ĐỀ tài : so sánh IAS 16 và VAS 03

22 4.5K 15
ĐỀ tài : so sánh IAS 16 và VAS 03

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN    TIỂU LUẬN KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Nhóm sinh viên thực hiện đề tài tiểu luận: Lê Minh Dũng Lớp KI01 31091020183 Trần Hoàng Linh Lớp KI01 31091021389 Trương Hồng Nguyên Lớp KI01 31091021705 Đoàn Lê Minh Thảo Lớp KI01 31091020037 Trương Lê Nhật Vũ Lớp KI01 31091020003 TP. Hồ Chí Minh 02.2012 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 2 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI CẢM ƠN 4 A. MỞ ĐẦU 5 I. Mục đích 5 II. Phƣơng pháp 5 III. Phạm vi 5 B. SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 5 I. Ghi nhận TSCĐ hữu hình 5 II. Xác định giá trị ban đầu 7 1. Nguyên tắc ghi nhận 7 2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình 9 III. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu 11 IV. Khấu hao TSCĐ hữu hình 15 V. Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình 17 VI. Trình bày báo cáo tài chính 18 C. NHẬN XÉT – KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 4 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán, những người đã trang bị cho chúng tôi đầy đủ kiến thức cần thiết và bổ ích để hoàn thành bài tiểu luận này. Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Nguyễn Thị Thu Hiền, người đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện và cổ vũ tinh thần cho chúng tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù bài tiểu luận được hoàn thành với khá nhiều công sức của tất cả các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn hẹp, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm tiểu luận SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 5 A. MỞ ĐẦU I. Mục đích ục đích bài tiểu luận đặt ra các vấn đề về bản chất và nội dung được đề cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) . Cụ thể chuẩn mực VAS 03 và IAS 16 . Phân tích sự thiếu đầy đủ và khác biệt trong VAS 03 so với IAS 16 để có thể đưa ra giải pháp nhằm tăng tính ổn định và nhất quán của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam từ đó tăng khả năng đánh giá về tính trung thực và khách quan của thông tin do kế toán cung cấp trong điều kiện nền kinh tế chuyển đối. II. Phƣơng pháp So sánh các khái niệm, các quy định kế toán được đề cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 16) III. Phạm vi Phạm vi của bài tiểu luận là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03) và chuẫn mực kế toán quốc tế B. SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 I. Ghi nhận TSCĐ hữu hình AS 16 quy định các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình độc lập khi doanh nghiệp: (a) Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản đó và (b) Giá trị tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy. VAS 03 quy định tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi thoả mãn đồng thời bốn điều kiện, ngoài 2 điều kiện trên như IAS 16 còn phải thoả mãn thêm 2 điều kiện sau: (c) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm và (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. VAS03 phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: (a) Nhà cửa, vật kiến trúc ; (b) Máy móc, vật thiết bị ; (c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn ; (d) Thiết bị, dụng cụ quản lý ; (e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm ; (f) TSCĐ hữu hình khác. M I SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 6 VAS 03 còn đề cập đến vai trò TSCĐ hữu hình trong việc thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp. việc xác định ghi nhận TSCĐ hữu hình sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. IAS 16 đề cập tới những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất hoặc bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khác nhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ tài sản khác. VAS 03 nêu rõ hơn điều kiện để những TSCĐ loại này được ghi nhận là TSCĐ hữu hình nếu nguyên giá của chúng và các tài sản có liên quan không vượt quá tổn giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và các tài sản có liên quan. Trong IAS 16 và VAS 03 đều ghi rõ việc ghi nhận các thành phần cấu thành phụ thuộc vào sự đánh giá tùy vào từng trường hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưu động và hạch toán vào chi phí khi sử dụng. Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được áp dụng là TSCĐ hữu hình khi thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ trong IAS 16, còn trong VAS 03 được ghi nhận TSCĐ khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn 1 năm.Nếu phụ tùng và thiếtd bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt và được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ của TSCĐ hữu hình liên quan. IAS 16 ghi rõ các chi phí cho các dịch vụ hằng ngày không được ghi nhận vào chi phí của TSCĐ hữu hình mà ghi nhận vào chi phí trong kỳ . Khoản chi phí này được ghi nhận như sửa chữa và duy trì tài sản, cây trồng, thiết bị. Các chi chi phí kiểm tra thường xuyên đảm bảo cho TSCĐ hoạt động liên tục có thể ghi nhận nếu thỏa mãn điều kiện ghi nhận tài sản. VAS 03 ghi rõ trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bố tỏng chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mội bộ phận cấu thành. Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phấn cấu thành tài SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 7 sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định khác nhau được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao khác nhau Đối với chi phí kiểm tra để đảm bảo duy trì hoạt động của TSCĐ hữu hình có thể ghi nhận nếu thoải mãn tiêu chuẩn ghi nhận. Các chi phí cho lần kiểm tra trước không được ghi nhận. Qua phần ghi nhận TSCĐ hữu hình ta thấy VAS 03 quy định khá rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ hơn so với IAS 16 do cơ chế pháp luật của nước ta không tạo ra cơ sở cho sự linh hoạt và những phán xét nghề nghiệp cần thiết theo yều cầu của IAS/IFRS bởi vì được giáo dục là phải cực kỳ nghiêm khắc tuân thủ luật lệ và nguyên tắc, chịu ảnh hưởng rất lớn vào những nguyên tắc và hướng dẫn. Tâm lý chung là hạn chế các ước tính chủ quan trong nghề nghiệp để tránh sự không chắc chắn, rủi ro và trách nhiệm cá nhân Điều này xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất, đây là ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đa số tài sản thuộc sở hữu, bị kiểm soát bởi nhà nước và được giao cho các DN nhà nước sử dụng. Những người lãnh đạo trong các DN này nhìn chung bị phụ thuộc vào các chính sách chế độ và bị hạn chế tính chủ động trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tài sản của nhà nước. Điều này dẫn đến việc họ bị hạn chế đưa ra những phán xét liên quan đến trách nhiệm cá nhân. Việt Nam đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 20 năm nay, tuy nhiên, cho đến nay các DN nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Lý do thứ hai, Người Việt Nam có văn hoá tránh sự không chắc chắn và rủi ro. Do vậy, họ tránh sử dụng các ước tính hay các phán xét cá nhân trong nghề nghiệp. II. Xác định giá trị ban đầu 1. Nguyên tắc ghi nhận Cả VAS 03 và IAS 16 đều yêu cầu xác định giá trị ban đầu của tài sản cố định theo nguyên giá (giá gốc) Ta thấy trong IAS thì “nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm: (a) Giá mua, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế không hoàn lại, trừ đi chiết khấu thương mại và giảm giá. SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 8 (b) Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào vị trí, điều kiện sẵn sàng sử dụng theo dự tính của nhà quản lý. (c) Chi phí tháo dỡ, di dời, khôi phục.” Và trong VAS: Tương tự như quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, trừ khoản mục chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khôi phục mặt bằng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ. Sau đây là một ví dụ về việc ghi nhận ban đầu TSCĐ. Sự kiện Extravagant Inc đang lắp đặt một nhà máy mới tại cơ sở sản xuất của nó. Có các chi phí phát sinh như sau: 1. Chi phí lắp đặt nhà máy (chi phí cho mỗi hóa đơn cộng với thuế nhà cung cấp) $2.500.000 2. Chi phí mua hàng và xử lý ban đầu $ 200.000 3. Chi phí chuẩn bị trang web $600.000 4. Tư vấn sử dụng cho lời khuyên về việc mua lại của nhà máy trị giá $700.000 5. Phí lãi trả cho nhà cung cấp của nhà máy cho các tín dụng trả chậm $200.000 6. Dự toán chi phí tháo dỡ để phát sinh sau 7 năm $300,000 7. Hoạt động thua lỗ trước khi sản xuất thương mại $400.000 Yêu cầu: Hãy tư vấn Extravagant. Các chi phí có thể vốn hóa phù hợp với ISA 16 Giải quyết: Theo IAS 16, các chi phí này có thể được vốn hóa: 1. Chi phí xây dựng nhà máy $2.500.000 2. Chi phí mua hàng và vận chuyển $200,000 3. Chi phí $600.000 chuẩn bị trang web 4. Chi phí tư vấn $700.000 5. Dự toán chi phí tháo dỡ được phát sinh sau 7 năm $300.000 Phí lãi vay đã trả về "các điều khoản tín dụng chậm” để trả nhà cung cấp của nhà máy (không đủ điều kiện vốn hóa) $200.000 và thua lỗ hoạt động trước SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 9 khi sản xuất thương mại $400.000 không được coi là chi phí trực tiếp và do đó không thể được vốn hóa. Do đó nên được đề cập trong báo cáo thu nhập trong kỳ phát sính. 2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình a. TSCĐ hữu hình mua sắm Ta nhận thấy ở VAS 03 và IAS 16 có quy địnhkhác nhau ở trường hợp này. Theo như Vas 03 : “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.” Về bản chất như theo định nghĩa của IAS về TSCĐ thì ta thấy sự tương đồng về cách ghi nhận giá gốc, tuy nhiên trên hình thức trong IAS thì chỉ nêu ngắn gọn là “Nguyên giá của TSCĐ hữu hình là số tiền hoặc tương đương tiền đã trả tại thời điểm ghi nhận” . b. TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế Nếu như VAS quy định là nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là “giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử” thì trong IAS nguyên giá được “xác định bằng cách sử dụng các nguyên tắc tương tự như đối với TSCĐ mua sắm” . Đồng thời, bên IAS còn nêu rõ thêm là “các khoản lợi nhuận nội bộ được loại trừ khỏi nguyên giá. Tương tự như vậy, các khoản chi phí của vật liệu lãng phí, lao động, hoặc các nguồn lực khác phát sinh trong quá trình tự xây dựng một tài sản không được tính vào giá gốc của tài sản.” Một điểm khá khác biệt là VAS có đề cập Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì “nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng” c. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 10 Ta thấy sự giống nhau sự giống nhau ở IAS và VAS, đó là đều ghi nhận nguyên giá TSCĐ theo giá mua hay tương đương số tiền phải trả tại thời điểm mua. Đồng thời tiền lãi trả góp (khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay) sẽ được ghi nhận vào chi phí theo kỳ cho mỗi lần thanh toán, trừ khi nó được vốn hóa. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là trong ISA có quy định thêm là “giá mua của tài sản được tính toán trên cơ sở hiện giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền”. Trong khi đó VAS không quy định và yêu cầu tính toán như vậy. d. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi Sự tương đồng của trường hợp này là ở hai quy định đều yêu cầu phải đo lường giá gốc của các TSCĐ theo giá trị hợp lý của tài sản, trừ trường hợp giao dịch trao đổi không phải là giao dịch thương mại (không tạo ra doanh thu, lợi nhuận) Còn về sự khác nhau, VAS quy định khá rõ cho từng trường hợp trao đổi tương tự và không tương tự. Khi trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự, ngoài điểm giống với IAS là phải đo lường theo giá trị hợp lí của TSCĐ, VAS còn quy định cụ thể cho phép đo lường TSĐC nhận về hoặc TS đem đi trao đổi (IAS không nêu rõ vấn đề này). Cụ thể như sau : “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.”. Đối với hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự VAS có nêu “không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi” . Và nguyên giá TSCĐ nhận về được “tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.” Gần tương ứng với trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự, bên IAS là trao đổi giao dịch không phải là giao dịch thương mại. IAS chỉ có quy định là giá gốc các TSCĐ này không được đo lường theo giá trị hợp lý. Ngoài ra IAS không có quy định gì thêm. Ta nhận thấy VAS quy định rõ ràng và cụ thể hơn về vấn đề này. [...]... khác về TSCĐ hữu hình IAS 16 cũng yêu cầu việc trình bày trên báo cáo tài chính tương tự với VAS 03 Tuy nhiên, IAS 16 nêu một số điểm chi tiết hơn so với VAS 03 trong việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính nh : biến động tài sản đầu và cuối kỳ, tài sản giữ để bản, tài sản có được từ mua bán sáp nhập Một số điểm mà VAS 03 không dề cập đến mà IAS 16 có nêu rõ trong báo cáo tài chính nên trình... Do đó khi xoá sổ tài sản thì việc Trang 17 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 xoá sổ lại dựa trên điều kiện ngược lại đó là tài sản đó sẽ không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai Do đó đoạn 67 của IAS 16 và đoạn 37 của VAS 03 có quy định rằng tài sản được xoá sổ khi tài sản được thanh lý, nhượng bán và sẽ không còn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng hoặc thanh lý Và khi tiến hành... còn lại và thời gian hữu dụng của một tài sản phải được xem xét ít nhất là ở cuối mỗi năm tài chính và, nếu kỳ vọng khác nhau từ ước tính trước đây, sự thay đổi được tính như là một thay đổi trong ước tính kế toán theo quy định của chuẩn mực IAS 16 còn nói rõ hơn về cách phân định số tiền phải khấu hao: Trang 16 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Theo đoạn 58) “Đất đai và các tòa nhà là tài sản chia ra và được... pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; (c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ Một điểm giống nhau giữa VAS 03 và IAS 16 trong phần công bố là về phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kết toán có ảnh Trang 18 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 hưởng trong yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo Các thông tin phải được trình... giảm giá Trang 19 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 trị tài sản được ghi nhận vào lãi lỗ theo IAS 36 “ Tổn thất tài sản”, (b) chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền khác, (c) những giới hạn về quyền đối với tài sản cầm cố hoặc thế chấp Đặc biệt, trong IAS 16 có nêu rằng báo cáo tài chính cũng công bố trường hợp các khoản bồi thường từ bên thứ ba cho những tài sản bị hư hỏng,... năm, số tiền 45.000 chiết khấu trở Trang 14 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 lại sáu năm là $ [$ 45.000 / (1,05)] ^ 6= 33.000, sẽ được ghi giảm tài sản Chi phí của hệ thống bánh răng chuyền động mới là $ 45000, sẽ được cộng vào giá gốc tài sản, dẫn đến giá gốc tài sản mới là $ 111,500 ($ 100,000 - $ 33,500 $ 45,000) IV Khấu hao TSCĐ hữu hình Về cơ bản, VAS 03 lấy IAS 16 làm cơ sở nên có nhiều điểm tương đồng.. .SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Một điểm khác nhau khá rõ là IAS có quy định về “Các giao dịch trao đổi TS có bản chất thương mại”, trong khi đó VAS không đề cập Cụ thể Các giao dịch trao đổi TS có bản chất thương mại khi: (i) Rủi ro, kỳ hạn và giá trị các luồng tiền của TS nhận được và TS đem đi trao đổi là khác nhau; hay (ii) Việc trao đổi tài sản ảnh hưởng đến giá trị của... đầu, tài sản được trình bày theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế và các khoản lỗ tích luỹ từ việc giảm giá trị tài sản Nguyên giá bao gồm các khoản chi liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng và có đủ điều Trang 11 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 kiện hoạt động theo dự tính của nhà quản lý Các khoản chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu nhằm đảm bảo cho tài. .. (giống với VAS 03) , tài sản không còn sử dụng nhưng không được phân loại là tài sản giữ để bán, giá trị hợp lý của tìa sản nếu có sự khác biệt lớn với giá trị còn lại trong trường hợp đơn vị sử dụng mô hình giá gốc (VAS 03 không nêu) C NHẬN XÉT – KẾT LUẬN T óm lại, từ những so sánh trên, ta có thể thấy giữa IAS 16 và VAS 03 có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như những nguyên tắc ghi nhận tài sản... phải ghi vào chi phí sữa chữa, bào trì tài sản trong kì phát sinh Tuy nhiên, theo VAS 03 có rất ít quy định liên quan đến việc đánh giá lại tài sản so với IAS 16 Theo đó thì VAS 03 quy định là áp dụng nếu doanh nghiệp áp dụng “ phương pháp đánh giá lại” thì phải theo các quy định cụ thể của Nhà nước, cụ thể là theo quy định 206/2 003/ QĐ-BTC về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản . 3109102 0037 Trương Lê Nhật Vũ Lớp KI01 31091020 003 TP. Hồ Chí Minh 02.2012 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 Trang 2 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 . Nam (VAS 03) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 16) III. Phạm vi Phạm vi của bài tiểu luận là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03) và chuẫn mực kế toán quốc tế B. SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 I toán quốc tế (IAS) . Cụ thể chuẩn mực VAS 03 và IAS 16 . Phân tích sự thiếu đầy đủ và khác biệt trong VAS 03 so với IAS 16 để có thể đưa ra giải pháp nhằm tăng tính ổn định và nhất quán của

Ngày đăng: 06/08/2014, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan