Thu thập bằng chứng kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu thu thập bằng chứng kiêm toán áp dụng trong các giai đoạn của kiểm toán tài chính (Trang 25)

Đây là giai đoạn đầu của một cuộc kiểm toán tài chính, giai đoạn này không chỉ là yêu cầu của cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán được quy định rõ ràng trong chuẩn mực. Đối với bằng chứng kiểm toán, giai đoạn này giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng cần thu thập trong các cuộc kiểm toán tài chính. Quá trình lập kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các bước sau:

 Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Bước này kiểm toán viên sẽ tiếp cận và tìm hiểu về khách hàng và mục đích kiểm toán. Mục đích kiểm toán chính là một trong những tiêu chí để có thể xác định được số lượng bằng chứng cần thu thập. Kiểm toán viên đồng thời xem xét và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc và đưa ra quyết định kiểm toán. Sau đó công ty kiểm toán sẽ phân công công việc cho các thành viên tham gia cuộc kiểm toán.

 Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở

Để có thể hiểu và đánh giá bằng chứng thu thập được kiểm toán viên phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của công ty khách hàng. Các bước thực hiện bao gồm:

- Kiểm tra, xem xét các tài liệu liên quan. - Phỏng vấn, điều tra.

- Quan sát tại chỗ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát nhất về khách hàng.

- Phân tích sơ bộ giúp kiểm toán có thể có được những thông tin chung nhất về tình hình doanh nghiệp, phát hiện các biến động bất thường cũng như dự đoán các xu hướng. Kết thúc quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng, kiểm toán viên cần lưu vào hồ sơ kiểm toán.

 Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích.

Những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ cho kiểm toán viên có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát, và đánh giá tính trọng yếu.

Các thông tin này được đánh giá thông qua kiểm tra, xem xét các tài liệu, phỏng vấn và điều tra người có thẩm quyền của khách hàng.

Những thông tin trong quá trình thu thập bao gồm: - Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, các kết quả của năm trước. - Biên bản họp hội đồng cổ đông.

- Các hợp đồng của đơn vị khách hàng.

 Bước 4: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Kiểm toán viên căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra kế hoạch kiểm toán thích hợp.

Kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức trọng yếu có thể có. Mức trọng yếu càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều.

Sau đó kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng bộ phận hay từng khoản mục vì bằng chứng thường được thu thập theo từng khoản mục hơn là theo toàn bộ báo cáo tài chính.

Đồng thời kiểm toán viên cũng thực hiện đánh giá rủi ro trên toàn bộ báo cáo tài chính và theo từng khoản mục dựa trên các thông tin đã thu thập được. Kiểm toán viên xác định quy mô và kiểu mẫu bằng chứng phải thu thập.

 Bước 5: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Kiểm toán viên phải tìm hiểu mọi thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán. Các bằng chứng về sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:

- Những hiểu biết về môi trường kỉểm soát. - Hệ thống kế toán.

- Các thủ tục kiểm soát. - Hệ thống kiểm soát nội bộ.

Để thu thập được các bằng chứng này phải vận dụng các phương pháp sau: - Phỏng vấn giám đốc và nhân viên công ty.

- Xem xét các tài liệu của các kiểm toán viên tiền nhiệm. - Xem xét các điều lệ, chế độ của công ty.

- Quan sát mọi hoạt động của công ty khách hàng.

Sau khi đã triển khai các bước thực hiện trong kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán chi tiết và chương trình kiểm toán cụ thể được kiểm toán viên lập.

Một phần của tài liệu thu thập bằng chứng kiêm toán áp dụng trong các giai đoạn của kiểm toán tài chính (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)