LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn "Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy,
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ KIM GIÁP
QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÀO XÁ, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TỪ ĐỨC VĂN
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn "Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ" là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn này!
Phú Thọ, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hà Kim Giáp
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài: "Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ" tác giả đã nhận được sự động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo; của cácthầy giáo cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Với tất cả tình cảm và lòng chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết
ơn quý Thầy Cô, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Thái Nguyên cùng với quý Thầy
Cô trực tiếp giảng dạy chúng em lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 24 của TrườngĐại học Thái Nguyên Các thầy cô đã dành nhiều công sức giảng dạy, tận tình giúp
đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Từ ĐứcVăn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thựchiện đề tài
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đàotạo huyện Thanh Thủy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban giám hiệu, các đồng chí cán
bộ giáo viên, các bác phụ huynh và các em học sinh trường THCS Đào Xá đãnhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡtôi trong quá trình khảo sát thực tế
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cácnhà khoa học, của các quý thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hà Kim Giáp
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN .ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản về sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên 9
1.2.1 Tổ chuyên môn 9
1.2.2 Sinh hoạt tổ chuyên môn 11
1.2.3 Dạy học tích hợp 12
1.2.4 Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 13
1.2.5 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 14
1.3 Một số vấn đề lý luận về sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở cho giáo viên 15
1.3.1 Mục tiêu sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 15
1.3.2 Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên 16
1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở 21
Trang 51.4.1 Hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 21
1.4.2 Nội dung quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 22
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÀO XÁ, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 28
2.1 Khái quát tình hình kinh tế, giáo dục huyện Thanh Thủy và vài nét về trường trung học cơ sở Đào Xá 28
2.1.1 Đặc điểm tình hình huyện Thanh Thủy 28
2.1.2 Tình hình giáo dục huyện Thanh Thủy 28
2.1.3 Trường trung học cơ sở Đào Xá 29
2.2 Tổ chức quá trình khảo sát thực trạng 31
2.2.1 Mục đích khảo sát 31
2.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
31 2.2.3 Khách thể khảo sát 32
2.2.4 Địa bàn khảo sát 32
2.2.5 Tiến hành khảo sát và thu thập quản lí dữ liệu 32
2.3 Thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 32
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học tích hợp đối với việc phát triển nghề nghiệp của giáo viên 32
Trang 62.3.2 Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá 332.3.3 Thực trạng bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp tại tổ chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá 342.3.4 Thực trạng các cá nhân dạy học tích hợp và soạn bài theo nhiệm vụ phân công ở tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở Đào Xá 352.3.5 Thực trạng việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy học tích hợp ở tổchuyên môn của trường trung học cơ sở Đào Xá 382.3.6 Thực trạng việc thực hiện giờ dạy học tích hợp minh hoạ trên lớp của giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá 382.3.7 Thực trạng việc thảo luận, chia sẻ về bài học sau dự giờ mẫu ở tổ chuyên môn của trường trung học cơ sở Đào Xá 40
2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạyhọc tích hợp cho giáo viên 422.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá 42
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá 432.4.4 Thực trạng xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá 432.5 Đánh giá thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 44
2.5.1 Ưu điểm 442.5.2 Hạn chế 452.5.3 Nguyên nhân 46
Trang 7vKẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
Trang 8CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS ĐÀO XÁ, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH
PHÚ THỌ 48
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường THCS Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
48 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và pháp lý 48
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 49
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 50
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 50
3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 50
3.2.1 Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và tạo niềm tin cho giáo viên phát triển nghề nghiệp khi dạy học tích hợp 50
3.2.2 Xây dựng kế hoạch, quy chế quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 52
3.2.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đúng sinh hoạt chuyên môn theo dạy học tích hợp 58
3.2.4 Tăng cường kiểm tra tổ chuyên môn thực hiện dạy học tích hợp 67
3.2.5 Thành lập nhóm chuyên gia tư vấn về quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp 69
3.2.6 Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy giáo viên tích cực thực hiện dạy học tích hợp 70
3.3 Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
71 3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các đề xuất biện pháp 73
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 73
Trang 93.4.2 Các bước tiến hành khảo nghiệm 73
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 Kết Luận 80
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa SHCM truyền thống và SHCM theo
hướng DHTH 20Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường lớp các cấp học của huyện Thanh Thủy năm
học 2016 - 2017 29Bảng 2.2: Thống kê tình hình học sinh trường THCS Đào Xá, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ 29Bảng 2.3: Số lượng, chất lượng giáo viên trường THCS Đào Xá, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ (năm học 2016 - 2017 ) 30Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan
trọng của DHTH đối với phát triển nghề nghiệp của GV 32Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý, GV về kết quả thực hiện SHTCM theo
hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá 34Bảng 2.6: Thực trạng bồi dưỡng phát triển năng lực DHTH tại tổ chuyên môn
cho GV ở trường THCS Đào Xá 35Bảng 2.7: Đánh giá thực trạng cá nhân DHTH và soạn bài theo nhiệm vụ phân
công ở tổ chuyên môn ở trường THCS Đào Xá 36Bảng 2.8: Thực trạng việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài DHTH ở tổ
chuyên môn của trường THCS Đào Xá 37Bảng 2.9: Thực trạng việc thực hiện giờ DHTH minh hoạ trên lớp của GV ở
trường THCS Đào Xá 38Bảng 2.10: Thực trạng việc thảo luận, chia sẻ về bài học sau dự giờ mẫu ở tổ
chuyên môn của trường THCS Đào Xá 40Bảng 2.11: Thực trạng việc áp dụng DHTH cho thực tế dạy học hàng ngày của
GV ở trường THCS Đào Xá 41Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch SHTCM theo hướng phát
triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá 42Bảng 2.13: Thực trạng quản lí và giám sát tổ chuyên môn triển khai DHTH cho
giáo viên ở trường THCS Đào Xá 43Bảng 2.14: Thực trạng xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ giáo
viên ở THCS Đào Xá 44Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp đề xuất 74Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp đề xuất 76Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lí được đề xuất 77
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ liên quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện phápquản lý đề xuất 95
Trang 13Trong xu thế của toàn cầu hoá, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độđổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nước trongkhu vực và trên thế giới Bước sang thế kỉ thứ XXI, sự bùng nổ của tri thức, côngnghệ sản xuất mới và công nghệ thông tin truyền thông làm thay đổi nội dung giáodục, yêu cầu người học phải thay đổi cách học và người dạy phải thay đổi cách dạy[1] Khái niệm giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia.Người học có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và với bất cứ tài liệu nào; đồngthời được tạo điều kiện tốt nhất trong việc học, học theo khả năng, theo nhịp độ vàcách học phù hợp; có quyền chọn các chương trình và các loại nguồn học liệu đadạng Một thế giới phẳng và các kênh thông tin đa chiều đã đặt ra yêu cầu mới vềviệc học: vấn đề không phải là học cái gì mà còn là học như thế nào và sử dụng côngnghệ gì vào việc học, không chỉ học được kiến thức mà còn khả năng tạo ra giá trị giatăng từ kiến thức.
Trong trường THCS, mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động dạyhọc là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của các nhà trường trong bối cảnhhiện nay Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ này, trường THCS bên cạnh việc thựchiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, tăng cường cơ
sở vật chất…[2] thì vấn đề tạo điều kiện cho GV tự học thông qua hoạt động của tổ
CM là một hướng giải quyết khả thi và hiệu quả Tổ CM là nơi trực tiếp triển khainhững yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp… của đổi mới giáo dục THCS,với nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng CM và nghiệp vụ cho GV sẽ có một môi trườngSHCM để hình thành năng lực nghề nghiệp Việc triển khai quản lý SHCM theohướng phát triển năng lực DHTH góp phần phát triển năng lực và hình thành nănglực nghề nghiệp cho GV, cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đócải tiến chất lượng của HS
Trang 14Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009, kết luận của Bộ Chính
trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII), phương hướng phát triển
Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 đã nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên, gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống.”[1]
Song trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác quản lýsinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên của tổ chuyên môn hiện nay còn bộc lộ những hạn chế bất cập, các buổi sinhhoạt chuyên môn dường như theo lối mòn cũ, nhiều khi mang tính hình thức, mangtính hành chính, đối phó mà chưa đi vào thực chất Hoạt động dạy học tích hợp của tổviên chưa được thường xuyên, thường chỉ mới tập trung vào các đợt hội giảng, thaogiảng hay các đợt thi giáo viên giỏi Đó là nguyên nhân khiến cho các giáo viên chưathực sự có kĩ năng trong việc DHTH để đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời qua
đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
Từ thực tế trên đòi hỏi phải tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theohướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV Để đảm bảo cho xu hướng cảicách nêu trên thành công mỗi trường phổ thông cần quan tâm đúng mức đến việc phát
triển kỹ năng DHTH cho GV - những người trực tiếp tổ chức, thực hiện chương trình
DHTH và cũng là những người quyết định đến chất lượng dạy học Bởi trên thực tế,nhiều GV khá lúng túng khi tiến hành DHTH trong nội bộ môn học và chưa có sựchuẩn bị về tri thức, kỹ năng để tiến hành DHTH liên môn, xuyên môn Vấn đề nàytuy đã được triển khai ở Phú Thọ từ năm 2011, nhưng việc quản lý SHTCM nhằmphát triển năng lực DHTH ở trường THCS còn chưa được chú trọng [20]
Đã có những bài học kinh nghiệm của các đơn vị trường học khác, tuy nhiênvẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc đổi mới SHCM Để tìm kiếmnhững giải pháp phù hợp, khả thi, khắc phục những khó khăn, hạn chế, cùng với cáctrường phấn đấu vươn lên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình cần phảiđược nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng của từng trường từ đó đề xuất các biện
Trang 15pháp hữu hiệu Với lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu : "Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ" làm luận văn
cao học của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV Trường THCS Đào Xá, huyện ThanhThủy, tỉnh Phú Thọ nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp thực hiện quản lýSHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV nhằm góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường.
3 Giả thuyết khoa học
Việc thực hiện quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho
GV ở trường THCS Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, luôn nhận được sự
quan tâm đầu tư rất lớn từ Ban giám hiệu và Phòng giáo dục huyện Thanh Thủy;nhưng chất lượng của các hoạt động dạy học chưa cao: Vì vậy nếu có những biệnpháp khoa học, phù hợp với bối cảnh đổi mới GD thì việc thực hiện quản lý sinh hoạt
tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào
Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ sẽ chuyên nghiệp hơn và có hiệu quả hơn
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH cho
GV ở trường THCS Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở.
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở các trường trung học
cơ sở và thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng
Trang 16lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ.
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
6 Giới hạn đối tượng và thời gian nghiên
cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ởtrường THCS Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ
6.2 Thời gian nghiên cứu
Sử dụng số liệu từ năm tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các lý thuyết, văn bản có liên quan đến đềtài như:
- Các tài liệu khoa học về quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực
DHTH cho GV ở trường THCS, quản lý tổ chuyên môn…
- Các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT,
các văn bản của ngành GD&ĐT liên quan tới quản lý SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH cho GV ở trường THCS
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học có liên quan đến đề
tài
7 . 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra viết
Sử dụng hệ thống câu hỏi đối với CBQL, GV trường THCS Đào Xá thu thập sốliệu, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV trường THCS và thực trạng thực hiện quản
lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV trường THCS Đào Xá,huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ thời gian qua
Trang 177.2.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Trang 18Thông qua phỏng vấn, thu thập các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục,
GV có nhiều kinh nghiệm để khảo sát việc quản lý SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH cho GV ở trường THCS và biện pháp quản lý SHTCM theo hướngphát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ.
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu kế hoạch, hồ sơ CM của nhà trường, của tổ chuyên môn… để nhậnđịnh đánh giá thực trạng quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho
GV ở trường THCS khi SHTCM Phân tích được nguyên nhân thực trạng để đề rabiện pháp phù hợp
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn quản lý SHTCM theo hướng phát triển nănglực DHTH cho GV ở trường THCS áp dụng trong giảng dạy và các biện pháp của nómang lại giá trị thực tiễn và lý luận
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng đánh giá về tính cần thiết và khả thicủa các biện pháp đề xuất
7.3 Phương pháp thống kê toán học (bổ trợ)
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các dữ liệu định lượng, cácthông tin trong quá trình nghiên cứu, được điều tra, thu thập Trên cơ sở đó xác địnhđược kết quả một cách khách quan các biện pháp thực hiện quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá, huyện ThanhThủy, tỉnh Phú Thọ
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến biện phápthực hiện quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trườngTHCS; mô tả, phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV ở trường THCS Đào Xá, huyện ThanhThủy, tỉnh Phú Thọ của tổ chuyên môn phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDtrong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông hiện nay
Trang 199 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu thảm khảo, nội dung cơ bảncủa luận văn được trình bày trong ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát
triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá, huyệnThanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Đào Xá, huyệnThanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Trang 20sở của khoa sư phạm tích hợp (pédagogie de l'intégration).[34]
Tác giả D' Hainaut (1977) đưa ra 4 quan điểm về tích hợp khác nhau đối vớicác môn học: Quan điểm "đơn môn"; Quan điểm "đa môn"; Quan điểm "liên môn";Quan điểm "xuyên môn".Trong quan điểm "đa môn" chỉ rõ: một chủ đề trong nộidung học tập có liên quan với những kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khácnhau Các môn học tiếp tục được tiếp cận riêng rẽ, chỉ phối hợp với nhau ở một số đềtài nội dung [27]
Ngoài ra, Donald P Cauchak, Paul D Eggen trong mục: "Tích hợp các đơn vịchương trình học liên ngành và chuyên đề" thuộc công trình: "Học tập và phươngpháp giảng dạy nghiên cứu", cũng đã đặt ra và bước đầu giải quyết vấn đề dạy và họctheo quan điểm sư phạm tích hợp [26]
Ở một số nước như Anh, Úc chương trình đào tạo GV theo hướng tích hợpnhằm phát triển cho sinh viên sư phạm nền tảng về tri thức và triết lý cá nhân vềchuyên môn sư phạm và năng lực nghề nghiệp Điều này giúp sinh viên sư phạm trởthành những nhà chuyên môn sư phạm biết kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết và trảinghiệm thực tế, ứng dụng lý thuyết dạy học và giáo dục chung vào lĩnh hội nhữnglĩnh vực giảng dạy cụ thể [32]
Tác giả M.I Kônđacốp trong cuốn “Những vấn đề về quản lý trường học” đisâu nghiên cứu công tác lãnh đạo hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục trong nhàtrường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lý giáo dục [31; tr 9]
Trang 21Nhiều nhà giáo dục và nhà nghiên cứu đã quan tâm đến DHTH nhận ra rằng
nó dần dần sẽ giúp thay đổi thực tiễn giảng dạy của GV, học tập của HS và văn hoátrường học Ví dụ GV có thể nâng cao kiến thức và cách dạy học của một số vấn đề(Lewis et al 2004;Stigler và Hiebert năm 1999; [30], [33]), hỗ trợ tổ chức và đoàn thểđược phát triển vững mạnh (Fernandez và Yoshia 2004 [28])
1.1.2 Ở Việt Nam
SHTCM theo hướng phát triển năng DHTH đã được lên kế hoạch và thực hiệnvới mục tiêu thúc đẩy việc HS làm trung tâm giáo dục trong các trường học BộGD&ĐT Việt Nam và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện dự án nàyvào tháng 10 năm 2004 và tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội
Sở GD&ĐT giới thiệu các trường có thể tiến hành thí điểm, các thành viêntrong nhóm tư vấn JICA đã đến thăm các trường này và cả hai cùng nhau thảo luận đểquyết định chọn các trường thí điểm Kết quả lựa chọn đã được báo cáo với BộGD&ĐT Các tiêu chí lựa chọn dựa trên mức độ sẵn sàng của các trường để thực hiệnđổi mới và dễ dàng truy cập từ các trường Tất cả các trường thí điểm đều là cáctrường hàng đầu và là nơi thường xuyên diễn ra các đợt tập huấn GV
Qua thông tin cơ bản về các trường được lựa chọn, cho ta thấy lúc đầu hầu hết
GV ở các trường được lựa chọn thí điểm đều từ chối một cách quyết liệt hoặc thamgia thì cũng tham gia một cách miễn cưỡng Đối với các nhà quản lý ở các trường thì
có một số ít trường không tham gia Tuy nhiên sau khi kết thúc dự án thì GV ở cáctrường kể cả GV ở những trường khi dự án được triển khai mà họ từ chối không thamgia thì nay họ đã chủ động và tham gia một cách tích cực mặc dù CBQL không mấyquan tâm Điều đó nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của SHTCM theo hướng DHTH
là một sự lựa chọn đúng đắn, là cơ sở cho việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá
Tháng 3 năm 2013, Vụ Giáo dục THCS - Bộ GD&ĐT đã mời các chuyên gia
của tổ chức JICA Nhật Bản, các giảng viên của một số trường đại học, các chuyênviên của Vụ tham dự hội nghị về đổi mới SHCM theo DHTH
Tháng 8 năm 2013, Bộ GD&ĐT tiến hành tập huấn cho CBQL và các tổtrưởng, nhóm trưởng CM của các Sở GD&ĐT về hướng dẫn SHCM theo DHTH.Việc triển khai DHTH đã được Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo trong nhiệm vụ của cácnăm học [4]
Trang 22Hoạt động DHTH là một hoạt động then chốt, chủ đạo trong các buổi SHCM ởcác tổ chuyên môn, là công việc thường ngày của đội ngũ cán bộ, GV ở tất cả các cấphọc [9] SHTCM theo hướng DHTH nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV,tạo cơ hội và điều kiện học tập cho tất cả các em HS Qua hoạt động CM theo DHTHnhằm phát triển nhà trường một cách bền vững, chính vì vậy công tác quản lý DHTH
ở trường THCS đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhà sư phạm trong và ngoàinước quan tâm nghiên cứu [11]
Như vậy, theo tôi đến thời điểm này mới có các tổng kết về triển khai DHTH ở
cả ba bậc học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về “Quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV”, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục ViệtNam đang triển khai đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông
Vì vậy đề tài này cần được triển khai nhằm đóng góp cho phần lí luận và thựctiễn quản lý giáo dục nhà trường THCS, đáp ứng mong muốn của Bộ GD&ĐT trongviệc phát triển nghề nghiệp cho GV THCS, qua đó nâng cao chất lượng dạy và họccủa nhà trường
1.2 Một số khái niệm cơ bản về sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
1.2.1 Tổ chuyên môn
* Vị trí của tổ chuyên môn
Tổ CM Là một bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT Các tổ nhóm CM
có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổchức đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ, và các nhiệm vụ khác trongchiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt mục tiêu đề ra [3]
* Vai trò của tổ chuyên môn
- Tổ CM là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó
trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học
- Tổ CM là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung dựa vào
đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt độnggiáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của GV
Trang 23- Đặc biệt, tổ CM là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm
và những khó khăn trong đời sống của các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ
GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV trong trường trung học [3]
* Chức năng của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếuvẫn là hoạt động CM, tức là hoạt động dạy học trong trường [3]
* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, tổ chuyên môn
có các nhiệm vụ chính sau đây:
Điều 16: Tổ chuyên môn:
Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết
bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học được tổ chứcthành tổ CM theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp họcTHCS, THPT Mỗi tổ CM có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo củaHiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ CM và giao nhiệm
vụ vào đầu năm học [3]
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phốichương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng CM và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành
viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp GV trung học và các quy định kháchiện hành;
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV.
Mọi CBQL và GV trong nhà trường đều phải cùng tham gia, sự tham gia củatất cả mọi người trong nhà trường là đặc biệt cần thiết, nó sẽ biến nhà trường thànhmột “cộng đồng học tập” Quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện đúng kỹthuật SHCM mới cho tất cả GV trong trường hiểu rõ, tin tưởng là vô cùng cần thiết
Nếu hiểu và làm đúng, buổi SHCM có thể kéo dài 4 - 5 giờ nhưng mọi người vẫn
tham gia, vẫn thấy hào hứng CBQL trường học và GV cốt cán cần được tập huấn và
Trang 24quán triệt tầm nhìn, triết lý của SHCM Việc hướng dẫn kỹ thuật tổ chức thực hiệnSHCM rất quan trọng, nếu không làm đúng chúng ta sẽ quay trở lại cách SHCMtruyền thống, không đảm bảo hiệu quả Để đảm bảo đúng kỹ thuật tổ chức thực hiện,các trường gần nhau có thể liên kết tổ chức SHCM theo cụm và có hướng dẫn làm thíđiểm về SHCM nhằm xây dựng mô hình và rút kinh nghiệm [3].
Để thực hiện kế hoạch hành động SHCM nên tổ chức mỗi tuần ít nhất một
buổi SHCM Tổng thời gian dự giờ mỗi buổi SHCM có ít nhất 3 - 4 giờ, trong đó bao
gồm cả thời gian dự giờ một bài học minh hoạ và thời gian suy ngẫm thảo luận [3]
Cố gắng huy động tất cả CBQL và GV cùng dự Giai đoạn đầu khi mới tổchức SHCM nên bố trí chung toàn trường để tập cách làm và xây dựng thói quenmới Giai đoạn sau khi thành thạo, có thể tách việc tổ chức SHCM theo nhóm tổ nếutrường đông GV để tăng cơ hội phát biểu ý kiến cho người dự
1.2.2 Sinh hoạt chuyên môn
SHCM là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hìnhthức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựachọn nội dung, phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp, củatrường
Để một buổi SHCM có hiệu quả nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn phải đápứng các yêu cầu: Phải được bắt nguồn từ các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phátsinh trong quá trình thực tế giảng dạy Bám sát định hướng đổi mới phương phápgiáo dục và kiểm tra đánh giá…
1.2.3 Sinh hoạt tổ chuyên môn
SHTCM là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm bồidưỡng CM, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV theo chuẩn nghề nghiệp thông quaviệc dự giờ, phân tích bài học Công tác SHTCM được tổ chức thực hiện và duy trì ởcác trường THCS không chỉ giúp cho mỗi GV nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ màcòn gắn kết tình đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, hình thành môi trường
sư phạm tốt đẹp, cũng như truyền thống, bản sắc văn hoá riêng của mỗi trường.SHTCM hiện nay thường diễn ra theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và
dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học Ở hình thức thứ nhất, SHTCM bao gồm việc
Trang 25triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phươngpháp dạy học và thường do Ban giám hiệu (BGH) triển khai SHTCM còn trao đổi,thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tìnhhình cũng như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như: nâng cao hiệu quả công tácchủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy học một dạng bài, kiểu bài nào đó, kinh nghiệm bồidưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém… Những nội dung này thường được giao chocác GV nhiều kinh nghiệm và năng lực CM tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên
đề hay sáng kiến kinh nghiệm Hình thức thứ hai của SHTCM là dự giờ trao đổi kinhnghiệm về bài học, được các nhà trường tổ chức thường xuyên hơn Sau dự giờ tổchuyên môn tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghề GVdạy
SHTCM có một vị trí quan trọng trong các hoạt động của nhà trường.SHTCM là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả các giáoviên trong tổ, giúp họ hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công tác; hình thành môi trườnghọc tập tốt đẹp trong tổ cũng như trong nhà trường
SHTCM có ý nghĩa to lớn, nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinhnghiệm, ứng dụng nghiên cứu khoa học giáo dục cho từng tổ viên, góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả cho hoạt động giáo dục và mục tiêu của giáo dục
1.2.4 Dạy học tích hợp
Khái niệm DHTH được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau
Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa rađịnh nghĩa: DHTH các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lýkhoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấnquá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau Với quanniệm trên, DHTH nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằngcách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể
mà HS sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phânbiệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cầncho HS vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ
sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong
Trang 26tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữacác khái niệm đã học Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càngcao, có như vậy HS mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiếnthức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp [19].
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015cho rằng: DHTH được hiểu là GV tổ chức để HS huy động đồng thời kiến thức, kỹnăng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thôngqua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lựccần thiết [22]
Như vậy, DHTH có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành vàphát triển ở HS những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức đểgiải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảocho mỗi HS biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnhmới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, mộtngười lao động có năng lực DHTH đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phảiđược gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà HS có thể phải đối mặt vàchính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với HS Như vậy, DHTH sẽ phát huy tối đa sựtrưởng thành và phát triển cá nhân mỗi HS, giúp các em thành công trong vai tròngười chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai
1.2.5 Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Chúng tôi nhận thấy SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH:
- Là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được diễn ra
theo định kỳ, ở đó GV tập trung phân tích, trao đổi các vấn đề lồng ghép nội dungkiến thức của nhiều môn học có liên quan
- Là hoạt động CM làm sáng tỏ các vấn đề cơ sở lý luận của DHTH; nghiên
cứu kỹ nội dung chương trình các môn học Xây dựng các chủ đề, các nội dungDHTH, các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh
- Là hoạt động trao đổi chuyên môn trong tổ nhóm và các bộ môn liên quan để
xác định mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy
Trang 27học, cách thức soạn giáo án, cách thức tổ chức các hoạt động DHTH, dự giờ và rút kinh nghiệm.
- Là hoạt động trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn và tìm ra các biện pháp
dạy học theo hướng phát triển năng lực DHTH, điều đó không những tránh được sựtrùng lặp nội dung kiến thức ở nhiều môn học mà còn hướng tới phát triển năng lựcgiải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy và họcđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay [21]
Như vậy, SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH có thể hiểu là hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được tổ chức theo định kỳ, ở
đó giáo viên trao đổi tháo gỡ những khó khăn trong việc lồng ghép, xử lý nội dungkiến thức của nhiều môn học có liên quan để phát triển năng lực cho học sinh nhằmnâng cao chất lượng dạy và học
1.2.6 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp
* Quản lý
Khái niệm quản lý đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu,sau đây tác giả xin được trích dẫn một số cách hiểu về quản lý như sau: Tác giả Fayelđịnh nghĩa: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chínhphủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh
và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh vàkiểm soát ấy” [35; tr.10] Tác giả Peter F Druker định nghĩa: "Suy cho cùng, quản lý
là thực tiễn Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng
nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"[35; tr.20] Tác giả Stephan Robbins quan niệm: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổchức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sửdụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” [35;tr.55] Tại Việt Nam, tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đềra” [12]
Chúng tôi nhận thấy mỗi khái niệm có cách tiếp cận khác nhau song các kháiniệm đều có nghĩa là:
Trang 28- Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức
- Quản lý là hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp được sức mạnh tổng hợp
của các cá nhân nhằm đạt mục đích chung của nhóm
* Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH
Qua việc tham khảo các tài liệu khác có liên quan, chúng tôi quan niệm:
“Quản lý hoạt động SHTCM theo phát triển năng lực DHTH là quá trình tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đội ngũ GV thông qua tổ chức nghiêncứu chương trình, nội dung dạy học và quá trình dạy học, đặc điểm của HS nhằmphân tích, đánh giá, chia sẻ về thực tế việc học của HS để đề xuất biện pháp từ ngườidạy giúp HS học tập hiệu quả”
Để thực hiện được công tác quản lý hoạt động SHCM hướng phát triển nănglực DHTH, nhà quản lý sử dụng các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
để điều hành SHCM theo đúng mục tiêu, phương pháp, kỹ thuật giúp tạo điều kiện để
GV phát triển năng lực, có khả năng phân tích nhiều hơn các vấn đề liên quan đếnHS; có biện pháp nâng cao hiệu quả học tập cho HS; có khả năng chủ động điềuchỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS từ đó nângcao chất lượng dạy học [5] Như vậy: Quản lý SHTCM theo hướng phát triển nănglực DHTH là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýtới quá trình SHTCM nhằm phát triển năng lực DHTH cho GV đáp ứng mục tiêu đổimới giáo dục
1.3 Một số vấn đề lý luận về sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở cho giáo viên
1.3.1 Mục tiêu sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp
Chúng tôi xác định SHTCM theo phát triển năng lực DHTH là nhằm:
- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho giáo viên
và cán bộ quản lý;
- Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên biết chủ động lựa chọn nội dung để xây
dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, phù hợpvới việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;
Trang 29- Đổi mới nhận thức về: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức DHTH;
đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, hướng vào hoạt động học củahọc sinh, đảm bảo cơ hội học tập, góp phần phát triển năng lực cho mọi học sinh;
- Bồi dưỡng giúp giáo viên nắm vững quan điểm, phương pháp, kỹ thuật
DHTH, chủ động điều chỉnh nội dụng sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn họctập/hướng dẫn hoạt động giáo dục cho cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh,vùng miền và quá trình tổ chức hoạt động học tập;
- Xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng theo hướng
hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên
1.3.2 Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
- Thảo luận việc xây dựng các chủ đề dạy học (căn cứ vào chương trình, SGK
hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sửdụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường)
- Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích
thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của GV theo hướng phân tích hoạt động họctập của HS; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học tập của HS
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS;
thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá, hồ sơ kiểm tra đánh giá HS; xây dựng các
ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhậnthức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo định hướng phát triểnnăng lực HS
- Triển khai áp dụng dạy học TH vào thực tế giảng dạy.
1.3.3 Quy trình triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp: 6 bước
* Bước 1: Chọn chủ đề dạy học tích hợp.
Chủ đề tích hợp bao gồm: Tích hợp liên môn, xuyên môn, trong cùng mộtmôn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học,thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tựnhiên hay xã hội Lựa chọn chủ đề tích hợp là khâu đầu tiên, là cơ sở cho quá trìnhdạy học TH Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với HS
Trang 30Việc chọn các chủ đề dạy học tích hợp có thể giao cho các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng và thực hiện một vài chủ đề tích hợp phù hợp.
* Bước 2: Chọn nội dung trong chương trình được tích hợp trong chủ đề
Việc lựa chọn nội dung trong chương trình được tích hợp trên cơ sở các chủ
đề đã được lựa chọn Việc lựa chọn nội dung cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các nộidung kiến thức thuộc chương trình được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêucầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phốichương trình hiện hành và thời điểmdạy học theo chương trình hiện hành; - Phương án/kế hoạch dạy học môn học sau khi
đã tách riêng phần nội dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng; - Trìnhbày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng và thời điểm thực hiệnchủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan; -Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua đóhọc sinh học được nội dung kiến thức và các kĩ năng tương ứng, có thể là vấn đề theonội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn; - Ý nghĩa của việc thựchiện chủ đề trong dạy học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thànhkiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
* Bước 3: Chuẩn bị bài dạy minh họa
- Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy, tổ chuyên môn tổ chức họp thảoluận lấy ý kiến góp ý từ các giáo viên trong tổ chuyên môn để cùng nhau thiết kế, traođổi, đầu tư thời gian để chuẩn bị bài học tích hợp Bài dạy minh họa các phươngpháp, kỹ thuật dạy học tích cực hoặc các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới đượctập huấn để giáo viên thử nghiệm các sáng kiến kinh nghiệm mới, cách dạy mới -Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo Giáo viên lựa chọn nội dung,phương pháp, kỹ thuật dạy học để đạt được mục tiêu/chuẩn kiến thức kĩ năng củamôn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong sách giáo khoa, các quytrình, các bước dạy trong sách giáo viên, mà dựa vào kinh nghiệm và vốn kiến thứccủa học sinh, giáo viên có thể lựa chọn các ví dụ và ngữ liệu gần gũi với các em đểđạt được mục tiêu của bài học
* Bước 4: Tổ chức dạy minh họa - dự giờ dạy học tích hợp (tổ chức dạy minhhọa - dự giờ là khâu quan trọng nhất trong sinh hoạt chuyên môn.)
Trang 31* Dạy minh họa - Giáo viên cần tiến hành dạy minh họa trên học sinh của lớpmình Yêu cầu không được luyện tập trước khi dạy minh họa Chuẩn bị không gian,bàn ghế thuận tiện cho người dự dễ dàng quan sát các hoạt động học tập của học sinh.Các hoạt động thiết kế đảm bảo thời lượng một tiết dạy minh họa không nên kéo dàiquá so với quy định của 1 tiết học.
* Dự giờ - Ban giám hiệu và các giáo viên trong trường cùng dự giờ Dự giờminh họa đòi hỏi sự tập trung cao độ của các giáo viên Lựa chọn vị trí quan sát đểnắm bắt được thông tin chính xác về việc học của học sinh, thấy được nét mặt, hànhđộng, thao tác, sản phẩm của học sinh Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát,nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động học của học sinh trong giờ họchay những biểu hiện tâm lý của HS Người dự có thể chụp ảnh hoặc quay phim cáchoạt động học của học sinh trong các tình huống nhưng không làm ảnh hưởng đếngiờ học Quan sát ghi chú các hoạt động học của học sinh, thái độ, cử chỉ, sự tham giahay không tham gia của học sinh vào nội dung bài học Tập trung quan sát nhữngbiểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa HS - GV, HS -
HS - Việc dự giờ và quan sát học sinh thường xuyên sẽ giúp cho mỗi giáo viên tựsuy nghĩ, phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà học sinh đanggặp phải trong quá trình học tập Từ đó tự điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợpvới đối tượng học và có kế hoạch quan tâm giúp đỡ những học sinh đang gặp khókhăn về nhận thức hoặc hoàn cảnh gia đình
* Bước 5: Thảo luận về giờ học, tổ chức kiểm tra đánh giá SHTCM theo địnhhướng dạy học tích hợp Trong khi thảo luận vai trò của người chủ trì hết sức quantrọng Người chủ trì không chỉ có khả năng chuyên môn mà còn có năng lực tổ chức,nhanh, nhạy, linh hoạt xử lí các tình huống để điều hành, dẫn dắt buổi sinh hoạtchuyên môn đi đúng hướng, đúng trọng tâm, đạt hiệu quả và tạo được bầu không khíthân thiện, cởi mở, gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường
- Địa điểm thảo luận Địa điểm thảo luận cần đủ rộng, đủ chỗ ngồi cho ngườitham dự Nếu có các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, projector thì càngtốt cần sắp xếp bàn ghế để người tham dự ngồi đối diện với nhau, tạo điều kiện dễdàng cho việc trao đổi ý kiến đồng thời làm cho bầu không khí thảo luận thân thiện,gần gũi
Trang 32- Tiến trình buổi thảo luận
+ Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận
+ Bước 2: Giáo viên dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêucần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạyhọc để phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hàilòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy
+ Bước 3: Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học Các giáo viên tham dự
có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy Nếu thực hiện chụp ảnh hayquay video giờ học, người chủ trì có thể cho giáo viên xem lại hình ảnh các hoạt độngtrọng tâm hoặc dừng lại ở một số hình ảnh HS Khuyến khích tất cả các giáo viên dựgiờ chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình về giờ học, những thông tinthu được trong quá trình quan sát Mỗi giáo viên khi bắt đầu phát biểu nên phát biểu
về những điều tốt mình học được từ đồng nghiệp trong giờ dạy, sau đó mới đưa ra ýkiến cần trao đổi, như vậy sẽ tạo được sự tự tin hơn cho đồng nghiệp Để đảm bảokhông khí buổi sinh hoạt chuyên môn thân thiện, cởi mở người chủ trì cần lắng nghetích cực và khéo léo hướng buổi thảo luận đi đúng trọng tâm, tập trung vào phân tíchhoạt động học tập của học sinh để đạt được mục đích, không nên để người dự mổ xẻ,phân tích, xoi mói những hạn chế của giáo viên dạy minh họa Người góp ý cần căn
cứ vào mục tiêu của bài học để hiến kế đưa ra các giải pháp để giúp người dạy khắcphục những hạn chế sao cho tạo cơ hội cho tất cả các học sinh đều được tham gia họctập, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả Mỗi người dự giờ tự tìm ra những yếu tốtích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì từ bài học này trước khi đưa ra nhữngnhận xét về những hạn chế của giờ học Không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan
cá nhân, quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy Người dựchia sẻ những khó khăn và những kết quả của giờ học Đặc biệt là không đánh giágiáo viên, không xếp loại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi theo cách nào.Trong quá trình thảo luận các giáo viên sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp khác nhau, tuynhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh vàđiều kiện học tập của lớp mình
Có kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả dạy của giáo viên, học tậpcủa HS; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá GV, HS theo nội dung bài học
Trang 33Thông qua dạy học tích hợp, thảo luận thống nhất những nội dung cần điều chỉnh,làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học được cập nhật, phùhợp với đặc điểm của HS và với thực tiễn dạy học của nhà trường Trao đổi thốngnhất mục đích yêu cầu từng bài dạy, những kiến thức cơ bản, phương pháp dạy học,
sử dụng đồ dùng phương tiện dạy học, cách tổ chức lớp học để giúp HS lĩnh hội kiếnthức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất
* Bước 6: Áp dụng bài học kinh nghiệm vào thực tiễn dạy học hàng ngày saukhi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả GV cùng suy ngẫm có hay không tiếp tụcthực hiện quá trình dạy học tích hợp Nếu bài học vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tụcnghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn Các GV cùng thảoluận thiết kế lại bài học dựa trên thực tế và những kinh nghiệm, biện pháp được rút ratrong bài học minh họa để kiểm chứng cho những giải pháp đã đưa ra GV viết bàibáo cáo về những gì học được liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họtrong giảng dạy Thông qua những buổi SHCM theo định hướng dạy học tích hợp,
GV sẽ áp dụng những kinh nghiệm tích lũy được vào bài học hàng ngày để đảm bảo
cơ hội học tập hiệu quả, đồng đều cho HS trong lớp dạy
*Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo hướng DHTH
Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa SHCM truyền thống và SHCM theohướng DHTH
Mục
đích
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy
- Tập trung vào hoạt động dạy
- Thực hiện theo đúng nội dung,
quy trình, các bước thiết kế theo
quy định
- Một nhóm GV thiết kế, một GV
dạy minh hoạ
- Dựa vào trình độ của HS để lựa
chọn nội dung, phương pháp, quytrình dạy học cho phù hợp
Trang 34minh
hoạ
-Dự giờ
Người dạy minh hoạ:
- Dạy theo nội dung kiến thức có
trong sách giáo khoa
- Thực hiện theo đúng nội dung,
quy trình, các bước thiết kế theo
quy định
Người dự:
- Ngồi cuối lớp học, ghi chép
quan sát cử chỉ, việc làm của GV
dạy
- Tập trung xem xét GV dạy có
đúng quy định không
- Đối chiếu với các tiêu chí đánh
giá xếp loại giờ học
Người dạy minh hoạ:
- Điều chỉnh các nội dung dạy học
phù hợp
- Thực hiện tiến trình giờ học HS
hoạt động, sáng tạo dựa trên khảnăng của HS
Người dự:
- Đứng hai bên, phía trước lớp học
quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của HS
- Tập trung quan sát HS thế nào?
- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong
học tập của HS và đưa ra các biệnpháp khắc phục
Thảo
luận về
giờ dạy
- Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh
giá xếp loại giờ dạy
- Mọi người cùng phát hiện vấn đề
của HS, tìm ra nguyên nhân, giảipháp khắc phục
Hiệu trưởng là thủ trưởng cơ quan nên Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản
lý giáo dục theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đối với cấp trên, có quyền xử lý và ra quyết định theođúng quyền hạn và chức trách của mình
Trang 35Hiệu trưởng có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý SHTCM Trong đó:
+ Lãnh đạo để luôn tạo ra sự thay đổi và phát triển hoạt động SHTCM
+ Quản lý để các hoạt động SHTCM có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu đề
ra => Chính vì thế, hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò định hướng, quyết định đếnchất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và SHTCM nói riêng
1.4.2 Nội dung quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp
1.4.2.1 Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHTCM theo hướng phát triển nănglực DHTH
Trong công tác quản lý giáo dục, việc quản lý thực hiện mục tiêu, nội dunghoạt động SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH là nội dung quan trọng.Quản lý mục tiêu hoạt động SHTCM theo hướng dạy học THLM được thể hiện:
- Cán bộ quản lý, giáo viên biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các
chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, phù hợp với việc tổchức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh
- Tạo cơ hội cho GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát
huy khả năng sáng tạo trong DHTH
- Đổi mới các phương pháp dạy học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa
BGH với GV; GV với GV; GV với HS; …Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người
Quản lý nội dung hoạt động SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTHđược thể hiện:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH
(Xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, GV,
HS, điều kiện đảm bảo, đánh giá ) và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ;
- Phân công các công việc thực hiện cho GV trong tổ: phân tích thảo luận và
đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập củahọc sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học của học sinh
Trang 36- Tổ chức dạy và dự giờ các tiết học, các hoạt động gắn với các chủ đề GD
theo hướng phát triển năng lực DHTH
- Tổ chức kiểm tra đánh giá SHTCM hướng phát triển năng lực DHTH:
Xây dựng kế hoạch; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá, hồ sơ kiểm tra đánhgiá SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH
- Tổ chức triển khai áp dụng dạy học THLM vào thực tế giảng dạy.
1.4.2.2 Quản lý Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực DHTH
TTCM và GV có vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong SHTCM theo hướng pháttriển năng lực DHTH Vì vậy, hiệu trưởng quản lý TTCM khác với quản lý GV
* Quản lý TTCM: trong việc điều hành, chỉ đạo các hoạt động và thực hiệnchức năng, nhiệm vụ SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cụ thể:
+ Quản lý việc nghiên cứu, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trênSHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH ở tổ chuyên môn thông qua vai trò tổchức, quản lý của tổ trưởng
+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch SHTCM theo hướng phát triển năng lựcDHTH
+ Quản lý quy trình tổ chức SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH.+ Quản lý kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và mục tiêu SHTCM theo hướngphát triển năng lực DHTH
* Quản lý GV: trong việc thực thi nhiệm vụ SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH, cụ thể:
+ Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động trong việc thực thi nhiệm vụSHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH
+ Quản lý kế hoạch hoạt động cá nhân của các thành viên trong tổ chuyênmôn hướng phát triển năng lực DHTH
+ Quản lý thiết kế bài soạn (giáo án) và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướngphát triển năng lực DHTH
+ Quản lý việc thực hiện dạy minh họa và dự giờ của giáo viên
+ Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Trang 371.4.2.3 Quản lý quy trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triểnnăng lực dạy học tích hợp.
+ Quản lý các hoạt động thảo luận SHTCM theo hướng phát triển năng lựcDHTH của giáo viên (tiến trình thảo luận, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng trình bày, kỹ nănglắng nghe, kỹ năng phân tích hoạt động dạy học; kỹ năng minh chứng, cải tiến bàihọc thông qua rút kinh nghiệm trong hoạt động dự giờ tại tổ chuyên môn )
+ Quản lý việc áp dụng bài học và hướng triển khai vào thực tiễn
1.4.2.4 Quản lý hình thức tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướngphát triển năng lực dạy học tích hợp
Trên cơ sở các hình thức tổ chức SHTCM theo hướng phát triển năng lựcDHTH, chúng tôi cho rằng hiệu trưởng cần quản lý hình thức tổ chức SHTCM nhưsau:
- Quản lý hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo môn học
- Quản lý hình thức tổ chức sinh hoạt theo chủ đề tích hợp
- Quản lý hình thức tổ chức sinh hoạt qua "Trường học kết nối"
1.4.2.5 Quản lý việc đánh giá kết quả sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triểnnăng lực dạy học tích hợp
Đối với các hoạt động giáo dục, khi triển khai hoạt động thì hiệu trưởng phải
tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, từ đó rút kinh nghiệm,điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn Hiệutrưởng quản lý việc đánh giá kết quả đảm bảo cho SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH được thực hiện dựa trên quy trình SHCM và đối chiếu với mục tiêu
đề ra Đồng thời, đánh giá tập trung vào nội dung, cách thức thực hiện ở các khâu lập
kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện Hiệu trưởng cần quản lý đánh giá ở ba nộidung: nội dung đánh giá, cách thức, phương pháp đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá
Trang 38Vì vậy, hiệu trưởng cần quản lý tập trung vào các khâu: xây dựng chính xác các tiêuchuẩn (định tính, định lượng); đo đạc việc thực hiện để đánh giá; điều chỉnh các sailệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
1.5.1 Yếu tố khách quan
- Văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở về triển khai DHTH.
- Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới
phương pháp dạy học; Các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản
lí cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện Đó là môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổimới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay
- Sự quan tâm của nhà nước các cấp các ngành, tổ chức chính trị xã hội kinh
tế, các đơn vị cơ sở và yêu cầu của xã hội Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý
và của giáo viên về công tác SHTCM theo hướng phát triển năng lực dạy học tíchhợp cho giáo viên
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, sự phối hợp đồng sức đồnglòng của giáo viên tạo nên sức mạnh và sự chuyển biến về chất trong quản lýSHTCM theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
- Các cuộc tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về triển khai DHTH trong việcSHTCM theo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên có ảnh hưởngrất lớn đến việc hình thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên
- Chế độ đãi ngộ cho GV của nhà trường và các điều kiện vật chất cấn thiếtphục vụ cho viêc SHTCM
1.5.2 Yếu tố chủ quan
- Công tác khảo sát nắm bắt nhu cầu của giáo viên khi SHTCM theo hướngphát triển năng lực dạy học tích hợp Ban giám hiệu nhà trường nếu có cách thứckhảo sát hợp lý sẽ đánh giá đúng được năng lực cần phải có của người giáo viên khidạy học tích hợp để có hiệu quả thiết thực
- Trình độ năng lực của cán bộ quản lý thực hiện công tác quản lý SHTCMtheo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, hướng dẫn trục tiếp
Trang 39cho giáo viên về năng lực DHTH Nếu cán bộ quản lý có trình độ tổ chức SHTCMtheo hướng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên một cách khoa học,thiết thực kết hợp với đội ngũ giáo viên giỏi thì đáp ứng được yêu cầu của nhà quảnlý.
- Nhận thức, sự am hiểu về kiến thức DHTH, năng lực CM, năng lực quản lýSHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV của tổ trưởng tổ chuyên môn
- Nhận thức, kiến thức về DHTH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làmviệc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của GV
- Thái độ học tập, trình độ nhận thức, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý SHTCM theohướng phát triển năng lực DHTH cho GV trường THCS Đó là các vấn đề quản lý vàbiện pháp quản lý Đồng thời chỉ rõ vai trò quản lý SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH cho GV ở trường THCS Quản lý SHTCM theo hướng phát triểnnăng lực DHTH cho GV là quá trình Quản lí hoạt động DHTH tại tổ chuyên môn ởtrường THCS là quá trình tác động của quản lý đến giáo viên, giúp GV hợp tác với
nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy - học để tạo điều kiện tốt nhất
phát triển năng lực học tập của HS
Nội dung quản lý SHTCM theo hướng phát triển năng lực DHTH cho GV ởTHCS gồm:
- Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHTCM theo hướng phát triển năng
lực DHTH
- Quản lý Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn
theo hướng phát triển năng lực DHTH
- Quản lý quy trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động DHTH tại tổ chuyên môn ởtrường THCS gồm: yếu tố khách quan và chủ quan