1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN VẬT LÝ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ THẤU KÍNH MỎNG VẬT LÝ 11 ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

30 253 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,31 MB
File đính kèm SKKN VAT LY 11.rar (210 KB)

Nội dung

Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủyếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến t

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2

1.1 Lý do chọn đề tài Trang 21.2 Phạm vi áp dụng đề tài Trang 3

2 PHẦN NỘI DUNG Trang 4

2.1 Thực trạng Trang 42.1.1 Thuận lợi Trang 42.1.2 Khó khăn……… Trang 42.1.3 Nguyên nhân……… Trang 42.1.4 Thực trạng dạy học Vật lí 11 ở các Trường THPT……… Trang 52.2 Giải pháp Trang 52.2.1 Xây dựng chuyên đề dạy học Trang 52.2.2 Ví dụ minh họa……… Trang 72.2.3 Kết quả thực nghiệm……… Trang 23

3 PHẦN KẾT LUẬN Trang 25

3.1 Ý nghĩa Trang 253.2 Kiến nghị và đề xuất Trang 26PHỤ LỤC Trang 27TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 29

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

"Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đàotạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầuhọc tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và pháthuy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục

1

Trang 2

vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làmchủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học,thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn vớixây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thốnggiáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốctế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc" Đó làmục tiêu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo Để hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ vềmục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểmtra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục.

Phần lớn giáo viên hiện nay đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩthuật dạy học tích cực Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy họcdựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề ; các kĩ thuật dạy học tích cực như độngnão, bản đồ tư duy ; Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sứchạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủyếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa

"dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với cácphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạyhọc và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tựhọc ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả Phần lớn giáo viên, nhữngngười có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo

sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động đượcgiao trong giờ học Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực hiện hay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhậnthức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; việc tăngcường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế; chưa kết hợp được

sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xâydựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoanhư hiện nay, ở các trường THPT trên địa bàn, các tổ/nhóm chuyên môn đã vàđang căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung đểxây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy họctích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường

Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Xây dựng chuyên đề:

thấu kính mỏng; Vật lí 11 (Ban cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THPT" nhằm giới thiệu và cung cấp đến đồng nghiệp phương pháp

dạy học mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành GD-ĐT trong thời đại mới

1.2 Phạm vi áp dụng của đề tài

Trang 3

Phạm vi ứng dụng của đề tài là học sinh lớp 11 ( Ban cơ bản ) ở các trườngTHPT trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.

3

Trang 4

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng

Trong quá trình tiến hành thử nghiệm dạy học theo chuyên đề một số nội

dung ở chương trình Vật lí 11 (Ban cơ bản), bản thân tôi gặp một số thuận lợi vàkhó khăn sau:

2.1.1 Thuận lợi

- Sở GD-ĐT Quảng Bình đã có văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể đồng thời

tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên trong quá trình dạy học theo chuyên đề nêntránh tình trạng giáo viên còn bỡ ngỡ

- Bản thân trong quá trình thử nghiệm chuyên đề luôn được sự quan tâmgiúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất của BGH về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian

- Các giáo viên trong nhóm/tổ chuyên môn có sự đoàn kết cao và luôn nỗlực hoàn thành tốt mọi nhệm vụ được giao nên cá nhân luôn nhận được sự giúp đỡtận tình trong công tác giảng dạy theo hình thức mới

- Quá trình dạy học theo chuyên đề luôn có sự phối hợp nhiệt tình của các tổchức đoàn thể: đoàn thanh niên, tổ chuyên môn khác nên hiệu quả mang lại khácao

- Trong quá trình dạy học theo chuyên đề tôi luôn nhận được sự tương tácgiúp đỡ của học sinh

2.1.2 Khó khăn

- Dạy học theo chuyên đề là hình thức dạy học còn mới nên trong quá trìnhgiảng dạy, kiểm tra đánh giá còn khá bỡ ngỡ, một số kĩ thuật dạy học mới còn lúngtúng;

- Sự hỗ trợ của học sinh chưa đồng đều và còn bị động, phụ thuộc nhiều vàogiáo viên nên hiệu quả một số chuyên đề chưa cao

- Bản thân tuổi nghề còn khá trẻ nên kinh nghiệm tổ chức các chuyên đề quy

mô lớn còn có sự hạn chế;

2.1.3 Nguyên nhân

- Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy họctích cực còn hạn chế, thiếu tính hệ thống; chưa làm chủ được phương pháp mớinên giáo viên "vất vả" hơn khi sử dụng so với các phương pháp truyền thống, dẫnđến tâm lí ngại sử dụng;

- Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trongsách giáo khoa Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ cáchoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy họctích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mangtính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huyđược tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;

Trang 5

- Chất lượng đầu vào của HS lại rất thấp thậm chí nhiều em chưa thực sự đọcthông viết thạo, ý thức học tập chưa cao nên chưa có niềm đam mê học tập, vì thếgiáo viên rất khó để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực Nhiều học sinhkhông có sách giáo khoa khi lên lớp, nhiều kênh hình ở SGK các em không hề tiếpcận được Từ đó, dù cho GV có tích cực phân tích, hướng dẫn thì các em cũng chỉnghe qua không nắm được kiến thức cần thiết HS chưa có thói quen nghe GVphân tích hướng dẫn, tự chốt kiến thức;

- Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu làđánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sángtạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạođược động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

2.1.4 Thực trạng dạy học Vật lí 11 (Ban cơ bản) ở các Trường THPT trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

Do SGK Vật lí lớp 11 hiện nay được viết theo từng bài nên có nhiều bài họcnội dung liên kết với nhau Tuy nhiên, giáo viên không dám mạnh dạn thay đổicách dạy mà cũng phải dạy theo từng bài học/ tiết học, theo phân phối chương trình

Ở các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình phần lớn quy định không choxếp thời khóa biểu 2 tiết liền nhau, nên giáo viên khi lên lớp dạy cũng phải dạy theo

tiết, theo bài không dám thay đổi cách dạy vì tâm lý sợ "cháy giáo án", chậm

chương trình Dó đó, trong quá trình dạy học giáo viên rất khó khăn trong việc sửdụng phương pháp dạy học tích cực, nếu sử dụng thì lúng túng, hiệu quả thấp,không thể phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh Học sinhcảm thấy khó tiếp thu và nhàm chán vì có nhiều bài học kiến thức liên hệ nhaunhưng bị tách nhau ra , như là phần nội dung về Thấu kính mỏng

Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn những bài học có liên quan đếnthấu kính để xây dựng thành một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực của học sinh Từ đó giúp giáo viên chủ động hơn trong việc sử dụng cácphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để đổi mới cách dạy học, kiểm tra - đánhgiá Còn học sinh tích cực, chủ động và dễ dàng hơn trong việc tiếp thu và chiếmlĩnh tri thức Cụ thể các bài trong chương trình Vật Lí 11 hiện hành có nội dung liênquan đến Thấu kính:

Trang 6

Khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào một số phương phápdạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chứccho học sinh thực hiện.

Các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức chuỗi hoạt độngcho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập Vìthế, mỗi chuyên đề được xây dựng đều tuân theo con đường nhận thức chung nhưsau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này

là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứngthú học bài mới

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặcthực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội đượcnhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giảiquyết các tình huống/vấn đề thực tiễn

Trên cơ sở nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sáchgiáo khoa hiện hành, giáo viên lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạyhọc phù hợp

2.2.1.2 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học

Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập Vì vậy,việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1 Xác định Tên chuyên đề và thời gian thực hiên chuyên đề Vấn đề

cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới;

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức;

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới

Bước 2 Xây dựng nội dung chuyên đề: Dựa vào tình hình thực tế, căn cứ

vào phương pháp dạy học tích cực và nội dung của chương trình, SGK Lựa chọncác nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn họchoặc các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học

Bước 3 Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện

hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạyhọc tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho họcsinh trong chuyên đề sẽ xây dựng

Bước 4 Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận

dụng thấp, vận dụng cao) biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêucầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng

Bước 5 Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được

tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có

Trang 7

thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩthuật dạy học được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xâydựng tình huống xuất phát.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương phápdạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũivới thực tế, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó

Bước 6 Thử nghiệm tiến trình dạy học.

Tổ chức dạy học thử nghiệm các chuyên đề được xây dựng

Sau khi dạy thử nghiệm, tổ/nhóm chuyên môn rút kinh nghiệm về chuyên đề

đề theo các tiêu chí trong CV 5555

Bước 7 Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại trà.

2.2.2 Ví dụ minh họa chuyên đề dạy học

TÊN CHUYÊN ĐỀ: THẤU KÍNH MỎNG

(Thời gian thực hiện: 4 tiết)

1 Nội dung

Nội dung 1: Thấu kính, phân loại thấu kính, công dụng của các loại thấu kính

- Nắm được cấu tạo của thấu kính;

- Nắm được cách phân loại thấu kính;

- Các khái niệm liên quan đến thấu kính:

- Nắm được công dụng của các thấu kính:

+ Khắc phục các tật cận thị, viễn thị, lão thị

+ Kính lúp

+ Kính hiễn vi

+ Kính thiên văn

Nội dung 2: Sự tạo ảnh bởi thấu kính

- Nắm được khái niệm vật thật, vật ảo, ảnh thật, ảnh ảo

- Thấu kính hội tụ:

7

Trang 8

Nội dung 3: Sự tạo ảnh bởi hệ thấu kính

- Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi;

- Sự tạo ảnh bởi kính hiễn vi;

- Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn;

- Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

Nội dung 4: Bài toán thấu kính, hệ thấu kính cơ bản

- Công thức thấu kính, quy ước dấu

- Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh qua một thấu kính

- Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh qua hệ hai thấu kính

2 Mục tiêu

2.1 Kiến thức

- Biết được cấu tạo, phân loại và công dụng trong thực tế của thấu kính;

- Nắm được các khái niệm liên quan đến thấu kính: Quang tâm, tiêu điểm, tiêudiện, tiêu cự, độ tụ, ảnh thật, ảnh ảo…

- Nắm được đường truyền của các tia sáng qua các loại thấu kính, qua hệ haithấu kính;

- Nắm được các công thức thấu kính

2.2 Kĩ năng

- Vẽ được ảnh của vật qua một thấu kính, hệ hai thấu kính, qua kính lúp, kínhhiển vi, kính thiên văn;

- Vận dụng công thức thấu kính để giải được các bài tập cơ bản về thấu kính;

- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến thấu kính

Trang 9

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng ngôn

ngữ vật lí, năng lực tư duy làm việc độc lập, năng lực làm việc nhóm, năng lựcphân tích dự đoán hiện tượng…

- Nêu được cáchphân loại thấu kính;

- Nắm được công dụng của các thấu kính:

+ Khắc phục cáctật cận thị, viễn thị, lão thị+ kính lúp+ Kính hiễn vi+ Kính thiên văn

- Các khái niệm liên quan đến thấu kính:

+ Quang tâm + Tiêu điểm + Tiêu diện + Tiêu cự + Độ tụ

Nhận biết được loại thấu kính thông qua đườngtruyền tia sáng

Nhân dạng được thấu kính thông qua vật và ảnh

2 Sự tạo

ảnh bởi

thấu kính

-Thấu kính hộitụ:

+ Đặc điểm tiêu

cự, độ tụ+ Đường truyềncác tia sáng-Thấu kính phânkì:

+ Đường truyềncác tia sáng + Đặc điểm tiêu

cự, độ tụ

- Khái niệm vậtthật, vật ảo, ảnhthật, ảnh ảo

- Công dụng vàcấu tạo kính lúp

- Sự tạo ảnh bởikính lúp

- Vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì

- Vẽ ảnh của vật qua kính lúp

- Thông qua quá trình tạo ảnh hiểu được công dụng của kính hiển vi, kính thiên văn

- Xác định được tính chất ảnh tạo

ra qua hệ hai thấu kính

4 Bài

toán thấu

kính, hệ

- Công thức thấukính, quy ước dấu

- Nắm được quy ước dấu, thông qua quy ước dấu xác định được

- Xác định vị trí,tính chất, độ phóng đại ảnh qua một thấu

- Dịch chuyển vật, ảnh, tìm các

vị trí thỏa mản yêu cầu bài toán

9

Trang 10

thấu kính

cơ bản

tính chất ảnh kính, hệ hai thấu

kính

4 Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực

4.1 Câu hỏi mức độ nhận biết

Câu 1 Dựa vào đặc điểm hình học cho biết đâu là thấu kính hội tụ, đâu là

thấu kính phân kì trong các thấu kính sau ( Các thấu kính đặt trong không khí )

Gợi ý trả lời:

- Phần giữa lớn hơn xung quanh là thấu kính hội tụ ( hình 1, 2, 3 )

- Phần giữa nhỏ hơn xung quanh là thấu kính phân kì ( hình 4, 5, 6 )

Câu 2 Dựa vào sự tạo ảnh của các thấu kính sau cho biết đâu là sự tạo ảnh qua

A’

B’

I

O F

y F

I

B A

Trang 11

Gợi ý trả lời:

- Ảnh tạo bởi tia ló nét liền là ảnh thật

- Ảnh tạo bởi tia ló là nét dứt là ảnh ảo

Câu 4 Cho biết là trục chính của một thấu kính, S là

điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó

a, S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?

b, Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì?

4.2 Câu hỏi mức độ thông hiểu

Câu 1 Vẽ ảnh của vật qua thấu kính sau, cho biết tính chất ảnh.

Gợi ý trả lời:

- Xác định loại thấu kính gì;

- Vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, giao của hai tia ló cho ta điểmảnh;

- Nối hai điểm ảnh với nhau ta được ảnh của vật cần vẽ;

B

y F

B

Hình 1

y F

I

B A

x A’

B’

Hình 2

Trang 12

Câu 2 Vẽ ảnh của vật qua thấu kính sau, cho biết tính chất ảnh.

Gợi ý trả lời:

- Xác định loại thấu kính gì;

- Vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, giao của hai tia ló cho ta điểmảnh;

- Nối hai điểm ảnh với nhau ta được ảnh của vật cần vẽ;

- Ảnh ảo vẽ nét đứt, ảnh thật vẽ nét liền

Câu 3 Để quan sát được một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật như thế nào? Vì

sao?

Gợi ý trả lời:

- Để quan sát được vật nhỏ qua kính lúp phải đặt vật từ khoảng quang tâm O

của kính đến tiêu điểm vật chính F Ngoài ra ảnh của vật phải nằm trong khoảngnhìn rõ của mắt

- Vì: Khi đặt vật trong khoảng OF sẽ cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật

Câu 4 Hãy chỉ ra trên hình vẽ

đây là kính gì? Kể tên các bộ

Trang 13

Câu 1 Trong các hình vẽ sau xy là trục chính, AIB là đường đi của tia sáng truyền

qua thấu kính Hãy xác định loại thấu kính Giải thích

Gợi ý trả lời: (1) Thấu kính hội tụ (2) Thấu kính phân kì

- Hướng truyền của tia ló gần trục chính hơn hướng truyền của tia tới thì làđường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ

- Hướng truyền của tia ló xa trục chính hơn hướng truyền của tia tới thì làđường truyền của tia sáng qua thấu kính phân kì

Câu 2 Xét các ảnh kể sau của một vật được tạo ra trong một kính hiển vi:

(1) ảnh tạo bởi vật kính

(2) ảnh tạo bởi thị kính

(3) ảnh tạo bởi kính hiển vi

Hãy cho biết:

a Ảnh nào là ảnh thật

b Ảnh nào là ảnh ảo

c Ảnh nào ngược chiều so với vật

Gợi ý trả lời:

- Ảnh tạo bởi vật kính là ảnh thật, ngược chiều so với vật

- Ảnh tạo bởi thị kính là ảnh ảo, cùng chiều so với vật

- Ảnh tạo bởi kính hiển vi là ảnh ảo, ngược chiều so với vật

Trang 14

Câu 3 Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt

vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm Hãy xác định vị trí ảnh,



ta có: d / = 15cm > 0 : Ảnh thật

k = ─ ½ < 0: Ảnh ngược chiều vật, cao bằng nửa vật

Kết luận: Ảnh thu được là một ảnh thật, ngược chiều vật, cao bằng một nửa vật và

nằm cách thấu kính 15cm

Vẽ hình:

4.4 Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1 Trong các hình vẽ sau xy là trục chính của thấu kính, S là điểm sáng, S’

là ảnh Với mỗi trường hợp hãy xác định:

a Quang tâm, tiêu điểm bằng phép vẽ

b Loại thấu kính, tính chất của ảnh S’

Gợi

Gợi ý trả lời:

- Vì mọi tia sáng tới đều đi qua vật, tia ló có phương đi qua ảnh, tia tới qua

quang tâm truyền thẳng Vậy S, O, S’ thẳng hàng và O nằm trên trục chính nên O

là giao điểm của SS’ với xy

- Do tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm chính mà tia ló

lại có phương đi qua ảnh nên S’, I, F thẳng hàng Vậy F là giao điểm của IS’ với xy

- Do F và F’ đối xứng nhau qua thấu kính nên ta lấy F’ đối xứng với F qua thấu

Trang 15

- Nối SS’ cắt xy tại O thì O là quang tâm của thấu kính.

- Qua O ta dựng đoạn thẳng L vuông góc với xy thì L là thấu kính

- Từ S kẻ SI song song với xy, nối IS’ cắt xy tại F

- Lấy F’ đối xứng với F qua thấu kính

- Căn cứ hình vẽ ta thấy

+ Với hình a : Do S, S’ ở cùng một phía so với xy và ảnh xa trục chính hơn so với vật nên là trường hợp vật thật cho ảnh ảo của thấu kính hội tụ

+ Với hình b : Do S, S’ ở khác phía so với xy nên là trường hợp vật thật cho ảnh ảocủa thấu kính hội tụ

+ Với hình c : Do S, S’ ở cùng một phía so với xy và ảnh gần trục chính hơn so vớivật nên là trường hợp vật thật cho ảnh ảo của thấu kính phân kì

Câu 2 Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L Một

thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuônggóc với trục chính của thấu kính.Tìm mối liên hệ giữa L & f để

a có 2 vị trí của TK cho ảnh rõ nét trên màn

b có 1 vị trí của TK cho ảnh rõ nét trên màn

c không có vị trí của TK cho ảnh rõ nét trên màn

15

Ngày đăng: 15/04/2019, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Vật lí 11 THPT, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Vật lí 11 THPT
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Vật lí 11 THPT, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Vật lí 11 THPT
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - thực hiện chương trình, sách giáo khoa Vật lí lớp 11 THPT, NXN GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - thực hiệnchương trình, sách giáo khoa Vật lí lớp 11 THPT
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
4. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình học tập, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinhtrong quá trình học tập
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1995
5. Bùi Quang Hân-Nguyễn Duy Hiền-Nguyễn Tuyển (2007), Hướng đẫn giải bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 , NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đẫn giải bàitập và câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11
Tác giả: Bùi Quang Hân-Nguyễn Duy Hiền-Nguyễn Tuyển
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
6. Vụ giáo dục trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạyhọc và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
7. Công văn số 3535/BGD ĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn tay nặn bột
8. Công văn số 5555/ BGD ĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh Khác
9. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w