KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 52 - 54)

- Tuyến 5: Từ km16 đi Thác Đỗ Quyên Từ km16 đi Ngũ Hồ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1. Kết luận:

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy nguồn tài nguyên Cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã tương đối phong phú, chiếm 37% (20/54) số loài cây Hạt Trần hiện có ở Việt Nam.

- Trong đó 17 loài mọc tự nhiên, 3 loài cây được trồng, thuộc 7 họ thực vật. - Có 95% (19 loài) cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã có phổ dạng sống là cây chồi trên đất. Chỉ có 5% (1 loài) có dạng sống là cây chồi sát đất.

- Có 85% (17 loài) cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã có nguồn gốc bản địa tự nhiên tại chỗ, 15% (3 loài) do con người gây trồng.

- Các loài cây Hạt Trần ở vườn quốc gia Bạch Mã phân bố tập trung ở đai cao (>900m), nơi có khí hậu ôn hòa, tầng đất dày, nhiều mùn, lượng mưa trung bình lớn.

- Tất cả các loài cây Hạt Trần tại vườn quốc gia Bạch Mã đều đa dạng về giá trị sử dụng và bộ phận sử dụng.

- Hơn 50% số loài cây hạt trần ở đây là quý hiếm và có nguy cơ đe dọa, khả năng duy trì và phát triển kém do đó cần có biện pháp bảo tồn tại chổ nghiêm ngặt bằng kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen cây hạt trần.

5.2. Kiến nghị

Để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây Hạt Trần tại vườn quốc gia Bạch Mã chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn, chú trọng các khâu: Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác bảo tồn, đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo tồn, tập trung vào việc xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học nói chung và các loài cây Hạt Trần nói riêng. Tổ chức cho các đội kiểm lâm, phòng kĩ thuật điều tra định kì ở các vùng phân bố của cây Hạt Trần. Tăng cường phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, các ban ngành về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng để kiểm soát việc khai thác cây Hạt Trần.

- Nhân giống, gây trồng những cây Hạt Trần có số lượng ít, thúc đẩy tái sinh tự nhiên để tạo các cảnh quan du lịch đẹp bằng các rừng cây Hạt Trần thuần loài, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về cây Hạt Trần.

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng quy chế thống nhất quản lý vùng đệm, trên cơ sở đó để nâng cao đời sống nhân dân địa phương thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi, chương trình 661....xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, xây dựng quy chế người dân sử dụng các lâm sản ngoài gỗ như: Cây thuốc, Mật ong, Hạt ươi, song mây, lá nón....Nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.

- Chủ động tìm tòi đối tác, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực: Điều tra cơ bản, nghiên cứu các loài cây Hạt Trần, các loài cây quý hiếm, các loài cây đặc hữu Bạch Mã, nghiên cứu rừng nhiệt đới và hợp tác trong lĩnh vực nâng cao trình độ về bảo tồn.

- Thử nghiệm gây trồng và nhân giống những loài cây Hạt Trần quý hiếm phân bố hẹp như: Đỉnh tùng hải nam, Sa mu.

Một phần của tài liệu Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC (Trang 52 - 54)