Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật t
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I.Cở sở pháp lý về quyền nhân thân 1
1.Khái niệm về quyền nhân thân 1
2.Đặc điểm của quyền nhân thân 2
3.Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 3
II.Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 5
III.Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân 8
IV.Ý kiến cá nhân để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân 12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, vai trò này được thể hiện ngay trong Điều 1 Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2005 Theo đó, BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp ký của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Như vậy, quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS là rất rộng Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường với sự đa dạng, đan xem về lợi ích của các chủ thể thì sự điều chỉnh của Luật dân sự là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như bảo đảm trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội nhất định
Hiểu được vai trò quan trọng đó nên em chon chủ đề “Quyền nhân thân và phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân” Trong bài làm của em cồn nhiều
thiếu sót mong nhận được sự góp ý của các thầy cô Em xin chân trọng cảm ơn
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Cở sở pháp lý về quyền nhân thân.
1.Khái niệm về quyền nhân thân.
Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của bộ luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của Nhà nước với công dân
Khái niệm về quyền nhân thân được quy định cụ thể ở Điều 24 – BLDS năm
2005 như sau: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác”
Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm:
Trang 3Quyền đối với tên, họ (Điều 26), Quyền thay đổi họ tên (Điều 27), Quyền xác định dân tộc (Điều 28), Quyền được khai sinh (Điều 29), Quyền được khai tử (Điều 30), Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể(Điều 32), Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33), Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34), Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35), Quyền xác định lại giới tính (Điều 36), Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), Quyền bí mật đời tư (Điều 38), Quyền kết hôn (Điều 39), Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40), Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42), Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43), Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44), Quyền đối với quốc tịch (Điều 45), Quyền bất khả xâm phạm về chỗ
ở (Điều 46), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47), Quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48), Quyền lao động (Điều 49), Quyền tự do kinh doanh (Điều 50), Quyền
tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50)
2.Đặc điểm của quyền nhân thân.
Không thể được chuyển giao: Quyền nhân thân do bản thân gắn liền với chủ thể
của quyền đó Sự tồn tại của chủ thể chính là lí do tồn tại của quyền, cũng chính sự tồn tại của chủ thể quy định giá trị xã hội của quyền, đồng thời là điều kiện để giá trị
đó được bảo tồn Chủ thể cũng không thể chuyển giao quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác trong lúc còn sống bởi sự hiện hữu của chủ thể khác không lí giải được
sự tồn tại của quyền nhân thân
Không thể bị kê biên: Quyền nhân thân không thể được kê biên và đem bán
trong khuôn khổ một vụ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trả tiền Về mặt kĩ thuật, đây là
hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân Suy cho cùng chẳng
có lợi ích để kê biên một vật thuộc về một người, dù có giá trị tiền tệ, mà ta không thể chuyển giao quyền sở hữu cho một người khác
Trang 4Không mất đi do thời hiệu: Quyền nhân thân tồn tại ngay cả trong trường hợp
không được sử dụng trong một thời gian dài Nó có cùng sức sống với chính chủ thể hay đúng hơn với nhân thân pháp lý của chủ thể
3.Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa
vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Trong một xã hội, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân
sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm Tuy vậy, trên thực tế của đời sống
xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội
Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế
và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các phương thức, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình… Ngoài ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự
Trang 5hoặc khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hoặc hình sự hoặc các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân
Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình
Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng
Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân
Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định
Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm
có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ
Trang 6được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn
đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội
II.Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm Theo đó, trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định
Quyền nhân thân là một đối tượng được bảo đảm không chỉ bằng biện pháp mang tính pháp lí mà trước hết bằng những cơ sở, cơ chế của nhà nước Đối với các biện pháp mang tính pháp lí thì bảo vệ quyền nhân thân cũng thuộc về nhiệm vụ của nhiều ngành luật: Hình sự, Hành chính, Lao động, Hôn nhân và gia đình…phù hợp với phương pháp điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật dân sự, bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân theo quy định tại Điều 25 – BLDS năm
2005 bao gồm:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1 Tự mình cải chính;
Trang 72 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại
Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm
vi rộng hơn Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ
áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó Trên thực tế, biện pháp này
Trang 8thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là
cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng
có hiệu quả nhất Hơn nữa, các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo
vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm hại có quyền yêu cầu người có hành
vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân
bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm
và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân
Trang 9bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả
III.Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 về bảo vệ quyền nhân thân.
Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận lợi cho việc thực hiện trên thực tế Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực của quyền nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư v.v… Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của một cơ quan,tổ chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng thì trong những năm gần đây các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ngày một nhiều, có chiều hướng phức tạp
Trong đó, có vụ với những hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân rất nghiêm trọng không chỉ phải xử lý về dân sự mà còn phải xử lý về hình sự như vụ
vợ chồng Chu Văn Đức – Trịnh Thị Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội trong hơn 10 năm đã hành hạ cô gái Nguyễn Thị Bình để lại trên người tới 424 vết thương; vụ Đào Văn Tuyến ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang do đam mê cờ bạc thua cờ bạc về ngược đãi vợ là chị Lý Thị Nghi với hành vi lột quần áo nhốt vào chuồng chó, vụ Phạm Thị Mai ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh đánh chết con là cháu Phạm Huy Hoàng, 5 tuổi v.v
Trang 10Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, những người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã thực hiện được các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ, yêu cầu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của họ chấm dứt hành vi đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, trong đó
có việc yêu cầu Tòa án bảo vệ So với các phương thức bảo vệ quyền nhân thân khác, phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền nhân thân được các chủ thể thực hiện tương đối phổ biến Các vụ việc dân sự về quyền nhân thân Tòa án đã thụ lý giải quyết ngày một nhiều Trong đó, có những vụ việc khá phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và lần đầu Tòa án thụ lý giải quyết nên không tránh khỏi những lúng túng, vướng mắc cả về mặt xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ việc và
cả về mặt áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc, do vậy sau khi Tòa án xét xử các đương sự vẫn không đồng ý với quyết định của Tòa án mà còn kháng cáo hoặc khiếu nại qua nhiều cấp Tòa án
Trong các vụ việc này phải kể đến vụ ông Trần Thanh Minh (Chủ tịch Ủy ban nhân phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết) khởi kiện ông Đồng Văn Thanh (Bí thư Đảng ủy phường này) tới Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại vì cho rằng tháng 4/2006 ông Thanh “dựng chuyện” cán bộ, nhân dân phường phản ánh về “mối quan hệ không lành mạnh” giữa ông và bà cựu phó chủ tịch HĐND phường, cùng việc hai người hùn vốn kinh doanh Internet để chỉ đạo kiểm tra nhằm mục đích hạ uy tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ông; vụ ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Lê Nguyễn Hương Trà (chủ nhân của blog Cogaidolong) đến Tòa án nhân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu phải xin lỗi công khai vì cho rằng bà Lê Nguyễn Hương Trà đã có hai bài viết trong blog của mình về cô với nội dung sai sự thật, xúc phạm tới danh dự,
hạ uy tín của cô v.v…
Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và khảo sát thực tiễn áp dụng chúng cho thấy về cơ bản các quy định của