Bài 2 giáo án powerpoint Chuyên để Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở. Bài được soạn theo Chương trình mới nhất do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp Trung ương biên soạn. Xin mời các bạn tải về làm tài liệu giảng dạy.
Trang 1Chuyên đề 2:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Trang 2NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
II- NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Trang 3I- KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG
Trang 4Là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
1 Khái niệm “hệ thống chính trị”
Trang 5Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trang 8- Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân:
+ Đây là quy luật tồn tại, là nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Đảng cầm quyền;
+ Nhà nước là của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân;
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -
xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân;
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ
của nhân dân
Trang 9- Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị:
+ Hệ thống chính trị đại diện cho nhiều
giai cấp, tầng lớp
+ Mặt trận Tổ quốc tồn tại trong hệ thống
chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc
+ Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính
dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị
Trang 103 Các thành tố trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam
Trang 12a) Đảng Cộng sản Việt Nam
* Vị trí, vai trò
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy
Trang 13Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị là các vấn đề của đất nước, trong từng lĩnh vực cụ thể; trong các mối quan
hệ với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn thể xã hội
Được thể hiện trong nội dung của cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Trang 14Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị được xác định trong Cương lĩnh
bổ sung, phát triển năm 2011:
- Bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn
- Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên
Trang 15- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của
hệ thống chính trị
- Thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu
Trang 16- Cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp.
- Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy
- Tổ chức đảng thành lập trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác theo quy định của Trung ương
Trang 17b) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Vị trí, vai trò
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức
* Tổ chức Nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân, chính quyền địa phương
Trang 18* Tổ chức bộ máy
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
Trang 19II- NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ
CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1 Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
2 Mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
Trang 20- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn còn tình trạng "hành chính hoá", "công chức hoá"
1 Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội
Trang 21a) Mục tiêu:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân
2 Mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
Trang 22b) Nhiệm vụ, giải pháp
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên, từng bước khắc phục "hành chính hoá" hoạt động và
"công chức hoá" cán bộ;
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả;
Trang 23- Thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện những nơi đủ điều kiện
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế; xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, quản lý,
sử dụng hiệu quả tài sản của tổ chức công đoàn phù hợp với điều kiện mới
- Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng; thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao
Trang 24XIN CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ
QUAN TÂM THEO DÕI!
XIN CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ
QUAN TÂM THEO DÕI!