1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ đoàn ở cơ sở

199 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Giúp cho người học hiểu được:- Sự ra đời và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất khoa học vàcách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin; - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sư vận dụng và phát t

Trang 2

văn kiện Đại hội XI của Đảng), NXB Chính trị quốc gia, Sự thật - Hà Nội - 2011.

Để thực hiện có hiệu quả các bài học lý luận chính trị của tài liệu đối với đoàn viên,thanh niên, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã giao cho: Học viện Thanh thiếu niênViệt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Trung tâm Truyền hình Thanh niênphối hợp xây dựng bộ công cụ phục vụ triển khai và đổi mới việc học tập 6 bài lýluận chính trị trong đoàn viên, thanh niên phù hợp với điều kiện hiện nay

Tập đề cương bài giảng "Chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn cơ sở" được biên soạn theo hướng mở rộng và cụ thể hoá hơn so với

tài liệu bồi dưỡng đã ban hành, nhằm giúp cho cán bộ Đoàn làm giảng viên, báocáo viên có thêm tiềm năng về kiến thức, phương pháp biên soạn giáo án đáp ứngyêu cầu mang tính sư phạm trên cả hai mặt: giáo dưỡng và giáo dục Cùng với tập

đề cương bài giảng chuyên đề còn có hệ thống giáo án điện tử (dạng slide hình ảnh)

và đĩa DVD bài giảng mẫu thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa trực quan sinh động với

lý luận và thực tiễn khách quan Mong muốn những học liệu này sẽ góp phần đổimới và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học 6 bài lý luận chính trị trong đoànviên, thanh niên với sự say mê, hứng thú của tuổi trẻ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Ban Biên soạn tài liệu đã cố gắng cập nhật thông tin, tư liệu có liên quan đểhoàn thiện nội dung từng chuyên đề Tuy nhiên, tài liệu này không thể tránh khỏinhững thiếu sót, hạn chế nhất định Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp, bổsung của các đồng chí cán bộ Đoàn và bạn đọc để tài liệu hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!

BAN BIÊN SOẠN

Trang 3

Giúp cho người học hiểu được:

- Sự ra đời và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất khoa học vàcách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sư vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩaMác - Lênin vào điều kiện Việt Nam; giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cáchmạng Việt Nam

- Đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với Việt Nam, là sự lựa chọn phù hợpvới khát vọng của nhân dân Việt Nam

2 Về kỹ năng:

Giúp cho người học:

- Nhận biết được những tư tưởng hoài nghi về Chủ nghĩa Mác - Lênin, đểđấu tranh với những luận điểm sai trái

- Nhận biết được những âm mưu thủ đoạn nhằm xuyên tạc, loại bỏ Chủnghĩa Mác - Lênin nhất là âm mưu "diễn biến hoà bình" hiện nay của các thế lựcthù địch

- Vận dụng những hiểu biết về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh vào các mặt công tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

3 Về thái độ:

Giúp cho người học:

- Tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng vànhân dân ta đã lựa chọn, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

- Tích cực, chủ động đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Trang 4

III- Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật của lịch

sử khát vọng của nhân dân Việt Nam

NỘI DUNG CHI TIẾT

I- Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng trong thời đại ngày nay

1.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin là thành tựu trí tuệ vĩ đại của loài người

1.1.1 Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác - Lênin là quy luật phát triển khách quan của xã hội?

Tại sao nói sự ra đời của Chủ nghĩa Mác-Lênin là quy luật phát triển khách quan của xã hội?

- Từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, xã hội bắt đầu xuất hiện áp bức, bóclột bất công

+ Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: giai cấp chủ nô bóc lột giai cấp nô lệ, nô lệchỉ là "công cụ biết nói", là tài sản của chủ nô, chủ nô được quyền bán, giết

+ Trong chế độ phong kiến: giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột giai cấpnông dân bằng sưu cao, thuế nặng đẩy người nông dân vào cảnh cơ cực bần hàn

+ Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhânbằng những biện pháp tinh vi hơn dựa trên cơ sở tự do mua bán sức lao động vàchế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất làm cho giai cấp vôsản bị bần cùng hoá (bần cùng hoá tuyệt đối và bần cùng hoá tương đối)

- Dưới các chế độ áp bức bóc lột, những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo đã hình thành và phát triển với mong muốn giải phóng các giai cấp cần lao khỏi ách áp bức bất công.

+ Ngay từ thời Trung cổ, trong chế độ phong kiến đã xuất hiện những tưtưởng dưới hình thức tôn giáo nhằm xoa dịu nỗi đau của nhân loại Bên cạnh đó, cónhững tư tưởng tiến bộ, ước mơ đưa loài người đến xã hội tốt đẹp, bình đẳng củaConapanenna với tác phẩm "Thành phố mặt trời"

Trang 5

+ Vào đầu thế kỷ XIX, đã xuất hiện những tư tưởng phê phán, chống lại sự

áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ tương lai tốt đẹp, với nhữngđại biểu điển hình ở nước Pháp: Xanh xi mông (1761-1825), Phuriê (1772-1837) và

ở nước Anh là Ô oen (1771-1858) Các ông đã ước mơ về một xã hội tương lai củaloài người là chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ công nghiệp mới mà ở đó mọi ngườibình đẳng, được sống sung sướng về vật chất và tinh thần Các ông chủ trương:Con đường đến xã hội tốt đẹp đó không phải bằng cách mạng xã hội lật đổ chủnghĩa tư bản mà bằng sự tuyên truyền, thử nghiệm mô hình để thuyết phục giai cấp

tư sản tuân theo Vì vậy, các ông đã thuộc vào trường phái của những người chủnghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu

- Đến những năm 40 của thế kỷ XIX ở Châu Âu đã xuất hiện những tiền đề

về kinh tế - xã hội, khoa học và lý luận dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa Mác.

Tại sao Chủ nghĩa Mác lại ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX?

+ Tiền đề kinh tế - xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở các nước Anh, Pháp, Đức

và một số nước tư bản chủ nghĩa khác, đặc biệt là sự ra đời của nền đại công nghiệp

cơ khí đã chứng tỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ưu việt hơn hẳn phươngthức sản xuất phong kiến

Sự phát triển của lực lượng sản xuất lúc đầu đã giúp cho quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa được củng cố, tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển,nhưng càng về sau mâu thuẫn xã hội càng gay gắt và bộc lộ rõ nét; sự phân hoágiàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng Những xung đột giữa giai cấp vô sản với

tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp Điều này chứng tỏ chủnghĩa tư bản không phải là phương thức sản xuất tiến bộ, giai cấp tư sản đã bộc lộ

rõ bản chất bóc lột và sự tha hoá về quyền lực

Như vậy, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượngsản xuất với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất đã dẫnđến xuất hiện những vấn đề chính trị xã hội mới

+ Tiền đề chính trị - xã hội:

Giai cấp công nhân ra đời và ngày càng đông đảo cùng với sự phát triển củanền đại công nghiệp cơ khí, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản luôn đối lập nhau vềlợi ích

Trang 6

Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng lan rộng, phát triển từ tựphát đến tự giác, từ đấu tranh kinh tế (đòi lợi ích kinh tế tăng lương, giảm giờlàm ) đến đấu tranh chính trị (lật đổ chủ nghĩa tư bản).

Ví dụ:

- Cuộc đấu tranh của công nhân Liông (Pháp) năm 1831 và năm 1834

- Cuộc đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1834

- Phong trào hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30, đầu những năm 40của thế kỷ XIX

Các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản bùng phát báo hiệu sự trưởng thành

về ý thức chính trị của giai cấp vô sản và thu hút sự chú ý của các đại biểu tiên tiếncủa tầng lớp trí thức tư sản tiến bộ, trước hết là C.Mác và Ph.Ăngghen Thực tiễnđấu tranh của giai cấp công nhân đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen nhận rõ vai trò và

sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủnghĩa và xây dựng chế độ xã hội mới

+ Tiền đề khoa học và lý luận:

Cùng với những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, sự phát triển của chủ nghĩa

tư bản lúc này cũng làm xuất hiện những thành tựu về khoa học và lý luận

- Năm 1895, Rơn Ghen phát hiện ra tia X

- Năm 1896, Béc cơ ren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ

- Năm 1897, Tom Xơn phát hiện ra điện tử

- Năm 1901, Kaufman phát hiện ra hiện tượng khối lượng của điện tử thayđổi theo tốc độ vận động của nó

- Các nhà sinh vật học người Đức như Svan và Slâyđen đã đề ra lý luận tếbào, đã chứng minh rằng các tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển của tất cả

Trang 7

các cơ thể động vật và thực vật, tìm ra bản chất phát triển của cơ thể động vật, thựcvật là sự hình thành tế bào.

- Nhà khoa học người Anh là Đácuyn cũng đã phát hiện ra lý luận duy vật vềnguồn gốc và sự phát triển của các loại thực vật và động vật, thuyết tiến hoá Phátminh ra Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Lômônôxốp

Những phát minh quan trọng này đã bác bỏ sự thống trị của những quan niệm duy tâm, siêu hình giúp C.Mác và Ph.Ăngghen hình thành quan điểm duy vật biện chứng.

* Về khoa học lý luận:

- Triết học cổ điển Đức - đại biểu là Can tơ, Hê ghen; Phoiơbắc

Đó là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và kiến giải duy vật mang tínhsiêu hình trong các tác phẩm của Phoiơbắc

- Kinh tế chính trị cổ điển Anh - đại biểu điển hình là Ađamsmith, Đa vit RiCác Đô (đã chỉ ra tính chất bóc lột của giai cấp tư sản)

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp - đại biểu là Xanh Xi Mông, Phuriê(đã phê phán chủ nghĩa tư bản và nêu những dự đoán thiên tài về mô hình, một sốđặc điểm của chế độ xã hội chủ nghĩa tương lai)

Những thành tựu khoa học lý luận trên có ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn.Tuy chưa đạt đến đỉnh cao khoa học (do hạn chế về nhận thức, sự vận động củathực tiễn xã hội chưa bộc lộ rõ và cũng do chi phối về lợi ích giai cấp), nhưng lýluận của các học giả nêu trên chứa đựng nhiều hạt nhân hợp lý giúp C.Mác vàPh.Ăngghen kế thừa và phát triển đến đỉnh cao khoa học

- C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tiền đề lý luận của nhân loại để phát triển thành học thuyết khoa học và cách mạng cho giai cấp vô sản - đó là chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trong học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:

+ Quy luật hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản+ Vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là: Xoá bỏ chế độ tư bảnchủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản

Vì vậy, Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu thựctiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân

1.1.2 Sự vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin trong các giai đoạn lịch sử:

Trang 8

Chủ nghĩa Mác sau khi trở thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh nó đã trực tiếp

đi vào đời sống xã hội, trở thành vũ khí lý luận của giai cấp vô sản Vì thế, nộidung của nó được lan truyền nhanh chóng ở các quốc gia thuộc Châu Âu, trong đó

có nước Nga Nhưng sau khi Các Mác và Ph.Ăngghen qua đời, phong trào cộng sảnthế giới có nguy cơ bị những người của phái chủ nghĩa xã hội dân chủ chi phối.Những người này tuyên truyền những luận điểm để bác bỏ những giá trị của Chủnghĩa Mác Tình hình đó cũng diễn ra ở nước Nga trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX vànhững năm đầu của thế kỷ XX

Tình hình thế giới đầu thế kỷ XX có những biến đổi quan trọng nào ?

- Những năm cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX trong khoa học tự nhiên có những phát minh mới.

Việc tìm ra điện tử và cấu tạo của nguyên tử làm đảo lộn căn bản quan niệmvật lý học cổ điển, dẫn tới "cuộc khủng hoảng vật lý" Lợi dụng tình hình đó, chủnghĩa duy tâm, trong đó có chủ nghĩa Makhơ (duy tâm chủ quan) công kích chủnghĩa duy vật của Mác Nước Nga sau cuộc cách mạng 1905-1907 thất bại, nhữngngười theo chủ nghĩa Makhơ tăng cường hoạt động lý luận, họ viện cớ "bảo vệ chủnghĩa Mác" để xuyên tạc Chủ nghĩa Mác

- Chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển mới:

Chuyển từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủnghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc với rất nhiều những biểu hiện mới:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản làm cho mâu thuẫn giữa cácnước đế quốc không thể điều hoà

+ Các tổ chức tư bản độc quyền không chỉ bóc lột giai cấp vô sản, mà cònchèn ép giai cấp tư sản vừa và nhỏ (cá lớn nuốt cá bé)

+ Các tập đoàn tư bản độc quyền đã mở rộng sự thống trị và bóc lột ra phạm

vi thế giới

+ Sự xâm chiếm thuộc địa của 6 nước đế quốc lớn: Anh Pháp Đức Ý Nga - Nhật, trong đó nước Anh chiếm hơn nửa số nước thuộc địa - "Mặt trời khôngbao giờ lặn trên đất nước Anh"

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa và phụ thuộc ngày càng gay gắt:

+ Các những đế quốc tiến hành khai thác, bóc lột và nô dịch nhân dân cácnước thuộc địa tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa đế quốc với các dântộc thuộc địa và phụ thuộc

Trang 9

+ Trên thế giới xuất hiện càng nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộccủa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Từ yêu cầu của thực tiễn cách mạng lúc đó đòi hỏi phải vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới

Vai trò của Lênin trong việc đấu tranh bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác được thể hiện như thế nào?

- V.I Lênin (1870-1924) đã đấu tranh bảo vệ Chủ nghĩa Mác, vận dụng và phát triển sáng tạo toàn diện học thuyết Mác trong điều kiện mới để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản.

- V.I Lênin kịch liệt phê phán chủ nghĩa xét lại, cơ hội, tả khuynh, hữukhuynh, giáo điều

+ Chống chủ nghĩa cơ hội của Béc-xtanh và Cau-xky, Lênin chỉ rõ: thực chấtcủa chủ nghĩa cơ hội là "ôm hôn Chủ nghĩa Mác để bóp chết Chủ nghĩa Mác "

+ Trong tác phẩm "Làm gì" Lênin cũng chỉ rõ khuynh hướng cơ hội chủnghĩa trong phong trào dân chủ - xã hội quốc tế hình thành vào cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX và mưu toan xét lại Chủ nghĩa Mác

- V.I Lênin viết tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản"

để chống lại bệnh tả khuynh phát sinh trên phạm vi quốc tế đầu thế kỷ XX

Trong cuộc đấu tranh đó, Lênin không những đã bảo vệ Chủ nghĩa Mác, màcòn làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình tháikinh tế - xã hội

Năm 1900, Lênin viết tác phẩm: "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán" để vạch rõ quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theochủ nghĩa Makhơ và chỉ rõ tác hại của nó đến phong trào cách mạng ở Nga Trongtác phẩm này, Lênin đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử dựa trên sự phân tích, khái quát những thành tựu khoa họcmới nhất

+ V.I Lênin xây dựng định nghĩa vật chất với tính cách là phạm trù triết họcdùng để chỉ thực tại khách quan, đồng thời còn làm rõ thêm nhiều vấn đề về lý luậnnhận thức Mác xít

+ Năm 1914 - 1915, Lênin nghiên cứu nhiều tác phẩm triết học, đặc biệtquan tâm nghiên cứu về phép biện chứng của Hêghen để làm phong phú thêm phépbiện chứng duy vật, nhất là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đốilập

Trang 10

+ V.I Lênin chuẩn bị lý luận cho cuộc cách mạng 1917 Tinh thần sáng tạocủa tư duy biện chứng đã giúp cho Lênin có những đóng góp quan trọng vào khotàng lý luận của Chủ nghĩa Mác về triết học như:

Vấn đề về Nhà nước;

Bạo lực cách mạng;

Chuyên chính vô sản;

Lý luận về Đảng kiểu mới

Lênin đã là tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ và phát triển Chủ nghĩaMác Với tinh thần biện chứng duy vật, xem chân lý là cụ thể, không chấp nhậnmọi biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều Chính vì vậy mà một giai đoạn mới trong sưphát triển của Chủ nghĩa Mác đã gắn liền với tên tuổi của Lênin và từ đó học tuyếtMác mang tên hoạc thuyết Mác-Lênin

- Về bản chất và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn mới đã được Lênin làm rõ trong tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản".

Trong tác phẩm này Lênin đã chỉ ra 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa

tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc)

- Sự tích tụ và tập trung sản xuất dẫn tới hình thành các tổ chức độc quyền.+ Sự xuất hiện và hoạt động của tư bản tài chính

+ Xuất khẩu tư bản là sự ăn bám bình phương của chủ nghĩa tư bản

+ Sự phân chia thị trường thế giới của các cường quốc đế quốc

+ Sự đấu tranh phân chia lại thị trường và lãnh thổ thế giới của các cườngquốc đã dẫn đến chiến tranh thế giới

Đồng thời Lênin đã chỉ ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bảnkhông thể khắc phục được, đó là:

+ Mâu thuẫn giữa sự xã hội hoá sản xuất ngày càng cao của lực lượng sảnxuất với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau

+ Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với các nước đế quốc.Trên cơ sở đó, Lênin xác định: Chủ nghĩa tư bản độc quyền (hay chủ nghĩa

đế quốc) là giai đoạn phát triển cao (giai đoạn tột cùng) của chủ nghĩa tư bản, vềbản chất vẫn dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản

Trang 11

xuất và bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân ở trình độ cao hơn với quy môtoàn thế giới Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng tạo ra những tiền đề vậtchất đầy đủ hơn cho sự ra đời chế độ xã hội mới - đó là Chế độ Cộng sản chủ nghĩa

mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội

V.I Lênin đã hiện thực hoá Chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước Nga như thế nào?

- Nếu như C.Mác dự báo khả năng cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thắng lợi ởcác nước tư bản phát triển một cách đồng thời, thì Lênin khẳng định do sự pháttriển không đều của chủ nghĩa tư bản nên cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắnglợi ở một nước hoặc một số nước là khâu yếu nhất trong sợi dây xích của chủ nghĩa

tư bản, đồng thời Lênin còn chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản ởcác nước tư bản chủ nghĩa với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa,phụ thuộc

- V.I Lênin đã xây dựng Đảng vô sản kiểu mới, lãnh đạo phong trào đấutranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga giành thắng lợi cách mạngtháng Mười vĩ đại, lập nên chính quyền Xô Viết, mở ra một thời đại mới - thời đạiquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

- Trong tác phẩm "Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" Lênin đã kế thừa tưtưởng của Mác về sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa xã hội đối với phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa và chỉ rõ:

+ Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Thực chất của thời kỳ quá độ

+ Độ dài của thời kỳ quá độ

+ Các loại hình quá độ

- V.I Lênin đề ra “Chính sách kinh tế mới” thay cho chính sách "Cộng sảnthời chiến" đã thực hiện ở nước Nga trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước Nga

Nội dung chủ yếu của "Chính sách kinh tế mới":

+ Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong "Chínhsách cộng sản thời chiến"

+ Thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp…+ Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá độ, khuyếnkhích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho sự thủ tiêu kinhdoanh tư nhân, sử dụng tư bản Nhà nước, chuyển các xí nghiệp Nhà nước sang chế

Trang 12

độ hạch toán kinh tế, chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phương Tây

để tranh thủ vốn, kỹ thuật

"Chính sách kinh tế mới" của Lênin có ý nghĩa to lớn Về thực tiễn, nhờ cóchính sách đó nước Nga Xô Viết đã khôi phục nhanh chóng, nền kinh tế sau chiếntranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị, phát triển nhận thức sâusắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Trong chủ trương phát triển xã hội mới, Lênin còn đề cập đến nhiều vấn đềkhác:

+ Lý luận để xây dựng chính quyền Xô Viết

+ Phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật

+ Tiến hành công nghiệp hoá – điện khí hóa toàn quốc

+ Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa

+ Về xây dựng Đảng, nguy cơ của Đảng Cộng sản cầm quyền

Ở Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm, đường lối pháttriển kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng "Chính sách kinh tếmới" của Lênin phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta

Tóm lại, khi chủ nghĩa tư bản bước sang một giai đoạn phát triển mới, Lênin

trên cơ sở kế thừa học thuyết của C.Mác - F.Ăng Ghen đã phát triển Chủ nghĩaMác trong điều kiện mới, đặc biệt Lênin đã hiện thực hiện hoá Chủ nghĩa Mác vàonước Nga, đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra mộtthời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Đồngthời, Lênin cũng đấu tranh không khoan nhượng với các tư tưởng tư sản để bảo vệChủ nghĩa Mác

1.2 Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất gồm 3 bộ phận: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nội dung cơ bản của những bộ phận hợp thành Chủ nghĩa Mác - Lênin là

Trang 13

Mác-và đưa chủ nghĩa tư bản tới chỗ diệt vong.

+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã chỉ ra những quy luật phát triển của quan

hệ sản xuất mới, con đường xây dựng một xã hội không có áp bức bất công, vì tự

do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, giai đoạn đầu làchủ nghĩa xã hội

+ Những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin bao gồm:

Học thuyết giá trị của Mác

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác

Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, tái sản xuất và lưu thông tư bản xã hội.Học thuyết của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độcquyền Nhà nước

- Chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Nghiên cứu những quy luật chuyển biến xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội

xã hội chủ nghĩa và phương hướng xây dựng xã hội mới

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học đã chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản càngphát triển càng tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ cho sự ra đời xã hội mới - xãhội Cộng sản chủ nghĩa

+ Lực lượng xã hội thực hiện sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản và nhândân lao động

+ Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học Mác-Lênin:

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Những vấn đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xãhội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện thực và triển vọng

Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp côngnhân, đảm bảo cho sự thành công của cách mạng vô sản

1.3 Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trang 14

Vì sao học thuyết Mác-Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng nhất? 1.3.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả kế thừa thành tựu trí tuệ của nhân loại

Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời không phải là sản phẩm chủ quan, độc lập củariêng Mác, Ăng Ghen, Lênin, mà là sự kế thừa, kết tinh những tri thức tiên tiến nhấtcủa thời đại

- Kế thừa tư tưởng khoa học và tiến bộ của Triết học cổ điển Đức, kinh tếchính trị tư sản cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

- Kế thừa thành tựu khoa học, lý luận của các nhà khoa học, những tư tưởngtiến bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại

- Là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự giảiphóng mình và giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại

1.3.2 Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết duy nhất hướng đến mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ ra lực lượng, con đường, phương thức đạt mục tiêu đó.

C.Mác, Ph.Ăng Ghen, V.I Lênin đã chỉ ra con đường để giải phóng giai cấp,giải phóng xã hội, giải phóng con người - con đường cách mạng vô sản

Học thuyết Mác-Lênin chỉ rõ mục tiêu của cách mạng vô sản:

- Trước khi có ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác, đã có nhiều cuộc đấu tranhbiểu tình của công nhân nhưng mới chỉ dừng lại ở đấu tranh kinh tế (đòi tănglương, giảm giờ làm), có những cuộc khởi nghĩa nhưng chỉ nổ ra ở phạm vi từngvùng, từng nước, mang tính tự phát

- Từ khi có ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác, mục tiêu đấu tranh đặt ra là: giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm chủ xã hội.

Học thuyết Mác-Lênin chỉ rõ lực lượng tiến hành cách mạng vô sản:

- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ quần chúng nhân dân là người sáng tạo ralịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản Mácxit

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích điều kiện kinh tế- xã hội và khẳng định

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là giai cấp cách mạng triệt để nhất trongcuộc đấu tranh xoá bỏ ách áp bức bất công và tình trạng người bóc lột người

Học thuyết Mác-Lênin chỉ rõ con đường cách mạng vô sản:

Trang 15

- Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường củacách mạng vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo, những phương thức cải tạo thế giới,thực hiện mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cáchmạng.

C.Mác khẳng định "Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nóthâm nhập vào quần chúng"

- Trong học thuyết của mình, Mác, Ăng Ghen, Lênin đã chỉ rõ quy luật vậnđộng của lịch sử xã hội loài người, giúp cho quần chúng nhân dân lao động có đượcphương pháp luận khoa học để nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - chỉ cho giaicấp công nhân nhận thức về lợi ích của giai cấp mình và con đường để đạt được lợiích đó là đấu tranh giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và giải phóngcon người

1.3.3 Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, khoa học, cách mạng hoàn chỉnh

- Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học Mác xít làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý

luận khoa học

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ sự chuyển biến của xã hội loài người từ

hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác diễn ra mộtcách tự nhiên, trải qua quá trình đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt

- Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện sự vận động của phương thức sản xuất Đó là cơ sở để

khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi tất yếu của chủnghĩa xã hội

- Học thuyết giá trị thặng dư chỉ rõ mục đích và quy luật vận động của

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

+ Mục đích của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư.+ Quy luật giá trị thặng dư chi phối quá trình phát sinh, phát triển và diệtvong tất yếu của chủ nghĩa tư bản

- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản chỉ rõ:

+ Giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất tiêntiến, có tính tổ chức và kỷ luật cao

Trang 16

+ Giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ tưbản chủ nghĩa.

+ Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa là bước đầu, tiếp đó là xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

1.3.4 Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận mác xít

- Thế giới quan duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp con người:

+ Hiểu rõ bản chất của thế giới là vật chất

+ Thế giới (tự nhiên, xã hội) và tư duy của con người vận động, biến đổi theonhững quy luật khách quan

Ví dụ:

Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượngsản xuất

+ Con người thông qua hoạt động thực tiễn có thể nhận thức, giải thích vàcải tạo thế giới, làm chủ thế giới

- Phương pháp luận mác xít giúp con người xem xét sự vật, hiện tượng theo quan điểm:

+ Khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể

+ Trong mối liên hệ bên trong, bên ngoài

+ Trong xu thế vận động, biến đổi

- Như vậy, sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận đã đưa

Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một hệ thống lý luận mang tính khoa học và cáchmạng sâu sắc

1.3.5 Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, không ngừng đổi mới, tự phát triển trong lòng trí tuệ của nhân loại.

- C.Mác, Ph.Ăng Ghen và V.I Lênin khẳng định:

+ Học thuyết của các ông không phải là đã xong xuôi hẳn, còn nhiều điềucác ông chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu

Trang 17

+ Phát triển lý luận Mác-Lênin là trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp sau, củanhững người mác xít chân chính.

- Trên thực tế các nhà mác xít, các Đảng cộng sản trên thế giới đã góp phầnđiều chỉnh một số luận điểm đã trở lên lạc hậu và phát triển, bổ sung những quanđiểm lý luận mới

Ví dụ:

+ Khi vận dụng lý luận Mác-Lênin vào Việt Nam, Bác Hồ không giáo điềucứng nhắc mà sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam

+ Lý luận về chuyên chính vô sản được vận dụng trong điều kiện hiện nay ở

nước ta là xây dựng "Nhà nước pháp quyền".

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, không cứng nhắc và giáođiều, đồng thời có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệthống tư tưởng cốt lõi của nó

- Yêu cầu đối với mỗi chúng ta là kiên định những nguyên lý cơ bản của Chủnghĩa Mác - Lênin là trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của nó đểkhông ngừng phát triển, làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng hoàn thiện vàgắn liền với thực tiễn

Tóm lại, Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, là hệ

tư tưởng của giai cấp công nhân, chỉ rõ lợi ích của giai cấp công nhân, của nhândân lao động Đồng thời chỉ rõ con đường để đạt được lợi ích đó - con đường xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Vấn đề giành chínhquyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu, xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu của cuộc cáchmạng vô sản

II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂNSÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

2.1 Khái niệm "Tư tưởng Hồ Chí Minh".

2.1.1 Quá trình nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh

tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiệncách mạng Việt Nam

+ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam

đã vận dụng những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạngnước ta

Trang 18

+ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, lần đầu tiên Đảng cộng

sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định "Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh"1

+ Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) khái niệm và nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định rõ hơn

+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung và phát triển năm 2011) đã hoàn thiện định nghĩa về tư tưởng Hồ ChíMinh

2.1.2 Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh

"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi"2

Trong định nghĩa trên đã làm rõ:

+ Bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phản ánh những vấn

đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam

+ Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có liên quan trực

tiếp đến quá trình phát triển từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên cáchmạng xã hội chủ nghĩa

+ Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm Chủ nghĩa Mác - Lênin,

các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại vànhững phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

+ Mục tiêu của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai

cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người

+ Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh: là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và

dân tộc ta, soi đường cho cách mạng Việt Nam

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng ViệtNam và dân tộc Việt Nam Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta Tư tưởng Hồ

1 Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, T1, Tr29.

2 Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đảng toàn tập lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, Tr88.

Trang 19

Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sảntinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

2.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh được kết tinh từ những yếu tố nào?

2.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất

của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêmChủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tựdo

Hồ Chí Minh nói: "Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đối với chủ nghĩa xã hội"

Chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò như thế nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

+ Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.+ Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, là tư tưởngViệt Nam thời đại

Sự vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh có những điểm gì đặc sắc nhất?

Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một số vốn học

vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phongtrào yêu nước Việt Nam chống Pháp, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tựhoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú nhờ đó Người

tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin như một lẽ tự nhiên "tất yếu khách quan, hợp quy luật" Chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại; tinh

tuý nhất; cách mạng nhất; triệt để nhất; khoa học nhất

Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin là tìm con đường

giải phóng cho dân tộc Người hồi tưởng lần đầu tiên tiếp xúc với Chủ nghĩa Mác

-Lênin: "khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như nói trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổi, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta".

Ba là, Người vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp mác-xít và

theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận

Trang 20

có sẵn mà tự tìm giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở lý luận chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

-2.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Người bộc bạch rằng: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải

là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo quốc tế".

Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc Trong hàngnghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại - HồChí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hếtbắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị vănhoá dân tộc Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước

đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững

Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêunước

- Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết tương thân tương ái trongkhó khăn hoạn nạn

- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tấtthắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ

- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mởrộng cửa đón nhận tinh hoa việc bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam

Tư tưởng của Người là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá, tinh thần, trí tuệ,đạo đức của dân tộc Việt Nam

Đảng ta khẳng định: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra

Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc

ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta

2.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấpthu nền quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn Trên hành trình tìm đườngcứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, để làm giàu tri thức củamình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam

- Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo

và tư tưởng tiến bộ khác của văn hóa phương Đông

Trang 21

+ Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức vàphép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình dị Đặc biệt

Hồ Chí Minh tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo là đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ratruyền thống hiếu học trong dân Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo

có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp, trọng namkhinh nữ Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo dựa trên nền tảngchủ nghĩa yêu nước Việt Nam

+ Phật giáo vào Việt Nam từ sớm, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tíchcực của Phật giáo là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái Phật giáo cũng đề cao nếp sốngđạo đức trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động Phật giáo vào ViệtNam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước, sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồngchống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân

+ Tư tưởng dân chủ tiến bộ - chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnhhưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy ở đó những yếu tố phù hợpvới điều kiện của cách mạng nước ta

Hồ Chí Minh là nhà mác xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu

tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cáchmạng Việt Nam

- Văn hoá phương Tây:

+ Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cáchmạng phương Tây như: Tư tưởng dân chủ về quyền sống, quyền tự do, quyền mưucầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, tư tưởng tự do, bình đẳng,bác ái trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1789

+ Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp như Voltaik,Rousso, Montesquieu

+ Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệmtôn giáo là văn hoá Điểm tích cực nhất trong Thiên chúa giáo là lòng nhân ái

Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ

cho cách mạng Việt Nam Người dẫn lời của Lênin: "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại".

2.2.4 Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, có óc phê phán tinh tường

và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới

Trang 22

- Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức, vốn kinh nghiệmđấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc Nhân cách, phẩm chất, tài năng vàtrí tuệ của Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thuđược các giá trị văn hoá nhân loại.

+ Hồ Chí Minh có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộngsản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùngkhổ, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập của Tổ quốc; vì hạnh phúc của nhân dân.Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cảdân tộc đi theo

Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Người đã tác động rất lớn đếnviệc hình thành và phát triển tư tưởng của Người

2.3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung cơ bản nào?

2.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Đây là nội dung chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh, đồng thời cũng là vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam

- Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người

+ Đối tượng của sự nghiệp giải phóng:

Thực dân, đế quốc và bọn tay sai

Nghèo nàn lạc hậu

Chủ nghĩa cá nhân

+ Lực lượng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Sự nghiệp giải phóng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy Chủ nghĩaMác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động

Lực lượng quần chúng "công, nông, tri cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối".

Sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ và tiến

Trang 23

+ Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam có 2 giai đoạn: Cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội được thể hiện trong 2 giai đoạn cách mạng nhưng giữa chúng không

có bức tường ngăn cách mà có mối quan hệ biện chứng với nhau

+ Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa

xã hội; Độc lập dân tộc là đòi hỏi trước hết của cách mạng Việt Nam, độc lập dântộc là chuẩn bị điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa xã hội

+ Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu củađộc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở củng cố vững chắc độc lập dân tộc

+ Những điều kiện bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộicủa cách mạng Việt Nam là: Xác lập, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo củaĐảng; thiết lập liên minh công, nông, trí thức làm nền tảng xây dựng đại đoàn kếtdân tộc; thường xuyên gắn bó cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.+ Hồ Chí Minh đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiếntrình chung của cách mạng thế giới

+ Xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc và cáclực lượng cách mạng hoà bình, dân chủ trên thế giới

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào sứcmình là chính

2.3.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc.

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành côngcủa cách mạng

- Đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là một nhiệm vụ hàng đầu củacách mạng

- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

- Đại đoàn kết dân tộc là không chỉ dừng lại ở quan niệm, tư tưởng mà phảibiến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức

- Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa làlực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vữngchắc

- Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêunước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

Trang 24

2.3.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.

+ Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân,

+ Trung với nước, hiếu với dân

+ Yêu thương con người

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

+ Tinh thần quốc tế trong sáng

- Người đưa ra những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.+ Tu dưỡng bền bỉ, suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn cách mạng

+ Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm;

+ Luôn đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức, nhất là chống chủ nghĩa

cá nhân

2.3.6 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau:

- Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục thực dân

- Xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc chăm lo bồidưỡng thế hệ trẻ

- Mục đích của giáo dục là chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng

- "Bồi dưỡng, thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rấtcần thiết”

- Phương châm giáo dục thế hệ trẻ

Trang 25

- Xây dựng đội ngũ những người thầy giáo.

2.3.7 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

- Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về Đảng cộng sản Việt Nam:

+ Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Namđến thắng lợi

Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

-+ Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời làĐảng của dân tộc Việt Nam

- Một số nội dung cơ bản về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam:

+ Đảng phải lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt

+ Đảng cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảngkiểu mới của giai cấp vô sản

+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân,phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân

+ Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng

và dân tộc ta, soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua Bướcvào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự vận dụng đúngđắn và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh càn trở nên quan trọng và cần thiết hơn

III- CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - SƯ VẬN DỤNGSÁNG TẠO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

3.1 Đi lên chủ nghĩa xã hội - sự lựa chọn phù hợp với khát vọng của nhân dân, yêu cầu giải phóng dân tộc của Việt Nam và quy luật, xu thế khách quan của lịch sử.

Vì sao khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Việt Nam lại lựa chọn con đường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội chứ không phải là con đường nào khác?

3.1.1 Đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng khát vọng của nhân dân và yêu cầu giải phóng dân tộc của Việt Nam

Trang 26

- Với địa chính trị quan trọng của Việt Nam, nhân dân ta liên tục phải chịucảnh đế quốc bên ngoài xâm lược (Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Mông,Thanh, Pháp, Mỹ) Dân tộc Việt Nam luôn mơ ước được sống trong hoà bình, độclập, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Nhất là từ khi thực dân Pháp đặt ách đô

hộ thì khát vọng đó càng mãnh liệt

- Nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược

Từ năm 1858 đến trước năm 1930 có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩadưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, các nhân sĩ, trí thức, người yêu nước theo nhiềukhuynh hướng khác nhau nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo Nguyên nhân

là do chưa có đường lối cứu nước đúng đắn theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoahọc và cách mạng

- Tháng 6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứunước Bôn ba qua nhiều nước trên thế giới, vừa lao động, vừa quan sát, vừa nghiêncứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tư sản như: cách mạng tư sảnPháp; chiến tranh giành độc lập ở Mỹ; tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp;

là một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp Người đã rút ra nhiềubài học quý báu và bổ ích, là cơ sở lựa chọn con đường cách mạng của dân tộcmình

+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luậncương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin - trong đó Người đã tìmthấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đólà: Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; gắn cách mạng giải phóng dân tộc trongnước với các phong trào cách mạng thế giới

Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"3

+ Từ đó Người truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, sáng lập vàrèn luyện Đảng ta, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta giành và bảo vệ nền độc lập dântộc, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Toàn dân đi theo Đảng - đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàndân tộc Việt Nam

3.1.2 Con đường xã hội chủ nghĩa - sự lựa chọn phù hợp với quy luật và

xu thế khách quan của lịch sử.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 tập 9, tr 314.

Trang 27

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát hiện quy luật phát triển của xã hội loàingười là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội lạc hậu, lỗi thời bằng hình thái kinh tế

- xã hội khác tiến bộ hơn Xã hội loài người đã và sẽ trải qua các phương thức sảnxuất: (Công xã nguyên thuỷ; chế độ chiếm hữu nô lệ; chế độ phong kiến; chế độ tưbản chủ nghĩa; chế độ cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội)

Cơ sở của sự chuyển biến đó là sản xuất vật chất, là sự phù hợp của quan hệ sảnxuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Phương thức sảnxuất sau ưu việt hơn ra đời thay thế phương thức sản xuất trước - đó là sự vận độngkhách quan Thực tế sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bảnkhông phải là phương thức sản xuất tiên tiến Nó đã gây ra cho nhân loại nhiều đaukhổ bất công (hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới, phân hoá giàu nghèo, phânbiệt chủng tộc, bất bình đẳng xã hội, chạy đua vũ trang, ô nhiễm môi trường ) chủnghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người, sớm hay muộn tất yếu

sẽ bị thay thế bởi chế độ mới tiến bộ hơn - chế độ Cộng sản chủ nghĩa

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định:

"Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình độc lập, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội" 4

- Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng triệt để giai cấp công nhân và nhândân lao động thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống ấm no, tự

do hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thành những người làmchủ xã hội

+ Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội thì mới vững chắc

+ Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã mở

ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi toàn thế giới

Tính chất của thời đại mới đã tạo khả năng hiện thực cho những dân tộc cònlạc hậu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và từng bước quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011, Tr 69.

Trang 28

Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ), Đông Âu tan rã, phải chăng là sự sụp đổ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội?

+ Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa khác đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa chophong trào hoà bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấutranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

+ Thực tế là những nhà lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa đã sai lầm về

mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô vào thời điểm năm 1991 Ngoài ra, còn do những nguyên nhân kháchquan, đó là sự chống phá của các thế lực thù địch đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ởLiên Xô và Đông Âu với việc triển khai "Chiến lược hoà bình thế giới"

+ Một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong đó Việt Nam vẫn kiênđịnh mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu tolớn

Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế còn nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá,tìm cách xoá bỏ xã hội chủ nghĩa bằng những thủ đoạn nham hiểm hơn

Hiện tại chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng vẫn bộc lộ những mâu thuẫn và giới hạn không thể khắc phục.

- Về bản chất chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức bóc lột và bất công

- Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫngiữa sự xã hội hoá sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngàycàng sâu sắc Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại và cuộc đấu tranhcủa nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản

3.2 Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1 Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải theo mô hình chủ nghĩa xãhội trước đây là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã thực hiện - mô hình kinh

tế tập trung bao cấp Đây là mô hình phù hợp với thời kỳ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân, nhưng sang thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội mô hình này trở lên kém hiệu quả

Trang 29

Hiện nay, Việt Nam thực hiện mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Những đặc trưng của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?

+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

+ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triểntoàn diện

+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng vàgiúp nhau cùng phát triển

Về hăn hoá:

+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Về quan hệ quốc tế:

+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới

Việc xác định những đặc trưng trên là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạnhiện nay của thời đại

3.2.2 Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

- Đặc điểm của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Thực chất của quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là gì?

+ Việt Nam tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩathực chất là Việt Nam sẽ không có một giai đoạn phát triển mà ở đó giai cấp tư sảnnắm quyền và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị

Bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượngtầng tư bản chủ nghĩa

Trang 30

Nhưng phải kế thừa những thành tựu về khoa học, công nghệ, văn hoá màloài người đã tạo ra trong giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa.

Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên về phương diện kinh tế

Kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản, nhưng phải có cách thức vàbước đi riêng

+ Xuất phát điểm từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp

+ Đây là thời kỳ đấu tranh gay go quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa cáitiến bộ với cái lạc hậu là cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa 2 con đường chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa tư bản

- Những điều kiện thuận lợi:

+ Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinhnghiệm lãnh đạo

+ Dân tộc ta là dân tộc anh hùng có ý chí vươn lên mãnh liệt

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân

ái, cần cù và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và pháttriển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một thời

cơ để phát triển

- Phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần tập trung vào những vấn đề cơ bản nào?

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

Theo Lênin "Suy cho cùng, năng suất lao động là nhân tố quyết định trật tự

Trang 31

từ đầu với hiện đại hoá, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môitrường.

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Phát triển kinh tế thị trường là một trong những bước phát triển mới về lýluận của Đảng ta trong quá trình đổi mới, được xây dựng trên những cơ sở khoahọc sâu sắc:

+ Sự chỉ dẫn của Chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó "Chính sách kinh tế mới" của Lênin đã nêu rõ sự

cần thiết phải "Thiết lập quan hệ hàng hoá tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp"

+ Từ tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạntrước đổi mới

Trước đổi mới Việt Nam sử dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính; các

cơ quan Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về vật chất và pháp lý đối với các quyếtđịnh của mình; quan hệ hàng hoá tiền tệ bị coi nhẹ; bộ máy quản lý cồng kềnh kémhiệu quả Không thừa nhận sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường, xem kế hoạch

là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lựctheo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kếhoạch; không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại nền kinh tế tập thể là chủ yếu, muốnnhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân Vì vậy, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệkhủng hoảng trầm trọng

Trong khi đó các nước trên thế giới phát triển theo mô hình kinh tế thị trường

đã phát huy tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, huy động và sử dụngmọi nguồn lực một cách hiệu quả và cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tếphát triển mạnh mẽ

Từ thực tế đó, chúng ta đổi mới tư duy, coi kinh tế thị trường không phải làđặc trưng riêng của chủ nghĩa tư bản mà là sản phẩm văn minh của nhân loại.Muốn phát triển kinh tế nhanh, muốn đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, muốn xâydựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội phải sử dụng mô hình kinh tế có động lựcmạnh mẽ - mô hình kinh tế thị trường

- Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Trang 32

Ngoài những đặc trưng của kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có những đặc trưng nào để phân biệt với các mô hình kinh tế thị trường khác?

+ Về mục tiêu:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm thực hiệnmục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", giải phóngmạnh mẽ lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnhxoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp

đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn

Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển vì con người, giải phóng lựclượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân, mọi người đềuđược hưởng thành quả phát triển Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vìlợi nhuận phục vụ lợi ích của nhà tư bản trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Khác với mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lấy sở hữu tư nhân làchủ đạo Kể cả mô hình kinh tế thị trường xã hội ở một số nước Tây, Bắc Âu đãchú ý đến mục tiêu xã hội cùng với mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn coi sở hữu tưnhân là chủ đạo

+ Về định hướng xã hội và phân phối thu nhập:

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chínhsách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xãhội, văn hoá, giáo dục đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu pháttriển con người, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

- Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện quachế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội.Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển, còn thực hiện phânphối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác, đồng thời nâng cao hiệu quảcủa hệ thống an ninh xã hội, cứu trợ xã hội

Trang 33

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phân phối lợi nhuận chủ yếuhướng vào phục vụ lợi ích cho giới chủ kinh doanh, giới quan chức Phần thu nhậpgiữa người lao động và chủ doanh nghiệp ngày càng có sự chênh lệch lớn nghiêng

về các chủ doanh nghiệp và giai cấp tư sản

sư lãnh đạo của Đảng Trong đó, Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản với kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa Nhà nước tư sản đại diện cho quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá hiểu theonghĩa rộng là toàn bộ giá trị của đời sống xã hội Để xây dựng xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, phải lấy văn hoá làm nền tảng tinh thần

- Xây dựng nền văn hoá như thế nào?

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc, phát triển toàn diện", thống nhất trong đa

dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hoá gắnkết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thầnvững chắc sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn

xã hội.

- Cơ sở của việc xác định phương hướng này là gì?

+ Dựng nước gắn liền với giữ nước là quy luật lịch sử của dân tộc ta

Bác Hồ căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phảicùng nhau giữ lấy nước"

+ Trong thời kỳ phát triển mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ hữu cơ với nhau

- Bảo đảm an ninh quốc gia bao gồm những nội dung nào ?

Trang 34

+ Đảm bảo an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh tưtưởng văn hoá.

+ Bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo vùng trời, vùng biển; bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ kinh tế, văn hoá dân tộc,

sự nghiệp đổi mới

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Vì sao lại đưa ra phương hướng này ?

- Do tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều giữa các quốc gia và khuvực, vì vậy, không thể có một quốc gia nào có đủ tài nguyên để phát triển lâu dài,bền vững

- Do tác động của vấn đề toàn cầu hoá, khu vực hoá

- Do yêu cầu của công cuộc xây dựng xã hội mới

Phương châm thực hiện đường lối đối ngoại:

- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoai độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác

xã hội trên thế giới

Như vậy, đây chính là sư vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm lớncủa Đảng ta về phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiệnhiện nay,

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Vì sao phải thực hiện ?

- Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội Phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là bản chất của chế độ xã hội ở nướcta

Trang 35

- Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Phát huy dânchủ gắn với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộngmặt trận dân tộc thống nhất.

Triển khai như thế nào?

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các hình thức thực hành dân chủ: dân chủđại diện, dân chủ trực tiếp ở cơ sở và tự quản trong các cộng đồng dân cư

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vừa là nguồn lực chủ yếu để xâydựng xã hội mới, vừa là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Vì sao lại triển khai vấn đề này?

- Lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh của Đảng ta

- Nhà nước pháp quyền là thành tựu của nhân loại, trong đó có đặc điểm nổibật là đảm bảo quyền tối cao của pháp luật

Thực chất Nhà nước pháp quyền ở nước ta là gì?

- Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

- Nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước,thông qua Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước là công cụ chủ yếu

để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay là xây dựng cơchế vận hành của Nhà nước; xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát các cơquan công quyền; tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; tíchcực phòng ngừa và kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Vì sao Đảng ta luôn đề cao vấn đề xây dựng Đảng?

- Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạngnước ta

- Trong điều kiện hiện nay, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng là "nhiệm vụ then chốt", có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cáchmạng của nhân dân

Trang 36

- Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển củaĐảng.

Thực hiện như thế nào?

Tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyếtcủa Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"

Kết luận

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) đã thông qua

"Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ" (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: "Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động"5 Đây là kết luận rút ra

từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của cách mạng Việt Namtrong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay Đó là một quyếtđịnh có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta

Hơn 80 năm qua, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn soi đường, chỉ lốicho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi Tổng kết thành tựu của hơn 25 năm đổimới ở nước ta, Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó bài họchàng đầu là phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảngChủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đã đạt được, Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm quý báu là: "Phảikiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạoChủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội"6

Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, biết vận dụng sáng tạo vàphát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ và tráchnhiệm hàng đầu của mỗi cán bộ, đoàn viên và thanh niên Việt Nam

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Tại sao nói Chủ nghĩa Mác ra đời là sự kế thừa những thành tựu khoa học

vĩ đại của nhân loại và đáp ứng yêu cầu đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản?

2 V.I Lênin đã bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác như thế nào?

5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011, Tr88

6 Sđd, Tr 180

Trang 37

3 Tại sao nói: Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng?

4 Tại sao nói: tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạoChủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam?

5 Vì sao nói: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luậtkhách quan của lịch sử và khát vọng của nhân dân ta?

6 Phân tích những định hướng và nhiệm vụ cơ bản của quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?

7 Tổ chức Đoàn ở địa phương của đồng chí đã học tập và làm theo tư tưởng

và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Nêu một số tấmgương điển hình?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C.Mác - Ph.ăng Ghen, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995

2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

3 V.I Lênin toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

4 Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

5 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2009

6 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006

7 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2006

11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

12 Văn kiện Đảng toàn tập - Sự thật, Hà Nội, 2011

13 Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn cơ

sở, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011

Trang 38

Chuyên đề 2:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ

LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN GIÀNH NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1 Về kiến thức

Giúp cho người học hiểu được:

- Những điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến sự ra đời của Đảngcộng sản Việt Nam

- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 39

- Vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam qua các giaiđoạn cách mạng.

Những bài học kinh nghiệm lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cáchmạng Việt Nam

- Tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam

- Tích cực tham gia xây dựng Đảng, có động cơ phấn đấu đúng đắn để trởthành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, quyết tâm xây dựng tổ chức Đoàn trongsạch vững mạnh xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng

NỘI DUNG CHÍNH I- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc và phát triển đất nước Việt Nam.

II- Đường lối đúng đắn của Đảng - nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

III- Những bài học kinh nghiệm lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

NỘI DUNG CHI TIẾT

Trang 40

I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI CHẤM DỨT SỰ KHỦNG HOẢNG VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

1.1 Sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc và phát triển đất nước đầu thế kỷ XX.

Vì sao thế kỷ XX Việt Nam bị rơi vào khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc và phát triển đất nước?

- Sự thống nhất toàn diện của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Trải qua quá trình chinhphục từng bước, năm 1884 thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên đất nướcViệt Nam

+ Về chính trị: thực hiện cai trị chuyên chế, chia để trị

+ Về kinh tế: khai thác triệt để tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, bóc lột

dã man sức lao động của nhân dân

+ Về văn hoá - xã hội: thực hiện chính sách ngu dân

Xã hội Việt Nam đã biến đổi như thế nào dưới sự thống trị của thực dân Pháp?

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, cụthể là:

- Sự biến đổi kinh tế dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa củathực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề tiến triển chậm, què quặt,phiến diện, lệ thuộc vào kinh tế Pháp

- Sự phân hoá giai cấp: Làm phân hoá sâu sắc hơn các tầng lớp giai cấp cũ(giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân) và xuất hiện thêm nhiều tầng lớpgiai cấp mới (giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị, đặc biệt là sự xuất hiện của giaicấp công nhân)

- Tính chất xã hội Việt Nam: từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở thànhmột xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Ngày đăng: 17/12/2016, 18:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn, “Hoạt động Đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Thanh niên, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động Đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay
Nhà XB: Nxb Thanh niên
2. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, “Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương 7, khóa X”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương 7, khóa X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
4. Hội LHTN Việt Nam, “Hội LHTN Việt Nam và phong trào thanh niên Việt Nam”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội LHTN Việt Nam và phong trào thanh niên Việt Nam
6. Nhiều tác giả, “Những kiến thức cho thanh niên” T1, T2, T3, Nxb Thanh niên, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cho thanh niên
Nhà XB: Nxb Thanh niên
7. Nhiều tác giả, “Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên hiện nay”, Nxb Thanh niên, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên hiện nay
Nhà XB: Nxb Thanh niên
8. Trung ương Đoàn, “Sổ tay bí thư chi Đoàn”, Nxb Thanh niên, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay bí thư chi Đoàn
Nhà XB: Nxb Thanh niên
9. Trung ương Đoàn, “Tình hình thanh niên và công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2007 - 2012”, Nxb Thanh niên, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thanh niên và công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2007 - 2012
Nhà XB: Nxb Thanh niên
10. Trung ương Đoàn, “Một số mô hình giải pháp trong công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên trường học”, Nxb Thanh niên, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số mô hình giải pháp trong công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên trường học
Nhà XB: Nxb Thanh niên
11. Văn Tùng, “Tuổi trẻ Việt Nam, học tập và làm theo lời Bác”, Nxb Thanh niên, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ Việt Nam, học tập và làm theo lời Bác
Nhà XB: Nxb Thanh niên
3. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, Nxb Thanh niên, 2013 Khác
5. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, NXB Thanh niên, 2013 Khác
12. Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2007 - 2012), Nxb Thanh niên, 2012 Khác
13. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2012 - 2017), Nxb Thanh niên, 2013 Khác
14. Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w