Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững cây Hạt Trần:

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 42 - 52)

- Tuyến 5: Từ km16 đi Thác Đỗ Quyên Từ km16 đi Ngũ Hồ.

4.2.6. Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững cây Hạt Trần:

Thực trạng bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và cây Hạt Trần nói riêng ở vườn quốc gia Bạch Mã:

VQG Bạch Mã mở rộng gồm 42 tiểu khu, với tổng diện tích tự nhiên là 37.487 ha , gồm 12.064,8 ha rừng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 20.234 ha rừng thuộc phân khu phục hồi sinh thái và 5.188,2 ha rừng thuộc phân khu dịch vụ hành chính.

Vùng mở rộng khu vực huyện Nam Đông và Đông Giang có 14 tiểu khu với diện tích là 16.248 ha đều thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

Lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng gồm 42 người (4 người làm ở văn phòng, 38 người đóng ở 8 trạm kiểm lâm trực thuộc hạt kiểm lâm Vườn):

Trạm số 1: Đặt ở km16

Trạm số 3: Đặt ở Khe Dớn (Xã Lộc Trì).

Trạm số 4: Đặt ở khu vực Hồ Truồi (Xã Lộc Hòa).

Trạm số 6: Đặt ở khu vực cầu Hương Lộc (Xã Hương Lộc). Trạm số 7: Đặt ở Coldebay (Xã Hương Lộc).

Trạm số 9: Đặt ở Xã Thượng Nhật. Trạm số 10: Đặt ở Xã Sông Côn.

Như vậy, trung bình một trạm có 4-5 cán bộ kiểm Lâm, một cán bộ kiểm lâm bảo vệ khoảng 1.000ha rừng trong điều kiện địa hình phức tạp nằm trên địa bàn 15 xã, thị trấn (kể cả vùng đệm): địa bàn có có 12.617 hộ gia đình đang sinh sống với tổng số 61.371 nhân khẩu. Vì vậy, tài nguyên rừng ở đây luôn bị đe dọa. Nhìn chung, nguyên nhân gây ra suy thoái đa dạng sinh học nói chung và suy thoái cây Hạt Trần nói riêng là:

Nguyên nhân trực tiếp gồm:

- Khai thác lâm sản: việc khai thác lâm sản của người dân địa phương xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở những vùng giáp rang như khu vực Đầm Hương, Vũng Tròn...Trước khi Vườn được thành lập, hàng ngày có khoảng 200-300 người vào rừng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép ở những khu vực rừng nói trên, ước tính mỗi ngày có khoảng 12m3 gỗ bị cưa xẻ. Ngoài ra, các hoạt động khai thác gỗ của hai lâm trường nằm trong vùng đệm (Khe Tre và Nam Đông) với sản lượng 3.000m3 mỗi năm cũng gây tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học của vùng.

Cuộc sống của người dân địa phương còn phụ thuộc vào nhiều vào tài nguyên rừng, nhất là thời gian giáp hạt và nông nhàn. Cuộc sống sớm núi tối chợ, sáng vào rừng khai thác, thu hái lâm sản, chiều về đem ra chợ bán vì miếng cơm manh áo.

Cũng do giá trị lợi nhuận cao nên việc khai thác tập trung vào một số loài gỗ quý hiếm, vì vậy nhiều loài hiện nay đang ở mức độ đe dọa cao như: Gõ lau, Trầm hương, kiền kiền, Ươi, các loài Lan hài, Lan kim tuyến, Lan hoàng thảo.

Việc mua các loại mây để xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm đầu của thập kỷ 90 đã làm cho loài song mật bị đe dọa nghiêm trọng. Hay như tinh dầu của cây Re hương có giá trị xuất khẩu cao nên không chỉ có người dân địa phương mà còn những người từ nơi khác đến săn lùng, khai thác.

Vấn đề khai thác củi làm chất đốt cũng là nguyên nhân đáng quan tâm. Trong phạm vi vùng đệm có thể thấy trên 90% năng lượng dùng trong gia đình như nhu cầu sinh hoạt gia đình, nấu cám Lợn, nấu rượu, chế biến các sản

phẩm nông nghiệp...là các sản vật từ thực vật. Nhu cầu hàng ngày về củi đốt khu vực quanh vườn quốc gia Bạch Mã vào khoảng 6kg-20kg/gia đình.

Ngoài ra, nhu cầu khai thác lâm sản ngoài gỗ (lá nón, mây, cây dược liệu,...) của người dân trong vùng khá lớn đây cũng là một trong những nhuyên nhân ảnh hưởng đến sinh cảnh và ĐDSH của vùng.

- Xâm lấn đất để sản xuất nông nghiệp: Đất nông nghiệp ở đây rất ít, bình quân mỗi gia đình 5,5 khẩu, chỉ có 1.000m2 đất ruộng để sản suất, năng xuất lúa lại thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra gây mất mùa càng làm cho đời sống người dân địa phương thêm khó khăn. Thêm vào đó tập quán sản xuất, canh tác độc canh của người dân vùng đệm làm cho đất đai bị thoái hóa, nghèo kiệt. Do đó, họ phải phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đa dạng sinh học của vườn và vùng đệm bị xâm phạm, môi trường sống bị phá hủy.

Dân tộc sinh sống khá lâu đời ở đây là người Ka tu, trước đây họ thực hiện du canh luân phiên, phá rừng để làm nương rẫy, canh tác trong vài năm rồi chuyển sang nơi khác, khi rừng được phục hồi thì họ quay trở lại đốt nương canh tác.

Bên cạnh đó, khi chuyển sang kinh tế thị trường mục tiêu lợi nhuận tác động mạnh đến suy nghĩ của người dân vùng đệm, họ chuyển những khu rừng giáp ranh vườn quốc gia Bạch Mã thành các khu trồng cây Cao su. Do đất thiếu, họ tạo nên sức ép đến Vườn, nhiều người đề xuất với địa phương nhận lại những khu rừng ở vùng thấp để trồng cây Cao su.

- Sự tàn phá của chiến tranh: Trải qua hai cuộc chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh chống Mỹ, một phần diện tích của Vườn bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học hay bom đạn. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, trong chiến dịch Ranch hand tập trung vào những khu rừng từ vùng núi cao đến vùng ven biển, từ vùng ẩm ướt tới vùng khô hạn, trải dài từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, các khu vực rừng thuộc vườn quốc gia Bạch Mã là một trong những vùng bị rải các chất hóa học nhiều nhất.

Khu vực đỉnh núi Bạch Mã có vị trí chiến lược quan trọng, nên trong chiến tranh chống Mỹ đã được sử dụng làm căn cứ quân sự, nhiều trận đánh khốc liệt đã diển ra ở đây, bom đạn làm cho nhiều loài thực vật bị chết, sinh cảnh bị thay đổi.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch sinh thái: Hệ thực vật hiện nay của Vườn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động của con người

như: Việc xây dựng con đường quốc lộ 1A và con đường sắt sau đó là việc mở đường lên đỉnh và xây dựng điểm nghỉ mát ở đỉnh núi Bạch Mã cũng đã gây hậu quả xấu đối với hệ thực vật ở đây. Công trình hồ chứa nước Truồi được xây dựng ở xã Lộc Hòa từ năm 1996 để cung cấp nước phục vụ tưới tiêu đã làm ngập hơn 360ha rừng và đất rừng. Các dự án phát triển khác như xây dựng đường dây 500kv, Tuyến đường Hồ Chí Minh phía Tây đi qua Vườn đã làm thay đổi sinh cảnh, ảnh hưởng đến hệ động thực vật rừng.

Như vậy, do phát triển các công trình giao thông, hồ chứa nước...làm ảnh hưởng đến các loài thực vật hiếm, đặc hữu, ngoài ra còn tạo ra các khoảng trống sinh thái tạo điều kiện cho các loài xâm lấn phát triển mạnh, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm tặc dễ dàng khai thác và vận chuyển Lâm sản.

Hiện nay, đỉnh Bạch Mã được phát triển thành khu du lịch sinh thái, một số khách sạn, nhà nghĩ, hồ chứa nước, các tuyến đường mòn tham quan được quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, người dân địa phương đã và đang có kế hoạch khai thác các thắng cảnh thiên nhiên để làm du lịch sinh thái như: Nhị Hồ, Thác Mơ, Thác Truồi, Hồ Truồi... Điều này ít nhiều sẽ gây tác động đến sinh cảnh của môi trường tự nhiên và gây suy thoái cho một số loài được xem là dễ bị tuyệt chủng như các loài đặc hữu, các loài với nơi sống hẹp,...Khu đỉnh Bạch Mã có rất nhiều loài cây có giá trị về dược liệu, giá trị khoa học...Vì thế, việc mở các tuyến đường tham quan và ô nhiểm môi trường do rác thải sẽ gây ra tác động xấu tới các loài thực vật nói chung và các loài cây Hạt Trần nói riêng.

- Cháy rừng và thiên tai: Trước khi thành lập Vườn, nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Cháy rừng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh nhiều loài cây xâm lấn.

Ngoài ra, hạn hán và lũ lụt vẫn xảy ra gây những hậu quả nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Đặc biệt, trận lũ lịch sử năm 1999, nhiều khu rừng non mới phục hồi bị lũ quét tàn phá nghiêm trọng làm suy thoái đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng ở Vườn.

Nguyên nhân gián tiếp gồm:

- Sự đói nghèo vàgia tăng dân số: là 2 nguyên nhân lớn làm cho người dân sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng. Đây cũng chính là nguyên nhân khai

thác quá mức tài nguyên, lấn chiếm đất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

- Nhận thức của cộng đồng chưa đúng: Năng lực và trình độ nhận thức của người dân vùng đệm không cao, người dân thường có quan niệm không đúng về vai trò của vườn quốc gia. Một số bộ phận dân cư còn có thái độ coi thường pháp luật, chống đối, không chấp hành yêu cầu của lực lượng kiểm lâm bảo vệ Vườn. Vì vậy, vấn đề khai thác tài nguyên rừng vẫn xẫy ra thường xuyên, hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa đi vào quy củ, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho cộng đồng, đồng thời chưa đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Người dân vẫn còn có quan niệm tài nguyên rừng là vô tận.

- Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế: Lực lượng cán bộ quản lý bảo vệ còn mỏng và hạn chế cả về kiến thức chuyên môn lẫn trình độ nghiệp vụ, đôi khi họ tham gia tuần tra bảo vệ rừng chỉ là để hưởng phụ cấp, trong hoạt động còn thiếu tính kiên quyết, nể nang trong tình làng nghĩa xóm, chưa phối hợp chặt chẽ với cán bộ chính quyền địa phương. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn thiếu cụ thể.

Việc kí cam kết bảo vệ rừng đã được triển khai hầu hết trên địa bàn với 100% các hộ dân tham gia nhưng phần lớn chỉ mang tính hình thức, theo phong trào, người dân thực sự chưa tìm hiểu kĩ về vấn đề cam kết, quyền lợi và nghĩa vụ của họ bởi các bản cam kết đó không mang lại lợi ích kinh tế trước mắt. Hơn nữa, các bản cam kết luôn được viết bằng chữ phổ thông, trong khi một số hộ đồng bào dân tộc không biết chữ, nội dung cam kết lại chỉ do ban quản lý Vườn soạn lập, chưa tìm hiểu hết các tập tục cổ truyền của người dân tộc nên việc triển khai phần nào ảnh hưởng đến phong tục văn hóa riêng. Vai trò những người đứng đầu trong các cộng đồng dân cư như già làng, trưởng bản, trưởng thôn không được phát huy, họ không nhận được phụ cấp trong công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục và bảo vệ rừng. Do đó việc thực hiện cam kết hầu như không hoàn thành, người dân vẫn vi phạm đến tài nguyên rừng.

- Cơ sở hạ tầng của địa phương còn hạn chế: Đường sá chưa được nâng cấp, đảm bảo phục vụ cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hệ thống thông tin truyền thanh chưa phát triển nên công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đặc biệt là việc tiếp cận thực tế

và áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, các chính sách, thị trường của người dân còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là việc huy động lực lượng quần chúng trong việc báo động phòng cháy chữa cháy, truy bắt lâm tặc....

Các biện pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã:

Bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý ĐDSH không thể tách rời khỏi việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho người. Do đó chúng ta cần kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn phát triển, phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của vườn quốc gia Bạch Mã để góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho người dân vùng đệm. Hoạt động bảo tồn chỉ có được kết quả cao khi lợi ích thu được từ tài nguyên đa dạng sinh học được chia xẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.

Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, có nghĩa là phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm tổn hại đến tương lai và quản lí bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH của VQG Bạch Mã. Thực hiện nguyên tắc trên cơ sở tổng hợp, bao gồm cả bảo tồn nguồn gen, đa dạng loài và hệ sinh thái đồng thời phòng chống những nguy cơ có thể gây tổn thất cho tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và một số cây Hạt trần nói riêng.

Sau khi phân tích những nguyên nhân gây nên sự suy thoái cho các loài và tham khảo một số tài liệu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm:

- Thực hiện nghiêm túc một số chính sách: Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đới sống cộng đồng cho người dân sống trong vùng đệm của Vườn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào rừng là việc làm rất cần thiết. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội như:

Giao đất, giao rừng: Việc giao đất giao rừng được rà soát lại và thực hiện một cách công bằng để người dân yên tâm đầu tư và xây dựng kinh tế cho chính bản thân họ. Nếu việc giao đất giao rừng chưa hợp lý hoặc chưa triệt để thì không những không mang lại hiệu quả tốt mà còn ngược lại.

Giao khoán bảo vệ rừng: Trước đây, rừng là chỗ dựa của ngừơi dân để sinh sống, khi rừng bị quản lý người dân mất một khoảng thu nhập lớn, mặt

khác lực lượng kiểm lâm không thể ngày đêm đi khắp mọi nơi để ngăn chặn. Do đó, vấn đề giao khoán bảo vệ rừng cho người dân địa phương và xây dựng cơ chế sử dụng những sản phẩm ngoài gỗ từ rừng là một yêu cầu thực tế đáp ứng đầy đủ nguyện vọng về kinh tế của người dân và từ đó thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư sống xung quanh Vườn.

- Xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình: Với mục đích đem lại cho người dân vùng đệm những lợi ích thiết thực và quyền hưởng lợi cụ thể, rõ ràng từ việc bảo vệ Vườn, giảm thiểu tiến tới loại trừ, chấm dứt hoàn toàn các vụ vi phạm trong khai thác, vận chuyển lâm sản, giảm thiểu các vụ cháy rừng. Cũng phải thấy được rằng, người dân vùng đệm sống xa đường giao thông, trình độ thấp, đi lại khó khăn, thiếu thông tin cho nên khi được giao đất giao rừng, vấn đề đặt ra là phải giúp họ có được kiến thức để họ sử dụng hiệu quả và bền vững mãnh đất đó, nên việc giúp họ xây dựng các mô hình kinh tế để nâng cao năng xuất là sức cần thiết.

Việc kết hợp được các chương trình quốc gia được bố trí trong vùng đệm để cùng hướng tới mục đích xóa đói giảm nghèo, thực hiện chương trình phát triển nông thôn bền vững, tạo cho cộng đồng dân cư có điều kiện để đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời sống văn hóa.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng:

Mục đích là nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên và của đa dạng sinh học của Vườn nói chung và của thực vật Hạt Trần nói riêng, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ. Cụ thể thực hiện các biện pháp:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có đủ năng lực làm công tác tuyên truyền giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các loài cây Hạt

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 42 - 52)

w