Thu thập bằng chứng kiểm toán trong thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu thu thập bằng chứng kiêm toán áp dụng trong các giai đoạn của kiểm toán tài chính (Trang 27)

Đây là giai đoạn thứ hai của cuộc kiểm toán tài chính. Trong giai đoạn nay, kiểm toán viên thực hiện thu thập các bằng chứng kiểm toán, căn cứ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được xây dựng.

Kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng kiểm toán về:

- Thủ tục kiểm soát: Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng là hữu hiệu thì kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng bằng chứng kiểm toán. Các trắc nghiệm đạt yêu cầu thường được thực hiện tách biệt nhưng để có hiệu quả chúng thường được thực hiện với trắc nghiệm độ vững chãi. Để thực hiện các thủ tục kiểm soát kiểm toán viên thực hiện đồng thời các thủ tục phân tích như: Phỏng vấn, điều tra, quan sát, đánh giá, kiểm tra các tài liệu liên quan và tính toán lại.

- Thủ tục phân tích: Thủ tục này đòi hỏi sự phán đoán của kiểm toán viên. Bao gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn phát triển mô hình.

+Xem xét tính độc lập của các dữ liệu. ,

+ Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ. + Phân tích nguyên nhân chênh lệch.

+ Xem xét các phát hiện qua kiểm toán.

- Thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiét số dư và nghiệp vụ là công đoạn cuối cùng của giai đoạn thực hiện kiểm toán. Thủ tục này được tiến hành theo các bước sau:

+ Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Đầu tiên, kiểm toán viên xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành lựa chọn các khoản mục trong tổng thể.

+ Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục trong tổng số hoặc một nhóm các khoản mục.

+ Lựa chọn các khoản mục chính: Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách điều tra các khoản mục chính.

+ Thực hiện kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn. + Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết.

+ Xử lý chênh lệch kiểm toán.

2.2.3 Thu thập bằng chứng kiểm toán trong kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, thường vào lúc kết thúc thời gian làm việc tại công ty khách hàng, kiểm toán viên thu thập các bằng chứng về:

- Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn: Nợ ngoài ý muốn là các khoản nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú. Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này là đúng đắn. Các phương pháp áp dụng:

+ Phỏng vấn ban giám đốc về các khoản nợ ngoài ý muốn chưa ghi sổ.

+ Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên xem lại các báo cáo năm hiện hành và báo cáo các năm trước, các biến động của doanh nghiệp.

+ Xác nhận: Các thư xác nhận được gửi tới các luật sư cung cấp dịch vụ cho khách hàng về các khoản nợ ngoài ý muốn, xác nhận của ngân hàng về các phiếu nợ phải thu đựoc chiết khấu hay sự bảo lãnh vay…

+ Phân tích tính hợp lý của phí tổn pháp lý trong ký kiểm toán.

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ: Kiểm toán viên có trách nhiệm ,

xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối tài sản để xác định mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ, sự kiện này đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các kỹ thuật thường được sử dụng:

+ Phỏng vấn ban quản trị: Phỏng vấn ban quản trị về các cam kết, các thay đổi đáng kể về tài sản, thay đổi trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên sẽ xem xét các báo cáo nội bộ được thành lập sau ngày lập bảng cân đối kế toán.

+ Xác nhận.

- Đánh giá lại kết quả: Kiẻm toán viên thực hiện thủ tục phân tích lần cuối để xem xét tính hợp lý. Mọi diễn biến bất thường của thông tin so với số liệu của đơn vị, số liệu kế hoạch, số bình quân ngành, các thông tin tài chính khác …Nếu có dấu hiệu bất thường thì kiểm toán viên cần xem xét lại ý kiến của mình, nếu không có thể lập báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại theo các khía cạnh sau: + Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng.

+ Sự khai báo trên báo cáo tài chính. + Rà soát lại các tài liệu.

+ Sự soát xét độc lập.

- Phát hành báo cáo kiểm toán: Cuối cùng kiểm toán viên công bố báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán hoặc trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính nói chung, hoặc lời xác nhận cho biết không thể trình bày quan điểm, khi đó phải có lý do.

Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, hãng kiểm toán phát hành thư quản lý với mục đích tư vấn những thiếu xót trong công tác quản lý tài chính kế toán của khách hàng.

KẾT LUẬN

Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để tạo niềm tin cho các đối tượng sử dụng thông tin thì kiểm toán viên phải đưa ra được ý kiến trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Muốn vậy trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định đúng và đủ số lượng bằng chứng cần thu thập và phải vận dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách hợp lý.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty kiểm toán phải cạnh tranh với nhau ngày một gay gắt. Trong điều kiện đó, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung và sự phát triển cũng như uy tín của công ty kiểm toán nói riêng. Vì vậy việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng được áp dụng phải được đặt lên hàng đầu.

,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ALVIN ARENS. 1995. AUDITING. NXB THỐNG KÊ.

GS.TS. NGUYỄN QUANG QUYNH. 2005. LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN . NXB TÀI CHÍNH.

WWW.KIEMTOAN.COM.VN

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ. CÁC BÁO KIỂM TOÁN KHÁC.

Một phần của tài liệu thu thập bằng chứng kiêm toán áp dụng trong các giai đoạn của kiểm toán tài chính (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)