Đặc điểm phân bố của cây Hạt Trần tại vườn quốc gia Bạch Mã

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 39 - 42)

- Tuyến 5: Từ km16 đi Thác Đỗ Quyên Từ km16 đi Ngũ Hồ.

4.2.5.Đặc điểm phân bố của cây Hạt Trần tại vườn quốc gia Bạch Mã

Từ kết quả điều tra trên hai vùng sinh thái khác nhau, kết hợp với phỏng vấn người dân và thảo luận với cán bộ kỹ thuật của vườn, đã xác định được vùng phân bố tập trung của các loài cây hạt trần tại Bạch Mã thể hiện qua bảng 11.

Từ bảng 11 ta thấy: Ở vùng 1, cây Hạt Trần ưu thế bởi các loài trong họ Dây Gắm (Gnetaceae), tiếp đến là Thông tre (Podocarpus neriifolius), ngoài ra còn có các cây trong họ Tuế (Cycadaceae).

Ở vùng 2, cây Hạt Trần ưu thế bởi các cây trong họ Kim Giao (Podocarpaceae), mà nổi bật nhất là Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum) và Thông Nàng (Dacrycarpus imbricatus), tiếp đến là một số đại diện trong họ Thông (Pinaceae), riêng các loài của họ Dây gắm (Gnetaceae) thì phân bố đều ở cả vùng 1 và vùng 2.

Bảng 11: Thành phần loài cây hạt trần trên 2 vùng sinh thái khác nhau tại VQG Bạch Mã

Tên họ Tên loài Vùng 1 <900m

(7ô tiêu chuẩn)

Vùng 2 >900m

(6 ô tiêu chuẩn)

Việt

nam Khoa học Việt nam Khoa học

n (Cây/ô) N (Cây/ha) G (%) N (Cây/ô) N (Cây/ha) G (%) Kim Giao Podocarpaceae Hoàng Đàn

Giả Dacrydium elatum 3/7 4,29 10,34 95/6 158,33 61,29

Thông Tre Podocarpus

neriifolius 6/7 8,57 20,69 11/6 18,33 7,10

Thông Nàng Dacrycarpus

imbricatus 0 0 0 33/6 55 21,29

Thông Pinaceae Thông Ba Lá Pinus kesiya 0 0 0 10/6 16,67 6,45

Thông Hai Lá Pinus merkusii 0 0 0 4/6 6,67 2,58

Dây

Gắm Gnetacea Dây Gắm Gnetum indicum 5/7 7,14 17,24 1/6 1,67 0,65

Dây Gắm lá

rộng Gnetum latifolium 11/7 15,71 37,93 1/6 1,67 0,65

Dây Gắm bông

nhỏ Gnetum

leptostachyum 3/7 4,29 10,34 0 0 0

Từ những kết quả điều tra thực tế và những tra cứu tài liệu thứ cấp chúng ta có sự phân bố cụ thể của cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã như sau:

Các loài: Đỉnh tùng hải nam (Cephalotaxus mannii), Pơmu (Fokienia hondgisii), Du sam (Keteleeria evelyniana): Là các loài được trồng dọc theo đường lên đỉnh từ km16-km19, ngoài tự nhiên chưa gặp. Hiện nay số lượng còn rất ít.

Các loài: Thông hai lá (Pinus merkusii), Thông ba lá (Pinus kesiya), Sa mu (Cunninghamia lanceolata): Là các loài cây được trồng dọc theo đường lên đỉnh từ km16-km20. Ngoài ra 2 loài này còn được trồng ở vùng chân Bạch Mã, ở những đồi thấp,

Các loài trong họ Tuế (Cycadaceae): Gồm Cycas aculeata, Tuế trạm lụi (Cycas chevalieri), Tuế lược (Cycas pectinata): thường gặp ở các đai núi thấp dưới 900m, tập trung nhiều ở khu vực đầu nguồn Hồ Truồi.

Các loài trong họ Dây gắm (Gnetaceae): Gồm Dây gắm (Gnetum indicum), Dây gắm lá rộng (Gnetum latifolium), Dây gắm bông nhỏ (Gnetum leptostachyum): Có vùng phân bố rộng: Ở đai cao trên 900m: Thường gặp ở khu vực núi Bạch Mã, Động Truồi, Động Dlíp. Ở đai cao dười 900m: Thường gặpở khu vực Nam Đông như khu vực Thác phướn, Coldebay.

Thông năm lá (Pinus merkusii): Được trồng dọc đường lên Bạch Mã từ km16-km20. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài tự nhiên gặp ở Núi mang (Huyện Đông giang- Quảng Nam).

Các loài: Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus): Là các loài phân bố tự nhiên nhiều ở Bạch Mã, tập trung hầu hết ở các khu vực núi cao từ 700m-800m trở lên của khu vực núi Bạch Mã.

Gặp nhiều nhất ở khu vực núi Bạch Mã, Động Dlíp, Động Truồi.

Thông tre (Podocarpus neriìolius): Ở đai cao phân bố cùng với Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) (đỉnh Bạch Mã, động Truồi, động Nôm, động Dlíp).

Ở đai thấp thường gặp rải rác cây kích thước nhỏ dưới tán rừng.

Kim giao (Nageia fleuryi): Thường gặp rải rác cây kích thước nhỏ ở đai cao hơn 900m khu vực đỉnh Bạch Mã.

Kim giao cuống phình (Nageia wallichiana): Đây là loài có vùng phân bố tương đối hẹp ở vườn quốc gia Bạch Mã, mọc tập trung tương đối nhiều ở đai cao hơn 800m khu vực xung quanh Động Truồi, Động Nôm, ngoài ra còn phát hiện 1 cá thể cây tái sinh cao khoảng 3m ở tiểu khu 1175 trong trạng thái rừng phục hồi thuộc phân khu hành chính dịch vụ và phát hiện 3 cá thể ở tiểu khu 1193 ở độ cao dưới 300m.

Các loài: Thông la hán (Podocarpus chinensis), Trúc bạch

(Podocarpus nagi): Chưa tìm thấy cây đứng ở Bạch Mã, được đưa vào đây dựa trên mối tương đồng về sinh cảnh với vùng đã phát hiện chúng và một số tài liệu từ thời thuộc Pháp.

Từ sự phân bố của các loài cây Hạt Trần tại vườn quốc gia Bạch Mã, chúng tôi nhận thấy:

Phần lớn các cây hạt trần đều phân bố tập trung ở đai cao trên 700m, tập trung nhiều ở khu vực động Nôm, động Truồi, động Dlíp, đỉnh Bạch Mã. Riêng các cây trong họ Dây gắm và thông tre có vùng phân bố rộng. Các loài tuế tập trung ở đai thấp. Cây Hạt Trần vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có nguồn gốc nhân tạo (Cây được trồng).

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 39 - 42)