CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH các đề tài NGHIÊN cứu cơ bản DO QUỸ KHOA học CÔNG NGHỆ tài TRỢ CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH các đề tài NGHIÊN cứu cơ bản DO QUỸ KHOA học CÔNG NGHỆ tài TRỢ
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN DO QUỸ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÀI
TRỢ
Trang 2Bản luận án Tiến sỹ đã khẳng định tầm quan trọng trongviệc quản lý tài chính, đầu tư cho Khoa học công nghệ trong
sự phát triển, sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia
Nguyễn Tấn Lượng , 2011 Hoàn thiện quản lý tài chínhtại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn
Tp HCM Luận văn cao học Trường đại học Kinh tế Tp.HCM
Nguyên Thế Ích ,2011 Hoàn thiện tổ chức công tác kếtoán của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.Luận văn cao học Học viện Tài chính
Các luận văn đã phân tích thực trạng quản lý tài chính tạicác trường đại học công lập và hoàn thiện công tác quản lý tàichính Tuy nhiên dữ liệu từ năm 2011 nên không được cập
Trang 3nhật Hiện nay đã có các văn bản pháp quy mới mà hệ thốngquản lý kế toán vẫn chưa được cập nhật bổ sung
Tạ Bá Hưng , 2014 Khoa học và công nghệ phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững CụcThông tin KHCN - Bộ KHCN
Lê Xuân Định, 2014 Khoa học công nghệ Việt Nam.Cục Thông tin KHCN - Bộ KHCN
Lê Thị Thanh Huyền, 2012 Sử dụng công cụ kế toán,kiểm toán trong việc quản lý tài chính ở các cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính Nxb Học viện Tàichính
Các cuốn sách đã đưa ra và phân tích cụ thể các bướctrong quy trình quản lý tài chính trong hoạt động khoa học vàcông nghệ
Ngô Thế Chi, 2011 Văn bản pháp lý đầy đủ cho việchình thành quản lý sử dụng Quỹ phát triển KH&CN trongdoanh nghiệp Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 9
Nguyễn Hồng Sơn , 2012 Cơ chế tài chính cho hoạtđộng khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và
Trang 4giải pháp hoàn thiện Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chínhtrị thế giới.
Nguyễn Quang Thành , 2016 Đổi mới chính sách tàichính với hoạt động khoa học công nghệ: Thực trạng và một
Hầu hết các công trình nghiên cứu và các văn bản hướngdẫn đã trực tiếp phân tích và gián tiếp đánh giá phần nào thực
Trang 5trạng công tác quản lý tài chính, những nguyên nhân dẫn đếntình trạng quản lý tài chính chưa đạt hiệu quả caovà nhữnggiải pháp nhằm đổi mới cơ chế tài chính đối với nghiên cứukhoa học nói riêng và khoa học công nghệ nói chung Các báocáo về các Quỹ đã trình bày được quy trình xét chọn nghiệmthu các đề tài, cách thức quản lý tài chính và các phương phápđầu tư tài chính vào các đề tài dự án, từ đó góp phần đưa ranhững giải pháp trong việc quản lý tài chính đối với cho các
đề tài NCCB do Quỹ Nafosted tài trợ Đây là tài liệu bổ ích,phục vụ trực tiếp cho đề tài Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu về công tác quản lý tài chính đối với các đề tàinghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệQuốc gia tài trợ
- Cơ sở lý luận về quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản
- Các khái niệm:
- Khái niệm quản lý :
Quản lý được định nghĩa theo nhiều cách:
Trang 6Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực củanhững người khác
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệthống để đạt mục tiêu trong điều kiện biến động của môitrường
Quản lý là phối hợp có hiệu quả các hoạt động củanhững cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức
Quản lý là một quá trình phối hợp các nguồn lực mộtcách hiệu lực và hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổchức
Quản lý là việc thiết kế và duy trì một môi trường trong
đó những người cùng làm việc với nhau có thể hoàn thành cácmục đích, mục tiêu chung
Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách cóhiệu lực và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức
Trang 7(Nguyễn Thị Huyền, chủ biên, 2012, tr 20-22 của Giáotrình Quản lý học)
Trong các khái niệm trên, khái niệm quản lý được sửdụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản
lý phải thực hiện thường xuyên gồm lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát Lập kế hoạch là quá trình thiết lập cácmục tiêu và phương thức hành động thích hợp để đạt đượcmục tiêu Tổ chức là quá trình đảm bảo nguồn lực cho thựchiện kế hoạch trong hình thái cơ cấu nhất đinh Lãnh đạo làquá trình đánh thức sự nhiệt tình, tạo động lực cho con người
để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu
kế hoạch Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá
và điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo các kếhoạch Đối tượng quản lý là các nguồn lực và các hoạt độngcủa tổ chức Tùy theo từng nguồn lực, lĩnh vực hoạt động của
tổ chức mà quản lý gắn liền với các hoạt động quản lý tàichính, quản lýnguồn nhân lưc, quản lý chất lượng Mục tiêucủa quản lý là đạt được mục đích của các thành viên, của tổchức ở mức cao nhất với các nguồn lực có thể huy động
Trong hoạt động quản lý các vấn đề về chủ thể quản lý,đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu
Trang 8quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác địnhđúng đắn.
- Khái niệm tài chính :
Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu
là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhànước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quannhà nước Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước do ngân sách nhà nước cấp toàn bộhoặc một phần.Quan hệ tài chính nảy sinh trong quá trìnhphân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập hoặc sửdụng các quỹ tiền tệ
Các hoạt động thu chi bằng tiền trong tài chính công docác cơ quan, tổ chức Nhà nước thực hiện, chịu sự điều chỉnhbởi các luật công Các Quỹ công được tạo lập và sử dụng gắnliền với quyền lực kinh tế và chính trị của Nhà nước, nhằmphục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứngcác nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội.Đối với các đơn
vị sự nghiệp số thu thường không lớn hoặc không có thu, Nhànước có thể cho các đơn vị này áp dụng chế độ tài chính
Trang 9riêng, chi tiêu của các đơn vị này nhằm thực hiện các chứcnăng của nhà nước
(Dương Văn Chinh, chủ biên, 2009, tr 5 Giáo trình Quản
lý tài chính công)
- Khái niệm về quản lý tài chính:
Quản lý tài chính là hoạt động của các chủ thể thông quaviệc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và cáccông cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động tài chínhnhằm đạt được các mục tiêu đã định
Để quản lý tài chính có hiệu quả cần nắm được các đặcđiểm của quản lý tài chính
+ Về đối tượng cuả quản lý tài chính là các hoạt động tàichính gắn liền với các cơ quan nhà nước là chủ thể cuả tàichính Cơ quan nhà nước là đối tượng thủ hưởng nguồn ngânsách nhà nước, từ đó tổ chức các hoạt động của tài chính
+ Về chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thểcác phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạtđộng tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện
cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Để đạt được
Trang 10những mục tiêu đề ra, công tác quản lý tài chính đơn vị sựnghiệp bao gồm ba khâu công việc: Thứ nhất, lập dự toán thu,chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩmquyền giao hàng năm; Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toánthu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhànước; Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước.
+ Lấy chất lượng, hiệu quả của các hoạt động tài chínhlàm cơ sở để phân tích đánh giá động cơ, biện pháp tổ chức,điều hành hoạt động tài chính Do hoạt động tài chính luôn gắnliền với quyền lực của Nhà nước nên trong quản lý tài chínhđặc biệt chú trọng đến các phương pháp tổ chức, hành chính,các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra
Quản lý tài chính thực chất là quản lý các quỹ công,quản lý các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công, do đó
sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý các yếu tố hoạt động tàichính là một đặc điểm quan trọng của quản lý tài chính
(Dương Văn Chinh, chủ biên, 2009, tr 40-41 Giáo trìnhQuản lý tài chính công)
Trang 11- Khái niệm nghiên cứu cơ bản:
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện,tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xãhội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thựctiễn.Trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, theo Luậtkhoa học công nghệ bao gồm các nội dung (các bước):
-Nghiên cứu cơ bản:là hoạt động nhằm khám phá bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tưduy
Nghiên cứu ứng dụng :là hoạt động nghiên cứu vận dụng
kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổimới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội
Phát triển công nghệ: là hoạt động sử dụng kết quả
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triểnkhai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện côngnghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới
Trang 12Triển khai thực nghiệm : là hoạt động ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sảnphẩm công nghệ mới ở dạng mẫu
Sản xuất thử nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả
triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện côngnghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đờisống
Theo như khái niệm trên, những kiến thức cơ bản sẽgiúp ích rất lớn cho nghiên cứu ứng dụng, làm tiền đề chonhững nghiên cứu phát triển công nghệ mới tiên tiến hơn Kếtquả là nghiên cứu khoa học nói chung (trong đó có nghiêncứu cơ bản) làm giảm chi phí, giảm nhân công; giảm tiêu thụnăng lượng; tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất
và cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm Theo GS.TS Đào TiếnKhoa - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN),chúng ta không nên coi nghiên cứu cơ bản như một thứ "trangsức" cho nền khoa học nước nhà Kinh nghiệm phát triểnKH&CN của thế giới từ đầu thế kỷ XX cho đến nay cho thấy,một quốc gia có nền KH&CN phát triển cao thì cũng luôn cómột nền khoa học cơ bản được đầu tư và phát triển thíchđáng Chẳng hạn, khi thực hiện một nghiên cứu ứng dụng
Trang 13nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cây lúa thì trước đócần phải tiến hành nghiên cứu cơ bản về bộ gene của cây lúa,
để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao giá trị của hạt gạo Hoặc,
để hạn chế thiên tai, các nhà khoa học cần vận dụng những lýthuyết cơ bản về vật lý, về thủy động học hay khí động học…Như vậy, rõ ràng nghiên cứu khoa học nói chung (trong đó cókhoa học cơ bản) đã tạo ra toàn bộ công nghệ hiện có, làmthay đổi bộ mặt xã hội loài người Tinh thần nói trên đã đượckhẳng định trong định hướng cũng như qua thực tế tổ chứchoạt động KH&CN.Nhiều năm gần đây ở các viện nghiên cứulớn như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hànlâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh đã thấy cần thiết phải tổ chức nghiên cứu cơ bản
ở quy mô lớn hơn với mức kinh phí đầu tư nhiều hơn nên đãhình thành các chương trình nghiên cứu cấp bộ mang tính cơbản như chương trình nghiên cứu "Lý thuyết về sự pháttriển", "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc", "Pháttriển các lý luận của Học thuyết Mác -Lênin" v v
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, côngtác nghiên cứu khoa học (trong đó có NCCB) được coi lànhiệm vụ thứ hai trong hoạt động khoa học của các trường đại
Trang 14học, nhất là ở các trường đại học có các ngành khoa học cơbản Bởi vì loại hình nghiên cứu này không chỉ nhằm trực tiếpcập nhật kiến thức và nâng cao trình độ khoa học của các giảngviên, mà còn tạo cơ sở để hình thành các giáo trình, bài giảng,biên soạn các sách tham khảo, góp phần nâng cao chất lượngđào tạo
Trong thực tế những thập niên vừa qua ở nước ta, loạihình nghiên cứu NCCB vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Hàng năm ngân sách nhà nước chưa có phần kinh phí cấpriêng, tập trung cho NCCB Ngân sách cấp hàng năm chonghiên cứu khoa học ở các trường còn rất hạn chế, kinh phícấp cho một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chỉ từ 20 đến 30triệu đồng, thậm chí có nhiệm vụ nghiên cứu chỉ được cấpkhoảng 10 triệu đồng
Vì vậy việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia(NAFOSTED) dành để đầu tư cho khoa học cơ bản trongkhoa học tự nhiên và xã hội nhân vănlà một trong 10 sự kiệnnổi bật của khoa học công nghệ năm 2010 Với sự ra đời vàtriển khai thành công cơ chế hỗ trợ của Quỹ NAFOSTED,nhiều nhóm nghiên cứu khoa học cơ bản đã được tạo cơ hộihình thành và phát triển Mô hình hoạt động cuả Quỹ đã từng
Trang 15bước chứng tỏ được hiệu quả đối với hoạt động KH&CNtrong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, xây dựng đội ngũcác nhà khoa học đạt trình độ quốc tế và cải thiện thủ tục tổchức, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN Việc áp dụng cơ chếQuỹ trong cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụKHCN các cấp: không phải quyết toán theo năm mà theo hợpđồng và kinh phí không sử dụng hết năm trước sẽ được tựđộng chuyển sang năm sau, tạo thuận lợi nhất cho các nhàkhoa hoc Qua thực tiễn hoạt động cơ chế tài chính của Quỹ
đã được tổng kết, đánh giá và đưa vào Luật KHCN năm 2013
để mở rộng áp dụng đối với việc tổ chức thực hiện và quản lýcác nhiệm vụ KH&CN
- Nội dung quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản
Quản lý tài chính trong nghiên cứu cơ bản nói chung baogồm các nội dung lập kế hoạch, tổ chức thực hiện (lập dựtoán, thẩm định kinh phí, tổ chức triển khai, quyết toán) vàkiểm soát kiểm tra (kiểm toán, thanh tra, kiểm tra)
- Công tác kế hoạch:
Trang 16Công cụ này đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tàichính, nó bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của Qũy.Công tác kế hoạch bao gồm ké hoạch đối với nguồn thu vànguồn chi, tuy nhiên vì Quỹ là đơn vị sự nghiệp gần nhưkhông có nguồn thu nên luận văn nghiên cứu chủ yếu về kếhoạch cho nguồn chi của Quỹ Căn cứ vào tình hình hoạt độngcủa năm báo cáo, căn cứ những nhiệm vụ được giao để có cơ
sở dự kiến kế hoạch cho năm tới
Kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên các hoạtđộng :
+ Xây dựng định hướng chiến lược cho hoạt động tài trợgiai đoạn 5 năm (ví dụ 2011 - 2015, 2016 - 2020), xác địnhkhung phân bổ kinh phí cho các chương trình, nguyên tắc điềuchuyển kinh phí giữa các chương trình, giữa các lĩnh vựctrong cùng một chương trình trong thực tế
+ Xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03năm: theo các hướng dẫn/thông tư quy định của Nhà nước
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng năm, từ
đó xây dựng dự toán cho từng hoạt động (theo các định mức
Trang 17đã được ban hành), từ đó tổng hợp thành kế hoạch tài chínhnăm.
Hằng năm căn cứ vào số lượng đề tài NCCB các phòngban báo cáo gồm có các đề tài đang thực hiện tài trợ, các đềtài đã được phê duyệt và các hoạt động cụ thể liên quan đếnchương trình tài trợ NCCB ví dụ như tổ chức các phiên họpxét chọn, thẩm định, giữa kỳ, giải thưởng Tạ Quang Bửu…đểđưa ra kế hoạch về kinh phí cho các đề tài NCCB Trong giaiđoạn 2010-2015, trung bình kinh phí chi cho tài trợ các đề tàiNCCB chiếm 75% nguồn ngân sách hàng năm của Quỹ
- Lập dự toán và thẩm định kinh phí
Các cá nhân, tổ chức khoa học công nghệ căn cứ nộidung nghiên cứu lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn hiệnhành Dựa trên các yếu tố chi phí cấu thành dự toán bao gồm:
Công lao động khoa học
Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu
Mua sắm dụng cụ, thiết bị
Chi phí đi lại, công tác phí
Chi trả dịch vụ thuê ngoài
Trang 18Chi phí trực tiếp khác như tổ chức tọa đàm, hội thảo,đón đoàn vào, thuê chuyên gia nước ngoài….
Chi phí hỗ trợ tổ chức chủ trì đề tài thực hiện tráchnhiệm quản lý theo quy định
Việc thẩm định kinh phí cũng dựa trên các yếu tố cấuthành dự toán và sản phẩm đề tài đăng ký theo các quy định
về tài chính của nhà nước
- Tổ chức triển khai:
Dự toán kinh phí đi kèm thuyết minh đề tài nghiên cứu
là một phần không thể tách rời hợp đồng nghiên cứu khoa học
ký giữa Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm Đề tài với Quỹ Chủnhiệm đề tài và tổ chức khoa học công nghệ áp dụng các vănbản hiện hành để xây dựng quy chế chi tiêu đề tài, quyết địnhcác mức chi được phép khoán chi để đảm bảo hiệu quả trongcông tác nghiên cứu Những khoản mục không được khoánchi như mua sắm vật tư hóa chất chưa có định mức kinh tế kỹthuật cần phải tiến hành theo Luật đấu thầu
Từ năm 2010 đến năm 2015, Quỹ Phát triển khoa học vàcông nghệ Quốc gia đã góp phần lớn trong việc thúc đẩy cáccông bố quốc tế đối với các đề tài do nguồn ngân sách nhà
Trang 19nước tài trợ Nguồn kinh phí cấp cho Quỹ chỉ từ 1.3-1.5%tổng kinh phí nhà nước cấp cho các hoạt động khoa học côngnghệ, tuy nhiên số công bố quốc tế do Quỹ tài trợ chiếm tới50% các công bố quốc tế do nguồn ngân sách nhà nước tàitrợ Bên cạnh đó, Quỹ Nafosted cũng đã tài trợ cho một số đềtài mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nổi bật như đề tài nghiêncứu được cấu trúc phytolith được hình thành trong quá trìnhkết tủa silic ở thân cây lúa, từ đó đề xuất ra quy trình xử lýrơm rạ tránh ô nhiễm môi trường và tăng độ phì cho đất trồngtrọt có thể áp dụng được trên quy mô đại trà trên các vùngđồng bằng trồng lúa mà Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS NguyễnNgọc Minh vừa nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 vừaqua, đề tài nghiên cứu về tinh nghệ Nano Curcumin của TS.
Hà Anh Thư cho ra sản phẩm CumarGold Kare là một sảnphẩm hỗ trợ hiệu quả cho điều trị ung thư
- Quyết toán:
Theo cơ chế Quỹ, kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bảnđược xác nhận số sử dụng hàng năm theo biên bản xác nhậnkinh phí giữa Tổ chức chủ trì với Quỹ Việc quyết toán kinhphí với Nhà nước diễn ra 01 lần sau khi đề tài đã nghiệm thu
có kết quả “đạt” ( áp dụng theo Nghị định 95)
Trang 20- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán:
Đây là công cụ quản lý cho phép chủ động ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chitài chính của các cơ quan sự nghiệp Đồng thời phát hiện ngănchặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chínhcho nên cần thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một cáchthường xuyên nhằm giúp cho đơn vị quản lý và sử dụng cácnguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả
Thông qua công tác kiểm toán, Qũy có thể kiểm tra tìnhhình thực hiện kế hoạch tài chính, kiểm tra việc sử dụng tàichính phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham
ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách,kinh tế của Cơ quan
- Các nhân tố ảnh hưởng
- Các nhân tố bên ngoài
Điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý tài chính đối với các đề tài cơ bản chịu ảnhhưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội Với môi trường kinh tế ổnđịnh, nguồn ngân sách sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ
Trang 21Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tếchậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát,việc xin cấp kinh phí từ nguồn ngân sách sẽ bị chậm lại Lạmphát cũng làm cho giá cả tăng, làm chi phí đề tài tăng điềunày có thể ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện củacác đề tài nghiên cứu cơ bản Vì vậy, có thể nói các yếu tố vềkinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý tài chínhđối với các đề tài nghiên cứu cơ bản tại Quỹ Nafosted.
Hệ thống chính sách pháp luật:
Bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tàichính của Quỹ khoa học và công nghệ Các văn bản pháp luậtquy định các điều kiện, chuẩn mực, pháp lý cho các hoạt độngtài chính theo cơ chế Quỹ
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và cơ cấu
và tỷ lệ chi ngân sách khoa học và công nghệ
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ là một bộphận hữu cơ cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Mục tiêu của chiến lược khoa học và công nghệ phải hướngvào thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, đồng thời phải hướng vào việc tăng cường tiềm lực
Trang 22khoa học và công nghệ của đất nước Chiến lược khoa học vàcông nghệ có đúng thì mới tạo điều kiện cho việc nghiên cứukhoa học đúng hướng, tránh đi đường vòng hoặc lặp lại cácsai lầm của người khác Nếu một đất nước hay một doanhnghiệp, một tổ chức có chiến lược đúng đắn trong phát triểnkhoa học và công nghệ thông qua các chính sách, cơ chếkhuyến khích năng lực sáng tạo, khả năng đổi mới và tiếp cậncái mới, tiêu chuẩn hoá và phổ biến rộng rãi trí thức thì không
có gì cản trở được sự phát triển của quốc gia hay doanhnghiệp, tổ chức đó
Toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đaphương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các nước có cơ hộithuận lợi để tiếp thu quản lý, các nguồn lực và kinh nghiệm tổchức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăngcường năng lực quản lý tài chính, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội Tận dụng những thành tựu của công tác quản
lý tài chính cảu các nước hiện đại, các nước đi sau có thể đithẳng vào các phương pháp quản lý hiện đại để rút ngắnkhoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước
Trang 23- Các nhân tố bên trong
Quỹ cần xác định phương hướng, mục tiêu hoạt độngnghiên cứu khoa học dài hạn và ngắn hạn Việc xác địnhphương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ và năng nghiên cứu khoa học củađơn vịtừ đó có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng caonăng lực chuyên môn của các cán bộ Quỹ trong công tác quản
lý tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu đã định
Để nâng cao chất lượng của việc xét chọn, thẩm địnhtài chính Quỹ cần mời các chuyên gia có kinh nghiệm vàchuyên môn sâu về ngành/liên ngành và tài chính, có uy tíntrong cộng đồng khoa học vào hội đồng và giám sát chặt chẽ
từ khâu phản biện, xét chọn, thẩm định, nghiệm thu theo cácvăn bản pháp luật quy định, tăng hiệu quả quản lý tài chínhcác đề tài nghiên cứu cơ bản, hỗ trợ các đề tài trong khâu lập
dự toán đúng mục chi, khoản chi và CQĐH Quỹ trong xácnhận sử dụng kinh phí hợp lý, khoa học
Quy trình quản lý tài chính cần cụ thể, khoa học, đúngquy định từ việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, theodõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện, phối hợp và hợp tác giữa
Trang 24các đơn vị và cá nhân trong Quỹ và các tổ chức chủ trì và nhàkhoa học trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoahọc; cấp phát, thanh toán theo tiến độ hoàn thành kết quảnghiên cứu khoa học.
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý.Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung
và quản lý tài chính nói riêng Đội ngũ cán bộ trực tiếp cũngđòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính củaQũy ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định vềtài chính kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạtđộng của Quỹ
Trang 25Yêu cầu đối với các khoản chi:
+ Đơn vị cần xác lập thứ tự ưu tiên cho các khoản chi để
bố trí kinh phí cho phù hợp
+ Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm
và hiệu quả Nguồn lực luôn có giới hạn vì vậy mà đơn vịphải tính toán sao cho chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất
+ Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoahọc Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xâydựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có
cơ sở khoa học Các định mức chi phải có tính thực tiễn
+ Xây dựng các quy trình cấp phát các khoản chi chặtchẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trongquá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soátcủa các cơ quan có thẩm quyền
+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toánnhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụngnguồn kinh phí của Nhà nước, đồng thời qua công tác nàyphát hiện những bất hợp lý trong chế độ, chính sách nhằm bổsung hoàn thiện quy trình quản lý tài chính