TRUONG DAI HOC CAN THƠ KHOA LUAT BO MON LUAT THUONG MAI œasø2 LU eso LUAN VAN TOT NGHIEP CU NHAN LUAT KHOA 31: 2005 — 2009 DE TAI , -
THỤC TRẠNG VÀ PHUƠNG HƯƠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ KHƠNG KHÍ
Sinh viên thực liện: Giáo viên hướng dẫn:
Trang 3Trang
LỜI MỞ ĐẦU - St St E1 1393 1381111511118 11 E11 Ey TT TH vn grvryg 1 9:i0/9)) ca 8
KHAI QUAT MOT SO VAN DE VE KHONG KHI VA CAC QUY DINH VE BAO VE KHONG KH o c.cecccescescsccscsecscscececsscsesscssceessessvsessesssacessaccaessesnsatsesass 3
1.1 KHÁI NIỆM KHƠNG KHÍ VÀ ĐẶC TRƯNG KHƠNG KHÍ 3
1.1.1 Khái niệm khơng khÍ c1 1v Y5 ng vn 3 1.1.2 Đặc trưng không khí - c1 ng ng nh ng re 3
1.2.0 NHIEM KHONG KHI VA CAC NGUON GAY O NHIEM KHƠNG KHÍ 4
1.2.1 Khái niệm 6 nhiễm khơng khÍ ee terrestres terete enn 4
1.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm không Khí se Hnnhhhiririih 7
1.3 NHUNG ANH HUONG PHO BIEN CUA KHONG KHÍ ĐƠI VỚI CON NGƯỜI TT 111111101 111111111 g1 TH TT Tà TH TT TT Tà HT ng TH TH Tà ng HT TH TT HT Tu 8
1.4 NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VE VAI TRO CUA KHƠNG KHÍ 10
1.5 KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ
T1 1111110 11010010010 10k ĐT T10 0110 8 KT TT T110 010 10010 81 9K ĐT E9 09130015 1 10 80 9k kvEnvke 11
1.5.1 Pháp luật quốc tế điều chỉnh về không khí - + ¿+5 5c: 12
1.5.1.1 Công ước Geneva 1979 về ô nhiễm không khi xuyên biên giới có 7 ez;RRRRRRRRRRRRRRRRREE 12
1.5.1.2 Hiệp ước Vienna 1985 về bảo vệ lớp 0z0H€ s55: 14 1.5.1.3 Hiến chương năng lượng Châu Ấu -¿-c-cScccccccsrcea 15 1.5.1.4 Công ước khung NewYork 1992 về thay đổi khí hậu của Liên z/72.19,7 8N EREERRRRẼR= 15 1.5.2 Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về không khí . :- 16 CHUONG 2 o ecccccccessessecssssecessevesseesssessesesesessssesetesseesssusecausessesusensessesesesseaneenes 19 THUC TRANG VA PHUONG HUONG HOAN THIEN PHAP LUAT VE BAO VE KHONG KH o seesceccssescssesscssessesnessesesueesssessesnessesesseeseaneaesnesuesesseeseseeseseenen 19 2.1 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ KHƠNG KHÍ T1 T111 0 11010010010 1k ĐT T11 0.110 8 8 SE TT TT 001 100180 11 8K ĐT E900 10110 80 9 vn nvke 19 2.1.1 Quản lý nhà nước theo thâm quyền chung -. - 5 + 55552 22 2.1.2 Quản lý nhà nước theo thấm quyền chuyên môn 23 2.2 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TÔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VẤN ĐÉ BẢO VỆ KHƠNG KHÍ 2 2 5s E383 +EEEEESEczrkrkrkrkkrxe 24
2.3 PHÁP LUẬT KIÊM SỐT Ơ NHIÊM KHƠNG KHÍ - 27
2.3.1 Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí . s5: 29
2.3.1.1 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh .- 30 2.3.1.2 Tiêu chuẩn khí thải - xnxx krkrrrerrerreeo 31
2.4 XU LY VI PHAM PHAP LUẬT TRONG Ô NHIÊM KHƠNG KHÍ .32 2.4.1 Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí 33
2.4.2 Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm sốt ơ nhiễm khơng
KHÍ HH S198 H1 180 11 9 1 1115111111 111911 11118113 HT ng TH ng k 37
2.4.3 Xử lý dân sự trong lĩnh vực kiểm sốt Ơ nhiễm khơng khi 41
2.5 THUC TIEN O NHIEM KHƠNG KHÍ Ở MỘT SO DIA PHUONG 42
Trang 4i0 ằ.ằăăăằăằăằĂăằĂẶằĂằĂT ‹‹(11s 43 2.6.1 Những bất cập của pháp luật về bảo vệ không khí và môi trường 43
2.6.2 Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường không khí 46
KẾT LUẬN ¿5c 5c St S3 E3139E123E39E12121111313TE1ETETE1E11711ETETETETETETErTKCO 48
Trang 5LOI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
SỰ tồn tại của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, nước
uống, hoạt động, lao động Nhưng yếu tố quan trọng nhất, trực tiếp nhất, thiết yếu nhất đối với con người và sinh vật trên trái đất đó là không khí Con người
không thể sống và làm việc nếu không hít thở không khí, lá cây không thể sinh
trưởng nếu không trao đôi khí với môi trường, động vật lớn nhỏ thậm chí vi sinh
vật nhỏ bé nhất không thể tồn tại nếu thiếu không khí Có thể khẳng định rằng
nếu không có không khí thì cũng không có bất cứ sự tổn tại nào trên trái đất, cho
thấy vai trò của không khí rất quan trong cho sự sống của con người và sinh vật
Do vậy, bảo vệ không khí là bảo vệ chính nguồn sống quý giá nhất của con người nhưng làm sao để bảo vệ không khí luôn trong lành sạch sẽ đó là câu hỏi khó cho tất cả các quốc gia trên thế giới và kế cả Việt Nam
Thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tốc độ phát
triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng tiến bộ nhu cầu của con người trong hoạt động đời sống hằng ngày tăng cao Bên cạnh đó là những vấn đề phát sinh đáng lo ngạy
như khói, bụi, hóa chất độc hại được sản sinh ra và thải vào môi trường trong
quá trình hoạt động sản xuất của con người ngày càng tăng, mọi thứ độc hại chưa được xử lý đều được con người đây vào môi trường sống, môi trường không khí làm cho không khí ngày càng bị ô nhiễm Chính con người đã làm cho không khí ô nhiễm thì con người phải gánh chịu hậu quả đó Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật, đến lúc nào đó không khí bị ô nhiễm nặng thì con người và sinh vật không thể tồn tại được nữa, con người đã tự hủy hoại nguồn
sống duy nhất của mình
Đối với nước ta trong vẫn đề bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường sống cũng rất đáng lo ngại Trong những năm qua các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông tăng nhanh và có xu hướng ngày càng tăng thì đồng nghĩa với việc lượng khí thải, khói, bụi ngày càng nhiều được thải vào môi trường một cách vô tội vạ Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp trong thời gian vừa qua cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí do sự không tuân
thủ pháp luật và thiếu ý thức của các cá nhân, tổ chức chỉ biết sống quyền lợi
trước mắt của mình mà quên đi trách nhiệm nên cần phải có sự tham gia quản lý của nhà nước, theo đó các tô chức, cá nhân khi có quyền lợi thì phải gắn với
Trang 6nhà nước phải có những chính sách, kế hoạch, các quy định pháp luật cụ thê Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh vẫn đề bảo vệ không khí ở nước ta còn rất hạn chế, chưa có một bộ luật riêng hoàn chỉnh chỉ nằm rải rác trong các văn bản giá trị pháp lý chưa cao chỉ mang tính chất chung chung, hình thức xử phạt còn nhẹ chưa kiên quyết Từ những lý do trên mà người viết đã quyết định chọn đề tài:
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí” 2 Phạm vi nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu muốn làm rõ hơn tình trạng ô
nhiễm không khí hiện nay Đem lại cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề ô nhiễm
không khí nhằm đề ra phương hướng biện pháp khắc phục để hạn chế tôi da 6 nhiễm không khí
3 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tìm hiểu và phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến vẫn đề bảo vệ không khí ở nước ta hiện nay Thông qua việc nghiên cứu đề tài, từ đó đưa ra những hạn chế trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về bảo vệ không khí Đồng thời, rút ra kết luận đánh giá những kiến thức
có được để đưa ra phương hướng hoàn thiện phù hợp
4 Phương pháp ngiên cứu
Phương pháp chủ yếu được áp dụng trong luận văn này là phương pháp
phân tích luật viết, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh
5 Kết cầu luận văn
Luận văn bao gồm: - Mục lục
- Lời nói đầu
- Chương 1 Khái quát một số vẫn đề về không khí và các quy định về bảo vệ không khí - Chương 2 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí
- Kết luận
Trang 7CHƯƠNG 1
KHAI QUAT MOT SO VAN DE VE KHONG KHi VA CAC QUY ĐỊNH VẺ BẢO VỆ KHƠNG KHÍ
1.1 KHÁI NIỆM KHƠNG KHÍ VÀ ĐẶC TRƯNG KHƠNG KHÍ
1.1.1 Khái niệm không khí
Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm 78,9%, ôxy chiếm 0,95%,
acgong chiếm 0,13%, dioxitcacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí khác như nêon,
héli, métan, trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối hơi nước chiếm gần I-
3% thé tích không khí! Phần không khí mà con người ta hít thở đó là ôxy chỉ chiếm một thể tích khá nhỏ so với nitơ và có trọng lượng riêng nặng hơn nitơ nên ôxy lúc nào cũng ở tầm thấp so với nitơ, đó là nguyên nhân vì sao càng lên cao thì ôxy càng
giảm Nhưng dưới góc độ của luật học thì không khí phải được hiểu như thế nào là
không khí không bị ô nhiễm hay còn gọi là không khí sạch phù hợp với tiêu chuẩn Không khí sạch là không khí không có chứa các loại thải khí, bụi các phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình
thường chẳng hạn CO2 và các phần tử răn lơ lững do đốt các lọai nhiên liệu
vượt quá tiêu chuẩn tối đa cho phép hoặc chứa các thành phần trên nhưng với một tỉ
lệ thấp không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác
1.1.2 Đặc trưng không khí
Không khí là phần không gian bao quanh trái đất bao gồm nhiều tầng khác nhau tùy theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ, nó cực kỳ quan trọng
trong sự phát triển và sinh tồn của nhân loại và rất nhạy cảm, rất dễ biến đổi, lan
truyền, sự lan truyền này không ở trong phạm vi một vài quốc gia có thê lan rộng
khắp cả châu lục và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn trên trái đất,
nó có các đặc trưng cơ bản sau:
- Rất nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ của môi trường sự thay đổi đó là vì trong
hỗn hợp không khí thì nitơ chiếm tới 78,9% về diện tích nó cũng góp phần nhỏ duy trì sự cháy và sự thở, hỗn hợp khí nitơ và ôxy là một chất rất dễ gây cháy ở nồng độ cao Nếu ôxy có nồng độ trên 25% thì ngay cả các chất hữu cơ ẩm ước cũng bốc
cháy một cách tự do Còn nếu ôxy ở nông độ thấp hơn 15% thì ngay cả vật liệu khô
nhất cũng không có khả năng bốc hoá”
Trang 8
- Không khí là một thành phần môi trường, không xác định thuộc thâm quyền khai thác hay sử dụng của một chủ thể nào Nó thuộc quyền sử dụng chung cho mọi tổ chức, cá nhân Vì thế môi trường không khí thường ít được quan tâm do nó không gắn với lợi ít cụ thể, rõ ràng của một tổ chức, cá nhân nào”
- Quyển sở hữu về ranh giới bầu trời của quốc gia đã được phân định rõ Độ cao của vùng trời của quốc gia theo thông lệ quốc tế là 11km Tuy đã phân định rõ vùng bầu trời của một quốc gia nhưng xưa nay chưa có ai mua bán không khí một cách tự nhiên cả
- Từ trước đến nay không khí được xem là tài sản chung của nhân loại, không biên giới, không riêng ai cho nên càng bị tổn thương nhất, vì nó là cái chung nên ý thức gìn giữ của con người trở nên lạc lỏng hơn
- Không khí rất dễ lan truyền, khó kiểm soát và cũng rất khó khắc phục
Người ta không thể thu gom số không khí bị ô nhiễm lại để xử lý hay khoanh vùng
được Với đặc điểm tiêu biểu này, việc để xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí dù nhỏ cũng nguy hại Không khí và cả bầu khí quyên phải được xem như là một nguồn tài nguyên quý giá cần phải bảo vệ”
1.2 Ô NHIÊM KHƠNG KHÍ VÀ CÁC NGUÒN GÂY Ô NHIÊM KHÔNG KHÍ
1.2.1 Khái niệm ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí theo cách nhìn tổng quan nhất là sự biến đôi không khí theo hướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động thực vật mà sự thay đôi đó chủ yếu lại chính do hoạt động của con người gây ra với quy mô phương thức và mức độ khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mô hình thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của không khí
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất
không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định Nói cách khác, ô
nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một, một số chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phân không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có của nó và sự thay đôi này phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước
có thâm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên Từ các
hoạt động của con người trong sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải Các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bầu khí quyền, được hòa quyện, chuyên hóa và cuối cùng tác
động tới nguồn tiếp nhận là con người và các động thực vật khác”
ở Tài Nguyên Môi Trường và Phát Triển Bền Vững- Lê Huy Bá- Vũ Chí Hiếu- Võ Đình Long- Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật- Trang 156-157
* Giáo trình Luật Môi Trường- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2002 trang 235
Trang 9Ơ nhiễm khơng khí không phải là vẫn đề mới được phát hiện Nó đã được đề
cập cách đây hàng thế kỷ, song mãi đến thế kỷ 20, đặc biệt là một số thập kỷ gần
đây, khí xảy ra các thảm họa khủng khiếp do ô nhiễm không khí gây ra, con người
mới bắt đầu quan tâm hơn đến nó và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa
Trong quá trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp đã gây nên
nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí Nếu không
có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đúng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mọi người trong khu vực đó Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đơ thị hố vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này
lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong
đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và
trên 500 thị trần Các khu công nghiệp cùng tập trung từ các đô thị và các trung tâm đô thị của cả nước, hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp cũ và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng, các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt
điện, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO›, NO;, CO, HE và một số hoá chất khác
Cùng với quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố, phương tiện giao thông cơ giới
ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị Trước năm 1980 khoảng 80 - 90%
dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe
ôtô con Nguôn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối
với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm
không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%
Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn
thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn
Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so”
Trang 10
với lúc bình thường Ở Việt Nam, khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu
xăng, 25% số lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng
Ở nước ta hiện nay, hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, rất
mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyên, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng
vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô
nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động Các khu dân cư ở
cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn Nong độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép
Nông độ bụi trong không khí ở các thành phó lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần,
ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường
sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần
Ở các thành phó, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung
bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa
Ngồi ơ nhiễm bụi thì ô nhiễm khí SO; cũng là nguyên nhân dân đến ô nhiễm không khí nó không chỉ tác hại đến môi trường mà còn tác hại đến sức khỏe cơn người, nông độ khí SO; trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép
Tình trạng ô nhiễm mùi cũng đáng báo động Ô nhiễm mùi hôi thường xảy ra ở hai bên bờ kinh gạch thốt nước trong đơ thị do sự thoái rữa các chất hữu cơ, vi sinh vật và rác thải tạo ra các khí ô nhiễm như: hydrosunfur (H;S), ammoniac (NH;), khí metan
(CHy) .Ô nhiễm mùi hôi tanh ở một số đô thị ven biển có cảng cá và cơ SỞ chế biến
hải sản, ô nhiễm mùi hôi hóa chất ở gần các xí nghiệp chế biến mủ cao su, nhà máy chế
biến phân hóa học Hiện nay, nước ta chưa có tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép về ô
nhiễm mùi Các biện pháp khống chế ô nhiễm mùi chưa được chú ý nên thực trạng này
đã trở thành vấn đề khá nan giải trong kiểm sốt ơ nhiễm khơng khi
7 http://www.vacne.org vn/CD_ROM/root/data/HTML/ChuongV -4.html
Trang 111.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, con người đã gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và không khí nói riêng Có thể kê ra đây một số hoạt động cơ bản của con người trong quá trình phát triển được
xác định là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở Việt Nam
Hoạt động công nghiệp có thể coi là nguồn gây ô nhiễm tương đối lớn ở
nước ta mà chủ yếu là do công nghệ lạc hậu Các cơ sở công nghiệp được xây dựng
trước đây đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu Một số cơ sở sản
xuất có thiết bị lọc bụi, song lại hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại Nói
cách khác là chúng không bảo đảm được tiêu chuẩn về chất lượng môi trường Bên
cạnh đó, hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ lại được bố trí rất phân tán Khi quá
trình đô thị hóa diễn ra, phạm vi các thành phố ngày càng được mở rộng nên hiện nay phần lớn các khu công nghiệp cũ đều nằm trong nội thành của nhiều thành phố làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do
quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch (than và dầu khí các loại) Đặc biệt khi chất lượng nhiên liệu của nước ta chưa tốt so với các nước trong khu vực, cụ thể là hàm
lượng benzen trong xang qua cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong diesel cao (0,25% so với 0,05%) Các hoạt động này đã thải ra một lượng lớn bụi,
khí SO;, CO và NO; gây tác động xấu đến chất lượng không khí đô thị
Các nghành công nghiệp gây ô nhiễm chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là: Công nghệ nhiệt điện, công nghệ sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghệ luyện kim, công nghệ hóa chất và một số ngành công nghệ khác như công nghệ giấy, công nghệ thực phẩm, công nghệ đệ Trong số các ngành sản xuất, luyện km lại tạo ra lượng khí CO rất lớn Còn các nhà máy nhiệt điện lại đóng góp chính cac khi thai NO, va SO2
Ngoài ra, ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá cầu
công diễn ra mạnh mẻ khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị Các hoạt động xây dựng
như đào lắp đất, đạp phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình
vận chuyên thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng với môi trường không khí xung quanh Kết quả đo lường thực tế chứng tỏ khoản 60-70% lượng bụi trong không khí
đô thị là lượng bụi sinh ra từ hoạt động xây dựng'?
® Giáo trình Luật Môi Trường- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2006 — Trang 163- 161 1? Giáo trình Quản Lý Môi Trường- PGS.Ts Nguyễn Đức Khiển- NXB Lao Động và Xã Hội- Hà Nội 2002-
Trang 12Ví dụ: Ở Hà Nội, ước tính khoản 70% nguồn thải bụi lơ lửng là do hoạt động xây dựng gây ra như: xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, công rãnh, vận chuyên vật liệu, phế thải xây dựng Đặc biệt do việc quản lý sửa chữa hệ thống đường xá,
hệ thống cấp thốt nước, hệ thống thơng tin, cáp điện không tốt, luôn xảy ra hiện tượng đào và lấp đường, gây mất vệ sinh, ô nhiễm bụi nghiêm trọng tại khu vực
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị Ơ nhiễm do giao thơng sản sinh ra từ ống khối, ống xả của xe cộ trong đó chứa nhiều CO (gây nên bệnh
tim) sau đó là NO¿, NO, chứa hạt bụi chì, các hợp chất benzene gầy nên bệnh ung
thư Ví dụ: ở thành phố có 3,6 triệu mô tô, xe gắn máy, 360.000 ô tô và mỗi ngày có
700.000 lượt xe gắn máy, 600.000 lượt ô tô từ các nơi lưu thông qua thành phố tiêu
thụ khoản hàng ngàn tấn xăng và dầu đồng thời thải ra hàng ngàn tắn CO, CO, NO;
ra môi trường không khí ảnh hưởng sức khỏe con người Nạn tắc ngẽn giao thông làm cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng hơn `
Chính vì lẽ đó mà nguồn thải từ giao thông vận tải trở thành nguồn gây ô
nhiễm chính đối với không khí ở đô thị, nhất là các thành phố lớn như: Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội Khi số lượng xe máy ngày càng gia tăng trên cả nước và là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông mà còn tăng nguồn thải ô nhiễm không khí ở
nhiều đô thị lớn Các phương tiện này thải nhiều khói, bụi, hơi xăng dầu khí CO, NO;, SO; rất độc hại cho không khí
Hoạt động của các hộ gia đình như đun nấu bang than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí đô thị, mặc dù không lớn so với các nguồn khác Hiện nay, mức thu nhập của người dân đô thị tăng, nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc gas cho việc nâu ăn hơn là than, dầu Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp tốt
thì thực tế lượng chất ô nhiễm do hoạt động đun nấu từ các khu vực dân cư vẫn thải
vào môi trường không khí đáng kẻ Đặc biệt là khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cô có mật độ nguồn phát thải khí ô nhiễm cao hơn hắn những khu khác, ước tính có thể gấp tới 10 lần so với các khu đân cư có mức sống cao 'Z
1.3 NHUNG ANH HUONG PHO BIEN CUA KHONG KHI DOI VOI CON NGUOI Ô nhiễm không khí tác động đối với cơ thể con người trước hết là qua đường
hô hấp cũng như tác động trực tiếp lên mắt và da của cơ thê Chúng gây ra các bệnh
như ngạt thở, một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với các bệnh ho, hen suyễn,
lao phổi, ung thư phổi, gây cay chảy nước mắt Bụi đá gây ra bệnh phổi Nguy
!!' Giáo trình Môi Trường- Ts Lê Bá Huy- NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phó Hồ Chí Minh- 2000- Trang 167
Trang 13hiểm nhất là một số chất gây ô nhiễm không khí gây bệnh ung thư Tác động của
các chất ô nhiễm vào đường hô hấp mạnh hay yếu, một phần còn phụ thuộc vào sự hòa tan của chúng trong nước Nếu các chất ô nhiễm có tính hòa tan trong nước thì
khi ta hít thở không khí, chúng sẽ hòa tan với đung dịch lỏng trên đường hô hấp và gây tác động lên cơ quan này Tính chất xâm nhập vào phổi của nhiều loại chất ô nhiễm còn liên quan đến sự có mặt của các khí trong không khí Bình thường các chất ô nhiễm này không thâm nhập vào sau trong khí quản và phế quản, nhưng nhờ có các khí hấp thụ mà có khả năng thâm nhập vào sâu hơn trong phôi cho đến tận
các phế nang Ơ nhiễm khơng khí có những ảnh hưởng ảnh sức khoẻ của phụ nữ
đang mang thai, thúc đây quá trình lão hoá trong cơ thê sống, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không
khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang
mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp
xúc với môi trường ô nhiễm
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loại chất ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm, thời gian tiếp xúc và tình
trạng sức khỏe của người tiếp xúc Con người có thể bị ảnh hưởng cấp tính như
ngộ độc (benzen), ngạt (CO) dẫn đến tử vong khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm không khí ở nồng độ cao và bị ảnh hưởng mãn tính từ rỗi loạn chức năng các co quan trong co thé, suy giảm sức khỏe, tăng bệnh tật, giảm tuổi thọ Khi tiếp
xúc ở nông độ trong khoản thời gian dài ”
Các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
- Cacbon oxit (CO): được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như xăng, dầu khí, than củi Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch Làm kiềm chế khả năng hấp thụ ôxy của hồng cầu Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được ôxy tới các mô của cơ thể Nhiễm
CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan như thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, đặc
biệt là các cơ quan tổ chức tiêu thụ ôxy cao như não, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Gây nhức đầu, suy nhược cơ thê, chóng mặt, ăn không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác
- Sulphur dioxit (SO2): 1a chất khí được hình thành do sự ôxy hóa chất sulphur
(lưu huỳnh) khi đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh ” (đốt than, dầu và các sản
phâm của dâu ) Độc tính chung của SO; thê hiện sự rôi loạn chuyên hóa prôtê¡in và
Trang 14
đường, thiếu vitamin D và C Sự hấp thu một lượng SO; lớn có khả năng gây bệnh
cho hệ thống tạo huyết SO; là chất khí gây kích thích mạnh đường hô hấp, khi hít thở
phải khí SO; thậm chí ở cả nồng độ thấp có thể gây co thắt các loại sợi cơ thắng của
phế quản Nồng độ SO; lớn có thé gay tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản SO; ảnh hưởng tới chức năng của phối, gây viêm phôi, viêm
phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen - Nitrogen dioxide (NO;): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa nItơ
ở nhiệt độ cháy cao NO; là chất ô nhiễm nguy hiểm, tác hại mạnh đến cơ quan hô
hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người bị bệnh hen Tiếp
xúc với NO; sẽ làm tôn thương niêm mac phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc
các bệnh đường hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng
- Bụi: Dựa vào kích thước hạt bụi mà có thể xâm nhập sâu đến tận các phế
nang là vùng trao đổi khí của hệ thống hô hấp Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe phụ
thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt Bụi có thể gây các bệnh ở đường hô
hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư
- Benzen có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao hoặc mạn tính
biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, kích thích da
Benzen cũng có thể là tác nhân gây ung thư mau.’
Tác hại của không khí đối với con người là như vậy nhưng con người vẫn sống
và làm việc nhờ vào không khí nhưng nhiều người trong chúng ta chưa hề nghỉ đến tầm quan trọng của không khí và có ý thức bảo vệ nó Không khí có vai trò như sau:
1.4 NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VẺ VAI TRỊ CỦA KHƠNG KHÍ
Từ xa xưa cho đến tận đầu thế kỷ XX, thiên nhiên đã ban tặng cho con người
một món quà mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào đó là không khí Con người cho rang các nguồn tài nguyên sinh vật trong không khí là vô hạn có thể hấp thụ và chuyển hóa mọi chất thải đo con người đưa đến Vấn dé bao vệ ô nhiễm không khí hồn tồn khơng được đặt ra
Nhận thức của con người đối với không khí dần dần thay đổi cùng với phát
triển khoa học kỹ thuật Con người cũng dần dân hiểu rằng tài nguyên không khí
không phải là vô hạn và không phải là bãi rác Việc phát triển các đô thị mới, các
khu công nghiệp và sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông vận tải
đã đưa lại hậu quả ô nhiễm không khí
Bảo vệ không khí đang trở thành một nhiệm vụ bức thiết Con người đã nhận
thức được tâm quan trọng của các thảm họa môi trường, nhiêu điêu ước quôc tê về
Trang 15
bảo vệ môi trường không khí đã được ký kết giữa các quốc gia phát triển về công
nghiệp năng lượng nhằm cam kết hạn chế thải khí công nghiệp ra môi trường không khí và chính sách bảo vệ không khí trong lành, bền vững trong tương lai cũng được
các quốc gia đưa ra Mặc dù, Việt Nam chỉ tham gia một số điều ước quốc tế về bảo
vệ không khí và trong nước chưa có bộ luật hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường không
khí nhưng trong tương lai Việt Nam sẽ cố gắng trong việc tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế về môi trường và có bộ luật về không khí cho riêng quốc gia mình
Ở đây chúng ta đã biết, không khí là một phần của môi trường sống bởi bản
chất của không khí là nhằm duy trì sự sống để tổn tại con người có thê nhịn ăn trong
vòng 14 ngày, nhịn uống trong 2 ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút Thiếu không khí trong vài phút dù là con người hay động vật cũng không thể sống được Nhu cầu sống của con người mỗi ngày là khoảng 1,4 kg thực phẩm, 1,8 lit nước nhưng cơ thê lại cần 14 kg (tương đương 12m”) không khí để thở, chứng tỏ không khí cần thiết và quan trọng cho sự sống của con người °
Trong một số hoạt động sản xuất, không khí còn được coi là thành phan
không thiếu được Những di tích danh thắng thu hút được nhiều du khách thập
phương đến nghỉ ngơi, giải trí cũng chính một phần bởi bầu không khí trong lành, thoảng đãng
Một khi các tài nguyên khác bị ô nhiễm, bị suy thoái thì hướng khắc phục
tương đối dễ dàng hơn là khi không khí có vấn đề thì hướng khắc phục sẽ rất khó
khăn Do đó bảo vệ không khí trong lành là việc hết sức quan trọng và mang tính
toàn cầu, bởi vì một khi bầu không khí ô nhiễm sẽ gây tác động tiêu cực đến sức
khỏe con người Như vậy, bảo vệ môi trường không khí là hoạt động giữ cho môi trường không khí trong lành, mang đặc tính của không khí nguyên sinh
Có thê nói không khí sạch có tầm quan trọng to lớn đối với loài người và đối
với sinh vật Ơ nhiễm khơng khí đã và sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho toàn nhân loại Việc phòng chống, giữ cho bầu không khí trong lành cần phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau
1.5 KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ BẢO VỆ KHƠNG KHÍ
Có thể nói bầu khí quyên đã được đề cập trong luật quốc tế, mỗi quốc gia
đều có chủ quyên riêng cho vùng trời của quốc gia mình Tuy nhiên, không khí thì
không thuộc bất cứ một chủ thể nào bởi nó là khối động không thê khoanh lại cho
riêng một quốc gia nào Khí quyển chứa ôzôn hình thành một tầng bảo vệ xung quanh trái đất Tầng ôzôn bảo vệ trái đất khỏi các ảnh hưởng có hại của các tia bức
Trang 16
xạ mặt trời, giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái Tầng ôzôn của chúng ta ngày càng bị suy yếu trong những năm vừa qua, rõ rệt nhất là các đô thị lớn Chất làm suy giảm ôzôn chính là CFC (cacbon- flo- clo), không tự phát sinh mà chủ yếu được tạo bởi các hoạt động của con người Khi tầng ôzôn bị suy yếu, tỷ lệ bệnh tật của con người tăng lên rõ rệt và ảnh hưởng tiềm tàng tới việc thay đôi của
các điều kiện khí hậu Vì vậy, các quốc gia đã cùng nhau ký kết nhiều văn bản thỏa
thuận về trách nhiệm của các nước nhằm bảo vệ sự trong lành của không khí”,
1.5.1 Pháp luật quốc tế điều chỉnh về không khí
1.5.1.1 Công ước Geneva 1979 về ô nhiễm không khí xuyên biên
giới có tâm xa
Tiến trình phát triển của những quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ không
khí cũng như sự điều khiển việc ô nhiễm không khí là thành tựu của khu vực mà đầu tiên nhất là ở Châu Âu vào ngày 13/11/1979 các quốc gia thuộc cộng đồng
Châu Âu, cùng với hai nước Mỹ và Canada đã thông qua công ước Geneva và ô nhiễm không khí xuyên biên giới có tầm xa'Š
Công ước này được coI như là thỏa thuận khu vực duy nhất quy định việc
kiểm sốt ơ nhiễm không khí tầm xa, trong đó bầu khí quyên châu Âu được coi như
là một nguồn tài nguyên dùng chung và do đó bắt buộc các quốc gia phải có sự hợp tác xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm cũng như những tiêu chuẩn phát thải chung Vì vậy, mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tầm xa, từ bất kể nguồn gây ô nhiễm nào, nhưng
không quy định trách nhiệm đối với tổn hại do ô nhiễm không khí Công ước có
hiệu lực năm 1983, và hiện nay hơn 30 quốc gia ở Tây và Đông Âu tham gia, kê cả Liên bang Nga và tất cả các quốc gia là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu Canada và Mỹ
cũng đã phê chuẩn
Ơ nhiễm khơng khí tầm xa là loại ô nhiễm ảnh hưởng đến một khoảng cách
mà khó có thể phân biệt được những nguồn phát thải riêng biệt hay những nhóm
nguồn gây ô nhiễm (Điều 1, b) Công ước cũng không chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe hoặc tài sản mà được quy định rộng hơn, thậm chí hơn
cả những quy định trong các thỏa ước về ô nhiễm môi trường biển, bao gồm tổn hại
đến nguồn sinh vật, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và việc sử dụng hợp lý các nguồn'” tài nguyên môi trường (Điều 1, a) Tóm lại, mục đích của Công ước là giảm đến
! Giáo trình Luật Môi Trường- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2006- Trang 432 '8 Giáo trình luật môi trường- ths Kim Oanh Na- Võ Hoàng Yến- Tủ sách Đại Học Cần Thơ 2007 trang 34
' http://'www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_ content&view=article&id=1 11:tc2001s4nvk
Trang 17mức thấp nhất các tôn hại tiềm tàng đến môi trường Công ước không quy định bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào về việc cắt giảm các nguồn ô nhiễm không khí, mà các
bên chỉ cam kết xây dựng một chính sách kiểm sốt ơ nhiễm, trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu chung Với những từ ngữ không mang tính cưỡng chế, ví dụ nghĩa vụ “nỗ lực hạn chế” và “dần dần cắt giảm và ngăn ngừa” ô nhiễm không khí
(Điều 2), Công ước bị xem chẳng hơn một “chiến thăng biểu trưng” nhằm làm yên tâm cả người gây ô nhiễm và nạn nhân, nghĩa là các quốc gia cam kết xây dựng
chính sách, chiến lược và những biện pháp kiểm soát, nhưng phải cân đối với sự
phát triển và tính khả thi kinh tế của các công nghệ hữu hiệu nhất sẵn có (Điều 6)
Vì vậy, các quốc gia có toàn quyền quyết định mức độ nỗ lực kiểm soát ô nhiễm
của họ, cũng như chỉ phí họ sẵn lòng bỏ ra cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế
Đối với một số quốc gia gây ô nhiễm chủ yếu
Công ước Geneva cũng quy định về nghĩa vụ thông báo và thảo luận trong
trường hợp có những rủi ro nghiêm trọng có thể dẫn đến ô nhiễm tầm xa Những
quy định này khá lỏng lẻo so với những quy tắc tập quán liên quan đến quá trình thảo luận về những rủi ro đối với các nguồn tài nguyên dùng chung Quy định này chỉ được áp dụng đối với những thay đổi chủ yếu trong chính sách hoặc sự phát triển công nghiệp có khả năng gây ra những thay đổi đáng kê về ô nhiễm không khí tầm xa, và do đó các quốc gia mới có nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia khác
Nếu không, việc thảo luận chỉ được tô chức do yêu cầu của các bên “thực sự bị ảnh
hưởng hoặc có khả năng bị một rủi ro đáng kế về ô nhiễm không khí tầm xa” (Điều 5), có nghĩa là cơ chế thảo luận không hiệu quả bằng những Công ước liên quan đến đánh giá tác động môi trường (nghĩa vụ tổ chức thảo luận ngay từ khi đề xuất dự án sau khi đã thông báo cho tất cả các bên có khả nang chiu tốn hại từ hoạt động
phát triển dé họ có thể tham gia)
Ngoại trừ những khiếm khuyết đã nêu, Công ước Geneva đã xây dựng được một khung pháp lý cho sự hợp tác và tạo tiền đề cho việc phát triển những biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm Các điều 3, 4, 5 và 8 xác định nghĩa vụ các quốc gia trao
đổi thông tin, nghiên cứu và thảo luận về chính sách, chiến lược và các biện pháp nhằm cắt, giảm ô nhiễm không khí Công ước là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về
vẫn đề này nhằm tìm những giải pháp để cùng hợp tác giải quyết Các bên đều nhất
trí về ảnh hưởng tích cực của Công ước đối với việc kiểm sốt ơ nhiễm không khí
và quản lý chất lượng không khí trong khu vực, thể hiện ở những hành động của
các quốc gia để cải thiện môi trường, giảm tỷ lệ phát thải ô nhiễm, và phát triển”
Trang 18
công nghệ Ở một mức độ nào đó, Công ước được xem là một thành công đáng
khích lệ, đặc biệt đối với việc làm thay đổi chính sách trong Cộng đồng châu Âu và thúc đây mỗi quan tâm của công chúng đối với vẫn dé này
Tuy nhiên, Công ước Geneva chỉ có giá trị ràng buộc với một số quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới đang đe dọa sự tồn tại của cả nhân loại Do đó, ở mức độ toàn cầu, cơ sở để xác định trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm không khí tầm xa vẫn là nghĩa vụ tập quán quốc tế”
1.5.1.2 Hiệp ước Vienna 1985 về bảo vệ lớp ozone
Vào ngày 22/03/1985 các quốc gia đã cùng nhau ký kết một văn bản thỏa thuận vẻ trách nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ôn của tầng ôzôn
Công ước Vienna hay công ước viên ra đời trong bối cảnh khí hậu thay đổi
tầng ôzôn bị suy yếu và với tư cách là một công ước khung Với mục đích hạn chế sự phát thải của các chất khí có hại tới tầng ôzôn , công ước viên thiết lập sự kiểm
sốt khơng đặc thù về các chất làm suy giảm tầng ôzôn thay vì xác lập một cam kết
chung cho các thành viên để bảo vệ tầng ôzôn Việt Nam cũng đã tham gia và ký
kết vào ngày 26/4/1994 với tư cách là thành viên của công ước thì Việt Nam có
quyên và nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện như sau :
- Việt Nam cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe cơn người và môi
trường đó là các biện pháp được nhẫn mạnh là ngăn ngừa để kiểm soát cũng như
hạn chế việc sử dụng một số hóa chất hay chất khí có thể làm Suy giảm tầng ôzôn - Việt Nam phải bảo đảm hợp tác với các quốc gia khác trong việc nghiên cứu khoa học, quan trắc có hệ thống liên quan tới tầng ôzôn, sự biến đổi tầng ôzôn, những chất làm ảnh hưởng tới tầng ôzôn cũng như những chất thay thé
Hai năm sau nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn đã được ban hành Nghị định đã đưa ra một kế hoạch đặc biệt cho việc giảm sản xuất
và tiêu thụ các chất làm suy yếu tầng ôzôn trong 10 năm tới Nghị định đã đặt ra ba giai đoạn giảm khí nhà kín với mục tiêu giảm 50% khí thải vào năm 1999 và giảm đến zero
vào năm 2000 và các bên cần duy trì mức độ phát thải của mình như đã cam kết
Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận là một thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra do
Trang 19gia phê chuẩn công ước Viên nhằm bảo vệ tầng ôzôn Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức phê chuẩn và tham gia công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và nghị định thư Montreal từ tháng 01 năm 1994
1.5.1.3 Hiến chương năng lượng Châu Âu
Ngày 16 và 17/12/1991, văn bản của hiệp ước” Hiến chương năng lượng
Châu Âu” được 46 quốc gia ký tại The Hague (Hà Lan), thành viên ký kết gồm các
nước Tây và Đông Âu, Mỹ, Nhật, Canada, Úc mục đích của hiến chương là tạo nên tảng vững chắt cho sự hợp tác khắng khít hơn nữa giữa các nước liên quan về công nghiệp năng lượng, về sản xuất, phân phối và tiêu thụ năng lượng, cũng như việc hạn chế ô nhiễm không khí vào môi trường
1.5.1.4 Công ước khung NewYork 1992 về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc
Hiện tượng biến đôi khí hậu có nguồn gốc từ việc phát thải quá mức khí nhà kín do các hoạt động kinh tế, xã hội của con người vào khí quyền Nguyên nhân của việc tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kín chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, do việc đốt than và dầu cho các mục đích dân dụng, công nghiệp
và cũng đo lượng ôtô cũng như xe gắn máy tăng lên cùng với nạn tăng dân số, đặc biệt ở các vùng đô thị Nhằm ngăn chặn những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra,
tại hội nghị thượng đỉnh của liên hiệp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeiro, Brazin tháng 6 năm 1992, 162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu Công ước này là cam kết của các quốc gia nhằm vạch ra khung khổ cho các hoạt động kiểm soát và cắt giảm phát thải khí nhà kín nhằm Ổn định nồng độ khí nhà kín trong khí quyên để ngăn chặng các tác động nguy hiểm của nó tới hệ thống khí hậu
Các nước đã tham gia ký kết công ước và nôi dung chủ yếu của công ước nhằm: - Hình thành các chính sách quốc gia về các biện pháp trơng ứng nhằm làm giảm việc khí hậu thay đôi bất lợi bằng các hạn chế các chất khí có thê gây ra hiệu ứng nhà kín; thiết lập thi hành những chương trình quốc gia chứa đựng những biện pháp làm giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu bằng cách đối phó với những phát thải do con người gây ra - Trong vòng 6 tháng khi công ước có hiệu lực, các quốc gia phải thông báo
cho hội nghị các bên một kế hoạch hành động chi tiết về các chính sách và biện pháp nhằm quay lại mức thay đôi khí dioxin- cacbon của năm 1990 và các khí khác
gây ra hiệu ứng nhà kín”
Trang 20
- Hợp tác giữa các quốc gia nhằm ứng phó với sự thay đổi của khí hậu trao đổi thông tin nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo và
truyền bá đại chúng
- Các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn tài chính mới và bố sung để đáp ứng
toàn bộ chỉ phí cho các nước đang phát triển khi các nước này thực hiện nghĩa vụ nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ, giáo dục đào tạo và truyền bá đại chúng
- Các nước cam kết phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục, đào tạo về nhận thức của công chúng, trao đổi thông tin về nhận thức của công chúng về thay đổi khí hậu
và ảnh hưởng của nó
Cho đến nay điều ước quốc tế này Việt Nam cũng đã tham gia và ký kết vào
ngày 16/11/1994
1.5.2 Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về không khí
Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc Hội nước ta thông qua ngày
29/11/2005 thay thế luật bảo vệ môi trường 1993 thì lĩnh vực không khí cũng chưa được quan tâm cao, chưa có một bộ luật hoàn chỉnh điều chỉnh về không khí mà chỉ
nằm rải rác và tính đến thời điểm này chưa có hệ thống văn bản pháp luật quy định
đầy đủ Tuy nhiên, rải rác ở các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường có một số
quy định đã trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh lĩnh vực này một trong những văn bản quan trọng liên quan bảo vệ không khí là bộ luật hình sự 1999 tại điều 182 tội gây ô nhiêm không khí
Điều 10 luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại khoản 1 quy định các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất của Nhà nước, tập thẻ, tư nhân phải thực hiện những biện pháp xử lý chất thải trong công nghiệp để phòng,
chống ô nhiễm không khí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng”
Điều 5 và điều 18 quy chế về bảo vệ môi trường trong việc tìm liếm, thăm do
phát triển mỏ, khai thác tàn trữ vân chuyển chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan ban hành kèm theo quyết định số 395/1998/QĐ- BKHCNMT ngày 10/4/1998
của bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường
Tất cả các cá nhân, tô chức trong quá trình khai thác và chế biến dầu khí không thải ra môi trường các chất thải khí, lỏng, rắn vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam
hiện hành, đặc biệt là các chất thải nguy hại Cẫm thải trực tiếp khí hydrocacbon
(HC)vào môi trường xung quanh khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà“
? Giáo trình luật môi trường- ths Kim Oanh Na- Võ Hoàng Yến- Tủ sách Đại Học Cần Tho 2007- Trang 35 2Š Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989- điều 10
% Quyết định số 395/ 1998/QD- BKHCNMT ngày 10/4/1995 của bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi
Trang 21nước về bảo vệ môi trường Khi không có khả năng thu gom để sử dụng, khí
hydrocacbon phải được đốt cháy hoàn toàn tại tháp đốt Tháp đốt phải thiết kế đạt
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Quy chế này đã được
thay thế tại điều 44 của luật bảo vệ môi trường 2005 quy định tổ chức,cá nhân khi
tiến hành thăm dò, chế biến khoán sản phải có biện pháp phòng ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh và việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển chế biến đầu khí, khoán sản khác có chứa nguyên tô phóng
xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân,
bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường
Điều 23 nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực môi trường thay thế nghị định số 121/NĐ-CP ngày 12/5/2004
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường và quyết định số 22/2006/QĐ-
BTNMTT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam
về môi trường thay thế quyết định số 35/2002/QĐÐ-BKHCNMTT ngày 25/6/2002 của
Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về tiêu chuẩn chất lượng không khí
(TCVN), trong đó bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
TCVN 5067:2005 Chất lượng không khí Phương pháp khối lượng xác định
hàm lượng bụi
TCVN 5498:2005 Chất lượng không khí Phương pháp khối lượng xác định bụi lắng TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí — tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh
TCVN 5937:2005 thay thế cho TCVN 5937:1995
TCVN 5938:2005 Chát lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh
TCVN 5938: 2005 thay thế cho TCVN 5938:1995,
TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí — Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
TCVN 5939:2005 thay thế cho TCVN 5939:1995, TCVN 6991:2001, TCVN 6992:2001 và TCVN 6993:2001
TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí — Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
TCVN 5940:2005 thay thế cho TCVN 5940:1995, TCVN 6994:2001, TCVN
6995:2001 và TCVN 6996:2001'”
TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp — Tiêu chuẩn thải
” Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt
Trang 22TCVN 5945:2005 thay thế cho TCVN 5945:1995, TCVN 6980:2001, TCVN 6981:2001, TCVN 6982:2001, TCVN 6983:2001, TCVN 6984:2001, TCVN 6985:2001, TCVN 6986:2001, TCVN 6987:2001
TCVN 5968:2005 Chất lượng không khí Xác định các hợp chất khí của lưu
huỳnh trong không khí xung quanh
TCVN 5969:2005 Không khí xung quanh Xác định chỉ số ô nhiễm không
khí bởi các khí axit Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị
màu hoặc đo điện thế
TCVN 5970:2005 Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh
TCVN 5971:2005 Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của
lưu huỳnh dioxtt
TCVN 5972:2005 Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit (CO)
TCVN 5974:2005 Không khí xung quanh Xác định chỉ số khói đen
TCVN 5978:2005 Chất lượng không khí Xác định nồng độ khối lượng lưu
huỳnh ổđioxit trong không khí xung quanh
TCVN 6137:2005 Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của nito dioxit
TCVN 6138:2005 Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của
cac nito oxit
TCVN 6152:2005 Không khí xung quanh Xác định hàm lượng chì bụi của số khí thu được trên cái lọc
TCVN 6157:2005 Không khí xung quanh Xác định nông độ khối lượng
ozon Phương pháp phát quang hoá học
TCVN 6560:2005 Chất lượng không khí Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế”
Như vậy, dù pháp luật về môi trường nói chung đã trãi qua nhiều giai đoạn phát triển, lĩnh vực môi trường không khí nói riêng vẫn chưa được quan tâm thích đáng, chưa được mạnh dang đưa ra một bộ luật không khí hoàn chỉnh dù chỉ tập chung rãi rác ở nhiều văn bản khác nhau Tuy vây, đó cũng là một kết quả cô gắn
quyết tâm của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo vệ một môi trường không khí
trong lành, dù văn bản chưa có nhiều nhưng trong tương lai nó sẽ là cơ sở để xây dựng nên bô luật không khí cho Việt Nam
“Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE BAO VE KHONG KHI
2.1 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ KHƠNG KHÍ
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có luật bảo vệ không khí Ở nước ta, hiện tại thì không khí chưa được một văn bản nào quy định chỉ tiết Việc xuất
hiện của luật bảo vệ không khí là một đòi hỏi tat yếu khách quan Do đó, vai trò của
nhà nước là những yếu tố chính trong chính sách của nhà nước, các quyết định được
đưa ra như thế nào nhằm phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta khi phát triển
kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ không khí nói
riêng Đó là mục tiêu của Đảng ta xây dựng
Như phân tích ở trên, thì vai trò của không khí không ai phủ nhận nhưng làm sao để bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường sống của chúng ta thì trách nhiệm của nhà nước là hết sức quan trọng Nhà nước khuyến khích cho tất cả các cá nhân, tô chức phát triển kinh tế làm giàu cho chính bản thân họ, làm giàu cho đất nước,
nhưng việc phát triển đó phải đi đôi với lợi ích của đất nước nên việc tuân thủ pháp
luật là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức khi hoạt động Do đó,
trách nhiệm của của cơ quan quản lý nhà nước về không khí có trách nhiệm như sau:
- Trách nhiệm đầu tiên của cơ quan quản lý nhà nước là phải đưa ra một bộ luật hoàn chỉnh về bảo vệ không khí để điều chỉnh các hoạt động của các cá nhân, tổ chức khi vi phạm xả thải khói bụi vào môi trường không khí và cũng qua đó quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên quản lý về lĩnh vực này, có thấm quyền và mức xử phạt sau cho phù hợp với từng hành vi vi phạm Đây là một yếu tô khách quan đối với một quốc gia muốn phát triển bền vững Tuy nước ta chưa có một bộ
luật về bảo vệ không khí nhưng cũng được quy định tại nghị định 81/2006/NĐ-CP
về mức độ xử phạt và thâm quyền xử phạt và ngày càng hoàn thiện trở thành một bộ luật khi đất nước ta ngày càng phát triển
- Đưa ra chính sách nhằm bảo vệ không khí như trồng nhiều cây xanh bảo vệ
rừng để bảo vệ tầng ôzôn của chúng ta, nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền qua
sách vở, báo đài về tầm quan trọng của không khí và nguy cơ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng do tác hại của con người và con người có ý thức gìn giữ môi trường không khí hạn chế xả thải chất độc hại vào môi trường, xử lý nghiêm minh các cơ sở sản xuất kinh doanh có các hành vi xả thải gây hậu quả nghiêm trọng ảnh
Trang 24- Nhà nước khuyến khích nhân dân hạn chế đi lại bằng xe cá nhân mà sử dụng phương tiên công cộng nhằm để hạn chế khói bụi do xe thải ra có ảnh hưởng
đến môi trường không khí
- Đất nước ta ngày càng phát triển số lượng xe môtô và xe ôtô tăng lên rất
nhanh cũng đồng nghĩa với việc lượng khí thải do xe thải ra môi trường ngày càng nhiều mà Euro (tiêu chuẩn khí thải) nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới như Thái Lai, Malaisia .điều đạt Euro 3 cho tất cả các loại xe do chính phủ của nước họ quy định, còn đối với các nước có nên công nghiệp ôtô phát triển như Mỹ,
Đức thì xe ôtô của họ đều đạt Euro 4 Riêng đối với các loại xe ôtô và môtô của Việt
Nam số lượng xe củ còn quá nhiều Do đó, lượng thải khói ra môi trường không đạt
tiêu chuẩn là đương nhiên nên vào tháng 7/2001 thì chính phủ quy định khí thải ra môi trường của các loại xe cơ giới thì đạt Euro 2 là đạt, nguyên nhân nếu như nhà nước ta
chuyên thăng từ bây giờ Euro 2 lên Euro 3 thì không thể chuyển được Lý do, là từ
trước đến nay nhà nước ta không có thông báo là áp dụng Euro 1 Euro 1 là nhà nước bỏ qua rồi Từ tháng 7/2001, Việt Nam đã loại bỏ xăng pha chì theo chỉ thị 24 của Thủ
tướng Chính phủ Việc này cũng tương ứng với việc bỏ tiêu chuẩn Euro 1 nhưng nhà nước lại không công bố tiêu chuẩn cho xe cơ giới, đến bây giờ mới công bố Euro 2
Thêm nữa là nhiên liệu mà nhà nước đang nhập khẩu là loại nhiên liệu gia re, không tương ứng với tiêu chuẩn Euro 4 Xăng, dầu chúng ta đang sử dụng có hàm
lượng lưu huỳnh quá lớn, gần như ở mức cao nhất thế giới Hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng theo tiêu chuẩn 6776 năm 2000 là 1.500 ppm, tương đương với 1.500 mlg/lít, còn diesel lên tới 5.000 ppm, tương đương với 5.000 mlg/lít
Muốn áp dụng Euro 4 thì hàm lượng lưu huỳnh trong xăng tối đa là 30 ppm
Ngoài ra còn có vẫn đề benzen (C¿H¿) Hiện tại hàm lượng benzen của ta là 5 mlg/lít, các nước khác chỉ có I mlg/lít Sau này nhà nước có thể bỏ qua việc áp
dụng tiêu chuẩn Euro 3 mà tiến thăng lên áp dụng Euro 4 Điều này là hoàn toàn có
thể và tốt hơn nếu ta đi từ Euro 2 lên Euro 3 rồi mới lên Euro 4, nhưng sớm nhất
cũng phải đến năm 2010 thì các điều kiện mới đủ để cho phép áp dụng được tiêu chuẩn tương đương với Euro 4 Những địa phương nào muốn áp dụng tiêu chuẩn
cao hơn hoặc là muốn áp dụng mức chặt chế hơn thì Chính phủ khuyến khích'”
Ngoài các quy định chung về tiêu chuẩn khí thải cho tất cả các loại xe cơ giới thì trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là cần phải xác lập quy chế hoạt động của
mạng lưới quan trắc môi trường không khí Theo điều 94 đến điều 97 luật bảo vệ
môi trường 2005 quy định quan trắc môi trường nói chung và quan trắc môi trường
Trang 25không khí nói riêng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước Thông qua việc sử dụng hệ thống quan trắc, các số liệu về hiện trạng không khí, về khả năng diễn biến của
nó trong tương lai sẽ được thu thập trên phạm vi cả nước Việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật cũng như các văn bản pháp luật khác về không khí sạch có thể được coi như một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước Cũng theo điều 102, 103, 104 luật bảo vệ môi trường 2005 Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vu, quyền hạn của mình có trách nhiệm xác định khu vực bị ô nhiễm và thông báo cho nhân dân biết Mục đích của hoạt động này là
giúp cho các tô chức, cá nhân năm rõ thực trạng không khí nơi mình đanh sinh sống hoặc nơi họ đang tiến hành các hoạt động phát triển Đó là các thông tin về chất lượng hiện có của không khí trên địa bàn đó, thông tin về những diễn biến của môi
trường không khí trong tương lai và cả những dự báo về hiện tượng ô nhiễm không
khí, các sự cố môi trường không khí có thể diễn ra Hoạt động này có thê tiến hành
bằng nhiều cách khác nhau như: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, gởi công văn đến từng địa phương Thông qua hoạt động thông tin về môi
trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí không chỉ thường
xuyên kiểm soát những biến động của môi trường không khí mà còn giúp các tổ
chức, cá nhân chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, thậm chí là
chủ động trong đối phó với các sự cô môi trường không khí có thể xảy ra”°
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức,
cá nhân sử dụng và khai thác hợp lý các thành phần môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tận dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng năng lượng tái sinh, chế phẩm sinh học trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và tiêu dùng
Song song với việc khuyến khích và đào tạo để tô chức, cá nhân khai thác
hợp lý các thành phần môi trường các cơ quan nhà nước cần có chính sách và biện pháp nhằm ngăn ngừa nguồn phát ra khí thải, kiểm soát nguồn khí thải, giảm mức
độ độc hại và phải ràng buộc được trách nhiệm pháp lý của tô chức, cá nhân công
dân nếu xả khí thải qua giới hạn cho phép vào môi trường”!
Đề thực hiện được một cách đây đủ và có hiệu quả các nội dung quản lý về
kiểm sốt ơ nhiễm không khí, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
được tô chức bao gồm hai loại: các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên chung va các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên chuyên môn
Trang 26
2.1.1 Quản lý nhà nước theo thẩm quyền chung
- Theo điều 121 luật bảo vệ môi trường 2005, chính phủ có trách nhiệm tô chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo
và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước Như vậy, chính phủ sẽ chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ
và kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí là một trong số các nhiệm vụ của chính phủ
- Ủy ban nhân đân tỉnh trực thuộc thành phố trung ương: Đây là những cơ quan thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí ở địa phương Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện một số công việc nhằm kiểm sốt ơ nhiễm không khí như: ban hành các văn bản pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm không khí tại địa phương cũng như chỉ đạo các văn
bản đó, thâm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép về môi
trường cho các cơ sở theo thâm quyền Vì vậy quan lý môi trường không khí không chỉ được tiến hành ở cấp quốc gia mà phải được coi trọng ở cấp địa phương, cấp sở tại mỗi địa phương Do đó, ủy ban nhân dân các cấp đóng vai trò rất to lớn trong việc quản lý môi trường không khí Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực bảo vệ không khí thì có các quyền hạn sau đây:
+ Ban hành theo thâm quyền các văn bản pháp luật về quản lý môi trường không khí tại địa phương
+ Chỉ đạo và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường không khí không để ra
sự cố làm ô nhiễm không khí tại địa phương mình
+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các đự án, các cơ
sở đang hoạt động tại địa phương về mức độ thải khói bụi và các chất độc hại ra môi trường không khí
+ Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh nếu cơ sở kinh doanh đó thực hiện tốt hoặc vi phạm các tiêu chuẩn môi trường không khí TCVN đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường công bố
+ Phối hợp với các cơ quan trung ương trong hoạt động kiểm tra thanh tra,
xử lý các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại địa phương, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật TCVN về bảo vệ môi
trường không khí
Theo điều 93 luật bảo vệ môi trường 2005 thì ủy ban nhân dân tỉnh phải
có trách nhiệm điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm không khí Bên cạnh đó, tô
Trang 27
chức, cá nhân gây ô nhiễm phải tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặng, hạn
chế nguồn gây ô nhiễm Nhằm giảm đến mức tối đa nhưng thiệt hại mà sự có đó
có thể gây ra cho môi trường vì môi trường không khí vốn có tính lan truyền rất
nhanh và rộng Khắc phục kịp thời các sự cố gây suy thối khơng khí sẽ ngăn ngừa được tình trạng lây lan bụi và khí thải độc hại vào không khí xung quanh
Điều đó cũng có nghĩa là tình trạng gây ô nhiễm không khí từ sự cố đó đã được
kiểm soát một cách kịp thời”
2.1.2 Quản lý nhà nước theo thẩm quyền chuyên môn
- Bộ tài nguyên và môi trường: có nhiệm vụ thực hiện việc thống nhất
quản lý nhà nước về vẫn đề kiểm soát không khí trong cả nước, chịu trách nhiệm về tô chức và chỉ đạo các hoạt động này trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của
mình như thực hiên chức năng quản lý về môi trường không khí trong phạm vi Cả nước
+ Chỉ đạo và kiểm tra khắc phục hậu quả tại những nơi có nhiều cơ sở hoạt
động kinh doanh thường gây ô nhiễm không khí tại một địa phương trong cả nước
+ Thống nhất quản lý hệ số quan trắc môi trường quốc gia, đánh giá hiện trạng không khí ở địa phương nào thường xảy ra hiện trang ô nhiễm, tổng hợp và yêu cầu địa phương đó phải có phương hướng khắc phục
+ Tham định đánh giá báo cáo tác động môi trường của các dự án và của các
cở sở sản xuất, kinh doanh; quy định các tiêu chuẩn môi trường không khí TCVN
và quản lý thống nhất việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
theo quy định của pháp luật
Riêng đối với khí thải gây hiệu ứng nhà kín, phá hủy tầng ôzôn, pháp luật quy định việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn Theo khoản 1,4 điều 84 luật bảo vệ
môi trường 2005 cụ thể là: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm thống kê
khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kín trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên; cấm sản xuất, xuất khẩu, sử đụng hợp chất làm suy giảm tầng theo điều ước quốc tế mà
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên
Trung tâm khí tượng thủy văn là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường giúp bộ tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện phân lớn nhiệm vụ
quan trọng về kiêm sốt khơng khí và biến đổi khí hậu Trên cơ sở quyết định số
15/CP ngày 09/01/2003 về nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tô chức bộ máy của”
trung tâm khí tượng thủy văn, trung tâm khí tương thủy văn là mắc xích quan trọng
*3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005- theo điều 93
Trang 28trong hệ thống các cơ quan có thâm quyền chuyên môn về không khí và biến đổi
khí hậu
Trực thuộc bộ tài nguyên và môi trường còn có vụ khí tượng thủy văn Vụ
khí tượng thủy văn có chức năng giúp bộ trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực biến
đôi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn trong phạm vi của cả nước
- Ngoài cơ quan có thâm quyền chung và cơ quan có thâm quyền chuyên môn trong việc bảo vệ không khí thì các bộ các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm thực hiện kiểm sốt ơ nhiễm không khí Đây là cơ quan quản lý chuyên ngành khác, song hoạt động của các ngành đó lại có liên quan đến môi trường không khí Chẳng hạn: Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận Tải
Do đó, việc quản lý nhà nước về môi trường không khí không chỉ thuộc trách
nhiệm của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mà còn thuộc trách nhiệm của các cấp,
các ngành có liên quan Đòi hỏi này bắt nguồn từ đặc thù của hoạt đông môi trường
không khí có ảnh hưởng đến tất cả mợi người nên việc bảo vệ môi truờng không khí là hoạt động mang tính công đồng, là sự nghiệp của toàn dân mà trước hết là trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp
- Sở Tài Nguyên và Môi Trường: là cơ quan có thấm quyền chuyên môn trên
phạm vị địa phương Sở tài nguyên môi trường chỊu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý liên quan đến không khí ở địa phương mình
Và cũng là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương trong lĩnh vực chuyên môn như: tiến hành các hoạt động thanh tra môi trường không khí, tiếp nhận
và giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về môi trường không khí, thâm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”
2.2 TRÁCH NHIỆM CUA CAC CO QUAN TO CHUC, CA NHAN TRONG VAN ĐÈ BẢO VỆ KHƠNG KHÍ
Mơi trường không khí có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào Vì vậy việc bảo
vệ môi trường không khí phải được coi là công việc của từng cá nhân Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định pháp luật Việc phát huy và bảo vệ môi trường không khí ở từng cá nhân hiện nay cần được chú trọng vì nếu như
không có không khí thì không có bất cứ sinh vật nào trên trái đất được tồn tại Do
đó, vai trò của không khí đôi với cuộc sông của chúng ta là hêt sức quan trọng
Trang 29
nhưng hiện nay cũng có một số ít cá nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của không khí nên chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ không khí, bảo vệ bầu trời xanh của
chúng ta Quan niệm cho rằng bảo vệ môi trường không khí là công việc là trách
nhiệm của các cơ quan quản lý, của chính phủ, các tổ chức bảo vệ môi trường đã
dẫn đến sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường Chính vì
lý do này mà lý giải môi trường không khí chúng ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, con người cứ xả thải những chất gây ô nhiễm ra môi trường làm cho không khí của chúng ta ngày càng nóng lên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiệu
ứng nhà kín, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta Do đó, các hành động riêng lẽ của cá nhân có thể góp phân bảo vệ tốt môi trường không khí và cũng có thể làm
ton hai đến môi trường Giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường không khí ở từng cá nhân nằm ở việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của môi trường không khí được quy định trong nhiều điều của luật bảo vệ môi trường 2005
Theo điều 83 luật bảo vệ môi trường 2005: đối với t6 chức cá nhân hoạt động
sản xuất, kinh doanh, địch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu,
nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường; phương
tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải
có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi đạt tiêu chuẩn môi trường: bụi, khí thải có
yếu tô nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại Còn theo điều 85 luật bảo vệ môi trường 2005: Pháp luật còn có các quy định về hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, theo đó tô chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát,
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ôn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện
biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng
đồng dân cư; tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình
xây dựng gây tiếng ôn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có
biện pháp giảm thiểu, khắc phục dé đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Câm sản xuất, nhập khẩu vận chuyển, kinh doanh và vận chuyên pháo nô, việc sản xuất, nhập khẩu vận chuyển kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của thủ tướng chính phủ”
Trang 30
Còn theo điều 7 luật bảo vệ môi trường 2005: Nghiêm cắm các loại hành vi xả thải các loại chất thải sau đây:
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức
xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép - Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường ”
Về trách nhiệm chung, các tổ chức và cá nhân không được thải khói bụi, khí
độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí Việc phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh cũng bị pháp luật nghiêm cấm Như vậy, kiểm soát được tình trạng gây ô nhiễm không khí của các tổ chức, các nhân cũng có nghĩa là kiểm soát được một phần tình trạng ô nhiễm không khí Các quy định của pháp
luật hiện hành của nước ta về vấn đề này không nhiều, chỉ mới điều chỉnh hành vi
của các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, chì và các chất độc hại khác vào không khí xung quanh Có thể hiểu một số quy định trên như sau:
Các chủ phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy không được thải khói, bụi, khí độc hại quá giới hạn cho phép vào không khí Giới hạn ở đây được hiểu là nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại được quy định trong tiêu
chuẩn khí thải đối với các phương tiên giao thông (TCVN 6438:2005- phương tiện
giao thông đường bộ- giới hạn cho phép lớn nhất của khí thải)
Ơ tơ, mơ tơ và phương tiện cơ giới khác được sản xuất lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải về tiếng ôn
Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường không
khí đã được quy định trong nhiều điều luật của luật bảo vệ môi trường 2005 là rõ
ràng nhưng làm sao để nhà nước có thể quản lý, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm mà các tô chức, cá nhân thải ra môi trường không khí là không quy phạm pháp luật
Do đó, đòi hỏi cần phải có pháp luật về kiếm soát nguồn gây ô nhiễm không khí để
dựa vào đó mà đưa ra một tiêu chuẩn nhất định, không khí sẽ được kiểm soát chặt
chẽ hơn Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm bao gồm các hệ thống quy
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi
trường xung quanh trong các hoạt động của họ Nói cách khác, đây là những quy phạm pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ngay từ nguồn phát sinh ra khí thải
Các quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2005 chủ yếu tập trung điều chỉnh
hành vi của các tô chức, cá nhân có phát sinh khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh”
” Điều 7 luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
Trang 31doanh và dịch vụ Khi tiến hành các hoạt động này, để đảm bảo gây ô nhiễm không khí ở
mức thấp nhất, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ một số nghĩa vụ cơ bản sau:
- Thải khí trong giới hạn cho phép Để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ này,
các cơ sở công nghiệp buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường hay còn gọi là giấy phép môi trường Mục đích chính của biện pháp này là kiểm soát các chất thải khí ngay từ nguồn phát sinh thông qua việc giới hạn lượng khí thải và giới hạn nồng độ các chất độc hại có trong khí thải của các cơ sở công nghiệp Sau khi đã có giấy phép môi trường, các cơ sở công nghiệp buộc
phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn môi trường đã được ghi trong giấy phép Đối với các
cơ sở công nghiệp có phát sinh ra khí thải thì chỉ được phép xả khí thải ra môi trường xung quanh theo đúng tiêu chuẩn thải khí Nếu xả thải vượt qua giới hạn này
thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định Quy định này buộc các cơ sở công
nghiệp có khí thải phải xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường xung quanh Thực
hiện tốt các yêu cầu ghi trong giấy phép môi trường cũng có nghĩa là các cơ sở công
nghiệp đó đã thực hiện tự kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ngay tại chính cơ sở mình
- Khu kinh tế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung phải có hệ thống xử lý khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường và phải được vân hành thường xuyên
- Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung có nhiệm vụ:
+ Quản lý hệ thống thu gom, tập trung và xử lý khí thải
+ Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tông hợp xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường
cấp tỉnh Thông qua hoạt động này, những biến đổi xấu với môi trường không khí sẽ thường xuyên được xem xét đánh giả
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử
lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ phát tán khí thải, hơi khí độc hại ra môi trường xung quanh; khống chế tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và người lao động
+ Khi thi công công trình xây dựng trong khu dân cư, phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép””
2.3 PHAP LUAT KIEM SOÁT Ơ NHIÊM KHƠNG KHÍ
Nước ta đang vào thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẻ, do đó không
thể tránh khỏi tình trạng ô nhiễm không khí Theo các kết quả khảo sát điều tra đã được
Trang 32
công bố, môi trường không khí ở nhiều vùng trong nước đang ngày càng bị nhiễm bắn,
có nơi có lúc nghiêm trọng, vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là do bụi, hóa
chất trong công nghiệp và hóa chất trong nông nghiệp Tốc độ đô thị hóa nhanh và
cùng với nó là sự gia tăng rác thải Do việc thu gom rác chưa triệt để, công nghệ xử lý thấp đã càng làm tăng lượng các chất khí độc hại, vi sinh vật độc hại phát tán vào
không khí Xuất phát từ nguyên nhân trên, do đó cần phải có một công cụ pháp lý kiêm
sốt ơ nhiễm không khí nhưng muốn hiêu về pháp luật về kiêm sốt ơ nhiễm khơng khí
thì ta cần phải hiểu kiểm sốt khơng khí là gì, là hoạt động của af”
Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí có thể hiểu là hoạt động mà các cơ quan quản
lý nhà nước cũng như các tô chức cá nhân đưa ra những cách thức, những biện pháp
nhằm tiến hành bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từ con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên Nói cách khác, đó là hoạt động nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí Các hoạt động này rất phong phú đa dạng, song dưới góc độ pháp lý, có thê kế đến một số hoạt động như sau:
- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thông qua việc xây dựng ban hành và tô chức
thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí Đây có thể coi là biện pháp
pháp lý Như chúng ta đã biết đặc trưng của không khí là khuyếch tán rất nhanh
trong môi trường, nếu như con người chỉ biết làm ô nhiễm mà không có biện pháp ngăn chặng ngay cả các cơ quan nhà nước cũng không có một tiêu chuẩn nào nhằm để ngăn chặng tình trạng ô nhiễm đó thì chắc chắn một điều rằng không khí ở một khu vực đó, ở một quốc gia đó sẽ ô nhiễm trầm trọng và làm cho nền kinh tế quốc
gia đó kém phát triển so với các quốc gia khác trên thế giới và có thể dẫn đến ô
nhiễm không khí ở các quốc gia lân cận Ở đây, cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các công cụ pháp lý cụ thể là các tiêu chuẩn môi trường trong việc bảo vệ môi trường không khí Do đó, đây là hoạt động khá quan trọng mà các cơ quan nhà nước cân phải tiến hành để đánh giá, kiểm soát sự thay đổi của môi trường không khí ở từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước Các tiêu chuẩn này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước kiểm soát những tác động tiêu cực gây ra cho không khí từ các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân,
- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thông qua hoạt động phòng chống khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các tô chức, cá nhân nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực mà các hoạt động con người có”
Trang 33
thể gây ra cho môi trường không khí để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi
trường không khí từ các sự cố đó Do đó, những hoạt động nhằm khắc phục và giảm
thiểu những tác động bất lợi gây ra cho môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng và các hiện tượng ô nhiễm không khí hay sự cố môi trường không khí xảy ra như: hoạt động quan trắc không khí và định kỳ đánh giá hiện trạng không khí; các hoạt động nhằm khắc phục sự cỗ môi trường Thông qua hoạt động này, mọi biến đổi của không khí sẽ được kiểm soát một cách thường xuyên và mọi tác động tiêu cực đối với không khí sẽ được giảm thiểu
- Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí Các nguồn thải này bao gồm nguồn thải động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông vân tải) và nguồn thải tĩnh (chủ yếu từ các ống khối nhà máy) Nếu kiểm soát tốt nguồn thải này thì cũng có nghĩa môi trường không khí đã được kiểm soát một cách hiệu quả
- Kiểm sốt ơ nhiễm không khí thông qua một hệ thống cơ quan kiểm sốt được tơ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương Hệ thống cơ quan này sẽ trực tiếp thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ở từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, việc thực hiện kiểm sốt ơ nhiễm không khí đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn dân Đó không chỉ là những hoạt động tuân thủ
pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí của các cơ quan nhà nước mà còn là ý thức tự giác thực hiện tự kiểm sốt ơ nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các chủ thể tiễn hành những hoạt động được xác định là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu (các hoạt động công nghiệp) Tuy nhiên, các quy định pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam hiện hành được ban hành chưa nhiều, chưa tập trung và hiệu quả điều chỉnh chưa cao Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này Thực trạng đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như trình độ và kỹ thuật lập pháp còn có những hạn chế, nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
2.3.1 Pháp luật về kiếm sốt ơ nhiễm khơng khí
Trong bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ không khí nói riêng, tiêu chuẩn môi trường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tiêu chuẩn môi trường không khí vừa
được xem là một công cụ kỹ thuật, vừa là công cụ pháp lý giúp nhà nước quản lý môi
trường không khí một cách có hiệu quả Chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường không
khí, các cơ quan nhà nước có thâm quyền mới có thê xác định được một cách chính”
Trang 34
xác chất lượng không khí, đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm so
với giới hạn cho phép đã được xác định trong các tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường không khí cũng là một căn cứ không thể thiếu để xác định hành vi vi phạm của các tổ chức, các nhân để từ đó các cơ quan nhà nước có thể áp đụng các biện pháp xử lý thích hợp Ngoài ra, nhờ có các tiêu chuẩn môi trường không khí mà các tô chức, các nhân biết họ đang được sống trong không khí có chất lượng tốt hay
xấu Nói cách khác, thông qua tiêu chuẩn môi trường không khí, các tổ chức, cá nhân
có thể xác định được quyền cơ bản của họ trong lĩnh vực môi trường là quyền được sống trong môi trường trong lành được bảo đảm ở mức độ nào đó
Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thâm quyền
quyết định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” Đối với môi trường không
khí, những chuẩn mực, giới hạn này có thê được hiểu là mức độ hoặc phạm vị các
chất ô nhiễm nhất định trong thành phần môi trường đó Những thông số giới hạn
ay được nhà nước sử dụng để kiểm sốt ơ nhiễm không khí, đánh giá hiện trạng không khí hay dự báo các điễn biến môi trường không khí trong tương lai Theo quy định này, hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí của Việt Nam hiện nay bao gồm hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn chất lượng không khí và tiêu chuẩn khí thải
2.3.1.1 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Đây là loại tiêu chuẩn được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý chất lượng không khí Tuy nhiên trong điều kiện trình độ khoa học của Việt Nam còn hạn chế thì chưa thể loại trừ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất Mức độ đó được đánh giá bằng nông độ chất độc hại chứa trong một đơn vị
trọng lượng hay trong một đơn vị thể tích không khí Đơn vị đo lường thông đụng là
trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1m” không khí (mg/m)
Việt Nam hiện có hai tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung
quanh Đó là TCVN 5937-2005 Chất lượng không khí Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh và TCVN 5938-2005 Chất lượng không khí Xác định nồng
độ tôi đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Hai tiêu
chuẩn này quy định một số nội dung chủ yếu:
- Quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bụi lơ lững, NO¿;, SO¿, chì ) và nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại (bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ) trong không khí xung quanh”
Trang 35
- Các tiêu chuẩn này được sử đụng đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí Để có thể đánh giá chất lượng hiện có của môi trường không khí trên một địa điểm cụ thể nào đó hoặc trên phạm vi toàn quốc, các số liệu về hiện trạng môi trường không khí sau khi đã phân tích, thu thập sẽ được đem so sánh với các thông số trong tiêu chuẩn này
Như vậy, có thể thấy rằng, để có thể bảo đảm được tính khả thi của các tiêu
chuẩn môi trường không khí xung quanh, trong điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường
của Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể đặt ra yêu cầu quá cao về chất lượng không khí như một số quốc gia trên thế giới Nhưng với việc xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh theo hai tiêu chuẩn về chất lượng không khí nêu
trên thì cũng có nghĩa là nhà nước vẫn kiểm soát được tình trạng ô nhiễm không khí
trên phạm vi cả nước Mặt khác, nó cũng cho thấy chất lượng không khí cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của con người vẫn đang được đảm bảo ở Việt Nam
2.3.1.2.Tiêu chuẩn khí thải
Theo quy định tại khoản 3 điều 10 luật bảo vệ môi trường năm 2005, nhóm
tiêu chuẩn về khí thải bao gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng đề xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chat thai
- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc,
thiết bị chuyên dụng
Đây là loại tiêu chuẩn được xây dựng để khống chế các chất thải khí được đưa vào môi trường trong các lĩnh vực khác nhau Chúng chiếm phần lớn trong hệ
thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành của Việt Nam Các tiêu chuẩn khí thải khí hiện hành bao gồm:
- Tiêu chuẩn khí thải đối với nguồn thải tĩnh (chủ yếu đối với khí thải công
nghiệp từ ống khối các nhà máy) Để ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng ô nhiễm không khí từ các hoạt động công nghiệp, việc xây dựng và ban hành
các tiêu chuẩn về nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp là hết sức cần
thiết Các tiêu chuẩn này quy định một số vấn đề cơ bản sau :
+ Đây là các tiêu chuẩn được áp dụng đề kiêm soát nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ
và bụi trong thành phân khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh nhưng không áp dụng đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù
+ Quy định các giới hạn cho phép khí thải công nghiệp có tính đặc hại đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm không khí Đây là chỉ số mà các chất thải độc hạf”
Trang 36
do nguồn đó gây ra, tổng hợp với các nguồn của các cơ sở công nghiệp khác trong
địa bàn đó, có tính đến sự phát triển mở rộng sản xuất và sự khuyếch tán chất độc hại trong không khí sao cho không vượt qua giới hạn cho phép đối với khu dân cư
cũng như các loại động thực vật
+ Quy định nông độ tôi đa cho phép của các chất vô cơ cũng như các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m' khí thải) khi thải vào môi trường xung quanh Khí thải công nghiệp theo quy định tại tiêu chuẩn này bao gồm
khí và khí có chưa bụi do quả trình san xuất, kinh doanh dịch vụ gay ra
+ Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được tách
biệt cho hai đối tượng là các cơ sở công nghiệp cũ và các cơ sở công nghiệp mới đầu tư xây dựng Theo đó, giá trị giới han nồng độ các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyên áp đụng cho các cơ sở công nghiệp cũ được quy định cao hơn Điều đó có nghĩa trong việc giảm thiêu nguy cơ gây ô nhiễm
không khí, nhà nước đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cơ sở công nghiệp mới Điều
này có thể được lý giải bởi các cơ sở công nhiệp mới và nhiều cơ hội sử dụng công
nghệ tiên tiến hơn và các vấn đề về tác động môi trường do hoạt động của chúng ta đã được tính đến trước khi chúng ta bát đầu hoạt động
- Tiêu chuẩn khí thải theo thải lượng của các chất vô cơ và các chất hữu
cơ được xác định riêng cho các khu vực khác nhau (khu công nghiệp, vùng đô
thị, nông thôn và miễn núi)
- Tiêu chuẩn khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ phương tiện giao
thông) Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí Việt Nam hiện hành chỉ có một
tiêu chuẩn quy định vẻ lĩnh vực này Đó là TCVN 6438: 2005- phương tiện giao
thông đường bộ- giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải Tiêu chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường (CO, HC, khới) trong khí thải của động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu lắp trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ Như vậy, thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn này, nhà nước sẽ kiểm soát và giảm thiểu được lượng khí độc hại thải vào không khí xung quanh từ các phương tiện giao thông, thông qua đó ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm không khí”
2.4 XU LY VI PHAM PHAP LUAT TRONG O NHIEM KHONG KHI
Hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường không khí nói chung, thi hành pháp luật nói riêng phụ thuộc nhiều vào hoạt động như thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này Thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các
chủ thể quản lý nắm được tình hình thực thi pháp luật môi trường của các đối tượng
Trang 37
quản lý, qua đó có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng, như khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật môi trường, phát hiện và uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác bảo vệ môi trường Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về môi trường (mà trước hết là xử phạt hành chính) sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi gây ơ nhiễm, suy thối, sự
cô môi trường, răn đe các đối tượng có biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật Riêng
đối với hoạt động xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường nói chung, lĩnh vực không khí nói riêng thì đầy là một hoạt động quan trọng thê hiện sự nghiệm
minh của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
không khí Tuy nhiên, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí đòi hỏi rất cao về trình độ chuyên môn trong khoa học kỹ thuật Yêu cầu này rất khó
thỏa mãn khi phần lớn các thấm phán và thanh tra về bảo vệ môi trường chỉ được
đào tạo về khoa học pháp lý Vì vậy, tình trạng xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm
minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí
của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
bảo vệ môi trường không khí“
Giống như trong các lĩnh vực kiểm soát đối với các thành phần môi trường khác, xử lý vi phạm pháp luật trong kiểm sốt ơ nhiễm không khí thường được áp dụng với ba hình thức chủ yếu Đó là xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách
nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự đối với các tô chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này
2.4.1 Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí
Vi phạm hành chính là vi phạm chủ yếu trong kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không đa dạng như vi phạm hành chính trong kiểm soát suy thoái rừng hay vi phạm hành chính trong kiểm sốt
ơ nhiễm mơi trường nước Đối với kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, pháp luật hiện
hành chỉ có một vài quy định riêng về hành vi vi phạm hành chính Đó là những hành vi vi phạm các quy định về thải khí, bụi và hành vi vi phạm các quy định về ô
nhiễm không khí tại nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của
chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chắng hạn điểm a khoản 1 điều 11 nghị định này quy định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi, vượt tiêu chuẩn môi
trường cho phép vào môi trường
Trang 38
Như vậy, bất kỳ tô chức, cá nhân nào có hành vi thải khí, bụi vượt quá nồng
độ tối đa cho phép đã được quy định trong các tiêu chuẩn thải khí sẽ phải chịu trách
nhiệm hành chính ngay cả khi hành vi ấy chưa gây thiệt hại Chỉ cần họ thải bụi hay khí vượt quá nồng độ quy định là sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng
Nhưng nếu cùng hành vi đó mà lại thực hiện trong trường hợp vượt quá giới hạn cho phép từ 2 lần trở lên thì sẽ xử phạt nặng hơn Cụ thé 1a sé bi phat tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khoản 2 điều 11 nghị định số 81/2006/NĐ-CP
Mức phạt sẽ càng tăng lên khi các cá nhân, tô chức thải khí bụi vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường Mức phạt được qui định như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải
khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu
lượng khí thải từ 5.000 m/giờ đến đưới 20.000 m’/gid
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 mỶ/giờ trở lên
Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến đưới mười lần trong trường
hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m”/giờ
Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến đưới mười lần trong trường
hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m”/giờ đến dưới 20.000 mỶ/giờ
Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m”/giờ trở lên
Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu
lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m/giờ
Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu
lượng khí thải từ 5.000 m/giờ đến đưới 20.000 m/giờ
Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu
lượng khí thải từ 20.000 mỶ /giờ trở lên”
* Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 Về xử phạt vi phạm hành
Trang 39Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp
lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m/giờ
Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp
lưu lượng khí thải từ 5.000 m”/giờ đến dưới 20.000 m”/giờ
Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp
lưu lượng khí thải từ 20.000 mỶ/giờ trở lên
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần
trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 mỶ/giờ
Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần
trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m”/giờ đến đưới 20.000 mỶ/giờ Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong
trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m”/giờ trở lên
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 mÌ/giờ
Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần
trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 mỉ /giờ đến đưới 20.000 mỶ/giờ
Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m”/giờ trở lên
Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 47.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường
hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m”/giờ
Phạt tiền từ 48.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường
hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m”/giờ đến dưới 20.000 mỶ/giờ Š,
' Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 Về xử phạt vi phạm hành
Trang 40Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường
hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m”/giờ trở lên
Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí,
bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép
Pháp luật quy định 70 triệu là mức phạt tối đa cho tô chức, cá nhân trong
nước, ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng Đó là nội dung Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy định về khí thải và bụi
Theo đó, đối tượng bị xử phạt là tô chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân là người chưa
thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam Như vậy, trong nghị định số 81/2006/NĐ-CP đề cập đến bất cứ tô chức,
cá nhân có hành vi thải khí, bụi vượt quá nồng độ tối đa cho phép đã được quy định
trong các tiêu chuẩn thải khí sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính ngay cả khi hành
vi ấy chưa gây thiệt hại Tổ chức ở đây có thể được hiểu là pháp nhân hay không pháp nhân khi vi phạm điều bị xử phạt hành chính
Nghị định nêu rõ một số nguyên tắc xử phạt: một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một
người, một tô chức cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm; nhiều người, nhiều tô chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt Tuy nhiên, nguyên tắc xử phạt cũng quy định, không xử phạt vi phạm trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự
kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc
các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi Ngoài ra các tô chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên còn có thê bị áp
dụng các hình thức xử phạt bố sung và các biện pháp khác như tước quyền xử dụng giấy phép tù 90 ngày đến 180 ngày tùy theo tính chất và mức độ quy phạm Giẫy phép ở đây được hiểu là giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyên cấp nếu đó là cơ sở công nghiệp Khi bị tước quyền sử dụng giấy phép, cơ sở đó phải thực hiện ngay các biện pháp cụ thể để chấm dứt tình trạng thải khí quá giới hạn cho phép” Nếu không thực hiện, họ sẽ không có giấy
*® Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 Về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ,