1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền hiến bộ phận cơ thể trong hệ thống các quyền nhân thân

18 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 40,91 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy, ghép mô; bộ phận cơ thể và tạo nguồn cung cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và nghiên cứu khoa học, Nhà

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy, ghép mô; bộ phận cơ thể

và tạo nguồn cung cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và nghiên cứu khoa học, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó

có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết.Trong bài này , em xin trình bày đề tài :

“Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Quyền hiến bộ phận cơ thể trong hệ thống các quyền nhân thân

Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền con người, quyền của cá nhân trong đó có quyền nhân thân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau Một xu hướng đang diễn ra phổ biến hiện nay là các giá trị nhân thân ngày càng được đề cao và được ghi nhận ngày càng nhiều hơn trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế

Sở dĩ như vậy vì xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng đa dạng, phức tạp, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần

Giá trị nhân thân là những giá trị gắn liền với cá nhân mỗi con người, chúng tồn tại không phụ thuộc vào mức độ và tính chất điều chỉnh của các quy phạm pháp luật Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc tế…, hệ thống các quyền nhân thân trong pháp luật các nước ngày càng được mở rộng với sự ghi nhận nhiều quyền mới như quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính… Pháp luật Việt Nam cũng không nằm ngoài

xu hướng đó

Với tư cách là một quyền nhân thân, quyền hiến bộ phận cơ thể mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân, đó là:

Thứ nhất, tính chất cá nhân tuyệt đối Quyền nhân thân luôn gắn với một cá

nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó được sinh ra hoặc theo những căn cứ khác do pháp luật quy định Là các yếu tố cấu thành không thể tách rời khỏi cá nhân chủ thể, những giá trị nhân thân được cá thể hoá, làm cho bản thân người mang các giá trị đó là hoàn toàn không thể lặp lại Những quyền nhân thân này ứng với mỗi cá nhân, sẽ cho phép cá nhân khẳng định

Trang 2

họ, là chính họ mà không phải ai khác, họ là một chủ thể độc lập trước cộng đồng

Thứ hai, tính không được xác định bằng tiền Về cơ bản, chủ thể của quyền

nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất Bên cạnh đó, có những trường hợp đặc biệt, quyền nhân thân mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền Những lợi ích vật chất mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thần mang lại (ví dụ: trường hợp góp vốn bằng uy tín trong một doanh nghiệp) Như vậy, một trong những tiêu chí phân loại quyền nhân thân là dựa vào yếu tố tài sản, theo đó, có thể chia quyền nhân thân làm 2 loại: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản Theo cách phân loại này, quyền hiến bộ phận cơ thể thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản

Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện

pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật

Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối Người có quyền này

đối kháng với một phạm vi không xác định các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ

Bên cạnh các đặc điểm chung của quyền nhân thân, quyền hiến bộ phận cơ thể còn có đặc điểm riêng biệt, đó là: mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này không phải đem lại lợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được chủ yếu là lợi ích tinh thần,

là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích, ruột thịt của mình; hoặc niềm vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học Lợi ích vật chất có thể có nhưng không phải là chính yếu, chẳng hạn như: được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí, được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi người đó có nhu cầu… Lợi ích của chủ thể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của mình Đặc trưng này chỉ có ở 2 quyền nhân thân đặc thù: quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết Vậy tại sao lại coi “hiến bộ phận cơ thể” là một “quyền”, trong khi lợi ích

mà nó mang lại cho chủ thể quyền hầu như không đáng kể? Có thể lý giải như sau: Nói đến “quyền” là nói đến sự tự do ý chí lựa chọn hành động của chủ thể trong khuôn khổ pháp luật Rõ ràng, mỗi cá nhân có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, không

ai có quyền can thiệp hay ngăn cản Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể của mình để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, thì những người khác, kể cả những người thân thích, ruột thịt cũng không được cản trở Thông thường, việc hiến bộ phận cơ thể không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn có thể tác động lớn về mặt tinh thần đối với gia đình, với những người thân thích của người đó, bởi không ai muốn bản thân mình và những người thân yêu của mình có một

Trang 3

cơ thể không toàn vẹn Vì vậy, việc ghi nhận “quyền” hiến bộ phận cơ thể chính là một bảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này Tuy nhiên, dù cho mỗi cá nhân có quyền tự quyết định, tự định đoạt đối với thân thể của mình, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật Pháp luật đa số các nước không cho phép mua bán bộ phận cơ thể người như là một loại tài sản, bởi nếu cân nhắc giữa việc đảm bảo tự do ý chí của mỗi cá nhân với bảo vệ trật

tự công cộng và đạo đức xã hội thì rõ ràng phải ưu tiên cái thứ hai

Trong các quyền nhân thân, có hai quyền liên quan chặt chẽ đến quyền hiến bộ phận cơ thể là quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và quyền nhận bộ phận cơ thể người

Quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết thực ra không khác nhau về bản chất, đều là quyền thể hiện ý chí tự nguyện hiến tặng bộ phận cơ thể mình vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học Do đó quyền hiến bộ phận cơ thể phải được hiểu là một quyền thống nhất, chứ không nên hiểu đây là hai quyền độc lập, tách biệt nhau (quyền hiến khi còn sống và quyền hiến khi chết) Để thực hiện quyền này, trong cả hai trường hợp, cá nhân đều phải thể hiện ý chí tự nguyện hiến

tặng khi người đó còn sống và còn minh mẫn, sáng suốt Còn việc lấy bộ

phận của người hiến được thực hiện khi người đó còn sống hay đã chết tuỳ theo trước tiên là ý nguyện của người hiến, ngoài ra còn căn cứ vào đặc điểm của bộ phận cơ thể được hiến Khi lấy đi một bộ phận cơ thể, tuỳ thuộc vào chức năng của từng bộ phận mà nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hiến ở các mức độ khác nhau: có thể là ảnh hưởng không lớn (ví dụ: thận, gan), nhưng có thể ảnh hưởng quyết định đến sự sinh tồn của cá nhân (ví dụ: tim) Vì vậy, quyền hiến bộ phận cơ thể không phải lúc nào cũng thực hiện được khi người hiến còn sống

Còn quyền hiến và quyền nhận bộ phận cơ thể người thực chất là hai mặt của một quan hệ: một bên là chủ thể hiến có quyền hiến, một bên là chủ thể nhận có quyền nhận Quyền hiến là tiền đề cho quyền nhận Tuy nhiên, mặc dù hiến-nhận là hai mặt của một quá trình nhưng việc thực thi quyền nhận sẽ phức tạp, nhạy cảm hơn quyền hiến, nếu không thực hiện tốt sẽ gây phản ứng xã hội không tốt, ảnh hưởng trở lại đến chính quyền hiến của cá nhân, làm mất ý nghĩa tốt đẹp của quyền hiến Bởi vì ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu lấy, ghép

mô, bộ phận cơ thể người với khả năng cung cấp các bộ phận này Nhu cầu luôn vượt xa so với khả năng đáp ứng Nguyên nhân chính là do về mặt tâm lý xã hội, mọi người đều muốn có một cơ thể toàn vẹn ngay cả khi đã chết và họ thường rất e ngại khi quyết định hiến bộ phận cơ thể cho người khác, trừ khi đó là người thân thích, ruột thịt của mình Ngay cả khi bản thân người đó đồng ý hiến bộ phận cơ thể thì những người thân trong gia đình cũng phản đối và tìm cách ngăn cản Vì vậy, mục đích chủ yếu của pháp luật về hiến bộ phận cơ thể ở các quốc gia là thiết lập một cơ chế phân bổ một cách công bằng, bình đẳng nguồn “tài nguyên” chữa bệnh quý

Trang 4

giá và khan hiếm này cho những bệnh nhân nguy kịch nhất, hiểm nghèo nhất

2.Sự cần thiết ghi nhận và bảo vệ quyền hiến bộ phận cơ thể bằng pháp luật dân sự

Mục tiêu đến năm 2020, Việt nam có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận, 80 – 100 ca ghép gan, 20 – 30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc, phải cần nhiều mô, bộ phận cơ thể người hiến mang tính chất tự nguyện Nếu chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận cơ thể người của người thân là không thể đủ, vì vậy, việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết.

Cách đây vài chục năm, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã trở nên phổ biến trên thế giới Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động lấy, ghép

mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích nhân đạo cứu người, chữa bệnh cho nhân dân, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đa số các nước trên thế giới đều có đạo luật riêng về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người như Pháp,

Mỹ, Canađa, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan …

Ở Pháp việc ghép thận lấy từ thận tử thi được thực hiện từ năm 1952, việc ghép tim và ghép gan lấy từ tử thi cũng đã triển khai từ năm 1967, 1968 Pháp luật của Pháp cho phép một số các bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định được phép tiến hành mổ tử thi và lấy các bộ phận cơ thể người nhằm mục đích điều trị, đồng thời quy định việc xác định chết não phải được 2 thầy thuốc xác nhận

Ở các nước châu Âu khác, các quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã được triển khai sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho

ngành phẫu thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người phát triển một cách mạnh

mẽ vào những thập kỷ gần đây như ở: Vương quốc Anh năm 1961, Đan Mạch, Italia năm 1967, Na-uy năm 1973, Thuỵ Điển năm 1975; Hy Lạp năm 1983 Tại các nước Châu Á, từ năm 1959 đến nay, nhiều nước như Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Philippine, Singapore,

Malaysia, Indonesia đã có các quy định của pháp luật về chết não và cho phép tiến hành lấy các mô, bộ phận cơ thể người ở tử thi để ghép Số bệnh nhân được ghép mô, bộ phận cơ thể người ngày một nhiều và số các bệnh viện được tổ chức tiến hành ghép ở các nước này đã tăng lên nhanh

chóng.Một trong những nguyên nguyên nhân giúp cho việc tiến hành ghép

mô, bộ phận cơ thể người thành công ở một số nước trên thế giới là phải có các quy định pháp luật cho phép tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người chết não nhằm góp phần thúc đẩy việc phát triển chương trình quốc gia về ghép mô, bộ phận cơ thể người

Các quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người của các quốc gia trên thế giới đều theo nguyên tắc nhân đạo, không mang tính thương mại và nghiêm cấm việc mua, bán bộ phận cơ thể ngườiỞ Việt

Trang 5

nam, theo số liệu thống kê, nhu cầu được hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta là rất lớn và ngày càng gia tăng Cụ thể là,cả nước có khoảng 5.000 – 6.000 người suy thận mãn cần được ghép thận Tại 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan nhưng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Ước tính, do không có nguồn của người cho thận, cho gan,

ở Việt Nam đã có hơn 200 người phải sang Trung Quốc và một số nước khác để ghép thận, ghép gan

Không chỉlà ghép thận, ghép gan, số bệnh nhân cần phải ghép giác mạc cũng ngày càng tăng Đến nay có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên Từ năm 1985 đến nay, Viện mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép được 103 ca, năm 2005 ghép được 150 ca Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (khoảng 50-100 giác mạc/năm),

số còn lại được lấy từ bệnh nhân bị bỏ nhãn cầu do chấn thương và các nguyên nhân khác mà giác mạc có đủ tiêu chuẩn sử dụng

Trước nhu cầu cấp bách trên, ngay từ năm 1992, Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, cán bộ nên cho đến nay, Việt Nam đã có 10 bệnh viện có đủ khả năng và điều kiện ghép thận và đã tiến hành thí điểm việc ghép thận, gan Tính đến 20/03/2006, các bệnh viện trên đã ghép thành công được 161 ca, trong đó có 158 ca ghép thận và 04 ca ghép gan Tất cả các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương, chưa

có trường hợp nào lấy bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết Những thành tựu trên đã tạo nên những thành tích nổi bật của hệ thống khám, chữa bệnh, mang lại uy tín và niềm tự hào cho ngành y tế, phù hợp với xu thế hội nhập, giải quyết nhu cầu điều trị tại chỗ của nhân dân và giảm tốn kém cho người ghép phải ra nước ngoài điều trị.Mặt khác, nhu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên xác chết rất lớn Vào những thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước, cứ 6 – 7 sinh viên có 1 xác chết để học tập, nghiên cứu giải phẫu, nhưng đến nay, cả khoá trên dưới 400 sinh viên mới chỉ có 1 xác chết, thậm chí phải dùng lại nhiều lần do không có xác (theo báo cáo của Trường Đại học y Hà Nội, cả Trường hiện có 22 xác chết; Trường Đại học

Y Dược Tp Hồ Chí Minh có 173 xác chết)

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận, 80 – 100 ca ghép gan, 20 – 30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc, chúng ta phải cần nhiều mô, bộ phận cơ thể người hiến mang tính chất tự nguyện, nếu chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận

cơ thể người của người thân là không thể đủ Do đó, việc lấy mô, bộ phận

cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết

Về mặt pháp lý, việc lấy và ghép mô, bộ phận của cơ thể người đã được một số quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 và Điều lệ Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng năm 1991 đề cập đến Tuy

Trang 6

nhiên, các quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa đầy

đủ nên khó thực hiện trong thực tiễn Nguồn cung cấp các bộ phận cơ thể rất hạn chế trong khi nhu cầu ghép chữa bệnh, nghiên cứu khoa học lại rất lớn gây khó khăn cho sự phát triển của chuyên ngành giải phẫu bệnh,

không đảm bảo yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân Do đó, cần phải ban hành những văn bản pháp lý có hiệu lực cao, điều chỉnh hoạt động cho – nhận, ghép, sử dụng các bộ phận cơ thể người để ngành y tế Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc triển khai các hoạt động này Trong

đó, trước hết pháp luật phải khẳng định, ghi nhận quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người là quyền dân sự của cá nhân, từ đó tạo cơ sở pháp lý để ban hành văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề hiến và nhận bộ phận

cơ thể người

3 Khái quát về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết trước khi có Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006

3.1 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 và văn bản hướng dẫn

Theo số liệu của Bộ Y tế cho thấy, từ những năm đầu của thập kỷ 50, nước

ta đã có những ca ghép mô, bộ phận cơ thể người đầu tiên như: ghép da, ghép giác mạc từ tử thi vô thừa nhận và đặc biệt vào đầu những năm 70, việc ghép gan và tim đã được thực hiện trên lợn do Giáo sư Tôn Thất Tùng

và một số bác sĩ khác tiến hành Tuy nhiên, thời kỳ này chưa có một băn bản pháp lý nào của Nhà nước quy định về điều kiện hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người Đến cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 những ca lấy, ghép thử nghiệm thận, gan đã cho những kết quả đáng mừng

Và do nhu cầu của nhân dân về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng, đồng thời để tạo hành lang pháp lý cho việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

có hiệu quả, năm 1989 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (Luật BVSKND) được Quốc hội thông qua Để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong Luật quy định rất nhiều vấn đề về phòng ngừa bệnh, khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng… trong đó lần đầu tiên có quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người: “1, Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại 2, Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên…”

Phân tích quy định trên ta thấy, Luật này không trực tiếp quy định về quyền

và điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể mà chỉ quy định trong những trường hợp nào “thầy thuốc” (ở đây mà cụ thể là cơ sở y tế có thẩm quyền) được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống hoặc sau khi chết Và từ những quy định ở khoản 1 Điều 30, chúng ta có thể thấy Luật quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết cần một trong hai điều kiện sau: thứ nhất, phải có sự sự đồng ý của thân nhân người chết, trong trường hợp người chết không có di chúc để lại; thứ hai, trường hợp người chết có di chúc để lại (khoản 2 Điều 30 BVSKND Bên cạnh đó,

Trang 7

Luật này cũng có quy định về điều kiện của việc ghép mô, bộ phận cơ thể (tức là điều kiện với người nhận mô, bộ phận cơ thể để chữa bệnh) là phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc người giám hộ của người bệnh chưa thành niên (khoản 2, Điều 30)

Tuy nhiên, ở đây, Luật mới chỉ quy định rất chung về điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể nói chung cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết nói riêng Khoản 2 Điều 30 chủ yếu nhấn mạnh đến tính tự nguyện của người hiến hoặc gia đình họ trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể (tức là chỉ quy định điều kiện về ý chí) mà không có một quy định nào điều kiện về độ tuổi, về sức khoẻ đối với người hiến, về năng lực nhận thức của họ… khoản 2 Điều 30 của Luật BVSKND chỉ là một quy định mang tính chất kỹ thuật để giúp các cơ sở y tế tiến hành việc lấy ghép

mô, bộ phận cơ thể được thuận lợi hơn trong một số trường hợp cần thiết như đã nêu ở trên Mặt khác, chúng ta cũng thấy quyền hiến mô, bộ phận

cơ thể người thời kỳ này chưa được thừa nhận nên chưa thể có được một quy định đầy đủ về điều kiện mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống cũng như điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết

Để đảm bảo những quy định về lấy, ghép đối với người hiến mô, bộ phận

cơ thể trong Điều 30 Luật BVSKND đi vào thực tiễn cuộc sống thì vấn đề này đã được cụ thể hóa trong Nghị định ban hành kèm theo Điều lệ Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng số 23-HĐBT ngày 24/1/1991 tại Điều 10: “Về lấy và ghép mô bộ phận cơ thể người

1- Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người sống phải được người đó tự nguyện

và viết thành văn bản

2- Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người chết được tiến hành trong các trường hợp:

- Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc một bộ phận cơ thể của họ

- Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết đồng ý cho bằng văn bản

- Người chết vô thừa nhận

4- Các thủ tục, tiến hành ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể con người được tiến hành như các trường hợp phẫu thuật ghi trong Điều 8 của Điều lệ này

…”

Trong Điều lệ này đã có những quy định cụ thể hơn về cơ sở y tế khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể sau khi chết (khoản 1 Điều 10), ngoài hai trường hợp Luật đã quy định là trường hợp người chết có di chúc để lại và trường hợp không có di chúc, nhưng được thân nhân người chết đồng ý thì Điều lệ này có quy định cụ thể hơn, trong trường hợp người chết không có

di chúc để lại thì thân nhân người chết có quyền đồng ý hiến mô, bộ phận

cơ thể sau khi chết, nhưng phải thể hiện bằng văn bản (khoản 2 Điều 10) Mặt khác, Điều lệ cũng quy định cơ sở y tế có thẩm quyền cũng được sử dụng xác, bộ phận cơ thể người chết vô thừa nhận để phục vụ cho mục đích

Trang 8

chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học mà thực tế trong những năm vừa qua

là việc sử dụng mô (giác mạc, kết mạc) để chữa trị cho người bệnh; sử dụng bộ phận cơ thể, xác tử thi vô thừa nhận phục vụ cho việc giảng dạy tại các Trường y Tuy nhiên, cả Luật BVSKND cũng như Điều lệ Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng đều chưa có quy định cụ thể về điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết như: chưa quy định về vấn đề hiến xác, liệu có cần quy định về độ tuổi với người hiến để lại di chúc hay không? Điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về năng lực nhận thức hay liệu có bắt buộc cần phải có sự đồng ý của gia đình trong trường hợp người hiến để lại di chúc sau khi chết, nếu cần có sự đồng ý của gia đình thì sự đồng ý này chỉ cần đồng ý bằng lời nói hay phải bằng văn bản, trong trường hợp người hiến xác, bộ phận cơ thể cho giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì trình tự thủ tục thế nào… Do đó, thực tế các cơ sở y tế vẫn còn nhiều khó khăn trong việc nhận mô, bộ phận cơ thể người đối với trường hợp người hiến sau khi chết Mặt khác, các văn bản trên cũng mới chỉ quy định về việc hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích chữa bệnh, chứ chưa có một quy định nào về hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, nên vấn đề này thực

tế xảy ra các cơ sở y tế rất khó giải quyết Ví dụ, một người làm đơn đăng

ký hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết phục vụ cho mục đích cứu chữa người bệnh, tuy nhiên lúc anh ta chết, cơ sở y tế có thẩm quyền mới phát hiện ra anh ta bị HIV… thì cơ sở y tế có được nhận mô, bộ phận

cơ thể đó cho mục đích khoa học không?

3.2 Bộ luật Dân sự năm 2005

Phải nói rằng, việc thừa nhận và quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể được thừa nhận là cơ sở cũng như căn

cứ để các nhà làm luật quy định một cách cụ thể và chặt chẽ về các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người, trong đó có các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết Mặt khác, việc quy định chặt chẽ, cụ thể các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người sẽ giúp mọi người thực hiện tốt hơn quyền được hiến của mình

Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…” Tuy nhiên, quy định tại Điều 34 của BLDS 2005 về cá nhân được hiến trước khi có Luật Hiến, lấy ghép mô,

bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006, thì còn có nhiều cách hiểu khác nhau

Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị nhược điểm về thể chất, tâm thần và tự nguyện, quan điểm khác lại cho rằng cá nhân hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là người đã thành niên – mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Sở dĩ có các cách hiểu khác nhau như vậy bởi vì trong Bộ luật chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta thấy Bộ luật quy định cũng rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể

Trang 9

khi còn sống hoặc sau khi chết mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến

4 Chủ thể và đối tượng của quyền hiến bộ phận cơ thể

4.1 Chủ thể quyền

Giống như chủ thể của các quyền nhân thân khác, chủ thể của quyền hiến

bộ phận cơ thể người chỉ có thể là cá nhân Theo Điều 33 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình

vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Pháp luật không có bất kỳ một sự phân biệt nào đối với các chủ thể quyền, có nghĩa là xét về mặt năng lực pháp luật, mọi cá nhân có quyền hiến bộ phận

cơ thể và quyền này được pháp luật tôn trọng, bảo vệ Thậm chí, dù một cá nhân có bị pháp luật tước một số quyền công dân vì những lý do khác nhau thì quyền hiến bộ phận cơ thể của người đó vẫn được pháp luật thừa nhận

bởi vì quyền này là quyền năng của cá nhân với tư cách là một con người,

là một cá thể trong cộng đồng xã hội chứ không phải với một tư cách nào khác Tuy nhiên, có quyền và có khả năng thực hiện quyền là hai việc hoàn toàn khác nhau Để có thể thực hiện được quyền này thì cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do pháp luật quy định Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định rõ người từ

đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền hiến

mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác Bởi vì quyết định hiến bộ phận cơ thể là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với bản thân người hiến cũng như đối với xã hội, nên pháp luật đòi hỏi người hiến phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nhằm đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc tự nguyện của việc hiến bộ phận cơ thể Quan hệ hiến bộ phận cơ thể là quan hệ nhân thân, nên phải do cá nhân tự mình tham gia xác lập và thực hiện, không thể thông qua người đại diện

Do đó, người đại diện cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không được thay mặt người được đại diện quyết định việc hiến bộ phận cơ thể Thậm chí Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác còn nghiêm cấm việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi

Một vấn đề đặt ra là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể hay không? Theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005, “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ bị hạn chế tham gia các quan

hệ pháp luật về tài sản, nhằm bảo vệ lợi ích về tài sản của bản thân người

đó cũng như lợi ích của những người đã giao dịch với người đó Còn các quan hệ nhân thân của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn phải

do người đó tự mình thực hiện

Trang 10

4.2 Đối tượng của quyền hiến bộ phận cơ thể

Đối tượng của quyền hiến bộ phận cơ thể là “bộ phận cơ thể” người Trong thực tế đời sống, khi nhắc đến bộ phận chúng ta thường hình dung đó là phần cấu tạo nên một chỉnh thể nào đó Có thể hiểu bộ phận cơ thể người là phần cấu tạo nên chỉnh thể con người về mặt sinh học Dưới góc độ sinh học cơ bản, tất cả những gì thuộc về cơ thể con người, cấu tạo nên cơ thể con người được gọi chung trong một khái niệm thống nhất “bộ phận cơ thể người” (như: răng, tóc, máu, tay, chân, xương…)

Dưới góc độ y học, khái niệm “bộ phận cơ thể người” có thể được hiểu ở hai cấp độ Hiểu theo cấp độ rộng thì nó hẹp hơn so với cách hiểu dưới góc

độ sinh học – không bao gồm răng, tóc Còn hiểu theo cấp độ hẹp, chỉ đặt trong giới hạn của kỹ thuật cấy, ghép điều trị cứu người thì “bộ phận cơ thể người”còn không bao hàm cả noãn/trứng, tinh trùng, phôi (nó được xếp nằm trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) Đặt khái niệm “bộ phận cơ thể người”

ở Điều 33 trong tương quan với Điều 35 – “Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại” – chúng ta sẽ thấy “bộ phận cơ thể người” loại trừ cả máu (máu thực tế vẫn được bán như một thứ hàng hoá từ người cho máu chuyên nghiệp) Trên thực tế, người ta thường hiểu về “bộ phận cơ thể người” theo chính cấp độ hẹp này,

có nghĩa là bộ phận cơ thể người chỉ bao gồm chủ yếu các loại mô (nhóm

tế bào thường) và tạng người Trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, thuật ngữ “bộ phận cơ thể người” được giải thích như sau: “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”, trong đó “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người” Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 1 Luật này ghi nhận: “Việc truyền máu, ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”

Một vấn đề đặt ra nữa là bộ phận cơ thể người có bao gồm những bộ phận

bị loại bỏ khỏi cơ thể của một người thông qua giải phẫu để điều trị bệnh cho chính người có bộ phận bị loại bỏ hay không? Có ý kiến cho rằng

“những bộ phận cơ thể người do bị nhiễm bệnh mà không còn thực hiện được chức năng trao đổi chất thông thường và đã bị loại bỏ cũng được coi

là bộ phận cơ thể người Những bộ phận này bị cắt bỏ khỏi cơ thể một người chỉ có giá trị là đối tượng của công việc nghiên cứu khoa học, mà không thể là đối tượng cấy ghép sang cơ thể của một người khác nhằm mục đích chữa bệnh cho người đó Những bộ phận bị loại bỏ khỏi cơ thể sống của cá nhân, khi hiến cho người khác phải được sự đồng ý của chính người

có bộ phận tuy đã bị loại bỏ đó” Những bộ phận cơ thể người đã bị cắt bỏ

do nhiễm bệnh (các chi bị hoại tử của một người bị cắt bỏ, quả thận của một người bị nhiễm bệnh không còn khả năng bài tiết) thì không còn được coi là bộ phận cơ thể người, mà lúc ấy đã trở thành “bệnh phẩm”, trở thành

“chất thải y tế”, cơ sở y tế có quyền xử lý mà không cần sự đồng ý của người có bộ phận đã bị cắt bỏ Bởi vì theo đúng định nghĩa trong Luật, “bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w