1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề 1 Chương trình Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở

37 264 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Bài 1 giáo án powerpoint Chuyên để Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở. Bài được soạn theo Chương trình mới nhất do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp Trung ương biên soạn. Xin mời các bạn tải về làm tài liệu giảng dạy.

Trang 1

Chuyên đề 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Trang 2

NỘI DUNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

II THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA III MỘT SỐ BÀI HỌC QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI

Trang 4

1 Hệ mục tiêu của đổi mới - đặc trưng tổng

quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta xác định đổi mới vì ba mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh

Đại hội VIII (1996), xác định hệ mục tiêu của đổi mới là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”

Trang 5

Đại hội IX (2001), hệ mục tiêu của đổi mới được Đảng ta xác định là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đại hội X (2006), hệ mục tiêu của đổi mới được Đảng ta bổ sung là đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Đại hội XI (2011), Đảng ta xác định: “Xã hội

xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Trang 6

2 Các đặc trưng của xã hội xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng ta nêu ra trong Cương lĩnh năm

1991 và được bổ sung, phát triển trong Cương lĩnh năm 2011

Trang 7

Cương lĩnh

năm 1991 Cương lĩnh

Trang 8

3 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

Hai là phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa

Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Trang 9

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc

lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững

mạnh

Trang 10

4 Các mối quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội

Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm

2011 của Đảng đã khái quát tám mối quan hệ

lớn cần giải quyết tốt trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

1- Giữa đổi mới, ổn định và phát triển;

2- Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; 3- Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;

Trang 11

4- Giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;

5- Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

6- Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

7- Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;

8- Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Trang 12

Tại Đại hội XII (2016) Đảng ta đã:

Điều chỉnh mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa” thành

“giữa tuân theo các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”;

Bổ sung thêm mối quan hệ “giữa Nhà nước

và thị trường”

Trang 13

II THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở NƯỚC TA

Trang 14

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị

hội chủ nghĩa được

quan tâm xây dựng và

từng bước hoàn thiện

1 Phát triển kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 15

Kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; thiếu bền vững

Doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện đầy đủ vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp,

để xảy ra lãng phí, thất thoát

Một số yếu tố thị trường phát triển chưa đồng

bộ, quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường còn hạn chế, bất cập; tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế chưa cao, còn lệ thuộc nhiều vào một vài trị trường bên ngoài.

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổi mới

Trang 16

Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có tiến bộ

Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện.

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu.

Việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, có tiến bộ.

2 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 18

Đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng hơn, mức hưởng thụ văn hoá của Nhân dân từng bước được nâng lên.

Bầu không khí xã hội dân chủ, cởi mở hơn; dân trí được nâng cao; tính tích cực cá nhân và xã hội được phát huy.

Nguồn lực của Nhà nước, của xã hội đầu tư cho văn hoá được nâng lên.

Giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng.

Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá có tiến bộ.

3 Phát triển văn hoá, xây dựng con người

Việt Nam

Trang 19

So với những thành tựu đạt được về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu phát triển văn hoá, xây dựng con người chưa tương xứng.

Sự chênh lệch về hạ tầng văn hoá, thiết chế văn hoá và khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và giữa các tầng lớp Nhân dân có xu hướng tăng lên.

Chất lượng sáng tạo các giá trị văn hoá mới còn nhiều hạn chế, ít các công trình, tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, khoa học cao.

Hiệu quả hội nhấp quốc tế về văn hoá còn hạn chế, một số mặt còn bất cập.

Trang 20

Các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nước đã chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán về chính sách giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, trong đó chú trọng chính sách giảm nghèo đa chiều và khắc phục nguy cơ tái nghèo.

Chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều tiến bộ.

Chính sách ưu đãi người có công đã được Đảng

và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đa dạng, ngày cảng mở rộng và hiệu quả.

4 Giải quyết các vấn đề xã hội

Trang 21

Việc giải quyết các vấn đề xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, những bức xúc xã hội có chiều hướng gia tăng.

Một số chính sách xã hội chậm đổi mới, chưa sát thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học; còn thiếu những chính sách đặc thù cho những vùng đặc thù.

Phân hóa giàu - nghèo có xu hướng gia tăng Giảm nghèo thiếu bền vững

Một số bức xúc xã hội chậm được giải quyết

Trang 22

Thành tựu cơ bản, bao trùm là bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền,

thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ của Tổ quốc, lợi

ích quốc gia - dân tộc,

Trang 23

Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa thật hiệu quả.

Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chưa được xây dựng toàn diện

Đầu tư cho quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận, khu vực phòng thủ, phát triển khoa học

- công nghệ, trang thiết bị cho quân đội… còn hạn chế

Trang 24

Mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; đã phá được thế bị bao vây, cấm vận thời kỳ đầu đổi mới.

Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ

6 Mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế

Trang 25

Thể chế thực thi các quyền dân chủ của Nhân dân từng bước được xác lập và cụ thể hóa.

Hệ thống chính trị từng bước được đổi mới để phù hợp hơn với tình hình và bối cảnh phát triển đất nước, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế, đồng thời vẫn giữ được ổn định chính trị.

Hệ thống pháp luật được đổi mới, sửa đổi, bổ sung và xây dựng ngày càng đầy đủ và phù hợp hơn, nhất là về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

7 Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 26

Thực hành dân chủ đi đôi với giữ vững

kỷ cương, kỷ luật còn nhiều bất cập, việc thực hành dân chủ có lúc, có nơi còn mang tính hình thức

Đổi mới hệ thống chính trị có phần lúng túng, có mặt còn chậm, chưa theo kịp và đáp ứng tốt yêu cầu của những bước phát triển kinh tế - xã hội

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản

Trang 27

Việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, nhất là trong bộ máy nhà nước chưa được chế định rõ, thiếu nhất quán.

Hệ thống pháp luật còn nhiều tầng nấc, thiếu đồng bộ, hiệu lực chưa cao, tính công khai, minh bạch, tính khả thi, ổn định còn hạn chế

Tổ chức và cơ chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp còn có những điểm chưa được làm rõ và quy định chưa phù hợp, nhiều nơi hoạt động còn hình thức

Trang 28

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được coi trọng, tăng cường.

Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường hơn, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội

8 Xây dựng Đảng

Trang 29

Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

- xã hội tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được coi trọng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên

Công tác dân vận được đẩy mạnh, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới

Trang 30

Một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chậm được khắc phục.

Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, tiến hành thí điểm nhiều, nhưng chậm tổng kết thành lý luận

Công tác tư tưởng thiếu sắc bén, sức thuyết phục chưa cao, tính chiến đấu còn hạn chế

Trang 31

Công tác tổ chức, cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng

Trang 32

III MỘT SỐ BÀI HỌC QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI

Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động,

không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.

Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan

điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trang 33

Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước

đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát

từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên

trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động

và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh

đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ

Trang 34

1- Do nhân dân lao động làm chủ;

Do nhân dân làm chủ;

2- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;

Trang 35

3- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

4- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;

Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;

Trang 36

5- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết

và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;

Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;

6- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

Trang 37

Cương lĩnh năm 2011 bổ sung thêm 2 đặc trưng:

- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

2 Các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày đăng: 23/08/2019, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w