1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta

12 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Trên thực tế, những quy định này còn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta th

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

II.Những rào cản trong quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 4

1.Rào cản về mặt pháp lý 4

2.Rào cản từ yếu tố tôn giáo, tâm lý 6

3.Rào cản về kinh tế - xã hội 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 2

I Khái quát về điều kiện hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết ở

Việt Nam hiện nay

1 Bộ luật Dân sự năm 2005

Việc thừa nhận và quy định quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể, gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể được thừa nhận là cơ sở cũng như căn cứ để các nhà làm luật quy định một cách cụ thể và chặt chẽ về các điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể người Mặt khác, việc quy định chặt chẽ, cụ thể các điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể người sẽ giúp mọi người thực hiện tốt hơn quyền được hiến của mình

Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…” Trên thực tế, những quy định này còn có nhiều cách

hiểu khác nhau, chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta thấy Bộ luật quy định cũng rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến

Để có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006

2 Điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể được quy định trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

2.1 Điều kiện về năng lực chủ thể

Quyền hiến xác và bộ phận cơ thể là một quyền nhân thân quan trọng, mặc

dù là quyền nhưng không phải cá nhân nào muốn thực hiện cũng được mà cá nhân đó phải đạt được những điều kiện nhất định, trong đó một điều kiện không thể không nói đến đó là điều kiện về độ tuổi và điều kiện về khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi

Trang 3

Điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác” Theo đó, cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền hiến xác,

hiến bộ phận cơ thể Lúc này, người hiến mới phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý cũng như về mặt pháp lý họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật Nếu độ tuổi là một dấu hiệu định lượng, là điều kiện cần

để hiến xác, bộ phận cơ thể thì khả năng nhận thức và điều khiển hành vi là dấu hiệu định tính để xác định xem cá nhân đã hoàn thiện về mặt tâm lý, về khả năng nhận thức hay chưa

2.2 Điều kiện về sức khỏe

Việc hiến mô, bộ phận cơ thể nói chung cũng như việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mang lại hay kéo dài sự sống cho người bệnh Để bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật đã đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra sức khoẻ, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể người hiến cần phải đáp ứng được điều kiện gì về sức khoẻ Nhưng theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép thận, gan… cho người bệnh thì trong Quyết định này có chỉ rõ là người hiến về sức khoẻ không bị mắc các bệnh nan y như: viêm gan B, nhiễm HIV,…

Bên cạnh các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, cơ sở y tế có thẩm quyền để có thể lấy được xác, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết, Luật cũng xác định thêm một số điều kiện khác như: điều kiện xác định chết não, liệu có cần sự đồng ý của gia đình người hiến không trong trường hợp người thân của họ muốn hiến xác, bộ phân cơ thể? Trong Luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên mà tự nguyện làm đơn hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết thì không cần sự đồng ý của gia đình

Trang 4

Điều 5 của Luật quy định người hiến mô, bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như sau khi chết đều là người phải từ đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện làm đơn đăng

ký hiến Tuy nhiên, Luật cũng quy định trong trường hợp người chết không có đơn đăng ký hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhưng nếu gia đình người hiến đồng ý thì cơ sở y tế có thẩm quyền vẫn đựợc nhận

2.3 Điều kiện về trình tự

Những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế, khi nhận được thông tin của người hiến xác, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người Sau khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về bộ phận cơ thể có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y

tế có đủ điều kiện về trang thiết bị, về đội ngũ cán bộ y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm trực tiếp gặp người hiến để tư vấn thông tin có liên quan đến hiến, lấy xác, bộ phận cơ thể và hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cho người hiến Đến đây, người hiến xác, bộ phận cơ thể người để được hiến phải đảm bảo được điều kiện về sức khoẻ Còn trường hợp hiến xác sau khi chết thực hiện theo quy định điều 19 của Luật này

II. Những rào cản trong quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.

1 Rào cản về mặt pháp lý

• Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết được BLDS 2005 ghi nhận

và cụ thể hóa trong Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, tuy nhiên phải nhìn nhận rằng nhiều quy định liên quan đến việc thực hiện quyền này còn chưa thực sự khả thi, một số vấn đề luật còn bỏ ngỏ, nhiều quy định còn tỏ ra thiếu thống nhất với các văn bản khác dẫn đến gây ra nhiều rào

Trang 5

cản trong thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này, gây ra nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều vướng mắc

- Các quy định về độ tuổi và năng lực hành vi của người hiến xác, bộ phận

cơ thể sau khi chết

Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định

độ tuổi để cá nhân có thể thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải từ đủ 18 tuổi trở lên, điều này có nghĩa là cá nhân dưới 18 tuổi không đủ điều kiện thực hiện quyền hiến Quy định này đã có những điểm hạn chế Ví dụ như trong thực tế lập pháp và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam cũng đã quy định cho những cá nhân dưới 18 tuổi những quyền và nghĩa vụ như người đủ 18 tuổi như trong BLDS 2005, các cá nhân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi cũng có thể tự chịu trách nhiệm trong một số loại hợp đồng khi tham gia giao dịch Nhiều trường hợp các em trong độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi bị bệnh hiểm nghèo, trước khi qua đời mong muốn làm một việc có ích cho cộng đồng nhưng không thể thực hiện được Đây là một điều đã tạo ra sự cứng nhắc, cản trở việc thực hiện quyền này của cá nhân

Ngoài ra, Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 còn yêu cầu ngoài điều kiện về độ tuổi chủ thể hiến phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi, chủ thể hiến phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Mọi trường hợp mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi đều không đủ điều kiện để thực hiện quyền hiến Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây chính là nếu như những người có quyền, lợi ích liên quan của người này không có yêu cầu ra Tòa

án tuyên bố người hiến mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, thì những người này sẽ không bị coi là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và họ vẫn có quyền tham gia hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết Đối với trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự, họ bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân

sự nhằm hạn chế sự giao dịch, phá tán tài sản, mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền nhân thân phi tài sản như quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi

Trang 6

chết Quy định như vậy không phù hợp với thực tiễn, chính quy định này đã phần nào hạn chế khả năng tăng nguồn hiến trong khi nhu cầu về xác, bộ phận

cơ thể còn rất cấp bách

- Ngoài những bất cập nêu trên, còn nhiều vấn đề xung quanh viêc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết mà luật còn bỏ ngỏ như vấn đề

tử tù hiến xác; chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục hiến, lấy bộ phận cơ thể người, xác để nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học,… Trong thời gian tới đòi hỏi luật cần phải có những sửa đổi bổ sung các quy định về quyền hiến xác, bộ phận

cơ thể sau khi chết cho phù hợp với thực tiễn

Một vấn đề gây ra rào cản trong việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận sau khi chết nữa là sự chậm trễ trong việc triển khai các quy định của pháp luật lien quan đến việc thành lập Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Mặc dù mô hình Trung tâm điều phối quốc gia đã được đề cập trong luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người nhưng đến nay việc thành lập trung tâm vẫn còn tồn tại dưới lý thuyết, tình hình triển khai xây dựng và đưa vào vận hành rõ rang là rất chậm chạp Điều này gây ra rất nhiều khó khăn, cản trở việc thực hiện có hiệu quả quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết

2 Rào cản từ yếu tố tôn giáo, tâm lý

Sự cản trở từ các yếu tố tâm lý, phong tục tập quán, tôn giáo và hạn chế trong nhận thức của người dân về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung nặng về quan niệm mai tang “Chết phải toàn thây”, việc tang ma cho người chết rất được coi trọng Việc lấy xác, bộ phận cơ thể người chết để ghép cho người khác hoặc nghiên

Trang 7

cứu giảng dạy là điều tối kỵ Chính vì những quan niệm này mà đã cản trở lớn đến việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết Việc hiến xác,

bộ phận cơ thể không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn

có thể tác động lớn về mặt tinh thần đối với gia đinh, với những người thân thích Trên thực tế đã có nhiều trường hợp người hiến quyết định hiến xác, bộ phận cơ thể nhưng sau đó, do nhân thân của họ không đồng ý bởi suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến thi thể, ảnh hưởng đến tập quán mai tang, nghi lễ tôn giáo mà rất

ít trường hợp có thể lấy được xác hay bộ phận cơ thể của người những người chết đó Một khó khăn nữa, đó chính là việc đa phần người Việt Nam chết tại nhà, dẫn đến sự hợp tác từ phía gia đình người hiến trở thành vấn đề trọng tâm Điều này thực sự là một cản trở rất lớn đối với cơ sở tiếp nhận xác, ảnh hưởng đến hiẹu quả của việc thực hiện quyền hiến Cũng không thể đặt ra việc cưỡng chế trong những trường hợp này bở lẽ vấn đề này hết sức nhạy cảm, chịu ảnh hưởng nặng nề của tâm lý, phong tục tập quán và nhiều khi các yếu tố này còn

có sức mạnh hơn cả những quy định của pháp luật

Hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quyền của mỗi cá nhân, nhưng việc thực hiện có hiệu quả hay không lại phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của từng người Vì thế, công tác tuyên truyền trở thành vấn đề mấu chốt và mang tính định hướng nhưng thực tế thì công tác này cũng chưa được quan tâm thích đáng Chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược tuyên truyền hiệu quả và có chiều sâu, điều này dẫn đến một thực tế là nhiều người chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc thực hiện quyền hiến Vì vậy mà họ sẽ không có nhận thức về vấn đề này, thờ ơ không quan tâm hoặc thậm chí là phản đối hoạt động này vì ảnh hưởng đến những vấn đề nhạy cảm như tâm linh, phong tục tập quán Các thông tin về việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết còn hạn chế và rải rác, không có trang web riêng, các bệnh viện lớn cũng ít chú ý đăng tải tuyên truyền việc hiến nên vấn đề này với nhiều người còn rất mới mẻ và xa lạ Rõ rang chúng ta có thể thấy được tác dụng, hiệu quả rõ rệt của việc tuyên truyền cung

Trang 8

cấp các thông tin liên quan đến thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nếu được thực hiện một cách chủ động, tích cực và có chủ trương đúng đắn Hạn chế về việc tuyên truyền cung cấp thông tin là một trong những nguyên nhân căn bản, rào cản làm giảm hiệu quả của việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

3 Rào cản về kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến quyền hiến xác bộ phận cơ thể sau khi chết Pháp luật nước ta trong những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế đều có những sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp Khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, Nhà nước cũng

có điều kiện quan tâm hơn đến quyền lợi của người dân, nhiều quyền nhân thân mới được ghi nhận, trong đó có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Kinh tế phát triển, chúng ta có điều kiện đầu tư về trang thiết bị, khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc cấy ghép bộ phận cơ thể, việc hiến và lấy xác được nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tay nghề của đội ngũ y bác sỹ cũng được bồi dưỡng và nâng cao, có cơ hội tiếp thu nhiều hơn nữa thành tựu y học của thế giới, đảm bảo cho các ca ghép mô, bộ phận cơ thể có khả năng thành công cao hơn

Việt Nam hiện nay vẫn đứng trong nhóm nước đang phát triển, với tiềm lực ngân sách nhà nước còn hạn chế, dẫn đến việc đầu tư cho các trang thiết bị, khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc cấy ghép bộ phận cơ thể hoặc hiến và lấy xác vẫn còn nhiều hạn chế

III. Một số kiến nghị

1 Về trình tự, thủ tục đối với người hiến xác, bộ phận cơ thế sau khi chết

Cần phải sớm có quy định pháp luật về trình tự thủ tục đối với việc hiến mô,

bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như quy định về điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu

Trang 9

khoa học Quy định này rất quan trọng bởi, hiến xác, bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh là biện pháp ngăn chặn hậu quả, thì nghiên cứu khoa học lại giúp phát hiện và phòng ngừa bệnh tật

Về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sống; thủ tục đăng ký hiến

bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết, theo chúng tôi, ở khoản 4 Điều 12 cũng như khoản 4, Điều 18 của Luật về trách nhiệm của cơ sở y tế là trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan là không khả thi, vì người dân sẽ hiểu theo nghĩa các cơ sở y tế phải có trách nhiệm cử cán bộ tới nhà gặp trực tiếp người hiến để tư vấn, mà cơ sở y tế thì không đủ người để có thể làm được điều đó Vì vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi khoản 4, Điều 12, Điều 18 theo

hướng sau: “Cơ sở y tế có trách nhiệm mời người hiến đến cơ sở y tế để trực tiếp cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan cho người hiến biết”.

2 Về năng lực chủ thể của người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.

Về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết theo Điều 22 của Luật, trường hợp người chết mà không có thẻ đăng ký hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, theo chúng tôi, Luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở lên mà người dưới 18 tuổi cũng có thể được chấp nhận nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý Bởi vì:

Thứ nhất, Luật hiện hành cho phép cơ sở y tế có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể từ người chết trong trường hợp người đó không có thẻ đăng ký hiến sau khi chết, nhưng gia đình, cụ thể là người thân thích theo quy định của pháp luật của

họ có đơn muốn hiến

Thứ hai, trường hợp người đó hiến khi còn sống thì điều kiện về năng lực chủ thể tức khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn đặt ra, còn trường hợp người đó đã chết thì theo quan điểm của chúng tôi, nếu trên cơ sở quy định pháp luật đã được gia đình đồng ý thì người hiến đó không cần thiết phải là đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của Luật mà có thể thấp hơn 18 tuổi

3 Về sức khỏe đối với người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Trang 10

Sức khỏe là điều kiện vô cùng quan trọng đối với người hiến trong quá trình

hiến mô, bộ phận cơ thể người nhằm cứu chữa người bệnh Do vậy có thể dễ

dàng nhận thấy sức khỏe là điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với mục đích

cứu chữa bệnh, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến mà nó

còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhận ghép Tuy vậy, nếu sử dụng xác,

bộ phận cơ thể vào mục đích nghiên cứu khoa học thì không nhất thiết phải bắt

buộc điều kiện về sức khỏe của người hiến, bởi vì đích cuối cùng của nghiên

cứu khoa học là nhằm tìm nguyên nhân và cách thức phòng ngừa bệnh tật để

cứu chữa người bệnh Vì vậy, dù là người có bệnh hay không có bệnh mà hiến

xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa

học thì đều có thể nhận được

4 Một số kiến nghị liên quan khác

Bên cạnh những kiến nghị trên để hoàn thiện pháp luật về điều kiện hiến xác,

bộ phận cơ thể người sau khi chết, chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề

sau:

• Nên nghiên cứu quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cho phép người

bị tuyên tử hình có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, đây là

một việc làm rất nhân văn và mang tính nhân đạo sâu sắc Vì thế nên có quy

định về điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể đối với tử tù trong trường hợp họ

muốn hiến, ngoài những điều kiện chung về độ tuổi, năng lực nhận thức, sức

khỏe… thì cần phải có những quy định đầy đủ hơn nữa về vấn đề này Ví dụ,

cần phải bãi bỏ quy định là không cho mang xác tù nhân ra khỏi pháp trường

(tức là xác phải chôn trong pháp trường) … đây là một vấn đề nhạy cảm nên cần

phải có sự cân nhắc thận trọng giữa việc đảm bảo an ninh, an toàn và vấn đề

nhân đạo, sức khỏe nhân dân

• Luật cũng nên quy định về điều kiện hiến, nhận, sử dụng mô, bộ phận cơ

thể sau khi chết để nghiên cứu khoa học một cách chặt chẽ bởi: thứ nhất, hiến

xác, bộ phận cơ thể là một trong hai mục đích quan trọng được ghi nhận trong

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự (tập 1), Nxb. CAND, 2009 2. Bộ luật dân sự 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự (tập 1)", Nxb. CAND, 2009
Nhà XB: Nxb. CAND
4. Bùi Đức Hiển, Quy định về điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể sau khichết
5. Nguyễn Thị Hương, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, Khóa luận tốt nghiệp, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
6. Phùng trung tập (CNĐT), Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xáccủa cá nhân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
3. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w