Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong các văn bản pháp luật ...2KẾT THÚC VẤN ĐỀ...21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...21 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm tạo hành lang pháp lý thu
Trang 1MỤC LỤC
NỘI DUNG 2
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2
II CƠ SỞ VIỆC GHI NHẬN QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN CƠ THỂ SAU KHI CHẾT 2
1 Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong các văn bản pháp luật 2KẾT THÚC VẤN ĐỀ 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy ,ghép mô bộ phận cơthể và tạo ngồn cung cấp mô,nội tạng dồi dào phục vụ cho việc nghiên cứuchữa bệnh và nghiên cứu khoa học Nhà nước ta đã ban hành một số văn bảnpháp luật điều chỉnh về việc hiến xác ,hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu
là luật hiến,lấy ghép mô bộ phận cơ thể và hiến,lấy xác năm 2006 ,trong đó
có quy đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác ,bộ phận cơ thể khi cònsống cũng như điều kiện hiến mô,bộ phận cơ thể khi đã chết Tuy nhiên thựctiễn của việc lấy ghép mô,bộ phận cơ thể Cho thấy pháp luật về vấn đề nàycòn nhiều bất cập,đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô,bộ phận
cơ thể sau khi chết Vì vậy em xin chọn đề bài “Quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể sau khi chết.”Cho bài tập lớn của mình.
Trang 2NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Để góp phần nghiên cứu những quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
sau khi chết của cá nhân, ta đi sâu làm rõ một số khái niệm cơ bản:
Theo TS Phùng Trung Tập xét về mặt sinh học: “Bộ phận cơ thể là một
phần của cơ thể người là những thành tố cấu thành sự thống nhất của một cơ thể sống hoàn chỉnh và nó thực hiện được chức năng trao đổi chất giúp cho cơ thể tồn tại và phát triển bình thường theo quy luật của tự nhiên”
Trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, thuật
ngữ “bộ phận cơ thể người” được giải thích: “Bộ phận cơ thể người là một phần
của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”, trong đó “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”
II CƠ SỞ VIỆC GHI NHẬN QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN CƠ THỂ SAU KHI CHẾT
1 Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong các văn
bản pháp luật
a) Việc ghi nhận trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là một vấn đề hết sức nhạy
cảm liên quan mật thiết đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và các yếu tố tâm linhcủa người Việt Vì vậy trước đây không hề có một văn bản pháp luật nào quyđịnh về vấn đề này Mãi đến năm 1989, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ra đời thìvấn đề này mới được đề cập đến Tuy nhiên, các quy định này còn rất chungchung và chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa đầy đủ nên khó thực hiệntrong thực tiễn
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
Trang 3“Điều 30: Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người.
1- Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại.
2- Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên.
3- Bộ y tế quy định chế độ chăm sóc sức khoẻ người cho mô hoặc một bộ phận của cơ thể”.
* Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được cụ thể hóa trong trong Điều 10 của
Nghị định ban hành kèm theo Điều lệ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng số23-HĐBT ngày 21/1/1991:
“1- Việc lấy mô bộ phận cơ thể của người sống phải được người đó tự
nguyện và viết thành văn bản.
2- Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người được tiến hành trong các trường hợp:
_ Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc một bộ phận cơ thể của họ
_ Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết đồng ý cho bằng văn bản.
_ Người chết vô thừa nhận.
3- Cơ quan y tế được quyền tiếp nhận, bảo quản và sử dụng mô hoặc một
bộ phận cơ thể con người.
4- Các thủ tục, tiến hành ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể con người được tiến hành như các trường hợp phẫu thuật ghi trong Điều 8 của Điều lệ này 5- Cơ sở y tế tiến hành lấy mô hoặc một bộ phận cơ thể của người cho có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho họ trước, trong và sau khi lấy.”
Trang 4b) Việc ghi nhận trong BLDS 2005
* Năm 2005, BLDS Việt Nam mới chính thức đưa quyền hiến xác, bộ phận
cơ thể sau khi chết thành một điều luật cụ thể (Điều 34) và thuộc nhóm cácquyền nhân thân
Điều 34 BLDS 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi
chết: “ Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục
đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
c) Ghi nhận trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Ngày 29/11/2006, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 Việc ghi nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác thành một luật riêng là một bước tiến lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội, thể hiện sự nhân đạo
và sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe nhân dân, đồng thời cũng thể hiện
sự trình độ của các nhà làm luật
2 Nguyên tắc ghi nhận, thực hiện và bảo vệ quyền hiến bộ phận cơ thể
Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác:
“1 Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2 Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3 Không nhằm mục đích thương
4 Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Trang 5a) Nguyên tắc tự nguyện
* Hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quyền của mỗi cá nhân, khôngphải là nghĩa vụ, không ai có quyền ép buộc hoặc cản trở người hiến thực hiện
quyền này “Tự nguyện” là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất trong luật
dân sự Tự nguyện được thể hiện ở sự thống nhất giữa ý chí bên trong của chủthể với việc thể hiện ý chí ra bên ngoài mà không có sự tác động trái pháp luậtnào về thể chất hoặc tinh thần đối với người hiến tặng
_ Về mặt thuật ngữ bản thân từ “hiến” nó cũng thể hiện rõ tính tự nguyệncủa việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà không đòi hỏi bất kỳ sự trao đổilợi ích vật chất nào “Hiến” không vì mục đích thương mại mà vì mục đích caoquý hơn đó là cứu chữa người khác hoặc vì mục đích nghiên cứu khoa học _ Do ý nghĩa và tính chất quan trọng của việc hiến bộ phận cơ thể, ý chícủa người hiến phải được thể hiện một cách rõ ràng bằng văn bản, chứ không chỉbằng lời nói như một số giao dịch dân sự thông thường Đồng thời phải đăng kýhiến bộ phận cơ thể sau khi chết tại các cơ sở y tế; hoặc tại các trường đại học y,dược đối với các trường hợp hiến xác
_ Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và trong trạng tháiminh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc về mặt tinh thần đều có quyền bày tỏnguyện vọng hiến xác, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế Người đã đăng kýhiến có quyền thay đổi hoặc huỷ bỏ đơn đã đăng ký Cơ sở y tế chỉ được lấy mô,
bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến Trong trường hợp cấp cứu mà cầnphải ghép bộ phận cơ thể hoặc cần ghép bộ phận cơ thể cho cha, mẹ, anh, chị,
em ruột thì được phép lấy bộ phận cơ thể của người chưa đăng ký
* Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, hầu hết các nước áp dụng
chính sách “tự nguyện hiến” Mỗi cá nhân phải thể hiện rõ ràng ý chí của mình
đối với việc hiến bộ phận cơ thể, như: ký tên vào thẻ đăng ký hiến Nếu nhưngười đó không thể hiện ý chí của mình khi còn sống thì những người thân thích
Trang 6của người đó phải thể hiện sự đồng ý lấy bộ phận cơ thể từ người chết Bướcsang thập niên 80, nhận thấy chính sách nói trên dẫn đến tình trạng số lượng bộphận cơ thể được hiến tự nguyện rất ít ỏi, không thể đáp ứng được nhu cầu chữabệnh, nhiều nước đã sửa đổi pháp luật của mình theo hướng thừa nhận nguyên
tắc “suy đoán ý chí” Khởi đầu là Singapore, sau đó là một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Áo, Bỉ Nguyên tắc “suy đoán ý chí” cho phép lấy mô và bộ phận
cơ thể người chết trừ khi người đó đã thể hiện rõ ràng sự phản đối khi họ cònsống Nguyên tắc này được áp dụng ở các mức độ khác nhau:
+ Một là, áp dụng ở mức độ “cứng”: không cho phép gia đình của người
chết can thiệp vào quá trình lấy bộ phận cơ thể
+ Hai là, ở mức độ “mềm”, theo đó, việc lấy mô, bộ phận cơ thể của người
chết phải được sự đồng ý của gia đình người đó
+ Ba là, ở mức độ “triệt để”: một cá nhân phải đăng ký tại toà án về việc
mình không muốn hiến bộ phận cơ thể sau khi chết và đó là cách duy nhất đểngười đó không bị lấy bộ phận cơ thể khi chết (ví dụ: Áo)
Ở Việt Nam, do quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể sau khi chết mới được ghi nhận trong BLDS nên không thể áp dụng ngay
nguyên tắc “suy đoán ý chí” như ở các nước trên, bởi sẽ gây nên sự phản ứngmạnh mẽ từ phía người dân, do đặc điểm tâm lý, văn hoá của người Việt rất coitrọng sự toàn vẹn của cơ thể người sống và sự toàn vẹn của thi hài người quá cố
Vì vậy, chúng ta chỉ áp dụng chính sách “tự nguyện hiến”.
b) Nguyên tắc “phi thương mại”
_ Đây là một nguyên tắc rất quan trọng Việc hiến xác, bộ phận cơ thể saukhi chết chỉ nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứukhoa học, không nhằm mục đích lợi nhuận Mục đích của hiến xác, bộ phận cơthể luôn luôn phải được đặt ra như một sự kiểm soát đặc biệt của pháp luật đối
Trang 7với vấn đề có tính chất xã hội nhạy cảm này Nguy cơ các bộ phận cơ thể ngườitrở thành hàng hoá giao dịch trên thị trường đang hiện hữu ngày càng rõ nét _ Pháp luật một số nước thừa nhận việc mua bán bộ phận cơ thể người,nhưng quan điểm của Việt Nam là không chấp nhận thương mại hoá các bộ phận
cơ thể người Nguyên tắc “phi thương mại” xuất phát từ đối tượng đặc biệt củaquyền hiến bộ phận cơ thể là “bộ phận cơ thể người”, đây là những bộ phận tạonên một con người hoàn chỉnh, gắn liền với sự tồn tại và phát triển bình thườngcủa con người, không thể là vật đem ra mua bán, trao đổi Hơn nữa, hiến tặngxác, bộ phận cơ thể là nghĩa cử vô cùng cao đẹp Điều quan trọng hơn, một khihoạt động “bán” bộ phận cơ thể được thừa nhận sẽ dẫn đến tình trạng hết sứcnguy hiểm – những khoản lợi nhuận từ hoạt động mua bán này có thể làm chonhững kẻ chuyên kinh doanh bộ phận cơ thể người sẵn sàng ép buộc, làm tổnthương người khác, thậm chí giết người để lấy bộ phận cơ thể họ Như thế,quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sẽ không được đảm bảo mà quyền con người còn
bị ảnh hưởng nghiêm trọng (quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ,thân thể bị xâm phạm, an toàn xã hội không thể kiểm soát được) Ngay cả khimột người vì quá túng thiếu muốn bán một bộ phận cơ thể của mình, pháp luậtcũng không cho phép, giao dịch đó sẽ là giao dịch vô hiệu tuyệt đối do vi phạmđiều cấm của pháp luật, đồng thời giao dịch đó cũng trái với đạo đức xã hội _ Nguyên tắc “phi thương mại” tạo cơ hội chữa bệnh bình đẳng giữa bệnhnhân giàu và bệnh nhân nghèo về quyền nhận bộ phận cơ thể người Nếu chophép mua bán, sử dụng bộ phận cơ thể người nhằm mục đích lợi nhuận thì nhữngbệnh nhân nghèo sẽ hiếm có cơ hội được ghép bộ phận cơ thể người để chữa trịbệnh Và nếu như vậy, pháp luật về hiến-nhận bộ phận cơ thể người đã khônglàm tròn được vai trò của nó
c) Nguyên tắc hiến xác, bộ phận cơ thể vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học
Trang 8Nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc “phi thương mại”,
và thực chất là sự cụ thể hoá nguyên tắc đó Việc hiến bộ phận cơ thể khôngnhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm vào mục đích chữa bệnh, giảng dạy hoặcnghiên cứu khoa học, trong đó mục đích chữa bệnh là quan trọng, chủ yếu nhất
vì nhu cầu lấy bộ phận cơ thể để chữa bệnh cứu người là rất lớn, rất cấp bách Nguyên tắc trên xuất phát từ quan điểm coi con người là giá trị cao quýnhất, là trung tâm của mọi chính sách, pháp luật, tất cả là vì con người, trong đó,quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, là cơ sở đểthực hiện các quyền con người khác Một trong số các biện pháp bảo đảm quyềnsống cho con người chính là tạo điều kiện cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt pháp lý
để y học có thể cứu sống được ngày càng nhiều bệnh nhân hiểm nghèo Vì vậy,mục đích chữa bệnh của việc hiến bộ phận cơ thể người cần được đặt lên hàngđầu Bên cạnh đó, hiến bộ phận cơ thể còn nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứukhoa học để ngày càng tìm ra các phương thức chữa bệnh hiệu quả hơn, và suycho cùng cũng là vì con người
3 Vai trò và ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết trong các văn bản pháp luật
* Vai trò chủ yếu của pháp luật về hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân saukhi chết ở các quốc gia là thiết lập một cơ chế phân bổ một cách công bằng, bìnhđẳng nguồn “tài nguyên” chữa bệnh quý giá và khan hiếm này cho những bệnhnhân nguy kịch nhất, hiểm nghèo nhất, thêm hi vọng chữa bệnh cho những bệnhnhân nghèo
* Việc thừa nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết có ý nghĩa vôcùng quan trọng:
_ Đối với người cần hiến tạng: Việc thừa nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể góp phần làm tăng số lượng người hiến Đối với hàng ngàn bệnh nhân đangmòn mỏi trông chờ được hiến tạng thì điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, điều đó
Trang 9là tia hy vọng cứu chữa căn bệnh của họ, giúp họ vượt qua cơn nguy kịch về tínhmạng, giảm bớt chi phí thuốc thang
_ Đối với bản thân những người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết:
+ Tạo điều kiện và hành lang pháp lí cho họ thực hiện ý nguyện giúp
đỡ người khác, nhất là khi những người cần cứu chữa đó lại là những người thânyêu của họ Qua việc thực hiện quyền này, những người hiến tặng đã thể hiệnđược tình cảm, lòng nhân ái bao dung của mình đối với người bệnh và đối vớikhoa học Những người hiến tặng được nhà nước truy tặng huy chương cao qúycho những đóng góp to lớn của họ đối với xã hội Việc truy tặng này của nhànước góp phần động viên về mặt tinh thần đối với những người hiến tặng
+ Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khichết chính là một bảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cánhân trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này
_ Đối với nhà nước: Việc ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể ngườisau khi chết thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với quyền lợi và sức khỏecủa nhân dân Góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống y tế để phục vụ ngàycàng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và nghiên cứu khoa học
III ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN CƠ THỂ CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT
1 Đặc điểm của quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nằm trong hệ thống các quyền
nhân thân Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết liên quan trướctiên đến bản thân người hiến tặng, do đó đây được coi là quyền nhân thân khôngthể dịch chuyển cho người khác Và được quy định tại Điều 34 BLDS 2005, do
đó phải tuân theo các nguyên tắc chung của luật dân sự Ngoài ra, do là quyềnnhân thân đặc biệt cho nên việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khichết còn mang những đặc trưng riêng
Trang 10a) Với tư cách là một quyền nhân thân, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân
_ Thứ nhất, tính chất cá nhân tuyệt đối Quyền nhân thân là quyền dân sự
gắn liền với một chủ thế, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác.Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân là quyền nhân thân và quy định cácbiện pháp bảo vệ Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó đượcsinh ra hoặc theo những căn cứ khác do pháp luật quy định Là các yếu tố cấuthành không thể tách rời khỏi cá nhân chủ thể, những giá trị nhân thân được cáthể hoá, làm cho bản thân người mang các giá trị đó là hoàn toàn không thể lặplại Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định có thể dịch chuyển đượcnhưng phải do pháp luật quy định (quyền công bố tác phẩm của tác giả các tácphẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp…)
_ Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền – Giá trị nhân
thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổingang giá Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinhthần mà không được hưởng lợi ích vật chất Bên cạnh đó, có những trường hợpđặc biệt, quyền nhân thân mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền Những lợiích vật chất mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thầnmang lại (ví dụ: trường hợp góp vốn bằng uy tín trong một doanh nghiệp) Nhưvậy, một trong những tiêu chí phân loại quyền nhân thân là dựa vào yếu tố tàisản, theo đó, có thể chia quyền nhân thân làm hai loại: quyền nhân thân gắn vớitài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản
Theo cách phân loại này, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân saukhi chết thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản
_ Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không dựa trên các sự kiện pháp
lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật
Trang 11_ Thứ tư, mỗi một chủ thể có một giá trị nhân thân khác nhau nhưng được
bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm
b) Đặc điểm riêng của quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết
Mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này không phải đem lại lợi íchcho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợiích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội Lợi ích mà chủ thể quyền đạt đượcchủ yếu là lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắcbệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích, ruột thịt củamình; hoặc niềm vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoahọc Lợi ích vật chất có thể có nhưng không phải là chính yếu Lợi ích của chủthể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội nhận được từ việcngười đó thực hiện quyền của mình
Hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết vẫn được coi là “quyền”mặc dù những lợi ích to lớn mà nó đem lại chủ yếu là cho người khác và cho xãhội, trong khi lợi ích mang lại cho chủ thể quyền hầu như không đáng kể
“Quyền” ở đây được hiểu là sự tự do ý chí lựa chọn hành động của chủ thể trongkhuôn khổ pháp luật: mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tựquyết định đối với thân thể của mình, không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản;
kể cả là những người thân thích, ruột thịt
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết
a) Yếu tố kinh tế xã hội
Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó
có khoa học cấy ghép mô, bộ phận cơ thể Mặt khác, kinh tế phát triển phúc lợi
xã hội ngày càng cao, việc hiến xác, bộ phận cơ thể người sẽ được Nhà nước đài