- Tuyến 5: Từ km16 đi Thác Đỗ Quyên Từ km16 đi Ngũ Hồ.
4.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng:
Sự đa dạng về thành phần loài cây hạt trần ở đây sẽ kéo theo sự đa dạng về công dụng và giá trị của chúng. Theo kinh nghiệm, mục đích sử dụng của người dân, thảo luận với cán bộ vườn và tham khảo ý kiến chuyên gia. Kết quả nghiên cứu phân loại bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng được thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10: Phân loại thực vật hạt trần tại VQGBM theo bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng TT Bộ phận sử dụng Công dụng Số loài Tỷ lệ (%)
1 Gỗ Làm đồ gia dụng,nội thất cao cấp, dùng trong công
nghiệp (giấy, cầu, trụ mỏ, đóng tàu…) 12 25,53
2 Nhựa
Dược liệu, hương liệu, chế tạo sơn, dầu đánh bóng, xà phòng, các cây trong họ Dây Gắm nhựa có thể làm nước
uống được…
10 21,28
3 Quả, Hạt
Ăn, chế tạo xà phòng, dầu đánh bóng, dung trong y
học, dùng như thực phẩm, chế sơn, nến. 8 17,02
4 Lá Dược liệu 4 8,51
5 Rễ Dược liệu 2 4,26
6 Vỏ, thân Làm dây buộc 3 6,38
7 Toàn
cây Làm cảnh, bóng mát 8 17,02
Cây hạt trần có ở vườn quốc gia Bạch Mã có giá tri sử dụng rất phong phú và tỏ ra rất hữu ích với đời sống của người dân. Chúng có nhiều công dụng khác nhau. Nổi bật nhất là khả năng dùng làm dược liệu, chữa nhiều loại bệnh khác nhau như: giải độc, an thần, trị ho, thấp khớp,… Tiếp đến là khả năng dùng trong các ngành công nhiêp như công nghiệp giấy, công nghiệp đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng...
Cây Hạt Trần cũng có thể trồng ở đường phố, đình, chùa, công sở, công viên hay ở gia đình rất đẹp và quý hiếm, một số có giá trị tâm linh.
Ngoài đa dạng về giá trị sử dụng cây hạt trần còn đa dạng về bộ phận sử dụng
Bộ phận được dung nhiều nhất là gỗ (25,53%), được dùng trong các Công nghiệp và làm đồ dùng trong gia đình. Tiếp theo là Nhựa (21,28%) với nhiều công dụng khác nhau như dùng làm hương liệu, dược liệu quý hiếm, dầu bóng. Bộ phận được dùng ít nhất là Rễ (4,26%), dùng làm dược liệu. Tuy đa dạng về bộ phân và giá tri sử dụng nhưng ngành hạt trần nói chung và các loài cây hạt trần ở Bạch Mã nói riêng đều là những loài cây sinh trưởng chậm, khó phục hồi, số lượng cá thể ít (trừ một vài loài thông và dây gắm). Do đó việc khai thác sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và tái sinh của cây, dẫn đên nguy cơ suy giảm số lượng đe dọa tuyệt chủng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, đối với các loài hạt trần cần có những biện pháp bảo tồn tại chổ bằng kỹ thuật khoang nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen và ĐDSH của vùng.