1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại việt nam bài tập học kỳ luật người khuyết tật

5 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 23,12 KB

Nội dung

Xuất phát từ khái niệm bảo trợ xã hội nói chung, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được hiểu là tổng hợp các cơ chế, chính sách và các giải pháp của nhà nước và cộng đồng xã hội nh

Trang 1

Bài tập Học kỳ Luật Người khuyết tật – Đề số 4

Đề số 4: “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”

ĐẶT VẤN ĐỀ

Người khuyết tật chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dân cư Ngân hàng thế giới ước tính có khoảng 10% dân số thế giới ( khoảng 650 triệu người ) phải sống chung với những khuyết tật Con số này sẽ còn tăng lên do dân số già hóa và những tiến bộ y học Theo nguồn từ UN Department of Public Information (2006) thì ở những quốc gia nơi có tuổi thọ trung bình trên 70, các cá nhân sẽ có trung bình khoảng 8 năm tương đương với 11,5% thời gian sống chung với khuyết tật Người khuyết tật được coi là một trong các nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất Với tình trạng khuyết tật của họ, họ đã và đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống Chính vì vậy, các chế độ bảo trợ đối với người khuyết tật, một “lưới đỡ” mà Nhà nước hỗ trợ cho người khuyết tật vượt qua những khó khăn trong đời sống hằng ngày, là một

vấn đề rất đáng được quan tâm Chính vì tính đương thời của vấn đề này, em đã chọn đề số 4 trong bộ đề của tổ bộ môn Luật người khuyết tật: “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” để hiểu rõ hơn về vấn đề này Bài tiểu luận của em chia làm 3 phần chính: Khái quát chung về chế độ bảo trợ xã

hội, Nội dung về chế độ bảo trợ xã hội với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng chế độ bảo trợ này tại Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH

I Khái quát về bảo trợ xã hội và bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.

1 Khái niệm bảo trợ xã hội

Xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan trong việc tìm kiếm những biện pháp bảo vệ cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là nhóm người yếu thế một hệ thống các chế

độ bảo vệ được dần dần hình thành với vai rò trung tâm của nhà nước Bên cạnh những hình thức tương trợ cộng đồng truyền thống như từ thiện, phát chẩn, cứu đói, … Sự can thiệp của nhà nước đối với một bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội như một sự đảm bảo có tính ổn định và an toàn hơn Những biện pháp bảo vệ đối tượng yếu thế có

sự tham gia của nhà nước chính là nội dung của bảo trợ xã hội

Mặc dù theo các nhà khoa học có các cách tiếp cận trên các phạm vi rộng hẹp khác nhau, nhưng dựa trên quan điểm chung của ILO và riêng ở Việt Nam, có thể hiểu bảo trợ

xã hội là những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng gặp phải rủi ro, bất hạnh, nghèo đói vì nhiều nguyên nhân dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng Theo khái niệm này đối tượng bảo trợ xã hội chính là những người gặp rủi ro, biến cố, bất hạnh trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau cần có sự giúp

đỡ Những đối tượng được kể đến đầu tiên trong hầu hết các quy định pháp luật bảo trợ xã hội các quốc gia đều là nhóm người khuyết tật,người già cô đơn,trẻ em mồ côi thiếu người nuôi dưỡng …

2 Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.

Xuất phát từ khái niệm bảo trợ xã hội nói chung, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được hiểu là tổng hợp các cơ chế, chính sách và các giải pháp của nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo vệ người khuyết tật, trước hết và chủ yếu là những khoản trợ cấp, hỗ trợ và các chi phí khác nhằm giúp cho đối tượng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng Theo đó, nội dung của bảo trợ xã hội cho người khuyết tật cũng chính là các nội dung của bảo trợ xã hội nói chung áp dụng với đối tượng hưởng là người khuyế tật khi thỏa mã các điều kiện hưởng trong các chế độ trợ cấp, hỗ trợ

Trên quan điểm tiến bộ, bảo trợ xã hội đối với người khuyế tật được tiếp cận từ góc độ nhân quyền với trách nhiệm của nhà nước chứ không chỉ dừng lại ở mục đích nhân tạo, ban ơn, chiếu cố tới những thân phận khiếm khuyết về sức khỏe Các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho cuộc sống của người khuyết tật được thực hiện như một sự phân phối lại lợi ích xã hội theo hướng công bằng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, trong tương quan phát triển kinh tế và xã hội Không chỉ dừng lại ở đó, việc nhìn nhận người khuyết tật như một dạng trong đa dạng các thành viên xã hội và khơi gợi khả năng lao động tiềm ẩn trong họ là một trong những tư tưởng tiến bộ để các khoản trợ cấp bảo trợ xã hội không chỉ còn ý nghĩa đơn thuần là gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế với mục tiêu vì con người là trung tâm

sự phát triển

3 Ý nghĩa của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật

- Dưới góc độ kinh tế: Bảo trợ xã hội có ý nghĩa thiết thực với đời sống của người khuyết tật và gia đình họ thông qua khoản trợ cấp hỗ trợ, góp phần làm đảm bảo cho

nhu cầu sinh sống tối thiểu của người khuyết tật Không dừng lại ở đó, từ việc góp phần đảm bảo cuộc sống cho người khuyết tật, các khoản trợ cấp của bảo trợ xã hội còn tạo

cơ hội thuận lợi cho họ vươn lên, kiến tạo và phát huy những khả năng có thể để vươn lên đảm bảo và nâng cao đời sống Cũng từ góc độ kinh tế, các khoản trợ cấp bảo trợ

xã hội đối với người khuyết tật còn có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên yếu thế, thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống,

Trang 2

nhập theo hướng công bằng, đảm bảo lợi ích xã hội đối với người khuyết tật nói riêng và toàn bộ dân chúng nói chung.

- Dưới góc độ chính trị – xã hội : Bảo trợ xã hội đói với người khuyết tật không chỉ thể hiện thái độ của nhà nước đối với bộ phận dân chúng mà còn là biện pháp hỗ trợ tích

cực của xã hội đói với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, hạn chế về sức khỏe Trên phương diện xã hội, bảo trợ xã hội còn góp phần làm ổn định xã hội, ổn định chính trị, làm giảm thiểu bất ổn xã hội vì khi rơi vào tình cảnh tùng quẫn, phân biệt đối xử con người rất dễ nảy sinh hành vi lệch lạc về chuẩn mực đạo đức Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật còn là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị Cũng từ đó người khuyết tật thấy mình có giá trị có địa vị trong xã hội chứ không bị bỏ rơi vì những khiếm khuyết sức khỏe

- Dưới góc độ pháp luật: Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật là một trong những nội dung của pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thân cho

nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, có ít cơ may trong cuộc sống như những người bình thường khác Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật với các chế độ trợ cấp được

thiết lập trên cơ sở quyền con người Quyền này đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 “ mọi người đều có quyền hưởng một mức sống đủ đảm bảo sức khỏe và nhu yếu của mình cũng gia đình, nhất là về ăn uống, nhà ở, thuốc men ” ( Điều 22 Tuyên ngôn nhân quyền ) Cũng từ đó phải nhận thức

rằng, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật không phải là sự ban ơn, chiếu cố đối với những thân phận thấp hèn, cùng cực vì hạn chế, rủi ro về sức khỏe mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm của cả cộng đồng

4 Nguyên tắc cơ bản của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.

- Người khuyết tật có quyền hưởng bảo trợ xã hội không có sự phân biệt theo tiêu chí nào

- Mức trợ cấp bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ khuyết tật và nhu cầu thực tế của đối tượng

- Thực hiện bảo trợ xã hội cân đối giữa nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với khả năng đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội

- Đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, phát huy khả năng vươn lên, hòa nhập cộng đồng

II Nội dung của chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật

Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật là nội dung cơ bản của pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, quy định quyền, nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cho người khuyết tật thông qua các khoản trợ cấp Trên phương diện pháp luật quốc tế, ngày 13/12/2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội

đồng Liên hợp quốc đã thong qua Công ước về quyền của người khuyết tật Trong đó, tại điều 28 Công ước quy định về mức sống và bảo trợ xã hội “ công nhận quyền của người khuyết tật có mức sống đầy đủ cho bản thân và gia đình họ, bao gồm có đủ thức ăn, quần áo và nhà ở, và có quyền không ngừng cải thiện điều kiện sống ” Để đảm bảo

quyền này, công ước cũng đề xuất những biện pháp đảm bảo thực hiện quyền những quy định này là nguồn pháp luật cơ bản mà các quốc gia phê chuẩn công ước phải nội luật hóa đảm bảo thực hiện Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã kí cam kết tham gia Công ước và nhanh chóng nội luật hóa thực hiện Ở Việt Nam, trên riêng phương diện chế độ bảo trợ xã hội cho người khuyết tật đã có rất nhiều văn bản nghị định ra đời nhằm điều chỉnh vấn đề này như Nghị định số 07/200/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách cứu trợ

xã hội, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội và điểm mốc đánh dấu sự phát triển của chế độ bảo trợ nói riêng và pháp luật người khuyết tật nói chung là sự ra đời của luật người khuyết tật năm 2010

1 Chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Đối với chế độ trợ cấp hàng tháng, không phải người khuyết tật nào cũng được hưởng chế độ này Luật người khuyết tật xác định tiêu chí đối tượng hưởng trợ cấp chỉ dừng lại

ở mức độ khuyết tật là những người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt năng và không hề đề cập đến các điều kiện khác như hoàn cảnh kinh tế, tình trạng tài sản, tình trạng hôn nhân … Theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP tại khoản 4 điều 4 thì điều kiện hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật được quy định là người khuyết tật nặng phải đảm bảo hai điều kiện là: không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ và thuộc hộ nghèo Sau một thời gian thực hiện, quy định này được

mở rộng và người khuyết tật nặng chỉ cần đảm bảo 1 trong 2 điều kiện là không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ Theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP

đã quy định điều kiện xác định người không có khả năng lao động là: đủ 15 tuổi trở lên, bị tàn tật giảm thiểu chức năng không thể lao động, được hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên công nhận Đối với người không có khả năng tự phục vụ được xác định là: Người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận Bên cạnh chế độ trợ cấp với bản thân đối tượng khuyết tật, luật hiện hành cũng quy định quyền lợi cho nhân thân, gia đình và người nhận nuôi người khuyết tật thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng Những quy định này cho thấy việc đảm bảo quyền cho người khuyết tậ nói chung và đặc biệt với những khuyết tật nặng ngày càng được bảo vệ hơn lên trong quy định của pháp luật

Trang 3

cấp của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ theo quy định Sơ yếu lí lịch của đối tượng hưởng trợ cấp và biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ cấp tại xã, phường, thị trấn hoặc văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên Thủ tục xét duyệt được quy định tại điều 4 Thông tư liên tực số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Về chế độ hưởng mức trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được Chính phủ quy định cụ thể Mức trợ cấp được xác định và điều chỉnh trong tương quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng chính sách khác phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế

2 Chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo luật hiện hành, tại điều 45 Luật người khuyết tật 2010 thì đối tượng người khuyế tật được tiếp nhận và ocow sở bảo trợ xã hội chỉ được giới hạn là những đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, không nơi nương tựa, không lự lo được cho cuộc sống tại cộng đồng Thực tế cho thấy, hoàn cảnh sống của những đối tượng này vô cùng khó khăn, không có sự chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên hàng ngày tính mạng họ có thể bị đe dọa Để được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, gia đình hoặc người giám hộ của người khuyết tật sẽ phải hoàn thiện hồ sơ xin tiếp nhận bao gồm: đơn xin, sơ yếu lí lịch, biên bản họp xét duyệt cấp xã, giấy chứng nhận khuyết tật và các giấy tờ liên quan

Chế độ bảo trợ xã hội đối với đối tượng người khuyết tật sống tại các cơ sở bảo trợ được đảm bảo bằng Nhà nước thông qua kinh phí nuôi dưỡng, bao gồm: trợ cấp nuôi hàng tháng, chi phí mua sắm tư trang vật dụng sinh hoạt hàng ngày, chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, chi phí mua thuốc chữa bệnh thông thường, chi phí mua dụng cụ phương tiện hỗ trợ hồi phục chức năng, chi phí mai tang khi đối tượng chết, chi phí cho vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ Mức trwoj cấp nuôi dương được quy định trên cơ sở hệ số mức trợ cấp chuẩn do Chính phủ quy định trong từng giai đoạn cụ thể

3 Cơ sở chăm sóc người khuyết tật

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật Với nội dung hoạt động của mình, Các cơ sở chăm sóc người khuyết tật không chỉ dừng lại ở hoạt động nuôi dưỡng mà còn chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng Theo luật hiện hành, cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm: Cơ sở xã hội, cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, trung tâm hỗ tợ người khuyết tật sống độc lập, cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác Đối với những cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập thì được Nhà nước đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động Đối với các cơ sở khác ngoài công lập Nhà nước chỉ hỗ trợ với những giới hạn nhất định bằng những ưu tiên, ưu đãi trong hoạt động

Đối với cơ sở bảo trợ xã hôi, pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ, kinh phí hoạt động, quản lí tài chính, chế độ báo cáo đối với các cơ sở bảo trợ xã hội Do sự khác nhau giữa các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập nên hồ sơ, thủ tục thành lập có sự khác nhau nhất định được quy định trong Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể của cơ sở bảo trợ xã hội

Đối với các cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và các cở sở chăm sóc người khuyết tật khác, điều kiện thành lập được đề xuất với những yêu cầu về địa điểm cơ sở, điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc người nguyết tật phù hợp, chứng minh nguồn tài chính, tài sản chi cho hoạt động của cơ sở, đội ngũ nhân viên với những tiêu chuẩn cụ thể… Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở chăm sóc người khuyết tật sau khi được hoàn thiện gửi tới cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động xã hội thẩm định Luật cũng quy định các trường hợp bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động, giải thể các cơ sở chăm sóc người khuyết tật trong trường hợp vi phạm pháp luật, không đủ điều kiện hoạt động

Về trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật, Điều 48 Luật người khuyết tật quy định các cơ sở phải tuân thủ điều kiện hoạt động, thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở các cơ sở cũng phải thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo tiếp cận với đối tượng người khuyết tật

Hệ thống cơ sở chăm sóc người khuyết tật lần đầu tiên được quy định tổng quan trong Luật người khuyết tật Hệ thống cơ sở chăm sóc người khuyết tật lần đầu tiên được quy định tổng quan trong Luật người khuyết tật Bên cạnh các cơ sở công lập được đảm bảo hoạt động từ kinh phí của nhà nước, pháp luật cho phép và khuyến khích thiết lập các

cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập với những điều kiện nhất định hướng tới việc đảm bảo và nâng cao hơn chất lượng cuộc sống, khơi gợi khả năng tiềm ẩn của người khuyết tật, khắc phục những rào cản về ý thức, tâm lý cho người khuyết tật

III Thực tiễn áp dụng chế độ bảo trợ cho người khuyết tật tại Việt Nam

Người khuyết tật chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân cư Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích… Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu

Trang 4

người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng

1 Những thành công bước đầu.

Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ đã quy định chi tiết chính sách trợ giúp xã hội đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người mắc bệnh tâm thần mãn tính, hộ gia đình có từ hai người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ Thực hiện chính sách này, các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 395.962 người khuyết tật nghèo và 8.599 hộ có từ hai người khuyết tật, nuôi dưỡng tập trung 9.798 người khuyết tật trong 300 cơ sở bảo trợ xã hội So với năm 1998, số người người khuyết tật được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội tăng gấp 4 lần Các chế độ trợ giúp cũng đã được điều chỉnh tăng từ 45.000 đồng/tháng năm

2000 lên 65.000 đồng/tháng năm 2004 và 120.000đồng/tháng năm 2007 Chính sách trợ giúp xã hội đã đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật

Ngoài ra còn có 622.783 người khuyết tật là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, quân nhân bị tai nạn lao động, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp, 133.356 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hóa học và khoảng 4.700 gia đình người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh người có công với cách mạng 30.869 người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

Theo báo cáo đến nay các địa phương đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, thực hiện chỉnh hình phục hồi chức năng và cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí cho khoảng 300 ngàn người khuyết tật; cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy, chân tay giả cho trên 100 ngàn người; phẫu thuật chỉnh hình và trợ giúp phục hồi chức năng cho hàng trăm ngàn trẻ em khuyết tật Mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được phát triển ở 46/63 tỉnh, thành phố với 215 huyện, trên 2.420 xã… Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 có 52,4% người khuyết tật đi khám bệnh, phục hồi chức năng nhận được sự hỗ trợ về kinh phí (giảm viện phí)

2 Khó khăn và tồn tại

- Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật cũng còn hạn chế Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội

năm 2008, mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,1% số người không biết Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt Người khuyết tật thường tự ti trong cuộc sống, chưa thấy được quyền

và trách nhiệm của mình

- Một bộ phận người khuyết tật nặng chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội do quy định của Pháp lệnh là đối tượng thuộc diện hưởng chính sách phải là

người khuyết tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa

- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng còn quá thấp so với mặt bằng mức sống dân cư (mới chỉ bằng 60% chuẩn nghèo), chưa bảo đảm được những nhu cầu sống tối thiểu

của người khuyết tật

- Người khuyết tật vẫn khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhất là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa khó khăn, điều kiện đi lại không thuận tiện Nhiều địa

phương do điều kiện khó khăn nên công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chưa được quan tâm thực hiện

3 Phương hướng hoàn thiện

- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người khuyết tật tiếp cận với Luật người khuyết tật, cho họ hiểu rõ được những quyền lợi của họ, giúp họ hòa nhập hơi với cuộc sống đời thường cụ thể hơn là phải giúp họ tiếp cận được với các dịch vụ Trợ giúp pháp lý Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Giám

đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật hiện gặp phải rất nhiều khó khăn Một trong những nguyên nhân

cơ bản là do việc đi lại, nghe nói, tiếp xúc, trao đổi của người khuyết tật rất hạn chế Họ không thể đến các địa điểm trợ giúp pháp lý lưu động, trung tâm hay chi nhánh để yêu cầu trợ giúp pháp ý Chưa kể, với trường hợp bị các dạng tật phức tạp (như câm, điếc) thì việc tiếp cận, trợ giúp pháp lý lại càng vô cùng khó khăn Bởi với họ, chỉ có cách chuyển tải bằng cử chỉ, hình ảnh nhưng cách làm này cũng có rất nhiều hạn chế do số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa nhiều, một số lại thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật Thậm chí, ngay đối với người được học ngôn ngữ của người khiếm thính cũng không thể chuyển tải hết nội dung muốn nói do kho ký hiệu giao tiếp cho đối tượng này còn hạn chế Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong thực tế hiện đang gặp phải những khó khăn do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Từ thực trạng kể trên, tại Hội nghị tập huấn, cùng với các Trợ giúp viên pháp lý, các luật sư của Hội Luật gia đã tiến hành trợ giúp, tư vấn các vấn đề pháp lý cụ thể cho người khuyết tật Đa số vướng mắc của người khuyết tật xoay quanh các chế độ bảo trợ xã hội dành cho người khuyết tật, về trình tự, thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội; về các vấn đề liên quan đến quyền của người khuyết tật

Trang 5

chỉnh phù hợp với nguyện vọng của người khuyết tật Trên thực tế, rất nhiều địa phương chưa đánh giá đúng đắn sự cần thiết của các chế độ bảo trợ này đối với người

khuyết tật nên đã đôi phần sao nhãng, “bỏ quên” trách nhiệm của họ với người khuyết tật Điều này đã ảnh hưởng tới sự hòa nhập của người khuyết tật với cộng đồng

- Mức trợ cấp cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế đời sống

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w