Để tổ chức Đoàntrong trường Đại học thực sự phát huy được vai trò là tổ chức giáo dục đoànviên, sinh viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường thìngười cán bộ Đoàn phả
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TẤT THẮNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượcai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận vănHà Thị Cẩm Bích
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép tôiđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng sau đại họcthuộc trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, toàn thể các thầy giáo, cô giáo KhoaTâm lý Giáo dục, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôitrong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tất Thắng đã tận tìnhvà giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh đoàn, cán bộ Vănphòng, Các Ban chuyên môn tỉnh đoàn; Cán bộ quản lý Đại học Thái Nguyên;Cán bộ quản lý các trường Đại học; Giảng viên các trường Đại học; Cán bộĐoàn các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã nhiệt tình giúpđỡ, cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quátrình nghiên cứu Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tinhthần giúp đỡ để tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếusót, rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quýthầy cô, anh chị em đồng nghiệp và bạn bè
Xin trân trọng cảm ơn./
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận vănHà Thị Cẩm Bích
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNGLỰC CHO CÁN BỘ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam 7
1.2 Khái niệm công cụ 9
1.2.1 Bồi dưỡng 9
1.2.2 Năng lực 11
1.2.3 Cán bộ đoàn 13
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực cán bộ Đoàn 14
1.2.5 Năng lực cán bộ đoàn cấp cơ sở 14
1.2.6 Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cơ sở đại học 15
Trang 51.3.1 Mục tiêu của giáo dục Đại học 17
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học 17
1.4 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trườngtại các trường Đại học 18
1.4.1 Giới thiệu chung về cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 18
1.4.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 23
1.4.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 24
1.4.4 Phương pháp bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 25
1.4.5 Hình thức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 27
1.5 Nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học 28
1.5.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng 28
1.5.2 Tổ chức bồi dưỡng 28
1.5.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng 29
1.5.4 Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng 31
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộĐoàn trường tại các trường Đại học 32
Trang 62.2 Khái quát khảo sát về thực trạng 40
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 40
2.2.2 Phạm vi và đối tượng khảo sát 40
2.2.3 Nội dung khảo sát 41
2.2.4 Phương pháp khảo sát 41
2.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở Đại họcThái Nguyên 41
2.3.1 Thực trạng năng lực của cán bộ Đoàn cấp cơ sở 41
2.3.2 Nhận thức của CBQL và cán bộ đoàn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 44
2.3.3 Nhận thức về vai trò của giảng viên đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở 46
2.3.4 Thực trạng về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở 48
2.4 Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấpcơ sở Đại học Thái Nguyên 53
2.4.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộĐoàn cấp cơ sở 53
2.4.2 Thực trạng về việc tổ chức kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộĐoàn cấp cơ sở 55
2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nănglực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 58
2.4.4 Thực trạng công tác quản lý học viên và báo cáo viên 61
2.4.5 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực chocán bộ Đoàn cấp cơ sở 63
2.4.6 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lựccho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 65
Trang 72.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng
năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở Đại học Thái Nguyên 68
2.6 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 69
3.1.5 Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 74
3.2 Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơsở Đại học Thái Nguyên 74
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở và nănglực của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở 74
3.2.2 Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 77
3.2.3 Nâng cao chất lượng quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 79
3.2.4 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cánbộ Đoàn cấp cơ sở 81
3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 85
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất 88
Trang 83.4 Khảo sát kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 89
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 89
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 89
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 89
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 89
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV : Ban Thường vụCBQL : Cán bộ quản lýCSVC : Cơ sở vật chấtĐHTN : Đại học Thái NguyênĐTNCSHCM : Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí MinhHSSV : Học sinh sinh viên
NXB : Nhà xuất bảnSL : Số lượng
Trang 10cấp cơ sở 50Bảng 2.6 Thực trạng về hình thức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp
cơ sở 52Bảng 2.7 Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ
Đoàn cấp cơ sở 54Bảng 2.8 Thực trạng công tác tổ chức kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho
cán bộ Đoàn cấp cơ sở 56Bảng 2.9 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng
năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 59Bảng 2.10 Thực trạng công tác quản lý học viên và báo cáo viên 62Bảng 2.11 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng
lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 64Bảng 2.12 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng
lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 66Bảng 2.13 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức
bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở 68Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi
dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 90Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi
dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 90Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng
năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở 92
Trang 12MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao ứng
dụng Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” của mọi lĩnh vực
trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các côngtác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu Một quốc giamuốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiếtphải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng laođộng Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực tronglĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác củachúng ta chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế Giáodục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cậpnhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội
Trên cơ sở nhiệm vụ chung đó, tổ chức Đoàn trong trường Đại học phảiphát huy được vai trò to lớn của tổ chức chính trị - xã hội, cánh tay đắc lực củaĐảng trong việc thu hút, tập hợp đoàn viên, sinh viên; tổ chức các hoạt độngtuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống, giáo dục đạođức, lối sống,… nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạocủa đoàn viên, sinh viên đối với đất nước, với cộng đồng, nhà trường và bảnthân Mặt khác, tổ chức Đoàn trong trường Đại học cần bám sát các chỉ đạo củaĐảng ủy, đoàn cấp trên nhằm nắm bắt tâm tư, tình cảm của đoàn viên,thiết kế,định hướng và tổ chức hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống tinh thần, vậtchất và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên thanh niênnhằm tạo các cơ hội cho đoàn viên sinh viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ họctập, rèn luyện trong nhà trường cũng như có vị trí việc làm thích hợp, phù hợpvới năng lực, sở trường và thu nhập tốt sau khi ra trường
Đoàn Đại học Thái Nguyên là tổ chức Đoàn cấp huyện, trực thuộc Tỉnhđoàn Thái Nguyên Hiện nay Đoàn Đại học Thái Nguyên quản lý và chỉ đạo 13
Trang 13Cao đẳng, 02 Liên Chi đoàn khoa (gồm : Liên Chi đoàn Khoa Ngoại ngữ vàKhoa Quốc tế), 02 Đoàn Trung tâm (gồm : Đoàn Trung tâm học liệu Đại họcThái Nguyên và Đoàn Trung tâm Giáo dục - Quốc phòng) với tổng số 33.481đoàn viên.
Hiện nay, các trường Đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên đều đãchuyển hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về mônhọc Chương trình được thiết kế theo phương thức đào tạo tín chỉ bao gồm mộthệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộckhối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khối kiến thức cận chuyênngành Mỗi khối kiến thức đều có số lượng những môn học lớn hơn số lượngcác môn học hay số lượng tín chỉ được yêu cầu; sinh viên có thể tự do lựa chọnmôn học, thời gian học, giáo viên Vì vậy dẫn đến việc sự gắn kết giữa cácsinh viên yếu, sinh viên chỉ chơi với một nhóm bạn, không mặn mà với cáchoạt động do tổ chức Đoàn phát động Chính điều này đòi hỏi cán bộ Đoàn cơsở thuộc Đoàn Đại học Thái Nguyên có vai trò là “mắt xích” quan trọng, vừathúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác Đoàn, vừa góp phần bảo đảm kết quảhọc tập tốt của sinh viên
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn,trong đó năng lực của cán bộ Đoàn là một yếu tố quan trọng Để tổ chức Đoàntrong trường Đại học thực sự phát huy được vai trò là tổ chức giáo dục đoànviên, sinh viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường thìngười cán bộ Đoàn phải có phẩm chất chính trị tốt, năng lực của người cán bộĐoàn cần có bao gồm những tri thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ thực hiệnnhiệm vụ của bản thân trong công tác triển khai tổ chức các hoạt động Đoàn,thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, sinh viên nhà trường Trong thực tiễn, độingũ cán bộ Đoàn ở trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênphần lớn đều là các đồng chí cán bộ giảng viên trẻ, những đoàn viên, sinh viênđược lựa chọn trong thực tiễn hoạt động tại trường Nhiều đồng chí có kiến
Trang 14thức chuyên môn vững, có nhiều thành tích trong giảng dạy, các bạn sinh viêncó kết quả học tập tốt, vừa nhiệt tình, năng động trong công tác Đoàn Nhiềuđồng chí cán bộ Đoàn có năng lực tổ chức hoạt động và đề xuất nhiều giảipháp, tạo ra các sân chơi có ý nghĩa cho đoàn viên sinh viên Bên cạnh đó, docác cán bộ Đoàn cấp trường chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm, thời gian làmcông tác chuyên môn bị chi phối, áp lực phải học tập, nâng cao trình độ chuyênmôn,… nên thời gian dành cho công tác Đoàn hạn hẹp, khó có đủ thời gian, ítcơ hội tìm hiểu, trau dồi các kiến thức liên quan tới công tác Đoàn, công tác tổchức, đổi mới phương thức tập hợp đoàn viên, sinh viên nên cần phải đượcđịnh kỳ bồi dưỡng.
Đoàn Đại học Thái Nguyên cũng đã chủ động tổ chức các lớp tập huấnbồi dưỡng năng lực cho các cán bộ Đoàn cơ sở, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàncác trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc đơn vị, đồng thời có nhiều giải phápkhuyến khích, tạo điều kiện, cơ hội cho các đồng chí cán bộ Đoàn tham gia các
buổi tập huấn do Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tổ chức Tuy nhiên, trong
thực tiễn công tác, tôi thấy nội dung bồi dưỡng cho cán bộ đoàn còn chưa đadạng, phong phú Hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp Mặt khác việc tổ chức tậphuấn, bồi dưỡng còn chưa được thường xuyên, đặc biệt việc tạo điều kiện chocán bộ Đoàn trường tham gia bồi dưỡng tại các Trường Đại học, Cao đẳng trựcthuộc Đại học Thái Nguyên còn chưa đồng đều, việc tổ chức tập huấn tại cáctrường Đại học, Cao đẳng còn có sự chênh lệch về số lượng
Là một cán bộ Đoàn chuyên trách cấp tỉnh, nhận thấy sự cấp thiết củavấn đề bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn tại các trường Đại học, Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, tôi chọn vấn đề: “Tổ chức bồi dưỡng
năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp đểtổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên
Trang 153 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ởĐại học Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học TháiNguyên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đoàn ở trườngđại học Mặc dù tỉnh đoàn Thái Nguyên đã chú trọng đến hoạt động bồi dưỡngnăng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhấtđịnh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Công tác tổ chức và quảnlý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở chưa phù hợp vớithực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nếu đề xuất được các biệnpháp hợp lý và khả thi nhằm nâng cao chất lượng năng lực cho cán bộ Đoàncấp cơ sở
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là:5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộĐoàn cấp cơ sở tại các trường Đại học, Cao đẳng
5.2 Nghiên cứu thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàncấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên
5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấpcơ sở ở Đại học Thái Nguyên
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu phân tích và nghiên cứu thực trạng tổ chức bồi dưỡng nănglực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất, khảonghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó
Trang 166.2 Giới hạn về địa bàn khảo sát
Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 05 trường Đại học trựcthuộc Đại học Thái Nguyên bao gồm: Trường Đại học Sư phạm, trường Đạihọc Y - Dược, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, trường Đại học NôngLâm, và trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
6.3 Giới hạn về khách thể điều tra
Tác giả tiến hành khảo sát người, bao gồm:- Cán bộ Đoàn cấp tỉnh (gồm: lãnh đạo tỉnh đoàn, cán bộ Văn phòng, cácBan chuyên môn Tỉnh đoàn): 15 đồng chí
- Cán bộ quản lý của Đại học Thái Nguyên (Đảng ủy Đại học TháiNguyên): 03 người
- Cán bộ quản lý các trường Đại học (Đảng ủy các trường): 15 người(mỗi trường 3 người)
- Giảng viên các trường Đại học: 50 giảng viên (mỗi trường 10 giảng viên)
- Cán bộ Đoàn các trường Đại học (các đồng chí trong Ban Chấp hànhĐoàn trường): 105 đồng chí (mỗi trường 21 đồng chí)
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các nhómphương pháp sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu lý luận về Đoàn Thanhniên và tổ chức cơ sở Đoàn, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và các tài liệukhoa học về quản lý giáo dục để nghiên cứu, phân tích, xây dựng cơ sở lý luậnvề tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học TháiNguyên
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thông qua việc sử dụng hệ thốngcác câu hỏi và phiếu điều tra theo mẫu nhằm thu thập số liệu về thực trạng công
Trang 17tác tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học TháiNguyên, từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
Trang 18- Phương pháp phỏng vấn: (đối tượng phỏng vấn là giảng viên, cán bộquản lý và các ủy viên BCH Đoàn các trường thuộc Đại học Thái Nguyên).
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lựccho cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thậpđược trong quá trình điều tra thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộĐoàn cấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ, phântích thực nghiệm, giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, có ýnghĩa và đảm bảo độ tin cậy
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ
Đoàn trường Đại học
Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp
cơ sở Đại học Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn
cấp cơ sở Đại học Thái Nguyên
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO
CÁN BỘ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quảcủa hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên chính là đội ngũ cán bộ đoàn.Cán bộ đoàn sẽ là người tập hợp, đoàn kết thanh niên, tham gia trực tiếp vàoquá trình giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, nhằm giúp thanh niên có khả năngthích ứng các yêu cầu của xã hội hiện đại (bên cạnh công tác chuyên môn donhà trường đào tạo) Để có được đội ngũ cán bộ đoàn đủ mạnh, đáp ứng đượcyêu cầu hiện nay, công tác bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn là rất cần thiết.Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn nhằm góp phần đổi mới nội dung, hìnhthức tập hợp thanh niên, nâng cao hiệu quả các hoạt động của Đoàn nhằmgóp phần thực hiện nhiệm vụ của tổ chức mình đồng thời mang lại lợi ích thiếtthực cho đoàn viên, thanh niên
Trong thư gửi thanh niên (17/8/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: "Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước.Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanhniên" [10, tr.166] Người đã nêu một luận điểm nổi tiếng: "Muốn hồi sinh mộtdân tộc trước hết hãy hồi sinh thanh niên" "Thanh niên là người xung phongtrong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá" [10, tr.61].
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc’’“Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [10] Để thu
hút, tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, cán bộ Đoàn - người đứngđầu tổ chức Đoàn phải là người vừa có tài, vừa có đức, phải được đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác Đoàn
Do đó, Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” để có kế hoạch bồi dưỡng, huấnluyện, sử dụng phù hợp, ''Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng'' Vì
Trang 20vậy, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng năng lực cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
Xác định được vai trò quan trọng về nâng cao năng lực cho cán bộ đoàntrước đòi hỏi của xã hội, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ
rõ cần: “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Đoàn thực sựvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thu hẹp nhanh các cơ sở đoàn yếukém Nâng cao sức hấp dẫn các phong trào thanh niên do Đoàn tổ chức, quađó tạo môi trường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, khơi dậy và phát huy tínhxung kích của tuổi trẻ” “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp thựcsự có trình độ năng lực, nhiệt tình, có khả năng vận động quần chúng, độ tuổisát với tuổi thanh niên, thực sự tiêu biểu trong thanh niên” [3] Đây là hướng
đi đúng đắn sát thực với nhu cầu của thanh niên và của xã hội và sẽ đem lạihiệu quả cao trong giáo dục thanh niên và uy tín của Đoàn
Để nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020, với mục tiêu “nhằm nâng caonăng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Đoàn; xây dựngđội ngũ cán bộ Đoàn các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng vịtrí, nhiệm vụ công tác, đạt tiêu chuẩn chức danh ở các cấp, góp phần chuẩn bịtốt nguồn cán bộ kế cận cho nhiệm kỳ Đại hội Đoàn 2017 - 2022, bổ sungnguồn cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị” [13].
Trong những năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Học việnThanh thiếu niên Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấnnăng lực, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn,
Trang 21niên, nhà xuất bản Tuổi trẻ đã biên soạn các cuốn tài liệu về bồi dưỡngnghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội như: Tài liệu Bồi dưỡng Bí thư Tỉnh, thànhĐoàn (năm 2013); Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở, cán bộ Đoàntrường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (năm 2013); Sổ tay cánbộ Đoàn trường học (năm 2012, năm 2014) Ngoài ra, Ban Trường học Trungương Đoàn cũng ban hành một số hướng dẫn về nghiệp vụ công tác Đoàntrường học năm 2013.
Bên cạnh các tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộĐoàn, trong thực tiễn đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bồidưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn, một số hình thức bồi dưỡng, kỹ năng cầnthiết cho cán bộ Đoàn cơ sở hay cán bộ Đoàn trường học Điển hình là
công trình “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoànchuyên trách tỉnh nam Định” của tác giả Dương Thị Thanh Huệ; đề tài “Thựctrạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn tại TrườngĐoàn Lý Tự Trọng - Thành phố Hồ Chí Minh” Tuy nhiên, chưa có tài liệuhay đề tài nào nghiên cứu về “Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàncấp cơ sở ở Đại học Thái Nguyên” Do vậy, tôi chọn nội dung này làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần tham mưu, đề xuất những biện phápthiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực chocán bộ Đoàn ở Đại học Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cán bộĐoàn cấp cơ sở, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh
1.2 Khái niệm công cụ
Trang 22- Theo quan niệm của Tổ chức UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nângcao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầunâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầulao động nghề nghiệp” [7, tr.20].
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng là một quá trình cậpnhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậchọc và thường xuyên được xác định bằng một chứng chỉ” [6, tr.31].
Từ những khái niệm trên có thể nói: chủ thể hoạt động tự bồi dưỡng(khách thể hoạt động bồi dưỡng) là người lao động đã được đào tạo và có trìnhđộ chuyên môn nghề nghiệp nhất định
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng đượchiểu là một dạng đào tạo không chính quy Về bản chất thì bồi dưỡng là một conđường của đào tạo và người được bồi dưỡng của chương trình bồi dưỡng đượchiểu là người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hay trong nhàtrường
Về quá trình bồi dưỡng, Michael Amstrong [18] khi nghiên cứu về quátrình đào tạo đã nêu: Nghiên cứu quá trình đào tạo bồi dưỡng như là quá trìnhđào tạo có kế hoạch xác định, nó là những tác động có xem xét cất nhắc nhằmđảm bảo có được sự học tập để nâng cao khả năng làm việc thực tế Quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch là quá trình bao gồm các công đoạn sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng bao gồm: xác định chủ đềbồi dưỡng chuyên môn và đối tượng được bồi dưỡng chuyên môn; xác định nộidung cụ thể bồi dưỡng chuyên môn; xác định phương pháp, phương tiện bồidưỡng chuyên môn
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.- Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
Qua các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm bồi dưỡng như sau: Bồidưỡng là bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực
Trang 23kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệuquả của công việc đang làm.
Mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ chuyênmôn nghiệp vụ để người lao động có cơ hội củng cố và mở mang hoặc nâng caotrình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả công việc đang làm (không nhằm mục đích đổi nghề).Như vậy, quá trình bồi dưỡng chính là quá trình đào tạo nối tiếp, đào tạo liên tụctrong quá trình làm việc Trong đó chủ thể bồi dưỡng chuyên môn đóng vai tròchủ đạo, nhằm làm cho đối tượng bồi dưỡng chuyên môn hoạt động tíchcực Qua đó nâng cao năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội Quá
trình bồi dưỡng thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là “Đào tạo liên tục vàhọc tập suốt đời” Tuy nhiên, khác với “đào tạo”, “bồi dưỡng” là công việc
thường được tiến hành sau đào tạo nhằm bổ sung thêm kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ trong quá trình làm việc trên nền tảng của tri thức đã được đào
tạo Có nơi, có lúc người ta còn dùng thuật ngữ bồi dưỡng dưới cái tên “tái đàotạo” hoặc “đào tạo lại” Do đó, thời gian thường ngắn, thường từ một tuần đếnba tháng Kết thúc “bồi dưỡng”, người học đủ điều kiện để được nhận chứng chỉ
công nhận kết quả đã cập nhật kiến thức mới
Như vậy, mặc dù hai quá trình khác nhau nhưng hoạt động đào tạo và bồidưỡng đều có chung mục đích là nhằm cung cấp kiến thức cho người cán bộcông chức để tăng cường năng lực, hiệu quả công tác
1.2.2 Năng lực
Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnhvực mà khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau:
Dưới góc độ triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát
triển xã hội: “Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hìnhthức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xãhội Vì vậy năng lực của con người không những do hoạt động bộ não của nóquyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạtđược” [16, tr397].
Trang 24Dưới góc độ Tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo củacá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy Các nhà nghiên cứuTâm lý học khẳng định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt độngcủa chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nộidung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn Vì vậy, khi nói đếnnăng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năngtri giác, khả năng ghi nhớ, ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cánhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kếtquả mong muốn.
Theo từ điển tiếng Việt: “Năng lực, khả năng, được hình thành hoặcphát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực,trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành mộthoạt động, thực hiện một nhiệm vụ” [17, tr115].
Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ý
niệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuấtphát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau: Các định nghĩamặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một số quan điểm: Nănglực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ hay các đặc tính cá nhânkhác cần thiết để thực hiện công việc thành công Bên cạnh đó, những yếu tốnày phải quan sát hay đo lường được để có sự phân biệt giữa người có năng lựcvà người không có năng lực Năng lực thể hiện tính chủ quan trong hành độngvà có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trảinghiệm Về bản chất năng lực là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độvà một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định,đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả Khi năng lực phát triển thành tài năngthực sự thì các yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau
Nói tóm lại, Năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng củamột cá nhân và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công Nănglực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm
Trang 25chất cá nhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thựchiện,…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thànhnhững sản phẩm đầu ra.
1.2.3 Cán bộ đoàn
Cán bộ đoàn là cán bộ hoạt động chính trị - xã hội được Đảng giaonhiệm vụ làm công tác vận động thanh thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tácvận động tuyên truyền giáo dục thanh thiếu nhi theo đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn Đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS HồChí Minh các cấp gồm: Cán bộ đoàn chủ chốt, cán bộ đoàn chuyên trách, cánbộ đoàn bán chuyên trách, cán bộ đoàn không chuyên trách, cán bộ đoàn kiêmnhiệm Trong đó, đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt là những cán bộ đứng đầu,quan trọng nhất, có tác dụng chi phối chính toàn bộ hoạt động của tổ chức đoànthanh niên ở từng cấp, từ cơ sở đến Trung ương như bí thư đoàn xã, bí thưhuyện đoàn, bí thư tỉnh đoàn
Trong hệ thống phân cấp hành chính Việt Nam, cấp cơ sở là cấp thấpnhất, thường được gọi chung là cấp xã, bao gồm cả xã - phường - thị trấn -trường học Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của người dân Cánbộ cấp cơ sở nói chung và cán bộ đoàn cơ sở nói riêng là những người hàngngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, có điều kiện gần gũi, hiểu biết về ngườidân; năm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, phát hiện kịp thời những vấnđề đang nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống Đồng thời, chính họ cũng là nhữngngười trực tiếp đưa chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật củaNhà nước và các chương trình công tác của Đoàn vào cuộc sống
Cán bộ đoàn cấp cơ sở là những người tham gia Ban Thường vụ, BCHđoàn cấp xã, phường, thị trấn, Đại học Họ là những người xung kích đi đầutrong các hoạt động của Đoàn ở địa phương; là cánh tay nối dài của Đảng, Nhànước, Mặt trận ở cơ sở đến thanh niên, đoàn viên Cán bộ đoàn cấp cơ sở lànhững người được bầu lên bởi Đại hội Đoàn
Trong đời sống hằng ngày họ là những người gương mẫu, được sự tínnhiệm của đoàn viên, sự tin tưởng của Đảng, chính quyền, Mặt trận; là lực
Trang 26lượng đi đầu, làm gương cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng, trong xây dựngnếp sống văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục,phòng chống tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan…
Ngoài ra, cán bộ đoàn cấp cơ sở còn là đội ngũ cán bộ dự bị cho Đảng,chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội
Tóm lại, cán bộ Đoàn là người đoàn viên thanh niên tiêu biểu nhất vềphẩm chất đạo đức và năng lực công tác trong lực lượng thanh niên; đượcđoàn viên thanh niên tín nhiệm và bầu cử qua Đại hội của Đoàn Là người đạidiện cho tập thể đoàn viên, thanh thiếu nhi, biết đoàn kết tập hợp và giáo dụcthanh thiếu nhi, biết tổ chức các phong trào hành động cách mạng và xây dựngcủng cố tổ chức Đoàn thanh niên.
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực cán bộ Đoàn
Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ đoàn là nâng cao phẩm chất, kỹnăng, kiến thức,… và năng lực tổ chức hoạt động của cán bộ đoàn Từ đó giúpcho cán bộ đoàn làm việc đạt được hiệu quả tốt hơn
Có nhiều hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thườngxuyên và tự bồi dưỡng Bồi dưỡng giúp cho cán bộ đoàn có cơ hội tiếp cậnnhững vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt tránh được sự lạc hậu trong xu thếphát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại Các cấp quản lý phải chọnhình thức bồi dưỡng cho đội ngũ của mình sao cho phù hợp với điều kiện thựctế của địa phương cũng như điều kiện công tác của mỗi cá nhân
Việc đào tạo, bồi dưỡng cần tuân theo các nguyên tắc: thống nhất giữabồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn bồidưỡng theo kế hoạch, kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, việc bồi dưỡngphải được tiến hành liên tục, có nội dung và phương pháp phù hợp
1.2.5 Năng lực cán bộ đoàn cấp cơ sở
Năng lực cán bộ đoàn cấp cơ sở có thể hiểu là phẩm chất, kỹ năng, kiếnthức, năng lực tổ chức các hoạt động thể hiện vai trò trong công tác thanh niên
Trang 27đoàn kết tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi, biết tổ chức các phong trào hànhđộng cách mạng và xây dựng củng cố tổ chức Đoàn thanh niên.
Năng lực cán bộ đoàn cấp cơ sở thể hiện trong quá trình cán bộ Đoàn tổchức hoạt động đoàn tại đơn vị như: lựa chọn, sắp xếp, vận dụng những trithức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để đảm bảo sựthực hiện hoạt động đoàn theo các đạt mục đích đề ra
Năng lực của cán bộ Đoàn cấp cơ sở được tạo nên bởi các thành tố:kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúnghòa quyện, đan xen vào nhau Do vậy, năng lực của mỗi cán bộ đoàn cấp cơsở có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ôn luyện và tích lũy kinhnghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn
Quá trình hình thành năng lực của Cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải gắn vớiluyện tập, thực hành và trải nghiệm các hoạt động đoàn Nó cũng bao gồm cảsự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả các hoạt độngđoàn trong nhà trường Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống tổ chức hoạtđộng đoàn tại cơ sở
1.2.6 Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cơ sở đại học
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cơ sở là quá trình chủ thểquản lý tiến hành các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo,kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộđoàn
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cơ sở tại trường đại học làhoạt động do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiến hành một cách có mục đích, có kếhoạch nhằm giúp đối tượng tham gia bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng,phát triển năng lực một cách hiệu quả nhất thông qua thực hiện nội dung,chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đáp ứng yêu cầuthực tế công việc
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn là quá trình triển khai cáchoạt động (xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức
Trang 28các kỹ năng, kỹ xảo về công tác đoàn, nhằm nâng cao trình độ và năng lực củađội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển đất nước Trongquá trình quản lý, để thực hiện chức năng của mình, Ban Thường vụ tỉnh đoàn,Ban thường vụ đoàn các trường… phải tăng cường công đào tạo - bồi dưỡngđội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời người cán bộ đoàn phải thường xuyên tự học, tựbồi dưỡng đặc biệt là bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động đoàn bằng nhiềuhình thức khác nhau: Tập trung, tập thể, cá nhân, trong giờ, ngoài giờ, trao đổi,rút kinh nghiệm, tham quan, hội thảo qua đó nhằm phát triển năng lực đoànviên, sinh viên, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn là cách thức tác động củanhà quản lý đến các nguồn lực, bố trí, sắp xếp, phân công nhằm giúp cán bộđoàn nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn rộng, biết thiết kế, khai thácvà tổ chức hoạt động đoàn ngày càng hiệu quả
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở là quá trìnhthông qua hoạt động quản lý và công cụ quản lý, chủ thể quản lý giúp đội ngũcán bộ Đoàn bổ sung thêm kiến thức hiểu biết về công tác đoàn và tiến hànhmột cách thành thạo các thao tác hành động trong quá trình tổ chức các hoạtđộng đoàn
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở là hoạt động doTỉnh đoàn tiến hành các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạovà kiểm tra…nhằm giúp đối tượng tham gia bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồidưỡng, phát triển năng lực một cách hiệu quả nhất thông qua thực hiện nộidung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đáp ứng yêucầu năng lực của cán bộ Đoàn cấp cơ sở.
Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn cấp cơ sở là lấy chuẩnnăng lực theo tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành về năng lực cần có cán bộ đoàn,tổ chức những cơ hội cho cán bộ đoàn học tập các kiến thức, kỹ năng chuyênmôn, năng lực tổ chức hoạt động đoàn trên nền tảng các kiến thức, kỹ năng,năng lực đã được hình thành ở một mức nhất định, nhằm giúp bản thân cán bộđoàn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trang 291.3 Giới thiệu chung về trường Đại học
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục Đại học
Theo Luật giáo dục năm 2012, tại điều 5 nêu rõ mục tiêu của giáo dụcđại học như sau [9]:
- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứukhoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹnăng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoahọc và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năngsáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ýthức phục vụ nhân dân;
- Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàndiện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơbản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộcngành được đào tạo
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học
Trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học đơn lĩnh vực (hoặc ít lĩnhvực), bao gồm các khoa đơn ngành hoặc ít ngành, trong đó chủ yếu định hướngđào tạo
Theo điều 28 của Luật giáo dục năm 2012 thì nhiệm vụ và quyền hạn củatrường đại học như sau [9]:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học;- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế,bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sựliên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo;
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũgiảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
Trang 30- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên,viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiệnchính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục;
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục;- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn,giảm thuế theo quy định của pháp luật;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơsở vật chất, đầu tư trang thiết bị;
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, ytế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra củaBộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấptỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạotheo quy định;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.4 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trườngtại các trường Đại học
1.4.1 Giới thiệu chung về cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học
Cán bộ Đoàn tại các trường đại học là cán bộ, giảng viên trẻ, đoàn viênsinh viên của nhà trường được bầu từ các chi đoàn, liên chi đoàn và đoàntrường qua các kỳ đại hội đoàn, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các tổchức đảng trong nhà trường; Là những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống và có năng lực công tác Đoàn và hoạt động phong trào; Làngười đại diện cho tập thể đoàn viên, sinh viên, biết đoàn kết tập hợp và giáodục thanh niên; biết tổ chức phong trào hành động cách mạng và xây dựng,củng cố tổ chức Đoàn thanh niên trong trường học vững mạnh [12, tr 21]
Cán bộ Đoàn là hạt nhân của tập thể lãnh đạo, vừa chịu trách nhiệm
Trang 31Đoàn trường; là người nắm vững chủ trương công tác của Đoàn cấp trên, mụctiêu, nội dung giáo dục của nhà trường và đặc điểm tình hình nhà trường; vậndụng khéo léo, chuyển tải mọi chủ trương, công tác của Đoàn cấp trên, của cấpủy nhà trường, của tập thể thành hiện thực Là người chủ động sáng tạo đề ranhững kế hoạch, biện pháp công tác của Đoàn và tổ chức thực hiện thắng lợinhững công tác đó; là trung tâm đoàn kết trong BCH Đoàn trường và tập thểđoàn viên, sinh viên; là người giải quyết tốt các mối quan hệ công tác của cấpbộ Đoàn (đối nội cũng như đối ngoại).
Công việc thường xuyên phải làm của cán bộ Đoàn trường là cùng tậpthể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn trường tổ chức các hoạt động saocho vừa thu hút nhiều đoàn viên, sinh viên tham gia để đạt mục tiêu giáo dụccủa tổ chức Đoàn vừa đạt được mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo dụccủa nhà trường đề ra
Hoạt động Đoàn trong môi trường học đường nói chung và trong trườngđại học nói riêng đòi hỏi người cán bộ Đoàn từ Chi đoàn đến Đoàn khoa hayĐoàn trường ngoài việc nắm chắc các nguyên tắc, quy định về tổ chức và hoạtđộng, còn phải có kiến thức xã hội phong phú; năng lực, kỹ năng ứng xử linhhoạt Bên cạnh đó, người cán bộ Đoàn cần có lý tưởng cách mạng trong sáng,niềm tin yêu mọi người; và nhất là phải có sự hiểu biết tốt về định hướng, quichế, cơ cấu tổ chức Đặc biệt, người cán bộ Đoàn phải hiểu về những ngườiđồng chí, đồng sự của mình
Hoạt động của Đoàn thanh niên hay Hội sinh viên trong trường đại họccần phải hướng đến nhiệm vụ quan trọng là học tập, nghiên cứu khoa học cũngnhư xây dựng ý thức tự quản, tự rèn luyện trong sinh viên và cán bộ trẻ
Thái độ và tác phong của người cán bộ Đoàn là hình ảnh của tổ chức Dođó, người cán bộ Đoàn phải biết tự hoàn thiện tác phong và thái độ của mình
Việc xác định được nhiệm vụ công tác đoàn cụ thể trong từng thời kỳ,thời điểm đối với người cán bộ Đoàn là hết sức quan trọng Khi đã xác định rõnhiệm vụ, người cán bộ Đoàn sẽ dễ dàng tổ chức, thực hiện công tác một cáchkhoa học, mang tính nghệ thuật cao Từ đó, tổ chức Đoàn mới có thể vận động,
Trang 32khuyến khích được các đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động một cáchhăng hái; tránh lãng phí thời gian, công sức; và tranh thủ triệt để nguồn lực chocác phong trào đa dạng.
* Nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ Đoàn trong trường đại học
Nhiệm vụ người cán bộ Đoàn nói chung là vận động, tổ chức thực hiệnNghị quyết, Điều lệ của Đoàn Thông thường, nhiệm vụ người cán bộ Đoàntrường học gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường(Giảng dạy, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học), nhiệm vụ chínhtrị địa phương (phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng) mà nhà trườngđóng trên địa bàn đó Nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ Đoàn trong trường đạihọc có thể gồm một số công tác cơ bản như sau:
- Lập kế hoạch công tác
Một người cán bộ Đoàn phải biết trù tính các hoạt động của Chi đoàn,Đoàn khoa, Đoàn trường Sự trù tính này được thể hiện qua các kế hoạch côngtác (Từng quý, kỳ, thời điểm: 26/03, 22/12) phương hướng, chương trình côngtác (Từng năm học, nhiệm kỳ…).Thông thường, căn cứ vào các Chương trìnhcông tác năm học của Đoàn trường, Phương hướng nhiệm kỳ công tác Đoàn vàđịnh hướng của đảng uỷ (chi uỷ), Ban chủ nhiệm khoa; Ban Chấp hành Đoànkhoa họp xây dựng Chương trình công tác năm học, kế hoạch công tác quý,tháng.Tương tự, Ban Chấp hành Chi đoàn xây dựng chương trình, kế hoạchcông tác năm, quý, tháng Đoàn các cấp có thể có các kế hoạch chuyên đề, vídụ như kế hoạch trại nhân dịp 26/3, tổ chức tham quan dã ngoại, chào mừngngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 v.v Việc lập kế hoạch giúp cho tổ chức Đoànhình dung trước và chỉ ra được các công việc phải làm cụ thể, nhiệm vụ từng cánhân, tập thể, thời gian thực hiện công việc, nguồn lực được đảm bảo như thếnào Đặc biệt là các biện pháp thực hiện và các phương thức kiểm tra, đề phòngrủi ro ra sao
- Báo cáo
Việc báo cáo công tác là nhiệm vụ và yêu cầu của hầu hết các tổ chức.Báo cáo là dạng thông tin về kết quả công việc, công tác mà cá nhân, tổ chứcđã tiến hành Qua nội dung báo cáo, các cấp bộ Đoàn sẽ đánh giá lại tình hình
Trang 33hoạt động Qua báo cáo, các cấp bộ Đoàn sẽ có cơ sở thực hiện việc xét thi đua,khen thưởng v.v hay xem xét các đề xuất, kiến nghị mới; Báo cáo được thựchiện hàng tháng, quí, năm học hay theo từng chuyên đề Đặc biệt, các báo cáocủa Đại hội thì cần nêu lên được những nhận định, đánh giá.
- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn
Sinh hoạt chi đoàn là một yêu cầu bắt buộc theo qui định của Điều lệĐoàn Trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chi đoàn thuộc về Ban Chấp hành chiđoàn Mỗi lần sinh hoạt chi đoàn, Ban Chấp hành chi đoàn phải ghi biên bảncẩn thận theo hướng dẫn được ghi trong Sổ chi đoàn Nội dung biên bản sinhhoạt chi đoàn được tập thể chi đoàn thống nhất theo đa số được xem như Nghịquyết của chi đoàn (khi kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú pháttriển Đảng v.v ); Sinh hoạt chi đoàn tiến hành định kỳ hàng tháng; theo yêucầu công tác và phong trào Đoàn; Ban Chấp hành Đoàn cấp khoa, khối cónhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra tình hình sinh hoạt chi đoàn; Uỷ viênBan Chấp hành Đoàn cấp khoa tham dự họp lệ chi đoàn theo kế hoạch
- Ghi chép, quản lý sổ chi đoàn
Việc ghi chép, quản lý Sổ chi đoàn là nhiệm vụ của Ban Chấp hành cácchi đoàn, thực hiện theo hướng dẫn chung; Ban Chấp hành chi đoàn có tráchnhiệm giữ Sổ chi đoàn, ghi chép; chuyển bàn giao cho Ban Chấp hành chi đoànnhiệm kỳ mới sau Đại hội; bàn giao lại cho Đoàn khoa khi chi đoàn giải tán,kết thúc khoá học
- Quản lý đoàn phí
Ban Chấp hành chi đoàn có nhiệm vụ thu và trích nộp đoàn phí hàngtháng theo qui định cho Ban Chấp hành Đoàn cấp khoa Ban Chấp hành Đoàncấp khoa tiến hành thu và trích nộp đoàn phí hàng tháng hoặc quý cho BanChấp hành Đoàn trường theo tỷ lệ qui định Ban Chấp hành Đoàn cấp khoa cónhiệm vụ kiểm tra việc thu, chi đoàn phí của các chi đoàn
- Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận xét đoàn viênhằng năm
Việc phân loại đoàn viên thực hiện theo từng học kỳ, năm học Kết quảphân loại đoàn viên, thành tích và khuyết điểm chính hằng năm được ghi nhận
Trang 34trong phần nhận xét đoàn viên (trong sổ lý lịch đoàn viên) Sau từng học kỳ,Ban Chấp hành chi đoàn bình chọn những Đoàn viên ưu tú có thành tích xuấtsắc nhất giới thiệu với Đoàn cấp trên và Chi bộ Đảng.
- Tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác xã hội
Ban Chấp hành Đoàn các cấp cần chủ động, giúp đỡ đoàn viên, sinh viênthực hiện việc đánh giá rèn luyện và thực hiện công tác xã hội theo qui định củanhà trường; nhất là Ban Chấp hành các chi đoàn; Cán bộ Đoàn các cấp cần biếtphối hợp các tổ chức trong và ngoài trường để thực hiện có hiệu quả công tácnày
- Chuyển sinh hoạt Đoàn tập trung
Hằng năm, trước thời gian kết thúc khoá học, Ban Chấp hành Đoàn khoanhắc nhở các chi đoàn tiến hành thực hiện chuyển sinh hoạt Đoàn tập trung.Ban Chấp hành chi đoàn chịu trách nhiệm thực hiện chuyển sinh hoạt chungcho cả chi đoàn Các trường hợp đoàn viên chưa ra trường thì bàn giao lại Sổđoàn viên của cá nhân đó cho Đoàn khoa Đồng thời, Ban Chấp hành chi đoànyêu cầu cá nhân đoàn viên đó liên hệ Văn phòng Đoàn khoa để được hướngdẫn tiếp tục sinh hoạt tại chi đoàn mới
- Phát triển đoàn viên mới
Đây là nhiệm vụ của mỗi đoàn viên và đương nhiên là nhiệm vụ lớn củangười cán bộ Đoàn Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng Đoàn
- Xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên
Căn cứ vào hướng dẫn của Đoàn trường, Đoàn khoa chỉ đạo cho BanChấp hành Chi đoàn tiến hành xét, đề nghị khen thưởng (Từng học kỳ, nămhọc, đợt công tác) Các Chi đoàn cần theo dõi và xử lý kỷ luật kịp thời đối vớicác trường hợp đoàn viên vi phạm Điều lệ Đoàn, Quy định về học tập, sinhhoạt nội, ngoại trú hay các Qui định, Quy chế khác của nhà trường v.v… theoqui định của Điều lệ Đoàn Cần đảm bảo Nghị quyết kỷ luật của chi đoàn cầnnêu rõ những ưu, khuyết điểm và các góp ý cho cá nhân đoàn viên có sai phạmnhận ra thiếu sót, sai trái để sửa chữa tốt hơn
- Duy trì liên hệ với Đoàn các cấp, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng
Trang 35Cán bộ Đoàn các cấp cần biết xây dựng các mối liên hệ với nhau, hỗ trợlẫn nhau Đặc biệt Đoàn cấp khoa, trường cần tranh thủ sự lãnh đạo, sự giúp đỡcủa cấp uỷ Đảng và các khoa, phòng, ban.
Trang 36- Các công tác khác
Bên cạnh những công tác thường xuyên, định kỳ; trong hoạt động Đoànthường có những công tác đột xuất, bất thường do yêu cầu của nhiệm vụ chínhtrị hay do nguyện vọng của đoàn viên v.v đặt ra Trong trường hợp đó, ngườicán bộ Đoàn có nhiệm vụ quan trọng là phải vận động, điều động đoàn viên,thanh niên tham gia đầy đủ, kịp thời các hoạt động này; thể hiện tinh thần xungkích của Đoàn
Tóm lại, người cán bộ Đoàn trường đại học cần thường xuyên rèn luyệnthái độ và tác phong của mình Thái độ và tác phong người cán bộ Đoàn cũnglà hình ảnh của tổ chức Đoàn; chính nó sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho tổ chứcĐoàn Nhiệm vụ người các cấp bộ Đoàn rất đa dạng, phong phú, và luôn nhưmới mẻ Nhiệm vụ này rất cần sự nhạy bén và khả năng tổ chức công việc mộtcách khoa học, sáng tạo và có kế hoạch của người cán bộ Đoàn Người cán bộĐoàn cần xác định được những nhiệm vụ nào là cơ bản nhất để tập trung giảiquyết Đặc biệt, người cán bộ Đoàn phải chú trọng các yêu cầu trong công tácđoàn vụ như báo cáo công tác, tổ chức sinh hoạt, quản lý đoàn viên - sổ đoànviên, phân loại, nhận xét đoàn viên, phát triển đoàn viên mới, tham gia đánh giárèn luyện, hỗ trợ thực hiện tín chỉ công tác xã hội, xét đề nghị khen thưởng - kỷluật v.v…
1.4.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học
Nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở có năng lực công tác và làmviệc mang tính chuyên nghiệp trong trường đại học
Mục đích nhằm trang bị những kiến thức, năng lực cơ bản về ứng xử vănminh, xây dựng môi trường văn hóa công sở và năng lực tổ chức các hoạt độngtập thể trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong của đội ngũ cán bộĐoàn, góp phần đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao của giáo dục trongtrường Đại học
Cập nhật thông tin, kiến thức mới và năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ côngtác đoàn, nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng thái độ trách nhiệm,củng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ Đoàn
Trang 371.4.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại cáctrường Đại học
Có nhiều cách hiểu về cán bộ đoàn giỏi, đó có thể là một cán bộ đoànhoàn thành tốt nhiệm vụ, đó là cán bộ đoàn có sáng kiến sáng tạo làm lợi về giátrị vật chất và tinh thần cho nhà trường Và ở một góc nhìn khái quát chung,cán bộ đoàn giỏi là cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vữngvàng, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động đoàn; có uy tín và khả năng đoàn kết,tập hợp được đoàn viên, sinh viên; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp chính đáng của đoàn viên Bên cạnh đó cán bộ đoàn giỏi cần cókiến thức về chính sách pháp luật, kinh tế- xã hội, ngoại ngữ, có các kỹ nănghoạt động; đồng thời phải có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao
Để trở thành một cán bộ đoàn giỏi, thì cần có những năng lực cơ bảnnhư sau:
- Năng lực tham mưu, lãnh đạo
+ Tham mưu với Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tácthanh niên, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ
+ Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.+ Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tổchức sinh hoạt tư tưởng
- Năng lực điều hành, quản lý
+ Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban Chấp hành, phâncông nhiệm vụ cho ủy viên Ban Chấp hành
+ Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc và tư tưởng.+ Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định
Trang 38+ Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trìnhhoạt động
+ Tổ chức trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc,ngâm thơ
+ Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm
- Năng lực soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề
+ Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch,báo cáo, kiểm điểm, biên bản
+ Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quanđiểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng
- Năng lực ứng xử, xử lý các mối quan hệ
+ Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.+ Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên,thanh niên
+ Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệvới Đoàn cấp trên, với ban cán sự lớp và các tổ chức đoàn thể khác
- Năng lực trình bày của người cán bộ Đoàn
Trong rất nhiều năng lực cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một nănglực không thể thiếu được đó là năng lực trình bày Để trình bày tốt một vấn đềđặt ra, người cán bộ Đoàn cần có các năng lực cụ thể sau:
+ Lắng nghe chăm chú.+ Diễn đạt đơn giản.+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng.+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe.+ Gây ảnh hưởng
Trang 39những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bồi dưỡng Mộtphương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và họcviên phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức vàphát triển tư duy.
Trong quá trình bồi dưỡng báo cáo viên thường sử dụng các phươngpháp giảng dạy sau đây:
- Phương pháp diễn giảng
+ Diễn giảng là phương pháp giảng viên dùng lời và các phương tiện phingôn ngữ khác để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó liên quan đến năng lực chocán bộ Đoàn cấp cơ sở; tạo ra sự liên kết giữa vấn đề đó với kinh nghiệm trongtổ chức hoạt động đoàn hiện có của người học Qua đó giúp người học lĩnh hộiđược nó
- Phương pháp thảo luận
+ Phương pháp thảo luận là phương pháp được áp dụng hiệu quả trongquá trình bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn, sử dụng phương pháp này làchia số cán bộ quản lý theo từng nhóm thảo luận về nội dung nào đó cần thiếtphải trao đổi và đi đến kết quả Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy họccó nhiều ưu điểm, phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề có tác động tích cực tớisự động não của từng cá nhân riêng lẻ nhưng lại không có sự phối hợp giữa cácthành viên trong tập thể
- Phương pháp thực hành chuyên môn
Cán bộ đoàn cơ sở cần thực hiện các nhiệm vụ được giao liêu quan đếnviệc tổ chức hoạt động đoàn ở cơ sở Phương pháp thực hành chuyên môn nhưxây dưng kế hoạch hoạt động, tổ chức hoạt động, vận động quần chúng, viếtsáng kiến kinh nghiệm…
- Phương pháp giải quyết các tình huống
Giúp cho đội ngũ cán bộ đoàn nhận diện một số loại tình huống nhữngyêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống trong công tácđoàn, các nguyên tắc cơ bản và quy trình giải quyết tình huống, vận dụng giảiquyết tình huống trong công tác đoàn trong nhà trường
Trang 40- Phương pháp tự bồi dưỡng, nghiên cứu
Trong các hoạt động bồi dưỡng phải lấy tự học tập, nghiên cứu, tự bồidưỡng làm chủ yếu Bất cứ người nào cũng có khả năng tự học nếu hiểu thấuđáo nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng, có đầy đủ điều kiện tối thiểu để học tập,song phải kết hợp tự học của cá nhân với học tập, hợp tác với đồng nghiệp…
1.4.5 Hình thức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trường tại các trường Đại học
Do đặc thù của công tác Đoàn trong trường Đại học, là cán bộ kiêmnhiệm,có trình độ, nên phương thức đào tạo cần phải phù hợp, đáp ứng nhu cầubổ sung kiến thức,… Nên chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn:
- Bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh: là phương thức đào tạo mới dànhriêng cho từng chức danh (ví dụ: bí thư Chi Đoàn sinh viên, Bí thư Chi Đoàngiảng viên, Bí thư Đoàn trường, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấphành Đoàn trường…) Đưa nội dung bồi dưỡng, tập huấn bám sát theo nhữngyêu cầu công việc cụ thể, chuyên sâu của từng chức danh
- Bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề: dành cho những nội dung mangtính chuyên sâu, cần tập trung quán triệt sâu rộng trong tổ chức Đoàn Ví dụ:Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Quán triệt các nghị quyết của Ban Chấp hànhTỉnh đoàn… Phương thức bồi dưỡng này có thể áp dụng cho rộng rãi cán bộĐoàn khi cần thiết
- Bồi dưỡng, tập huấn định kỳ, theo kế hoạch: thường được tổ chức hằngnăm để triển khai chương trình công tác năm của Đoàn, quán triệt những quanđiểm chỉ đạo mới và hướng dẫn những nội dung hoạt động trọng tâm Thôngthường là trước thời điểm bước vào năm học mới
- Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thông qua hoạt động của các Câu lạc bộcán bộ Đoàn: là hình thức được thực hiện thường xuyên Tập trung vào việctrao đổi kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho cán bộ Đoàn,nhất là cán bộ cấp chi đoàn và Đoàn cơ sở
- Tự bồi dưỡng: Mỗi cán bộ Đoàn tự học hỏi từ đồng chí, đồng nghiệp,các tài liệu, mạng Iternet… tự rút kinh nghiệm sau các hoạt động