LỜI MỞ ĐẦUQuyền nhân thân của pháp luật Việt Nam ngày càng có sự chuyển biến tích cực rõ rệt khi ghi nhận thêm nhiều quyền mới như: quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể, hiến cơ thể sau k
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 2
NỘI DUNG……… 2
I.KHÁI QUÁT CHUNG………2
1 Đặc điểm của Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết……… 2
2.Cơ sở pháp lý về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết trong các văn bản pháp luật……… 3
a.Bộ luật Dân sự năm 2005……… 3
b.Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 3
3.Cơ sở thực tiễn về hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết… 4
II.NHỮNG RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN CƠ THỂ SAU KHI CHẾT Ở NƯỚC TA………4
1.Kinh tế, xã hội………4
2.Phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa truyền thống ảnh hưởng tới việc hiến xác của cá nhân sau khi chết……… 5
3.Vấn đề nhận thức của mỗi người……….6
4.Sự ngăn cản từ phía người thân, gia đình của người hiến xác……… 7
5.Các quy định, thủ tục của việc hiến xác……… 7
III.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN……… 10
KẾT LUẬN………11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Quyền nhân thân của pháp luật Việt Nam ngày càng có sự chuyển biến tích cực rõ rệt khi ghi nhận thêm nhiều quyền mới như: quyền hiến xác, hiến bộ phận
cơ thể, hiến cơ thể sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính… Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn tồn tại khá nhiều bất cập xung quanh vấn đề
này Một trong những điểm đen đó là “Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta” mà chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể
trong bài luận dưới đây
NỘI DUNG I.KHÁI QUÁT CHUNG.
Trong những năm gần đây hệ thống các quyền nhân thân của các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng với sự ghi nhận của nhiều quyền mới trong đó có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết Luật pháp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó và lần đầu tiên quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết được chính thức ghi nhận trong BLDS năm 2005 và Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết liên quan đến người hiến nên không thể dịch chuyển cho người khác
1.Đặc điểm của Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.
Thứ nhất, mang tính cá nhân tuyệt đối Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể
từ khi người đó sinh ra hoặc do những căn cứ khác do pháp luật quy định Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ Những quyền nhân thân này ứng với mỗi cá nhân, sẽ cho phép cá nhân khẳng định là họ mà không phải là ai khác, họ là một chủ thể độc lập trước xã hội, cộng đồng Tuy nhiên cũng có một số trường hợp quyền nhân thân có thể dịch chuyển được nhưng phải do pháp luật quy định (các đối tượng sở hữu công nghiệp, )
Thứ hai, quyền hiến xác là quyền nhân thân không được xác định bằng tiền – Giá
trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất Nhưng không thể loại bỏ những trường hợp đặc biệt quyền nhân thân lại mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền Những lợi ích vật chất mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thần mang lại Do vây, có thể chia quyền nhân thân làm hai loại: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản Cho nên đối
Trang 3với quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản
Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập trực tiếp trên cơ sở của những quy định
pháp luật
Thứ tư, quyền nhân thân là một quyền tuyệt đối Mỗi chủ thể có một giá trị nhân
thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm
2.Cơ sở pháp lý về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết trong các văn bản pháp luật
a Bộ luật Dân sự năm 2005
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết được thừa nhận là cơ sở cũng như căn cứ để các nhà làm luật quy định một cách cụ thể và chặt chẽ về các điều kiện hiến xác Mặt khác, việc quy định chặt chẽ, cụ thể các điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể sẽ giúp mọi người thực hiện tốt hơn quyền của mình
Điều 34 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau
khi chết: “Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục
đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 34, Bộ Luật Dân Sự 2005 về cá nhân được hiến
xác có trước khi Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 được thông qua nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây có thể là bất kỳ người nào, không phân biệt tuổi tác, miễn là họ không
bị nhược điểm về thể chất, bị tâm thần và hoàn toàn tự nguyện khi đăng kí hiến xác Quan điểm khác lại cho rằng cá nhân hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là người
đã thành niên, như vậy họ mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình Sở dĩ có các cách hiểu khác nhau như vậy bởi vì trong Bộ Luật Dân Sự
chưa quy định điều kiện cụ thể đối với cá nhân hiến xác, hiến bộ phận cơ thể là gì
(về độ tuổi, về khả năng nhận thức, về sức khoẻ…) Vậy nên có thể thấy Điều 34
Bộ Luật Dân Sự quy định về việc cá nhân có quyền hiến xác sau khi chết vẫn còn
chung chung, chưa rõ ràng, dẫn đến việc thực hiện quyền hiến xác gặp phải nhiều khó khăn
b.Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
Ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI,
kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch Nước đã ký Lệnh công bố Luật số
Trang 420/2006/L-CTN Theo đó, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007
Luật gồm 6 chương và 40 điều quy định cụ thể về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Nếu so sánh với một số nước trên thế giới như Singapore, Pháp, Nhật Bản, Mỹ… thì việc quy định các quyền lợi đối với người hiến xác ở nước ta nhiều hơn, thể hiện tính chất nhân đạo và đặc thù của đất nước Với sự ra đời của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, các biện pháp tổng thể sẽ được áp dụng để phát triển ngành kỹ thuật y học ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác ở Việt Nam và tăng cường nguồn cung cấp mô, bộ phận cơ thể người để chữa bệnh cho người khác và cũng vì mục đích nghiên cứu khoa học
3.Cơ sở thực tiễn về hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết.
Ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều người mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến mô hay các bộ phận của cơ thể con người có nhu cầu thay thế
để đảm bảo và mong muốn có được cuộc sống bình thường, đặc biệt là nhu cầu về ghép giác mạc, ghép thận, ghép gan…
Về nhu cầu ghép bộ phận cơ thể người, vì số người bị bệnh là rất lớn nhưng không có nguồn nên số bệnh nhân này đang phải trong tình trạng nguy hiểm điến tính mạng, một số ít có điều kiện kinh tế thì phải sang Trung Quốc và một số nước khác để thực hiện các ca ghép thận, ghép gan
Về nhu cầu mô, đặc biệt là ghép giác mạc, tính đến năm 2005, cả nước có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên nhưng từ năm
1985 đến nay, Viện mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép được 103
ca, năm 2005 ghép được 150 ca Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (khoảng 50-100 giác mạc/năm) mà không có nguồn của người cho giác mạc
Ghép mô, bộ phận cơ thể người là một trong mười thành tựu khoa học công nghệ vĩ đại của thế kỷ 20 và đã giúp cứu sống rất nhiều người bệnh Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học về ghép mô, bộ phận cơ thể người ngày nay đã có những bước tiến vượt bậc, khiến cho việc chữa trị bằng phương pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới Ở Việt Nam trong những năm qua, việc ghép mô, bộ phận cơ thể người đã có những bước tiến vượt bậc, các bác sĩ của chúng ta đã tiến hành ghép thành công rất nhiều trường hợp Tuy nhiên, hầu hết các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em trong gia
Trang 5đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương Mặc dù vậy, những thành tựu trên cũng đã mang lại uy tín và niềm tự hào cho ngành y tế, phù hợp với
xu thế hội nhập, giải quyết được nhu cầu điều trị tại chỗ của nhân dân và giảm tốn kém cho người ghép phải ra nước ngoài điều trị Và để đạt được mục tiêu đến năm
2020 có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận, 80-100 ca ghép gan, 20-30
ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc, chúng ta phải có nhiều
mô, bộ phận cơ thể người hiến tự nguyện, nếu chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận cơ thể người của người thân là không thể đủ Do đó, việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là
vô cùng cấp thiết Chính vì vậy, pháp luật đã ghi nhận lần đầu tiên quyền hiến bộ phận cơ thể khi sống cũng như hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết tại BLDS
2005 và được cụ thể hóa trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
II.NHỮNG RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN QUYỀN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN CƠ THỂ SAU KHI CHẾT Ở NƯỚC TA.
1.Kinh tế, xã hội.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên việc học tập nghiên cứu khoa học của các
y bác sĩ được nâng cao và có điều kiện tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới, các trang thiết bị kỹ thuật trong việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng được cải thiện và nâng cao nên việc cấy ghép mô, thay đổi các bộ phận trong cơ thể khi nó không còn hoạt động bình thường nữa đang ngày càng được thực hiện rộng rãi Mặt khác kinh tế xã hội phát triển nên các dịch vụ bảo hiểm chế độ phúc lợi xã hội ngày càng được cải thiện hơn nữa còn có nhiều quỹ từ thiện, quỹ tài trợ để hỗ trợ bệnh nhân nghèo có điều kiện khám chữa bệnh Đồng thời kinh tế xã hội phát triển thì trình độ nhận thức và suy nghĩ của nhiều cá nhân thoáng hơn, pháp luật cũng ghi nhận quyền hiến xác của cá nhân được phổ biến rộng rãi nên ngày càng nhiều cá nhân đang ký hiến xác tăng thêm nguồn cung cấp cho y học và phục vụ công tác nghiên cứu của các y bác sĩ Điều này đảm bảo cho việc nhiều bệnh nhân sẽ có cơ hội và hy vọng sống hơn có khả năng thành công cao hơn
2.Phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa truyền thống ảnh hưởng tới việc hiến xác của cá nhân sau khi chết.
Đạo lý truyền thống của người Việt Nam quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian, quan niệm nhân văn khác là “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi tạm
bợ, chết không phải là hết Tín ngưỡng dân gian tin vào linh hồn, người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, cũng sinh hoạt như ở dương thế, do đó có tục lệ đốt
Trang 6vàng mã, nhà cửa, xe cộ, đầy tớ, tiền,…để viện trợ cho người chết Một quan niệm nữa là “người chết cần được mồ yên mả đẹp”, việc “động mồ động mả” có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu Nên việc hiến xác sau khi chết người ta cho rằng người chết sẽ không được yên nghỉ và khi sang thế giới bên kia thì thân thể không thể tòa vẹn và sẽ là điều bất hạnh đau khổ đối với gia đình người chết
Người Việt Nam chủ yếu là theo đạo phật nên quan niệm về “cái chết” của Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của mọi người Theo giáo lý của đạo phật thì sự chết được hiểu như sự chấm dứt khả năng sống của một hình thái hiện hữu, chỉ là sự gián đoạn tạm thời của một hình thái Nó không phải là sự tiêu diệt toàn
bộ một cá nhân, đúng hơn nó là biểu hiện của một sự chuyển đổi sang một sự hiện hữu khác Chỉ riêng các cơ quan năng ngưng vận hành, chứ năng lực, sự khao khát được hiện hữu nằm trong nghiệp lực vẫn tiếp tục thể hiện dưới một hình thái khác của sự sống Và chỉ khi thần thức rời khỏ thể xác mới được gọi là chết, chứ không phải lúc tắt thở, và người ta tin rằng chính lúc tử vong lâm sàng và thời gian sau
đó, trươc khi thần thức thoát đi là thời điểm then chốt quyết định sự tái sinh hoặc đầu thai của người đó do vậy người ta quan niệm là tốt nhất sau khi chết không được đụng dao kéo cắt sẻ thi hài trong vòng ba ngày sau khi chết lâm sàng nếu không nó sẽ gây ra sự rối loại cho tiến trình tái sinh và khi sang thế giới bên kia người đó sẽ đau đớn và không siêu thoát được Theo pháp Hộ Niệm, người vừa tắt hơi, bị đụng chạm vào thân xác quá sớm là điều tối kỵ, có thể khiến họ bị đọa lạc xuống các cảnh giới vô cùng xấu trong ba đường ác Đụng chạm sẽ làm cho họ đau đớn không chịu không nổi, chắc chắn sẽ làm cho thần thức người rối loạn, hãi kinh, bức xúc, tức giận toàn là những nhân chủng rất xấu cho đời kiếp tương lai của họ Nhưng theo y học thì việc cấy ghép bộ phận cơ thể phải tiến hành ngay sau khi người hiến tặng trút hơi thở cuối cùng nếu không kịp thời thì việc cấy ghép không hiệu quả Nên vấn đề hiến xác sau khi chết vẫn còn gặp nhiều rào cản
do quan niệm của Phật giáo
3.Vấn đề nhận thức của mỗi người.
Mới đây, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội đã thực hiện ghép tạng cứu sống được bốn bệnh nhân từ tạng của một bệnh nhân 30 tuổi bị chết não vì tai nạn giao thông Người nhà bệnh nhân xấu số đã hiến tặng cho bệnh viện 1 quả tim, 1 lá gan, 2 quả thận và 2 giác mạc Từ nguồn tạng này, bệnh viện đã ghép thành công tim, gan, thận cùng lúc cho 4 bệnh nhân; riêng 2 giác mạc được Bệnh viện Mắt Trung ương sang lấy Bên cạnh việc có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học, các bộ phận cơ thể của người chết còn thể đem lại sự sống cho người khác Từ tạng và mô của một người chết có thể cứu được 4 người khác và đem lại ánh sáng cho 1 đến 2 người nữa Quả thực đó là một việc làm chứa đựng tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc
Trang 7Không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để vượt qua được sức ép từ gia đình, dòng họ, rồi quan niệm về tâm linh…để có thể hiến tặng thể xác của mình Các nhà giải phẫu học và sinh viên y khoa là những người thấu hiểu hơn ai hết sự cống hiến có một không hai ấy và mỗi chúng ta thực lòng cảm phục những con người ấy, đó là một sự hy sinh vô tư và trong sáng Và chúng ta hy vọng trên cơ sở các quy định của pháp luật cũng như công tác tuyên truyền, vận động trên cơ sở khoa học thì càng ngày sẽ có càng nhiều các cá nhân tình nguyện hiến xác sau khi chết
Vấn đề nhận thức và sự hiểu biết nhất định của mỗi cá nhân sẽ là yếu tố quyết định tất cả đối với việc hiến xác của mỗi cá nhân sau khi chết Việc kinh tế, xã hội phát triển hiện đại hóa đi theo đó là cơ hội được học tập được mở mang nên nhận thức của mọi người càng cao và suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề hiến xác sau khi chết Đồng thời việc quy định về quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết được pháp luật ghi nhận và trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, có nói nhiều về vấn đề này và những lợi ích mà nó mang lại nhiều hơn là những quan niệm tôn giáo mơ hồ chưa được chứng thực Do vậy khi con người có những hiểu biết nhất định và ý nghĩa nhân đạo của vấn đề hiến xác sau khi chết thì những ảnh hưởng của phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo sẽ không còn thực sự lớn nữa
và họ sẽ tích cực thực hiện quyền này để cứu sống người khác và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
4 Sự ngăn cản từ phía người thân, gia đình của người hiến xác.
Ở Việt Nam, hiến xác là một vấn đề còn khá nhạy cảm và vẫn còn khá mới mẻ đối với chúng ta lại thêm nhiều rào cản từ phong tục tập quán,…nên việc quyết định hiến xác sau khi chết là một điều rất khó khăn nhưng khi quyết định được rồi lại có một rào cản rất lớn từ phía gia đình người thân của họ, ngay cả chính người hiến cũng phải giấu người thân của mình vì sợ phản đối thì có thể thấy thái độ gay gắt của người thân họ như thế nào khi họ chết Việc mất đi người thân là một điều hết sức đau lòng, một sự mất mát quá lớn nên khi người thân ra đi, theo quan niệm truyền thống, họ không muốn người thân của mình chịu bất kỳ một sự đau đớn nào giày vò nào về thể xác nữa Do vậy, trong trường hợp này các y bác sĩ cũng không thể tiến hành việc lấy xác, bộ phận cơ thể của người chết được
5.Các quy định, thủ tục của việc hiến xác.
Ngoài ra, việc thực hiện các quy định về điều kiện, thủ tục trong việc hiến xác
theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
cũng gặp một số khó khăn trên thực tế:
Trang 8a)Theo Luật, hầu hết trường hợp hiến xác sau khi chết người hiến phải có đơn tự nguyện hiến, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác như tại Điểm b, c,
Khoản 2, Điều 22:
“Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người chết có thẻ đăng ký hiến xác;
b) Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;
c) Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử
do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.”
Đương nhiên, người có đơn tình nguyện hiến xác phải đủ điều kiện về độ tuổi (đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nhưng trong trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác như trường hợp trên và đã được sự đồng
ý của cha, mẹ hoặc gia đình họ thì người chết có bắt buộc phải từ 18 tuổi trở lên không? Tương tự như khi người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì
có bắt buộc phải đủ 18 tuổi trở lên thì cơ sở y tế mới có quyền lấy xác không? Luật không quy định rõ ràng là được phép lấy xác nhưng nếu không được phép thì lại hạn chế đi một số đối tượng có thể giúp ích cho công tác nghiên cứu khoa học b) Vai trò của gia đình trong hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết là rất quan trọng Theo Luật, người chết mà không có đơn tự nguyện hiến cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng
hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó Như vậy, có thể gián tiếp hiểu
rằng: những người đủ điều kiện Luật định, có đơn tự nguyện hiến thì không cần có
sự đồng ý của gia đình Vậy, trường hợp người chết có đơn tự nguyện hiến, nhưng sau khi họ chết gia đình họ không đồng ý hiến, liệu cơ sở y tế có quyền cưỡng chế hiến không? Vấn đề này trên thực tế đã xảy ra và rất khó giải quyết
c) Điều 17, Điều 25 của Luật nêu rất cụ thể về quyền lợi cũng như tôn vinh
những người hiến mô, bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết Tuy nhiên, Luật lại không có điều nào tôn vinh về mặt tinh thần cho gia đình người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết Đây có lẽ là một sự thiếu sót vì thực tế, để lấy được xác hay bộ phận cơ thể của người chết cũng phải có sự ủng hộ rất lớn của gia đình họ Hơn nữa, trong trường hợp người chết không có đơn tự nguyện hiến nhưng gia đình họ đồng ý hiến bằng văn bản thì vẫn đựợc lấy, trường hợp đó lại càng cần phải tôn vinh Ngoài ra, khi một người bị mất đi, nỗi đau sẽ thuộc về những người còn sống
d) Nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng lớn nên pháp luật đã điều chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấy, ghép mô, tạng và tăng nguồn hiến mô, tạng trong nhân dân Tuy nhiên, Luật vẫn chưa đề cập đến vấn đề hiến bộ
Trang 9phận cơ thể, hiến xác của tử tù nhằm phục vụ cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học nên rất khó khăn cho các cơ sở y tế có thể nhận xác trong trường hợp người có
án tử hình muốn hiến xác của họ cho y học
Trước đây đã có một số trường hợp tử tù gửi đơn lên Tòa án nhân dân tối cao xin được hiến xác cho y học sau khi thi hành án tử hình, như tử tù Nguyễn Phước Đỉnh ở Gò Công, Tiền Giang, tử tù Nguyễn Văn Hải ở Quảng Ninh …nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được Vào thời điểm đó cũng như cho đến bây giờ chưa có quy định pháp lý cụ thể nào về quy trình hiến xác cũng như thủ tục để tử tù hiến xác khiến cho Tòa án nhân dân tối cao bối rối trong việc đưa ra quyết định là có
đồng ý hay không đống ý cho tử tù hiến xác Theo Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định các công dân
từ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể hiến xác Trong khi đó, các tử tù hoàn toàn không bị luật pháp tước đi quyền lợi này Như vậy, quyền hiến xác của các tử tù là không vi phạm pháp luật Tuy nhiên, trước đây việc đưa thi hài của các tử tù ra khỏi pháp trường là bị cấm nên vấn đề này chưa thể giải quyết được
Có thể nói việc tử tù xin hiến xác phục vụ cho y học là một việc làm đáng trân trọng Là con người ai cũng có những lần phạm sai lầm, với những người tử tù sự sai lầm của họ sẽ bị luật pháp trừng trị bằng cách tước đi sự sống của họ Nhưng cái đáng quý ở mỗi con người là sự ăn năn hối cải, đôi khi cái chết của họ không thể nào đền tội được và họ cũng chưa cảm thấy thanh thản, nên họ muốn làm một việc tốt trước khi ra đi là đem lại sự sống cho người khác, hay phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học Trong khi đó, số người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể lại rất ít Vậy tại sao không thể chấp nhận việc tử tù xin hiến xác? Đây là một vấn đề rất nan giải, liên quan đến nhiều yếu tố như đạo đức, truyền thống, luật pháp, khoa học Về mặt tâm lý, phong tục, việc tử tù xin hiến xác gặp phải sự lo ngại về quan niệm những người bị tử hình là người nguy hiểm cho xã hội, việc tước đi quyền được sống của họ là loại bỏ đi con người không đáng được sống này nên không cần sử dụng các bộ phận cơ thể của họ nữa Hay sự lo sợ khi những người được cấy ghép các bộ phận cơ thể biết được rằng đây là bộ phận của người tử tù Về mặt
y học, các nhà khoa học có ý kiến rằng, xác của tử tù sau khi bị thi hành án bằng cách xử bắn, nội tạng bị phá hủy, vì vậy cũng không sử dụng được để ghép cho người khác hay tiêm thuốc để giữ bảo quản phục vụ cho việc nghiên cứu, có chăng chỉ có thể sử dụng được giác mạc của tử tù Hiện nay, về mặt pháp luật, vướng mắc duy nhất là sự thừa nhận của pháp luật về thi hành án tử hình đối với việc các tử tù
được tự nguyện hiến xác cho khoa học và xã hội Mặc dù tại Luật hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29/1/2006 khuyến khích việc
hiến xác của các cá nhân nhưng trong các quy định về thi hình án tử hình trong các văn bản trước đây và ngay Luật thi hành án hình sự mới được thông qua (sẽ có hiệu lực từ 1/7/2011) lại không có quy định vấn đề này
Trang 10III.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.
Việc thực hiện quyền hiến xác của cá nhân muốn được phổ biến và rộng rãi trên thực tế trước hết phải thay đổi quan niệm và nhận thức của mỗi người dân Vì vậy, công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu được ý nghĩa cao đẹp của việc hiến
bộ phận cơ thể, hiến xác phải được đề cao Vẫn biết đây là một việc làm rất khó khăn, không thể thực hiện trong một sớm một chiều nhưng nếu công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng và mở rộng chắc hẳn dần dần suy nghĩ của mỗi người dân sẽ thay đổi và sẽ có nhiều người tự nguyện hiến xác, hiến bộ phận cơ thể đem lại sự sống cho người khác cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
Về vấn đề lấy xác trong trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác nhưng được gia đình đồng ý bằng văn bản hoặc trường hợp người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng, pháp luật nên có quy định cụ thể cho phép những trường hợp này các cơ sở y tế có quyền lấy xác ngay cả khi người chết chưa đủ 18 tuổi Bởi lẽ, xác của người chưa đủ 18 tuổi hay người trên 18 tuổi thì đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, giảng dạy
Theo như các quy định của pháp luật, có thể hiểu những người đủ điều kiện, có đơn tự nguyện hiến xác thì không cần có sự đồng ý của gia đình Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như tâm lý, phong tục tập quán mà khi người đó chết đi, những người thân lại ngăn cản không cho các cán bộ y tế đưa thi hài của người chết đi Vậy có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế được không? Để giải quyết vấn đề này thực
sự rất khó khăn, bởi nó liên quan cả đến vấn đề đạo đức, tâm linh, nhất là khi những thân nhân này đang vô cùng đau đớn trước sự ra đi của người tình nguyện hiến xác Theo em, một mặt pháp luật cần quy định là nguyện vọng hiến xác của người chết cần được tôn trọng tuyệt đối, mặt khác lại càng phải nâng cao hơn công tác tuyên truyền, hướng dẫn vấn đề hiến xác với cả người thân của những người có mong muốn hiến xác ngay từ khi nhận được nguyện vọng hiến xác của những người này
Về quyền lợi của người hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết: Có thể thấy, khi một người chết đi thì nỗi đau tinh thần lại thuộc về những người còn sống
mà trực tiếp là gia đình người tình nguyện hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết Những người thân thích đó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc người thân của mình hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết Để có được quyết định sẽ tình nguyện hiến xác của mình, chắc hẳn những người đó phải vượt qua được những phong tục, những suy nghĩ đã tồn tại biết bao đời nay nhưng có lẽ để chấp nhận việc người thân của mình hiến xác còn khó khăn hơn Chính vì vậy, pháp luật cần có sự ghi nhận, tôn vinh về mặt tinh thần để động viên họ
Về vấn đề có chấp nhận hay không việc tử tù xin hiến xác: Theo em, để giải quyết vấn đề này cần có cái nhìn đúng đắn trong việc tước đi quyền được sống của một con người khi họ có những hành vi nguy hiểm cho xã hội với việc họ tự