticoid, tùy theo vị trí viêm màdùng các corticoid có hoạt lực khác nhau Khi dùng corticoid cần chú ý đến tácdụng không mong muốn do thuốc gây ra như: tăng nhãn áp, giãn đồng tử, viêmmàng mạch, sa mi mắt, chậm liền vết thương giác mạc, nhiểm khuẩn thứ phát.Một số thuốc chống viêm không steroid được pha dưới dạng thuốc nhỏ mắt nhưnatri diclofenac, indomethacin

- Các thuốc gây tê bề mặt: Một số thuốc gây tê bề mặt như tetracain hydroclorid,cocain hydroclorid được dùng khá phổ biến trong nhãn khoa khi tiến hành các thủthuật chẩn đoán hoặc là tiến hành các phẫu thuật nhỏ ở mắt

- Các thuốc điều trị bệnh glaucom: Dùng các thuốc như pilocarpin, carpachol hoặccác thuốc khóa thụ thể ß như betaxolol, timolol và bunolol có tác dụng làm giảm áplực trong mắt

- Các thuốc giãn đồng tử: Thường dùng Atropin, Homatropin và scopolamin

- Các vitamin: Một số vitamin như vitamin A, vitamin B2, VitaminC…cũng đượcpha dưới dạng thuốc nhỏ mắt riêng rẻ hoặc phối hợp với các dược chất khác

- Các thuốc dùng chẩn đoán: natri fluorescein được dùng tại chổ giúp cho chẩn đoánxước hoặc loét giác mạc và các tổn thương ở võng mạc

Trang 6

2.2.2.2 Dung môi

Dung môi dùng để pha thuốc nhỏ mắt chủ yếu là nước cất Nước cất pha thuốc nhỏmắt phải đạt các yêu cầu kiểm định như được ghi trong chuyên luận nước cất củaDược điển là phải vô khuẩn

Dầu thực vật cũng được dùng làm dung môi để pha thuốc nhỏ mắt Dầu dùng làmdung môi phải có thể chất lỏng ở nhiệt độ phòng và phải không gây kích ứng đốivới mắt Trong số các dầu thực vật, dầu thầu dầu dùng tốt nhất để pha thuốc nhỏmắt do bản thân dầu này có tác dụng làm dịu niêm mạc mắt

2.2.2.3 Các chất phụ dùng trong thuốc nhỏ mắt: [1]

Nhằm giúp bảo đảm thuốc nhỏ mắt đạt được yêu cầu, gồm có: các chất đệm, chấtđẳng trương hóa, chất bảo quản, chất ổn định, chất làm tăng độ nhớt…

- Các hệ đệm thường dùng cho thuốc nhỏ mắt: các nhà bào chế đã lập ra những

bảng để giúp pha chế thuốc nhỏ mắt ở pH thích hợp bằng cách dùng các dung dịchđệm hoặc hệ đệm

 Hệ đệm Gifford: Acid boric – Natricarbonat

Có thể dùng hệ đệm này để pha thuốc nhỏ mắt có pH từ 4,6 – 8,5

 Hệ đệm Palitzsch: Acid boric – borax

 Hệ đệm Acid boric – Natri acetat

 Hệ đệm Sorensen: NaH2PO4 - Na2HPO4

- Chất bảo quản: Các nhóm chất bảo quản thường gặp [1]

* Hợp chất hữu cơ của thủy ngân:

Ưu điểm:

Ít độc hơn thủy ngân vô cơ

Phạm vi tác dụng rộng, hiệu quả đối với Pseudomonas aeruginosa

Không kích ứng mắt

Nhược điểm:

Dùng lâu có thể gây dị ứng mắt, hoặc cặn thủy ngân kim loại (khi dùng thuốc nhỏmắt vài năm liên tục)

Chỉ bền trong môi trường kiềm

 Nitrat phenyl mercuric (Merphenil nitrat, Phemernite)

 Borat phenyl mercuric (famosept, mercusept)

Trang 7

 Natri merthiolat (Thimerosal, thiomersal)

* Các alcol và dẫn chất của alcol:

Ưu điểm:

Dễ tan trong nước

Hiệu lực với pseudomonas aeruginosa

Không kích ứng dị ứng mắt

Nhược điểm:

Dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và nhiệt độ

 Clobutanol = Clobutol, Alcol triclo isobutylic

 Alcol phenyl etilic

 Alcol benzylic

*Các hợp chất của amoni bậc bốn:

Là chất diện hoạt nên giúp các hoạt chất hấp thu tốt hơn

Không độc, không kích ứng mắt, không bay hơi, bền

 Benzalkonium clorid (Benasept, Germicin)

*Các Nipa este (Parabens) là hợp chất este của acid p – hydroxy benzoic:

Ít tan trong nước

 Nipagin M – Metyl paraben

Nước mắt đẳng trương với dung dịch NaCl nồng độ 0,9%

Mắt bình thường có thể chịu được dung dịch NaCl từ 0,5 – 1,8%

Nếu thuốc nhỏ mắt không đẳng trương sẽ làm kích ứng mắt, nước mắt tiết nhiều vàđẩy thuốc ra ngoài

Trang 8

Đa số các hoạt chất dùng trong các thuốc nhỏ mắt thường ở nồng độ thấp và thườngnhược trương so với nước mắt Vì vậy việc đẳng trương thuốc nhỏ mắt là cần thiết,các chất đẳng trương thường dùng:

 Dung dịch PVP 3%

 Alcol polyvinylic 1,4%, alcol propylic 1,4%

 CMC ( carboxymetilcellulose), PEG ( polyetilenglycol)

- Chất chống oxy hóa: [10]

Natrimetabisulfit, Natribisulfit có thể phối hợp với EDTA

Thường dùng Dinatri EDTA để tạo phức với các kim loại có hóa trị 2 hoặc 3

- Chất diện hoạt: [8,16]

Hay dùng như benzalkonium clorid 0,01 – 0,02%

2.2.3 Yêu cầu về chất lượng thuốc nhỏ mắt

2.2.3.1 Yêu cầu về độ trong: [3]

Mắt đặc biệt là khi mắt bị viêm rất nhạy cảm với các tiểu phân lạ có trong dung dịchthuốc nhỏ mắt, các tiểu phân lạ này có thể làm tổn thương biểu mô giác mạc, tạođiều kiện cho các vi cơ xâm nhập vào mắt Vì thế các dung dịch thuốc nhỏ mắt phảiđược lọc qua các màng lọc thích hợp để loại bỏ các tiểu phân lạ và các sợi trongdung dịch thuốc

Trang 9

2.2.3.2 Yêu cầu về đẳng trương:[3]

Trước đây, vấn đề đẳng trương của thuốc nhỏ mắt rất được coi trọng vì được xem lànhững nguyên nhân gây khó chịu cho mắt Ngày nay, người ta đã chứng minh rằngcác dung dịch Natri Clorid có nồng độ từ 0,5 – 2% không gây khó chịu hoặc đauđớn cho mắt có nghĩa là mắt có thể chịu được các dung dịch có áp suất thẩm thấukhác xa với áp suất thẩm thấu của một dung dịch đẳng trương Mặt khác, mắt ngườichịu được các dung dịch ưu trương tốt hơn là các dung dịch nhược trương vì vớimột lượng nhỏ thuốc nhỏ mắt (khoảng 50 μl) sẽ nhanh chóng được pha loãng vớinước mắt Khi bị tổn thương, mắt sẽ trở nên nhạy cảm hơn Đa số hoạt chất trongthuốc nhỏ mắt thường được dùng với nồng độ thấp và nhược trương hơn so vớinước mắt Vì vậy, việc đẳng trương hóa thuốc nhỏ mắt là cần thiết

Các phương pháp đẳng trương thuốc nhỏ mắt:

 Phương pháp dùng công thức Lumière Chevrotier

 Phương pháp dùng đương lượng natri chlorid

 Phương pháp dùng trị số Sprowls

 Phương pháp đồ thị

 Phương pháp tính theo phương trình White - Vincent

DĐVN III qui định nếu hàm lượng hoạt chất trong thuốc nhỏ mắt ≤ 1% có thể dùngdung dịch natri chloride 0.9% hay một dung dịch đệm đẳng trương làm dung môipha chế không cần tính toán gì cả

Theo quyển công thức quốc gia của Mỹ, các thuốc nhỏ mắt < 3% hoạt chất đượcphép pha vào chất dẫn đẳng trương mà không cần tính toán

2.2.3.3 Yêu cầu về pH: [3]

Độ pH của thuốc nhỏ mắt là một trong những yếu tố quyết định tính sinh khả dụngcủa thuốc nhỏ mắt

Một thuốc có pH thích hợp sẽ đáp ứng 3 yêu cầu sau:

- Giảm tối đa sự kích ứng mắt Khi nhỏ một dung dịch có pH khác xa với pH nướcmắt, làm nước mắt không thể trung hòa một cách nhanh chóng pH của thuốc Vìvậy, mắt sẽ bị kích ứng rất mạnh, buộc mắt phải tăng tiết nước mắt để thiết lập trạng

Trang 10

thái sinh lý bình thường Tuy nhiên điều này dẫn đến giảm tính sinh khả dụng củathuốc Bởi vậy, tốt nhất thuốc nhỏ mắt nên có pH trung tính hoặc gần trung tính và

lý tưởng nhất là có pH gần với pH nước mắt

-Tăng độ ổn định của hoạt chất Khi điều chỉnh pH thuốc nhỏ mắt còn phải xem xétđến khía cạnh ổn định của hoạt chất sao cho tại giá trị pH đó thuốc có độ ổn địnhcao nhất

-Tăng độ hấp thu của hoạt chất Trong dung dịch hoạt chất luôn tồn tại ở 2 dạng ionhóa/ không ion hóa và ở một trạng thái cân bằng nào đó Trạng thái cân bằng nàyphụ thuộc vào pH dung dịch Vì vậy, chỉ cần điều chỉnh pH của dung dịch sao chohoạt chất ở dạng ion hóa càng thấp có thể dễ dàng thấm qua hàng rào biểu mô giácmạc

Tóm lại pH của thuốc nhỏ mắt phải được điều chỉnh sao cho dung hòa cả 3 yếu tốtrên Trong trường hợp không thể dung hòa cả 3 yếu tố trên thì độ ổn định của thuốcphải được ưu tiên

Dược điển Pháp quy định : Thuốc nhỏ mắt nên có pH từ 6,4 – 7,8 Để điều chỉnh

pH của thuốc nhỏ mắt người ta dùng các acide, base hoặc hệ đệm

Các hệ đệm thường dùng:

 Hệ đệm Hind – Goyan

 Hệ đệm Gifford ( acid boric – natri carbonat )

 Hệ đệm Palitzsch ( acid boric – borat)

 Hệ đệm Acid boric – Natri acetat

 Hệ đệm Sorensen ( natri dihydrophosphat – dinatri hydrophosphat )

2.2.3.4 Yêu cầu về độ vô khuẩn: [3]

Mặt dù trong thành phần của nước mắt có chứa men lysozym, là một men có tácdụng kháng khuẩn nhẹ, nhưng khả năng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn từ môi trườngbên ngoài vào mắt cũng rất hạn chế Nếu nhỏ vào mắt một thuốc nhỏ mắt không vôkhuẩn có thể gây ra những viêm nhiễm rất nghiêm trọng

Có nhiều loại nguy cơ có thể gây nhiễm khuẩn nặng cho mắt, ví dụ: staphylococcusaureus, Proteus vulgaris, Bacillus subtilus, nấm Aspergillus fumigatus và nguy hiểmnhất là trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, có thể gây loét giác mạctrong vòng 24 – 48 giờ, dẫn đến mù

Trang 11

Do vậy tất cả các chế phẩm dùng trong nhãn khoa phải đạt yêu cầu vô khuẩn giốngnhư thuốc tiêm Để đảm bảo độ vô khuẩn, các thuốc nhỏ mắt thường có thêm mộthay nhiều chất sát khuẩn thích hợp để ngăn chặn sự tái nhiểm các vi cơ từ môitrường bên ngoài vào thuốc sau mỗi lần mở thuốc ra dùng Thêm vào đó thuốc phảiđược pha chế môi trường vô khuẩn Sau khi pha xong, thuốc phải được tiệt khuẩnbằng các phương pháp tiệt khuẩn thích hợp Các phương pháp tiệt trùng thườngdùng là tiệt trùng bằng nồi hấp ở 115oC trong 30 phút hoặc 121oC trong 15 phúthay lọc tiệt trùng với màng lọc có kích thước ≤ 0,22 μm.

2.2.3.5 Độ nhớt :[3]

Tăng độ nhớt của các dung dịch hay hỗn dịch thuốc nhỏ mắt sẽ làm tăng thời giantiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt và làm giảm tốc độ rút thuốc khỏi mắt theođường mũi lệ, do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc

Có hàng loạt các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng độ nhớt của thuốc nhỏmắt làm tăng thời gian tiếp xúc và tác dụng dược lý của thuốc Theo Chrai vàRobison khi nghiên cứu trên mắt thỏ đã chỉ ra rằng hằng số tốc độ rút thuốc giảm đi

3 lần khi độ nhớt của dung dịch trong khoảng từ 1 – 12,5cP và giảm đi khoảng 3lần nữa khi độ nhớt của dung dịch trong khoảng 12,5-100 cP

2.2.4 Bao bì:

Thường bằng thủy tinh trung tính, chất dẻo và các nút bằng cao su, phải được kiểmtra chất lượng và phải đạt tiêu chuẩn chất lượng giống như vỏ đựng thuốc tiêm, phảiđược rửa sạch và phải được tiệt trùng trước khi dùng

2.3 Tổng quan về Ofloxacin [4]

Năm 1962 các nhà nghiên cứu đã tình cờ tìm ra Acid Nalidixic, một sản phẩm phụtrong quá trình tổng hợp thuốc chống sốt rét Cloroquin Người ta thấy rằng AcidNalidixic có tác dụng tốt trên nhiều vi khuẩn gram (-) và được đưa vào sử dụngtrong điều trị năm 1965

Việc phát hiện ra Acid Nalidixic được xem như một sự báo trước cho việc ra đời vàphát triển nhanh chóng của các kháng sinh nhóm quinolon

Hiện nay các kháng sinh nhóm này đang được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnhnhiễm khuẩn cùng với các nhóm kháng sinh khác

Trang 12

- Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ Giốngnhư các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế AND – gyrase làenzym cần thiết cho quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.

- Ofloxacin hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa Khả dụng sinh học qua đườnguống khoảng 100% và có nồng độ đỉnh huyết tương 3 – 4 microgam/ml,

1 -2 giờ sau khi uống 1 liều 400mg Hấp thụ bị chậm lại khi có thức ăn nhưng tỉ lệhấp thu không bị ảnh hưởng Nửa đời trong huyết tương là 5 – 8 giờ, trong trường

Trang 13

hợp suy thận, có khi kéo dài 15 – 60 giờ tùy theo mức độ suy thận, khi đó cần điềuchỉnh liều Ofloxacin được phân bố rộng khắp vào các dịch cơ thể, kể cả dịch nãotủy và xâm nhập tốt vào các mô Khoảng 25 % nồng độ thuốc trong huyết tươnggắn vào protein huyết tương Thuốc qua nhau thai và tiết qua sữa có nồng độ tươngđối cao trong mật.

- Khi dùng liều đơn, ít hơn 10% ofloxacin được chuyển hóa thành desmethyl –ofloxacin và ofloxacin N – oxyd Desmethyl – ofloxacin có tác dụng kháng khuẩntrung bình Tuy vậy thận vẫn là nơi thải Ofloxacin chính, thuốc được lọc qua cầuthận và bài tiết qua ống thận 75 – 80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dướidạng không chuyển hóa trong 24 – 48 giờ, làm nồng độ thuốc cao trong nước tiểu.Dưới 5% thuốc được bài tiết dưới dạng chuyển hóa trong nước tiểu, 4 đến 8%thuốc bài tiết qua phân Chỉ một lượng nhỏ ofloxacin được thải bằng thẩmphân máu

2.3.3.2 Dược động học [5]

Ofloxaxin được hấp thu tốt sau khi uống với sinh khả dụng khoảng 100% Trungbình nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống một liều duy nhất200mg ofloxacin là 220mcg/ml và đạt được trong vòng 6 giờ sau khi uống Thức ăn

có thể làm chậm sự hấp thu thuốc nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hấpthu thuốc Khoảng 25% thuốc gắn kết với protein huyết tương Ofloxacin đượcphân bố rộng rãi trong các mô và dịch của cơ thể như là phổi, da, mụn nước, cổ tửcung, buồng trứng, mô và dịch tiết tiền liệt tuyến, đàm

Ofloxaxin đào thải chủ yếu qua đường thận Khoảng 75 – 80% liều uống được bàixuất qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa khử methyl hay N – oxid

Thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương thay đổi từ 5 – 8 giờ Thời gian bánhủy có thể kéo dài trong trường hợp suy thận nặng

2.3.3.3 Phổ kháng khuẩn

Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonasaeruginosa, Haemophilus influenzae, Neiseria spp, Staphylococcus, streptococcuspneumoniae và một vài vi khuẩn gram dương khác

2.3.3.4 Chỉ định [15]

Những bệnh như viêm mi mắt, lẹo mắt, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm hạch sụn

mi, viêm giác mạc, viêm loét giác mạc, nhiểm khuẩn mắt sau mổ do nhiểm vi khuẩnnhạy cảm với Ofloxacin như: Staphylococcus spp, Stretococcus pneumoniae,

Trang 14

Bacillus spp, Branhamella spp, Pseudomonas spp, Proteus spp, Acinetobacter spp,Propionibacterium acnes.

2.3.3.6 Tác dụng phụ: [5]

Thường Ofloxacin được dung nạp tốt Tỷ lệ tác dụng không mong muốn của

Ofloxacin, Ciproxacin và các thuốc kháng khuẩn Fluoroquinolon khác tương tự tỉ lệgặp khi dùng các quinolon thế hệ trước như acid nalidixic

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa

Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác.Da: phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn

Ít gặp, 1/1000 < ADR<1/100

Đau và kích ứng chỗ tiêm, đôi khi kèm theo viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạchhuyết khối

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh: Ảo giác, phản ứng loạn thần, trầm cảm, co giật

Da: Viêm mạch, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử nhiểm độc của da

2.4 Một số chế phẩm trên thị trường có dạng bào chế tương tự và có chứa hoạt chất Ofloxaxin: [7]

- Oflovit (Ofloxacin 0.3%) (Sản xuất bởi santen , Nhật)

- Ofloxacin 0,3% (Công ty cổ phần DPDL Pharmedic)

- Ofus (Ofloxacin 0,3%) (Sản xuất bởi samchundang , Hàn Quốc)

- Oftaflo (Ofloxacin 0,3%) (Công ty cổ phần Dược TW Huế Medipharco)

- Ocineye (Ofloxacin 0,3%) (Sản xuất bởi Micro Labs, Ấn Độ)

- Ocfo (Ofloxacin 0,3%) (Sản xuất bởi Hanlim, Hàn Quốc)

Trang 15

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Hoạt chất và các nguyên vật liệu khác:

3.1.1 Đối tượng

Ofloxacin

Nhà sản xuất: China

Kiểm theo dược điển USP-29

Cảm quan: Bột màu hơi vàng

3.1.3 Các hóa chất nghiên cứu

- Môi trường Soybean – casein - Merck

- Môi trường thioglycolat có thạch - Merck

- NaOH – Merck

- Methanol – Merck

- DD Amoniac 0,45M – Merck

Trang 16

- Natrilauryl sulfat 0,24% – Merck

- Acetonitril – Merck

- Acid acetic băng – Merck

- HCl – Merck

3.1.4 Thiết bị :

- Máy đo pH hiệu: Mettler Toledo C827

- Đèn UV soi bảng mỏng sắc ký hiệu CAMAG

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao hiệu SHIMADZU

Pump LC – 20AD

Detector UV đặt ở bước sóng 294nm

- Tủ vi khí hậu hiệu ENVIRON-CAB

- Tủ soi độ trong

- Máy hút chân không

- Máy lọc vô khuẩn hiệu Sartorius

- Máy đo áp suất thẩm thấu hiệu GONOTEC của Đức

Chất bảo quản sử dụng Benzalkonium Clorid nồng độ thích hợp vừa đủ tài liệu vì:

- Hoạt phổ rộng trị được Pseudomonas

- Dễ tan trong nước

- Không tương kỵ với hoạt chất

- Giúp cho hoạt chất dễ thấm vào giác mạc

- Kết hợp với Benzalkonium Clorid dùng EDTA dinatri

Pha chế các mẫu dung dịch với các chất điều chỉnh pH khác nhau

- Hệ đệm: Natri acetat – Acid acetic

- Hệ đệm: Hệ đệm Sodium Acetat – Acid boric

Trang 17

- Hệ đệm: Natricitrat – Acid citric

Chỉ tiêu quan sát: Màu sắc, độ trong, đo pH

3.2.1.1 Hệ Acid acetic – Natriacetat:

Bảng 3.1 Công thức nhỏ mắt dùng hệ đệm Acid acetic – Natriacetat

Hòa tan Natriacetat vào trong nước cất trong becher 250ml rồi hòa tan tiếp

Ofloxacin cho đến khi tan hoàn toàn hòa tan tiếp Acid acetic băng, sau đó đến Benzalkonium Clorid, Na EDTA, NaCl đến khi tan hoàn toàn thêm nước cất cho vừa đủ

Trang 18

3.2.1.2 Hệ Sodium acetat – boric acid:

Bảng 3.2 Công thức thuốc nhỏ mắt có hệ đệm Sodium acetat – boric acid

STT TÊN NGUYÊN LIỆU Đơn

vị tính

Bảng 3.3 công thức thuốc nhỏ mắt có hệ đệm citrat – citric

STT TÊN NGUYÊN LIỆU Đơn

vị tính

Hòa tan Natricitrat vào trong nước cất trong becher 250ml rồi hòa tan tiếp

Ofloxacin cho đến khi tan hoàn toàn hòa tan tiếp Acid citric 50%, sau đó đến Benzalkonium Clorid, Na EDTA, NaCl đến khi tan hoàn toàn thêm nước cất cho vừa đủ

Trang 19

3.2.1.4 Công thức không đệm điều chỉnh bằng NaOH 0,5N:

Hòa tan NaOH 0,5N vào trong nước cất trong becher 250ml rồi hòa tan tiếp

Ofloxacin cho đến khi tan hoàn toàn, sau đó đến Benzalkonium Clorid, Na EDTA, NaCl đến khi tan hoàn toàn thêm nước cất cho vừa đủ

Chất chống oxy hóa

Chọn một công thức không dùng hệ đệm để khảo sát ảnh hưởng của chất chống oxyhóa Natrimetabisulfit đối với thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3%

So sánh với mẫu không có Natrimetabisulfit

Mỗi mẫu chia làm 3 và lặp lại 3 lần thí nghiệm

 Để ở nhiệt độ thường

 Để ở tủ sấy nhiệt độ 500C - 600C trong 7 ngày

 Để ngòai ánh sáng 14 ngày

Chỉ tiêu quan sát màu sắc, độ trong, pH

Quan sát độ trong và màu sắc: Cho dung dịch thuốc vào ống nghiệm dài 15cm, đường kính 15mm rồi nhìn từ trên xuống để so sánh

Việc thêm Natrimetabisulfit vào mẫu không đệm sau:

3.2.1.5 Công thức TNM dùng chất chống oxy hóa:

Bảng 3.5 Dùng chất chống oxy hóa

Trang 20

STT TÊN NGUYÊN

LIỆU

Đơn vị tính

Hòa tan NaOH 0,5N vào trong nước cất trong becher 250ml rồi hòa tan tiếp

Ofloxacin cho đến khi tan hoàn toàn, sau đó đến Benzalkonium Clorid, Na EDTA,

Na2S2O5, NaCl đến khi tan hoàn toàn thêm nước cất cho vừa đủ

Chất diện hoạt:

Tiến hành làm trên mẫu không đệm có thêm một chất diện hoạt nữa là Tween 80 vớimục đích làm tăng thêm sự hấp thu của thuốc vào mắt, tăng tính thấm của thuốc trên vi khuẩn và tăng độ nhớt

Sử dụng Tween 80 nồng độ từ 0-1% rồi đo đường kính vòng vô khuẩn trên đĩa thạch

3.2.1.5 Công thức TNM dùng chất diện hoạt Tween 80

Bảng 3.6 Dùng chất diện hoạt Tween 80

LIỆU

Đơn vị tính

Hòa tan NaOH 0,5N vào trong nước cất trong becher 250ml rồi hòa tan tiếp

Ofloxacin cho đến khi tan hoàn toàn, sau đó đến Benzalkonium Clorid, Na EDTA, Tween 80, NaCl đến khi tan hoàn toàn thêm nước cất cho vừa đủ

Hộp petri được đục 6 lỗ, mỗi lỗ nhỏ một mẫu

Làm trên 6 hộp

Trang 21

Đường kính vòng vô khuẩn không khác nhau rõ rệt nên chúng tôi làm thêm một số mẫu so sánh giữa công thức có dùng Tween 80 ở nồng độ 0,2% và công thức không dùng Tween 80

Làm thêm 6 mẫu với 3 mẫu không có Tween 80 và 3 mẫu có Tween 80 như sau:

3.2.1.6 Công thức TNM so sánh giữa dùng Tween 80 và không dùng Tween 80

Bảng 3.7.So sánh giữa dùng Tween 80 và không dùng Tween 80

STT TÊN NGUYÊN LIỆU Đơn

vị tính

 Môi trường: Môi trường số 5 (A8)

Pepton khô (Peptic digest of animial tisue) 6gCasein Pancreatic (Casein enzymic hydrolistate) 4gCao men bia (Yeast Extract) 3gDextro monohydrat (Dextrose) 1gThạch (Agar) 20gNước 1000 ml

Trang 22

Để yên các hộp petri đã được nhỏ các dung dịch kháng sinh chuẩn và thử chochúng khuếch tán khoảng 60 phút nhiệt độ phòng.

 Đem ủ ở nhiệt độ 370C trong 16 – 18h

Hộp petri đủ thời gian ủ lấy ra ở nhiệt độ phòng

Mở máy đo vòng kháng khuẩn

3.2.2 QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ:

3.2.2.1 Rửa chai, nắp, nút:

Rửa chai, nắp, nút trong nước máy khoảng 3h

Vớt ra rồi súc rửa trong máy súc rửa chai nhựa bằng dung dịch Natrilaurylsulfat 0,1%

Rửa lại cho sạch 3 lần nước khử khoáng

Đánh cho ráo

Rửa lại 2 lần bằng nước cất  vẩy cho ráo

Đưa vào xửng sấy nhiệt độ 60 700 C

3.2.2.2 Qui trình pha chế:

Đầu tiên tạo môi trường kiềm nhẹ bằng muối của acid đệm hoặc bằng NaOH

Hòa tan Ofloxacin vào

Thêm tiếp Acid của đệm vào

Cho tiếp Benzalkonium Clorid

Cho tiếp EDTAdiNa

Cho chất đẳng trương vào

Thêm nước cho vđ thể tích qui định

Lọc qua lọc 0,45µm  0,2µm

Đóng vào chai 5ml

3.2.2.3 Đóng gói, bảo quản:

- Lọ PE đậy bằng nút nhỏ giọt, nắp vặn ngoài, kín, mỗi lọ chứa 5 ml chế phẩm,hộp 1 lọ

- Nhãn in rõ ràng, Đúng qui chế dược chính(Số: 04/2008/TT-BYT)

- Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng

- Qui trình điều chế phải thực hiện trong môi trường vô trùng và nhà xưởng đạttiêu chuẩn GMP – WHO

Ngày đăng: 18/04/2019, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w