Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ - các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN
SO SÁNH CHUẨN MỰC
IAS 18 - VAS 14 – DỰ THẢO VAS 18
GV: ThS NGUYỄN THỊ THỤC ĐOAN Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp: D01
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 NGUYỄN THỊ MỸ LINH
2
3 ĐOÀN THỊ GIÁNG NGỌC
4 TRẦN THỊ PHƯƠNG
5 NGUYỄN THỊ TRANG
6 MÃ THỊ THU TRÚC
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU -1
1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. -2
2 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG -2
3 XÁC ĐỊNH DOANH THU -5
4 NHẬN BIẾT GIAO DỊCH -7
5 TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH -10
KẾT LUẬN -12
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chuẩn mực kế toán quốc tế quy định nguyên tắc, phương pháp kế toán mang tính thông lệ chung ở các quốc gia được ban hành vào năm 1975 bởi IASC với 27 chuẩn mực
kế toán Trong đó có chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 “Doanh thu” được ban hành vào 12/1993 Đến 31/12/2001 VN đã ban hành chuẩn mực kế toán VAS 14 “doanh thu và thu nhập khác” dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm hướng dẫn, giải thích, xử lý
kế toán cho các khoản doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ, sự kiện cụ thể; các điều kiện cần đáp ứng để ghi nhận doanh thu và đưa ra hướng dẫn để áp dụng.Năm 2013, Bộ tài chính Việt Nam ban hành dự thảo VAS 18 “Doanh thu” để sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay Dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán “Doanh thu” được quy định trong IAS 18, VAS 14, dự thảo VAS 18 nhóm chúng tôi sẽ trình bày điểm giống
và khác nhau giữa các chuẩn mực kế toán này qua 4 nội dung chính:
- Lịch sử hình thành và các vấn đề chung
- Xác định doanh thu
- Nhận biết giao dịch
- Trình bày trên báo cáo tài chính
Trang 51 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
4/1981: ban hành E20 ghi
nhận doanh thu
12/1982: IAS 18 ghi nhận
doanh thu
01/01/1984: IAS18 có hiệu
lực
05/1992: E41 ghi nhận
doanh thu
12/1993: IAS18 lấy tên
Doanh thu.
01/01/1995: IAS 18 có tên
Doanh thu bắt đầu có
hiệu lực.
12/1998: được sửa đổi bởi
IAS39 công cụ tài chính
ghi nhận và đánh giá có
hiệu lực từ 01/01/2001
16/04/2009: bản phụ lục
IAS 18 góp phần bổ sung
cho IFRS phụ lục cung cấp
những hướng dẫn để quyết
định một doanh nghiệp có
thể hoạt động dưới hình
thức một đại lý hay chủ
thể
Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Có hiệu lực từ 01/01/2015
2. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
Giống nhau :
Mục đích ban hành của hai chuẩn mực
- IAS 18, VAS 14 và VAS 18 ban hành cùng với mục đích là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu, gồm: Các loại doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu làm cơ sở để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
2
Trang 6 Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng trong kế toán doanh thu phát sinh từ các giao dịch sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa do doanh nghiệp mua vào sau đó bán lại
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán
- Cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp:
Tiền lãi: thu được từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản nợ của doanh nghiệp
Tiền bản quyền: là tiền thu được từ việc cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ví dụ như: bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, phần mềm máy tính…
Cổ tức: là phần lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn
Định nghĩa Doanh thu
Doanh thu là khoản thu của tất cả các lợi ích kinh tế đã thu và sẽ thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng vốn chủ sở hữu và không phải khoản thu hộ bên thứ ba Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không được coi là doanh thu (IAS 18 07, VAS 14.04 và
VAS 18 07).
Trang 7 Khác nhau:
Tiêu chí so sánh IAS 18 VAS 14 Dự thảo VAS 18 Tên gọi Doanh thu Doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu
Phạm vi áp dụng - Bao gồm doanh thu về
bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền lãi, bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia IAS
18 không đề cập tới các khoản thu nhập khác
- IAS 18 – Đoạn 6 ghi
rõ doanh thu phát sinh
từ những hoạt động sau
đây không được ghi
nhận:
Hợp đồng thuê (áp
dụng IAS 17).
Hợp đồng xây
dựng(áp dụng IAS
11).
Cổ tức phát sinh từ các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn
chủ sở hữu (áp dụng
IAS 28).
Hợp đồng bảo hiểm
(áp dụng IAS 4).
Thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính hoặc xử
lý nợ (áp dụng IAS
39).
Thay đổi trong giá
Nói chung chỉ loại trừ doanh thu và thu nhập chịu sự điều chỉnh của các chuẩn mực khác
Tương tự IAS 18
4
Trang 8trị tài sản ngắn hạn khác
Ghi nhận ban đầu và những thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sinh học liên quan đến hoạt động
nông nghiệp (áp
dụng IAS 41).
Ghi nhận ban đầu của sản phẩm nông nghiệp
Việc khai thác các loại quặng khoáng sản
3. XÁC ĐỊNH DOANH THU
Giống nhau:
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
(IAS 18 09; VAS 14 05 và VAS 18 09)
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương
mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại (IAS 18.
10; VAS 14 06 và VAS 18 10)
Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang
giá (IAS 18 07; VAS 14 03 và VAS 18 07)
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh
thu (IAS 18 12; VAS 14 08 và VAS 18 12).
IAS 18 và VAS 18 ghi cụ thể: Điều này thường xảy ra trong các trường hợp các nhà
cung cấp có thể trao đổi với nhau về hàng hoá như xăng dầu, sữa hoặc có thể trao đổi hàng tồn kho của họ ở các địa điểm khác nhau nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu ở một địa điểm cụ thể
Trang 9 Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không
tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Doanh
thu được xác định là giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về một cách đáng tin cậy thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu
thêm (IAS 18 12 và VAS 14 08 và VAS 18 12)
Khi các khoản tiền và tương đương tiền không được nhận ngay thì giá trị hợp lý của khoản này có thể thấp hơn giá trị danh nghĩa của khoản tiền đã thu hoặc phải thu
(IAS 18 11, VAS 14 07 và VAS 18 11)
Khác nhau:
Khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của
tổng giá trị của các lợi ích kinh tế được ghi nhận là doanh thu về tiền lãi
theo quy định trong đoạn 29 và đoạn 30 của chuẩn mực này và VFRS 9
(IAS 18 11)
Ví dụ: Một đơn vị có thể cấp tín dụng không lãi suất cho bên mua hoặc
chấp nhận một khoản phải thu từ người mua với lãi suất thấp hơn lãi suất
thị trường khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Khi thỏa thuận này có hiệu
lực sẽ tạo thành một giao dịch tài chính, giá trị hợp lý của tổng giá trị các
lợi ích kinh tế này sẽ được xác định bằng cách chiết khấu tất cả các khoản
nợ phải thu trong tương lai theo lãi suất thực Lãi suất thực được xác định
bằng một trong hai cách sau:
a) Mức lãi suất thông thường áp dụng cho một công cụ tương tự của một
tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm tương tự; hoặc
b) Lãi suất dùng để chiết khấu giá trị danh nghĩa của một công cụ về giá
bán thu ngay bằng tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ
Không đề cập nội dung này
6
Trang 104. NHẬN BIẾT GIAO DỊCH
Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt
cho từng giao dịch Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận
Giống nhau:
IAS 18, VAS 14 và VAS 18 đều đưa ra các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch theo 3 giao dịch riêng biệt bao gồm: Doanh thu bán hàng; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Doanh thu từ tiền lãi,tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Tiêu chuẩn nhận biết doanh thu bán hàng
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả năm (5) điều kiện sau
(IAS 18 14; VAS 14 10 và VAS 18 14):
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Giá trị doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy
- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng
Trang 11- Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận (IAS 18 16; VAS 14 12 và VAS 18 16)
- Nếu doanh nghiệp chỉ còn chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận
Ví dụ: Người bán có thể giữ giấy tờ hợp pháp quyền sở hữu hàng hóa, tài sản chỉ để
đảm bảo sẽ nhận được khoản thanh toán (IAS 18 17; VAS 14 13 và VAS 18 17)
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (IAS 18 18; VAS 14 14 và VAS 18 18)
- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí bảo hành và các chi phí khác, thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng cho tới khi thực hiện ghi nhận doanh thu (IAS 18 19; VAS 14 15 và VAS 18 19)
Tiêu chuẩn nhận biết doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ của IAS 18; VAS 14 và VAS 18 giống nhau khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Đối với giao dịch liên quan đến nhiều kỳ kế toán, thì doanh thu được ghi nhận theo tiến
độ hoàn thành vào cuối kỳ lập báo cáo Kết quả của giao dịch được xác định khi
thỏa mãn 4 điều kiện sau (IAS 18 20; VAS 14.16 và VAS 18 20):
Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Xác định được tiến độ hoàn thành của giao dịch đáng tin cậy
Chi phí phát sinh giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch được đo lường một cách đáng tin cậy
8
Trang 12- Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương
pháp tỷ lệ hoàn thành (IAS 18 21; VAS 14 17 và VAS 18 21).
- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp khi có sự không chắc chắn về khả năng thu hồi được khoản doanh thu
đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí chứ không được ghi giảm doanh thu
(IAS 18 22; VAS 14.18 và VAS 18 22).
- Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau (IAS 18 23; VAS 14 19 và VAS 18 23):
Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ
Giá thanh toán
Thời hạn và phương thức thanh toán
Tiêu chuẩn nhận biết doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức
- Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức của doanh nghiệp được ghi
nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau (IAS 18 29; VAS 14 24 và VAS 18.
29):
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:
Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận
cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn Thường điều này chỉ xảy ra khi cổ đông thực sự nhân sự nhận được
cổ tức
Khác nhau:
Cơ sở ghi nhận doanh thu từ tiền lãi
Trang 13VAS 14 Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và “lãi suất thực
tế” từng kỳ.
Dự thảo VAS 18 Tiền lãi được ghi nhận theo phương pháp lãi suất thực theo
quy định tại VAS 39
Thu nhập khác IAS 18 Không đề cập
VAS 14 Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các
khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- Các khoản thu khác
+ Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bánTSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh
lý, nhượng bán TSCĐ Các chi phí về thanh lý, nhượng bánTSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ ( VAS- Đoạn 31)
+Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được ( VAS- Đoạn 32)
+Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại (VAS-Đoạn 33)
Ví dụ: Doanh nghiệp có một khoản thu nhập từ việc KH vi
phạm hợp đồng, KT định khoản:
Nợ 111/112/131 Có 711
Dự thảo VAS 18 Không đề cập
5. TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giống nhau:
Chính sách kế toán được áp dụng:
10