Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải có sự linh hoạttrong điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục, phương pháp vàhình thức tổ chức tùy theo đối tượng là học sinh THCS và tìnhhình điều kiện
Trang 1BIỆN PHÁP PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH THCS THÀNH
PHỐ QUY NHƠN
Trang 2- Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp
- Định hướng đề xuất biện pháp
Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011 - 2020”, ban hành ngày 13 tháng 6 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ Đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục là khâu then chốt và Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa vàcon người Việt Nam
Căn cứ vào Điều 27, Luật giáo dục quy định mục tiêu củagiáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kếtquả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở
và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động
Quyết định Phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo vệ, chămsóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên trên địa bàn
Trang 3thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm
2025 Số: 68/2015/QĐ-UBND thành phố Quy Nhơn
Với định hướng như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông
về sức khỏe của vị thành niên và thanh niên
Triển khai rộng các mô hình đã được xây dựng, làm điểm,rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh mô hình trong giai đoạn 2020-
Trang 4Mục tiêu cụ thể (đến năm 2025)
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành về sứckhỏe sinh sản, SKTD, phòng chống các bệnh lây truyền quađường tình dục, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, lạmdụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần cho vị thành niên vàthanh niên để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân Các chỉtiêu phấn đấu:
80% vị thành niên và thanh niên tiếp cận được các địa điểmcung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe
70% vị thành niên và thanh niên biết cách phòng tránhnhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đườngtình dục (kể cả HIV/AIDS)
70% vị thành niên và thanh niên có hiểu biết cơ bản về cơchế thụ thai và các biện pháp tránh thai
80% vị thành niên và thanh niên có hiểu biết và chấp hànhnghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ
60% vị thành niên và thanh niên biết cách tránh các hành vi
có nguy cơ gây hại cho sức khỏe (bao gồm cả việc sử dụng và lạmdụng chất gây nghiện)
Trang 5Mục tiêu 2: Các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, nhàtrường và gia đình thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong việcbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanhniên; thực hiện xã hội hóa công tác này
- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý phải thốngnhất với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, phát huy được sứcmạnh tổng hợp của các biện pháp Tính đồng bộ của các biệnpháp cũng yêu cầu tính toàn diện trong thực hiện GDSKSS choVTN trong các trường THCS
Tuỳ theo các điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà thực hiệnGDSKSS VTN trong các trường THCS có thể lựa chọn ưu tiênmột mặt giáo dục, một hoạt động nào đó song không thể tách rờinhững mặt, hoạt động giáo dục khác Nguyên tắc này cũng yêucầu gắn chặt các hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục,phương tiện giáo dục để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy mặt tíchcực của chúng Các biện pháp được tiến hành đồng bộ, hệ thống
sẽ hỗ trợ, bổ sung, cộng hưởng lẫn nhau, tăng sức mạnh củatừng biện pháp, giúp việc thực hiện giáo dục có hiệu quả hơn
Trang 6- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất GDSKSS VTN trongcác trường THCS Việc đề xuất các biện pháp phối hợp Nhàtrường với cộng đồng trong GDSKSS VTN trong các trườngTHCS phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình giáo dục:Mục tiêu phối hợp, nội dung phối hợp, phương pháp, hình thứcphối hợp Sự đồng bộ trong các biện pháp phối hợp Nhà trườngvới cộng đồng trong GDSKSS VTN trong các trường THCS cũngđòi hỏi sự chú ý toàn diện đến đối tượng tham gia vào quá trìnhgiáo dục như: CBQL, GV đến cán bộ Đoàn, cùng PHHS, Chínhquyền địa phương, cán bộ y tế và cán bộ Đoàn
Trong mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng cho nên cầnđược phối hợp vận dụng một cách linh hoạt, trong phối hợp Nhàtrường và cộng đồng trong GDSKSS VTN trong các trường THCS
để đạt được hiệu quả
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Dù là giáo dục THCS hay giáo dục phổ thông, các hoạt độnggiáo dục nói chung và phối hợp Nhà trường với cộng đồng trongGDSKSS VTN trong các trường THCS nói riêng cần phải đảmbảo tính hiệu quả trong giáo dục Giáo dục là sự phát triển do đóphải đảm bảo tính hiệu quả của nó Đảm bảo tính hiệu quả trong
Trang 7phối hợp Nhà trường với cộng đồng trong GDSKSS VTN trongcác trường THCS cũng không phải là ngoại lệ Nguyên tắc này đòihỏi trong phối hợp Nhà trường với cộng đồng trong GDSKSSVTN trong các trường THCS phải có cơ sở lý luận rõ ràng, khoahọc và chặt chẽ Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải có sự linh hoạttrong điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục, phương pháp vàhình thức tổ chức tùy theo đối tượng là học sinh THCS và tìnhhình điều kiện của địa phương, nhà trường và gia đình học sinh.
- Biện pháp phối hợp nhà trường với cộng đồng trong GDSKSS VTN cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, Bình Định
- Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng về tầm quan trọng của phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục sức khỏe sinh sản VTN cho học sinh THCS
(a) Mục đích của biện pháp
Thông qua các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao tầm quantrọng, trách nhiệm của từng lực lượng giáo dục về lợi ích của việcphối hợp nhà trường với các lực lượng cộng đồng trong GDSKSSVTN để huy động sự chung tay giáo dục học sinh theo mục tiêuphát triển toàn diện năng lực, phẩm chất theo yêu cầu đổi mới giáodục
Trang 8Làm cơ sở để các lực lượng giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và tích cực tham gia các hoạt động phối hợp giữanhà trường với cộng đồng trong GDSKSS cho học sinh.
(b) Nội dung và cách tổ chức thực hiện
Tổ chức tốt các cuộc họp, hội nghị phụ huynh học sinh, tổ chứcchính quyền địa phương làm rõ và thực hiện có hiệu quả các nội dungphối hợp giữa thầy/cô với gia đình học sinh Đặc biệt, mối liên hệGVCN với phụ huynh học sinh là chất kết dính tốt nhất để duy trì cácnội dung, hình thức liên lạc giữa nhà trường với gia đình học sinh
Ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả công nghệ thôngtin, các phương tiện truyền thông như: Hệ thống giám sát, trangWeb, điện thoại, máy nhắn tin, hộp thư góp ý của nhà trường, hoạtđộng tư vấn trường học, các phương tiện thông tin đại chúng, vv
là phương tiện hữu hiệu trong hoạt động phối hợp Áp dụng côngnghệ thông tin vào xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộngđồng trong GDSKSS cho học sinh
Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp, cơ quan chuyênmôn về việc biên chế, bồi dưỡng đội ngũ, bổ sung kinh phí hoạtđộng và đầu tư cơ sở vật chất cho dạy và học của các nhà trường.Cần tranh thủ các ý kiến tại kỳ họp của hội đồng nhân dân địa
Trang 9phương (xã/huyện/tỉnh) ủng hộ cho chương trình phát triển giáodục.
Tranh thủ sự đồng thuận của các cấp, các ngành, sự ủng hộcủa cán bộ là người thân trong gia đình học sinh, gia đình cán bộtrong ngành (Chồng, cha, mẹ, anh chị em và người thân…) cóchức vụ ở một số cơ quan địa phương (huyện/xã); huy độngnhững người có uy tín trong cộng đồng để làm tốt công tác truyềnthông và tuyên truyền về giáo dục
Thông qua dịp tổ chức các ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày tổngkết, khai giảng năm học, như: Ngày khai giảng, tổng kết năm học,Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), Ngày dân số và gia đình ViệtNam (26/12), Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày phụ nữ Việt Nam20/10, Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày dân số thế giới 11/7…
để tôn vinh các cá nhân tập thể có thành tích trong giáo dục họcsinh, tuyên truyền để các lực lượng giáo dục thấy rõ sự đóng gópcủa họ trong giáo dục thế hệ trẻ, từ đó nâng cao ý thức được tráchnhiệm của nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục khác
Mời đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ nữ, cán bộ tuyên
truyền y tế tham gia xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường
(c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Trang 10Các trường phải giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động phốihợp và nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, gia đình họcsinh và các lực lượng giáo dục về mục tiêu giáo dục, kế hoạch, nộidung chương trình hành động của nhà trường nói chung và mụctiêu, phương pháp, nội dung GDSKSS cho học sinh nói riêng.
Gia đình học sinh, chính quyền địa phương, cán bộ y tế cần
có thiện chí, chủ động trong tìm hiểu về hoạt động giáo dục củanhà trường và giáo dục học sinh, dành thời gian chủ động, tíchcực phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh nóichung và GDSKSS cho VTN nói riêng
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động GDSKSS VTN cho học sinh THCS
Mục tiêu của biện pháp
VTN là một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội Ở nhữngnước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ thì lực lượng thanh thiếuniên chiếm phần nửa dân số Đây là nguồn nhân lực chủ yếu của đấtnước trong tương lai
Trong mỗi gia đình, thanh thiếu niên có vai trò quan trọng làlực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho cácthành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình,
Trang 11mỗi dân tộc Vì vậy, nếu trẻ VTN được bắt đầu cuộc sống một cáchtốt đẹp, họ có thể có được một sức sống và một ý chí để học tập, đểlao động Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ bịtổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ hồiphục lại được Do đó, nhà trường giữ vai trò chủ chốt trong GDSKSScho học sinh trong đó vai trò của đội ngũ giáo viên tổ chức, triển khaicác văn bản chỉ đạo, tổ chức phối hợp với nhà trường trong GDSKSSVTN có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả giáo dục.
(b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
GDSKSS VTN được coi là một nội dung giáo dục quan trọngtrong quá trình giáo dục của trường THCS Nội dung GDSKSS VTN
có thể được đưa vào nhà trường theo hai hướng: Thứ nhất là tích hợpvào một số môn học có nhiều khả năng hơn cả như: môn giáo dụccông dân, môn Sinh học, môn Địa lý, môn Ngữ văn; thứ hai là tíchhợp vào nội dung chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Trong 2 hướng đó, vai trò chủ đạo là của người giáo viên
Nhà trường chỉ đạo giáo viên xác định mục tiêu GDSKSS VTNbao gồm các mục tiêu sau:
+ Cung cấp cho học sinh THCS hệ thống kiến thức cơ bản,chính xác, hữu ích về giới tính, SKSS VTN Từ đó, giúp các em có
Trang 12nhận thức đúng đắn về vấn đề này, có trách nhiệm trong các mốiquan hệ, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Giúp các em thoải mái tự tin hơn khi trao đổi về các chủ đềSKSS, chủ động chăm sóc SKSS VTN trước các biến đổi (phát triểntuổi dậy thì) Từ đó, giúp các em biết cách ứng xử và lựa chọn hànhđộng phù hợp khi đang ở độ tuổi học sinh và có các biện pháp phòngtránh tốt nhất
+ Hình thành kiến thức, kĩ năng và hành vi tạo lập bình đẳnggiới đối với cả học sinh nam và học sinh nữ Học sinh nữ có lòng tựtin vào giá trị của bản thân, học sinh nam xóa bỏ định kiến giới thểhiện ở thái độ, hành vi tôn trọng giá trị bạn khác giới
+ Giúp các em nắm được những kiến thức về luật hôn nhân giađình từ đó góp phần xây dựng gia đình tại địa phương hạnh phúc,văn minh, bắt kịp xu thế phát triển của xã hội
Nhà trường chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tổ chức các hoạt độngGDSKSS VTN như:
+ Giáo viên lồng ghép GDSKSS vào bộ môn Sinh - Giáo dụcCông dân phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt độngGDSKSS VTN, luật hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, thời lượngtối thiểu 90 phút/khối
Trang 13+ Giáo viên tổ chức cho các em được tìm hiểu, học tập nhữngvấn đề liên quan đến SKSS VTN, luật hôn nhân gia đình và bìnhđẳng giới một cách nghiêm túc, bài bản, đầy đủ nội dung và rộngkhắp trong toàn bộ học sinh các khối 6, 7, 8, 9 dưới hình thức các tiếtgiáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng từng nội dung, hình thức GDSKSScho từng học sinh ở mỗi khối lớp Cụ thể như sau:
Đối với học sinh khối 6, 7, 8:
Giáo viên cần xây dựng các nội dung về tuổi dậy thì, nhữngbiến đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì; hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh;cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khácbiệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dụcgây ra; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạntrai, bạn gái ở tuổi VTN với cha mẹ, anh em trong gia đình
GDSKSS VTN về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu,hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết nhữngthất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệtình dục sớm, tảo hôn
Học sinh khối 9
Trang 14Giáo dục bạn nam biết tôn trọng, bảo vệ bạn nữ và ý thức thựchiện bình đẳng giới Giáo dục luật hôn nhân gia đình.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức đa dạng các hình thức tổ chứcGDSKSS VTN như:
Nhà trường tạo điều kiện cho GV tổ chức GDSKSS VTN, luậthôn nhân gia đình và bình đẳng giới thông qua một số tiết hoạt độngngoài giờ lên lớp Với mỗi khối cần tổ chức ít nhất 2 tiết/1 năm học(tổng thời gian 90 phút/năm) Có thể tổ chức cho 1-2 lớp học tậptrong hội trường (hạn chế tổ chức hoạt động với hình thức sinh hoạtdưới cờ)
Chỉ đạo GV Cần xen kẽ các trò chơi, phối hợp nhiều hoạt độnglinh hoạt tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho học sinh Nếu có điềukiện, giáo viên cần tìm tòi một số hình ảnh, phim, kịch tình huốngminh họa để giờ học sinh động hơn Giáo viên có thể thực hiện từngbước: một buổi truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính, sau đócho các em tạo nhóm thảo luận, các nhóm khác bổ sung ý kiến, cuốicùng giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rútkinh nghiệm
(c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Trang 15Nhà trường trao đổi cụ thể, thống nhất với giáo viên về kếhoạch tổ chức GDSKSS VTN, luật hôn nhân gia đình và bình đẳnggiới cho VTN
Giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện về nội dung,chương trình, đến các hình thức GDSKSS VTN phù hợp từng độ tuổi
Nhà trường đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phícho GV
- Nhà trường phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng
để bồi dưỡng giáo viên thành đội ngũ tuyên truyền viên có kiến thức và phương pháp giáo dục, hướng dẫn vị thành niên về sức khỏe sinh sản.
Mục tiêu biện pháp
Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên nhữngkiến thức, phương pháp, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt các nộidung về giáo dục giới tính, GDSKSS và chăm sóc SKSS VTN vàthanh niên, tổ chức các “góc thân thiện” tại các trường
Nâng cao năng lực đội ngũ bao gồm nâng cao nhận thức, xácđịnh vai trò, trách nhiệm GDSKSS; đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, thực hiện GDSKSS cho VTN
(b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trang 16Ngoài việc đào tạo chuyên môn sâu hàng năm các trườngTHCS cần kết hợp với Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn và
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Đình và nhà trường cần có kế hoạch tổchức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hoặc tổ chức các buổi dự giảng
về những bài có tích hợp lồng ghép những nội dung GDSKSS choVTN, có các buổi tọa đàm giữa các giáo viên với các nhà khoahọc có chuyên môn sâu để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹnăng giáo dục, tư vấn, lắng nghe và cảm thông với những vướngmắc các em gặp phải trong cuộc sống Cán bộ giáo viên trongtrường cần được gửi đi học các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn, dàihạn ở cơ sở về GDSKSS, tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn, Hội
cơ sở
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng xoay quanh các chủ đề về: tăngcường kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của VTN về SKSS-KHHGĐ, tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ cho VTN,đảm bảo gia đình, môi trường thân thiện đối với VTN
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ tuyên truyền viên về tầmquan trọng của GDSKSS cho VTN
Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung GDSKSS, đểđội ngũ tuyên truyền viên hiểu rõ vị trí, vai trò của GDSKSS, thấyđược trách nhiệm của họ trong hoạt động này
Trang 17Tổ chức cho cộng đồng được tham gia các buổi báo cáo tìnhhình thời sự, chính trị trong và ngoài nước, tình hình địa phương
để giúp cộng đồng nắm rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất nước, hiểu
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước cần những con người phát triểntoàn diện mà việc GDSKSS góp phần tạo nên những con ngườiđó
Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc GDSKSS VTN về ýnghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các vấn đềGDSKSS VTN, tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở nhữngtrường tiêu biểu, giúp đội ngũ tuyên truyền viên có thêm kiến thứckhác ngoài xã hội và kĩ năng tổ chức hoạt động
Trên cơ sở quán triệt nhận thức và kiến thức GDSKSS, giáoviên tự xây dựng kế hoạch thực hiện xem đây như là yêu cầu lập
kế hoạch, soạn giáo án một môn học
Tại lớp tập huấn đội ngũ tuyên truyền viên sẽ được củng cố lạitoàn bộ hệ thống kiến thức cơ bản về GDSKSS VTN, các kỹ nănggiảng dạy tích cực đối với hoạt động ngoại khoá về chăm sóc SKSSVTN, cung cấp kiến thức, kỹ năng tiếp cận, tìm hiểu, nhận diện đặcđiểm tâm - sinh lý của các em học sinh về các vấn đề liên quan đếnSKSS VTN, từ đó giúp học viên có thể xây dựng các nội dung giảng
Trang 18dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng và tạo sự tin tưởng để họcsinh có thể chia sẻ các vấn đề của mình với các thầy cô giáo Bêncạnh đó, đội ngũ tuyên truyền viên cũng được truyền đạt các nộidung về giáo dục giới tính và các chủ đề nóng đang được xã hội đặcbiệt quan tâm như phòng chống dụ dỗ, bắt cóc, XHTDTE Đây lànhững nội dung sẽ được quan tâm đưa vào giảng dạy lồng ghép trongcác tiết học ngoại khoá để nâng cao kỹ năng tuyên truyền về SKSScho VTN
Sau tập huấn, kiến thức về chăm sóc SKSS VTNT, đặc biệt là
kỹ năng tư vấn, giải đáp thắc mắc của học sinh sẽ được đội ngũ tuyêntruyền viên nắm vững
(c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Đội ngũ tuyên truyền viên trong trường nắm bắt mọi chủtrương, đường lối của Đảng, của chính quyền, của nhà trường, từ
đó có kế hoạch tổ chức gắn với hoạt động GDSKSS VTN của nhàtrường một cách thiết thực và sinh động
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV là chủ trương củaĐảng, Nhà Nước được thể hiện qua Quy hoạch phát triển nguồnnhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020; Chiến lược pháttriển Giáo dục 2011- 2020 của Chính phủ,
Trang 19Nhà trường kết hợp cùng với các cơ quan như Đoàn thanhniên, Y tế, Phụ nữ và huy động các nguồn lực tổ chức tốt cáchoạt động GDSKSS cho VTN, các hoạt động tập thể, các phongtrào thi đua để thông qua đó GDSKSS cho VTN.
- Nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa có chất lượng, xây dựng các câu lạc bộ để GDSKSS VTN cho học sinh THCS
Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
GDSKSS không chỉ đóng khung trong các giờ dạy trên lớp màcòn phải được thực hiện thông qua các biện pháp có tính phong trào
Đó là hình thức tổ chức giáo dục có tính ngoài giờ học Việc tổ chứccác hình thức hoạt động ngoài giờ học nhằm vào các mục tiêu: Nókhông chỉ thu hút đông đảo các lực lượng tham gia; từ đó nâng caonhận thức thái độ cua họ đối với vất đề SKSS mà còn bổ trợ chonhững kiến thức các em được học trên lớp Do vậy, tăng cường phốihợp với đoàn thanh niên, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa
có chất lượng, xây dựng các mô hình câu lạc bộ, lồng ghép các hoạtđộng GDSKSS vào hoạt động tập thể lớp có ý nghĩa vô cùng quantrọng để nâng cao hiệu quả GDSKSS cho học sinh
(b) Nội dung và cách thức thực hiện
Trang 20Để cung cấp kiến thức về SKSS; giáo dục giới tính; hướng dẫnhọc sinh cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi VTN; các trường cầnthiết tăng cường tổ chức ngoại khóa chuyên đề như: “Giáo dục sứckhỏe sinh sản vị thành niên”; “Phòng, tránh xâm hại tình dục trẻ em”.
Để tổ chức các buổi ngoại khóa GDSKSS VTN có hiệu quảnhà trường cần mời đơn vị, tổ chức, thành phần có vai trò quan trọngtrong GDSKSS VTN như: Y tế, Trung tâm Dân số và KHHGĐ, cán
bộ Đoàn, chính quyền địa phương; quý thầy cô GVCN, GVBMtrong nhà trường
Xây dựng các nội dung hoạt động ngoại khóa đa dạng, sinhđộng sẽ giúp cho VTN tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích về SKSSVTN; tạo điều kiện cho các em tham gia trao đổi thông tin, chia sẻ,
tư vấn, Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm cho các em một số thôngtin về SKSS VTN bằng hình thức trả lời câu hỏi có thưởng tạo thêmkhông khí sôi động, hấp dẫn cho buổi ngoại khoá
Bên cạnh đó, VTN sẽ có hiểu nhiều hơn về cách phòng tránhcác bệnh lây qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, Từ đó
có ý thức bảo vệ sức khỏe, tránh xa các tệ nạn xã hội, trau dồi đạođức đức tác phong và có ý thức học tập đạt kết quả tốt
Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũtuyên truyền viên, các trường THCS thành phố Quy Nhơn có thể tổ
Trang 21chức một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa để GDSKSScho VTN như:
Sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề:
Tuyên truyền vận động và huy động VTN tham gia bảo vệ,chăm sóc và nâng cao SKSS VTN và thanh niên;
Triển khai các hoạt động phòng tránh các bệnh lây truyềnqua đường tình dục, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích,phòng chống ma túy và lạm dụng chất gây nghiện trong giới trẻ
Tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, hấp dẫnthu hút VTN, tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao SKSS VTN và thanh niên
Thông qua các câu lạc bộ
Câu lạc bộ là môi trường sinh hoạt tập thể hấp dẫn và bổ ích.Loại hình hoạt động này không chỉ là phương tiện thỏa mãn các nhucầu tinh thần phong phú của lứa tuổi VTN mà còn là môi trườngthuận lợi để qua đó tuyên truyền, giáo dục cho VTN Nội dung, hìnhthức sinh hoạt trong câu lạc bộ rất đa dạng, Ở đây luôn có sự lồngghép nội dung các môn học với việc tuyên truyền giáo dục phòngchống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, trong đó có
Trang 22nội dung GDSKSS VTN thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề,hội diễn văn nghệ,
Phát triển các loại hình “Câu lạc bộ”, “Góc thân thiện”, tổchức các cuộc giao lưu, các trò chơi trên truyền hình dành choVTN, qua đó tạo môi trường lành mạnh, thu hút sự tham gia củaVTN, giúp họ nắm vững kiến thức và nâng cao kỹ năng bảo vệsức khỏe cho bản thân, bằng các hình thức hấp dẫn, phù hợp vớinhóm tuổi Thông qua đó, giúp cho các bạn cùng trang lứa, cùnghoàn cảnh trao đổi với nhau về các thông điệp liên quan đến việcchăm sóc sức khỏe
Xây dựng và quảng bá những gương điển hình tiêu biểutrong học tập, lao động, rèn luyện thân thể và bảo vệ sức khỏe đểVTN học tập, noi theo
Huy động các tổ trưởng dân phố, các chi hội đoàn thể: Phụ
nữ, Nông dân, Thanh niên tham gia tuyên truyền, vận động, thuyếtphục gia đình và bản thân vị thành niên và thanh niên tự bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe
Thông qua các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề GDSKSSLoại hình hoạt động này không đòi hỏi một bộ máy phức tạp,các điều kiện không cầu kỳ, thời gian không bị khống chế nhất định,
Trang 23thu hút đông đảo học sinh tham gia Học sinh VTN đặc biệt thíchhưởng ứng, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động ngoại khóa,thích đóng vai trong các vở diễn… Vào các ngày lễ lớn của xã hội,của trường (như ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam, ) ở các trường phổ thông cần tăng cường tổ chức các hoạt động nàycùng với sự kết hợp của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, ủy ban dân
số, ủy ban phòng chống HIV/AIDS Để hoạt động này thực sự đạthiệu quả thì điều chủ yếu là việc định hướng chủ đề cần thi và cungcấp đủ tài liệu phản ánh nội dung thi cho học sinh tham khảo
Phát động các chiến dịch truyền thông rộng rãi kết hợp cungcấp dịch vụ chăm sóc SKSS tại cộng đồng Đoàn TNCS Hồ ChíMinh của thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục, thành lập các câu lạc bộ, các trung tâm tư vấn vàcác hoạt động giao lưu
Như vậy, để thực hiện tốt các nhóm biện pháp thuộc tráchnhiệm của nhà trường cần xây dựng và tổ chức triển khai chươngtrình GDSKSS cho học sinh thống nhất; bồi dưỡng cho đội ngũ giáoviên nội dung, phương pháp, kỹ năng tổ chức tư vấn; cung cấp đủsách báo, tài liệu, mô hình, phim ảnh, tranh vẽ để phục vụ cho côngtác truyền thông, tư vấn và giảng dạy có hiệu quả các chủ đề nhạycảm SKSS VTN
Trang 24(c) Điều kiện thực hiện biện pháp
Các trường cần đảm bảo các điều kiện về chương trình, nội dungcủa hoạt động ngoại hóa phù hợp độ tuổi VTN và điều kiện nhà trường
Nhà trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,tài chính
- Phối hợp nhà trường với chính quyền địa phương và các
tổ chức đoàn, hội trong GDSKSS VTN cho học sinh
Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Công tác giáo dục liên quan đến mọi người, mọi gia đình vàcộng đồng trong xã hội Để phối hợp nhà trường và chính quyềnđịa phương và các tổ chức Đoàn, Hội trong GDSKSS VTN đạtđược kết quả như mong muốn, đòi hỏi trong công tác phối hợpcần tập trung vào các biện pháp khai thác, huy động đồng thờiđiều phối xã hội cùng tham gia chăm lo GDSKSS
Tăng cường nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tậptrung vào vốn chương trình mục tiêu giáo dục, theo đúng tinh thầnđầu tư phát triển cho một lĩnh vực thuộc quốc sách hàng đầu
Khai thác, huy động, điều phối nguồn lực xã hội góp phần
phát triển, nâng cao chất lượng GDSKSS VTN là huy động và tổ
chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình
Trang 25giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được tham giađóng góp Từ đó, tạo được phong trào mọi người, mọi tầng lớp xãhội cùng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường họctập, nếp sống văn minh, lành mạnh, xây dựng cơ sở vật đảm bảocác điều kiện thiết yếu cho GDSKSS đạt hiệu quả cao
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp như vậy,một nội dung quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục là huyđộng sự đóng góp của nhân dân và các nguồn tài chính từ bênngoài, nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường Cụ thể
là để cải tạo và nâng cấp khuôn viên trường lớp khang trang, tiệndụng hơn, mua sắm thêm các phương tiện, trang thiết bị, đồ dùnghọc tập phục vụ cho dạy học được đầy đủ, đầy lùi tệ nạn xã hội
(b) Nội dung và cách thức thực hiện
GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân, nên công tác xã hội hoá giáo dục được xem
là sự vận động các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và mỗingười để mọi người hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợicủa mình về giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ
và tham gia xây dựng nền giáo dục tiên tiến, để giáo dục thực sự
là của mọi người và vì mọi người