1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP PHỐI hợp NHÀ TRƯỜNG với lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục đạo đức CHO học SINH các TRƯỜNG THCS HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

52 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 58,35 KB

Nội dung

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP NHÀTRƯỜNG VỚI LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG... - Nguyên tắc đề xuất các biện pháp Việc giáo

Trang 1

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP NHÀ

TRƯỜNG VỚI LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC

TRƯỜNG THCS HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Trang 2

- Định hướng phát triển giáo dục huyện Kiến Thụy

So với các địa phương trong thành phố, Kiến Thụy làhuyện còn nhiều khó khăn, không có trường chuyên, lớpchọn Song, những năm qua nhờ sự quan tâm của cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng của cácthế hệ thầy giáo, cô giáo phong trào giáo dục của huyện đạtkết quả rõ rệt trên nhiều lĩnh vực, nhất là chất lượng giáo dụctoàn diện, bồi dưỡng học sinh giỏi, từng bước đưa ngành giáodục Kiến Thụy phát triển

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, những năm qua,huyện luôn dành sự quan tâm cho giáo dục và đào tạo Đảng

bộ chính quyền và nhân dân trong huyện luôn nhận thức sâusắc về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, nhất là đối vớiviệc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Trong chương trình công tác hằng tháng, hằng quý, cả năm,Huyện uỷ, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng,chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân, nhất là cácnhà trường, các thầy, cô giáo, ngành giáo dục và đào tạo khôngngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 3

Để làm tốt công tác giáo dục đòi hỏi mỗi nhà trường, địaphương cần có sự quyết tâm cao, có cách làm phù hợp Đểnâng cao chất lượng, trong quá trình giảng dạy, các thầy côluôn quan tâm, phát hiện những học sinh có năng khiếu về bộmôn mình giảng dạy và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.Các trường, mỗi thầy giáo, cô giáo luôn chủ động đổi mớiphương pháp giảng dạy, tâm huyết với nghề, đi liền với kiểmtra đánh giá đúng chất lượng học sinh; lấy kết quả học tập, rènluyện của học sinh là một trong những căn cứ quan trọng đểphân loại và đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối vớicán bộ quản lý, giáo viên và mỗi nhà trường Huyện chú trọngchỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Qua đó, gópphần tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, làm cho mọingười trong xã hội có nhận thức đúng, tham gia vào các hoạtđộng giáo dục ở mỗi nhà trường, quan tâm đến việc học hànhcủa con em bằng những việc làm cụ thể thiết thực, hiệu quả.Hầu hết các trường học làm tốt công tác xã hội hóa giáo dụcnên đã tranh thủ được sự đầu tư của xã hội vào tu sửa, xâymới các công trình, khuôn viên, bồn hoa, cây cảnh, tạo môitrường giáo dục thân thiện Để khuyến khích, động viênphong trào thi đua dạy tốt, học tốt, huyện đã tổ chức khen

Trang 4

thưởng những học sinh và những thầy, cô giáo có học sinhđoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố và quốc gia.Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn, các thôn, khu dân cư, cácdòng họ, đoàn thể…có quỹ khuyến học Sự quan tâm chăm lokịp thời, thường xuyên đối với giáo dục và đào tạo của cáccấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùngtoàn thể nhân dân trong huyện thời gian qua đã trở thànhphong trào, phát triển ngày càng sâu rộng Là động lực cổ vũ,động viên khích lệ các thế hệ thầy, trò huyện nhà tiếp tụcgiành kết quả cao hơn, xứng đáng với truyền thống của quêhương Kiến Thụy anh hùng Với những thành tích đã đạtđược, Giáo dục Kiến Thụy thực sự đã có những bước đột phámạnh mẽ Sự phát triển bền vững và có chiều sâu đã góp phầnvào sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà và thành phố,

xứng đáng với truyền thống quê hương Kiến Thụy anh hùng.

Căn cứ tình hình KT - XH của huyện, thực hiện Nghịquyết của huyện đã xây dựng định hướng phát triển Giáo dụcphổ thông, mầm non và các mục tiêu cơ bản của ngànhGD&ĐT huyện Kiến Thụy đến năm 2020 tầm nhìn đến năm

2025 thể hiện là:

Trang 5

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triển giáodục phổ thông và mầm non gắn kết chặt chẽ với yêu cầu pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựnghuyện nhà ngày càng văn minh, hiện đại.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số

lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Đổi mới mạnh mẽphương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sưphạm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLgiáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ

- Huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục pháttriển giáo dục và đào tạo công bằng xã hội trong giáo dục vàđào tạo Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non, phổthông Phối hợp chặt chẽ nhà trường-gia đình-xã hội, xâydựng mô hình giáo dục mở, môi trường giáo dục an toàn, lànhmạnh, kỷ cương, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của họcsinh

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáodục đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hoá, năng lực sáng

Trang 6

tạo và kỹ năng thực hành; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhântài.

- Phát triển đa dạng hóa các loại hình trường, lớp Quantâm phát triển giáo dục toàn diện; tăng cường giáo dục cộngđồng, chú trọng khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội họctập; khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục đào tạongoài công lập

- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đòi hỏi phảiđược tiến hành một cách đồng bộ từ nhà trường, gia đình và

xã hội, phải được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhauthông qua việc dạy học các môn học, giáo dục và tổ chức cáchoạt động giáo dục Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

là trách nhiệm của tất cả các lực lượng xã hội cùng tham giavào quá trình giáo dục Nhằm đào tạo thế hệ trẻ có sự pháttriển nhân cách lành mạnh, có tri thức, có sức khoẻ để kếtục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ vững phẩmchất nhân cách đạo đức của con người Việt Nam

Để có những biện pháp phối hợp giữa nhà trường vớicộng đồng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Trang 7

đạt được hiệu quả cao thì cần phải đảm bảo một số nguyên tắcsau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng đểđánh giá được tính hiệu quả của một biện pháp phối hợp cáclực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh trường THCStrên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đượcđưa ra Để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo khôngngừng, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễnmột cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực Các biện pháp đềxuất cần dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từngđịa phương, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồntại trong hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội trongGDĐĐ cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện KiếnThụy, thành phố Hải Phòng Tính khả thi yêu cầu các biệnpháp phối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho họcsinhTHCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố HảiPhòng phải được xây dựng theo quy trình, đảm bảo tínhchính xác, khoa học, phù hợp đối tượng, điều kiện thực tế ở

Trang 8

địa phương để chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiệnthành công.

Để đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đưa racác biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủquan, phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mụctiêu cụ thể của mỗi nhà trường để tiến hành đề xuất các biệnpháp

- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp phối hợp lực lượng xã hội trong GDĐĐcho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy,thành phố Hải Phòng phải tạo sự đồng bộ, nhất quán, tránhđược sự chồng chéo trong cách thức tổ chức thực hiện Việcthực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính mới trong hệthống, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra Mỗibiện pháp là một mắt xích trong chuỗi hệ thống, có mối quan

hệ chặt chẽ và hỗ trợ để tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả chocông tác phối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho họcsinh trường THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phốHải Phòng

- Nguyên tắc phối hợp các lực lượng xã hội

Trang 9

Việc phối hợp nhà trường với các lực lượng xã hội trongGDĐĐ cho học sinh trường THCS huyện Kiến Thụy, thànhphố Hải Phòng tạo được mối quan hệ chặt chẽ, thống nhấtgiữa các lực lượng xã hội Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi cácbiện pháp được đề xuất phải phù hợp, triển khai thực hiệnđồng bộ, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng caonhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân vềcông tác phối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ chohọc sinh các trường THCS; đổi mới, hoàn thiện nội dung,biện pháp, hình thức phối hợp nhằm nâng cao chất lượngphối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinhtrường THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố HảiPhòng.

- Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương

Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn giáo dục đạo đức

và phối hợp giữa nhà trường với lực lượng xã hội trong giáodục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện KiếnThụy, thành phố Hải Phòng

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đườnglối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với

Trang 10

chế định giáo dục của ngành và tình hình địa phương Muốnvậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển giáo dụchiện nay, các biện pháp phải được cụ thể để thực hiện chiếnlược giáo dục trong đó việc nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường là một trong những yếu tố cơ bản, trọng tâmcần được tập trung giải quyết Các biện pháp phối hợp nhằmnâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THCS đòi hỏimỗi nhà trường phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu phù hợpvới tình hình thực tiễn của từng địa phương Tính thực tiễncủa các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp phối hợpphù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực,vật lực, tài lực), môi trường của các nhà trường THCS và lựclượng xã hội, trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh.

- Các biện pháp phối hợp nhà trường với lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc phối hợp nhà trường với lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

cơ sở

Trang 11

- Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này được thực hiện nhằm làm cho tất cả cáccấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các gia đình, nhà trường

và học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tácGDĐĐ cho học sinh các trường THCS, đồng thời nhận thứcđược ý nghĩa của công tác phối hợp nhà trường với các lựclượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh các trường THCS,nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mìnhtrong công tác này, từ đó thực hiện công tác GDĐĐ cho họcsinh một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả

- Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục ở trong

và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của GDĐĐ cho họcsinh các trường THCS

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục ở trong

và ngoài nhà trường về ý nghĩa của công tác phối hợp vớicác lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh các trườngTHCS

Trang 12

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD ở trong vàngoài nhà trường về cách thức thực hiện công tác phối hợpcác lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh trường THCS

về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thểtrong công phối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ chohọc sinh các trường THCS

- Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường THCS phối hợp với các cơ quan,ban, ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhậnthức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ chohọc sinh các trường THCS và trách nhiệm của các lực lượng

xã hội trong GDĐĐ cho học sinh các nhà trường

Phối hợp liên ngành trong việc thực hiện công táctuyên truyền theo kế hoạch đã xây dựng Tuyên truyền mộtcách sâu rộng thông qua các phương tiện truyền thông hiện

có của địa phương đến toàn thể nhân dân Tuyên truyềnnhằm giúp cho mọi người, ở mọi lứa tuổi nhận thức sâu sắc,đúng đắn được những giá trị đạo đức, đạo lý tốt đẹp của dântộc là hết sức cần thiết Đặc biệt đối với thế hệ trẻ, họ cầnnhận thức được rằng, không có đạo đức thì không thể có hiện

Trang 13

tại và tương lai Việc mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc,biết gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dântộc mình, đó sẽ là nguồn động lực cho phát triển

Tiến hành tổ chức các hội thảo chuyên đề, các hội nghị,các buổi sinh hoạt có nội dung liên quan đến hoạt độngGDĐĐ cho học sinh các trường THCS và công tác phối hợpcác lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh các trườngTHCS

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đã triểnkhai, từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được vànhững vấn đề còn tồn tại, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chấtlượng của hoạt động này trong thời gian tiếp theo

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,các ban, ngành, đoàn thể đối với hoạt động GDĐĐ cho họcsinh các trường THCS

Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác tuyên truyền, vậnđộng phải có kiến thức, có năng lực, kinh nghiệm về công tácGDĐĐ cho học sinh các trường THCS; việc phối hợp các lực

Trang 14

lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinh các trường THCS vàcác vấn đề có liên quan và có lòng nhiệt tình, tâm huyết, tráchnhiệm.

Nhà trường cần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt vớicác lực lượng xã hội để mọi người ủng hộ, đóng góp cho côngtác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS

Cần đảm bảo nguồn kinh phí và hệ thống cơ sở vật chất,trang thiết bị cho công tác này

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình phối hợp nhà trường với lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

- Mục tiêu của biện pháp

Mục đích của việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chươngtrình phối hợp nhà trường với lực lượng xã hội trong giáo dụcđạo đức cho học sinh là một biện pháp quan trọng và đượcxem là một hoạt động có hiệu quả nhất trong việc giáo dụcđạo đức cho học sinh Bất cứ một hoạt động nào muốn đạtđược mục tiêu thì phải xây dựng được kế hoạch, nội dung,chương trình hoạt động Trên cơ sở phân tích thực trạng, căn

Trang 15

cứ vào những thuận lợi và những khả năng cần có để xác địnhmục tiêu, nội dung các hoạt động và các biện pháp cần thiếtphù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm tâm lý lứa tuổihọc sinh nhằm tổ chức các hoạt động phối hợp nhà trường vớilực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh có tínhkhả thi và mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinhnhư mong muốn.

- Nội dung của biện pháp

Để đạt được mục tiêu và hiệu quả hoạt động thì bất kỳmột hoạt động giáo dục nào trong nhà trường cũng cần phải

có sự quản lý, chỉ đạo Việc phối hợp giáo dục đạo đức chohọc sinh cũng phải xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợpmột cách đầy đủ và chu đáo thì mới nâng cao được hiệu quảgiáo dục

Kế hoạch chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục đạo đứccho học sinh bằng các hoạt động dạy học thông qua các mônhọc và tổ chức các hoạt động GDNGLL trong nhà trườngcũng như ngoài xã hội, là rất quan trọng của quá trình chỉ đạohoạt động giáo dục toàn diện Chất lượng và hiệu quả giáo

Trang 16

dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các nội dung, biện pháp tổchức chỉ đạo sau đây:

- Cần có những biện pháp nhằm làm cho các nhà giáodục, ở đây nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên chủnhiệm lớp và cán bộ, giáo viên phụ trách hoạt động GDNGLLhiểu rõ mục đích, yêu cầu của phối hợp nhà trường với xã hộitrong giáo dục đạo đức cho học sinh

- Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức hoạt độngphối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh Các điều kiện nhằmđảm bảo quá trình giáo dục đạt hiệu quả? Sự phối hợp các lựclượng giáo dục có liên quan trong và ngoài trường như thếnào?

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ cho các cánhân, các bộ phận và sự phối hợp của các tổ chức ra sao?

- Cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu trường THCS căn cứ vào kế hoạchGDĐĐ cho học sinh xác định các nội dung, chương trìnhphối hợp các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho học sinhtrường THCS

Trang 17

Mời các chuyên gia tham gia xây dựng kế hoạch, nộidung, chương trình phối hợp các lực lượng xã hội trongGDĐĐ cho học sinhtrường THCS.

Nhà trường cùng với lực lượng xã hội tổ chức triển khainhững nội dung, chương trình phối hợp đã được xác định

Nhà trường chủ trì đánh giá thực trạng thực hiện các nộidung, chương trình GDĐĐ cho học sinh THCS Tăng cườngcông tác kiểm tra, đánh giá Qua kiểm tra, đánh giá việc thựchiện kế hoạch, nội dung và hiệu quả thực hiện kế hoạch, nộidung phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh, cán bộ quản lý

có thể đánh giá được chất lượng, hiệu quả của hoạt động.Phương pháp và hình thức kiểm tra rất đa dạng và phongphú, có thể kiểm tra nội dung phối hợp giáo dục đạo đức chohọc sinh có phù hợp hay không? kiểm tra việc thông qua giáo

án, dự giờ lên lớp của giáo viên, kiểm tra các hoạt độngGDNGLL có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho họcsinh hay không? Mục đích kiểm tra nhằm phát hiện nhữngsai sót, cũng như phát hiện ra những cái mới trong quá trình

tổ chức hoạt động Từ đó mà có những biện pháp điều chỉnhkịp thời về nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp nhàtrường với lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học

Trang 18

sinh

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy,chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các bậccha mẹ PHHS

Đội ngũ CBQL, GV các trường THCS đảm bảo nhữngyêu cầu về năng lực quản lí, GDĐĐ cho học sinh; có kinhnghiệm thực hiện phối hợp với các lực lượng xã hội trongGDĐĐ cho học sinh trường THCS

Cần có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn vànghiệp vụ vững vàng

Cần có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan,ban, ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân

Nguồn tài chính và cơ sở vật chất được đảm bảo đáp ứngyêu cầu

- Biện pháp 3: Huy động sự tham gia của lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

- Mục tiêu biện pháp

Trang 19

Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người công dântương lai tốt, những người lao động hữu ích cho xã hội làtrách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội Bác

Hồ đã căn dặn (cán bộ Đảng trong ngành giáo dục Tháng

6/1957): "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn cần

phải có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn Giáo dục nhà trường

dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài

xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".

Hiệu quả của quá trình giáo dục đạo đức phụ thuộc vàonhiều yếu tố, không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họcsinh với mọi người xung quanh, mà còn phụ thuộc vào sựthống nhất của những tác động giáo dục của nhà trường, giađình và các tổ chức xã hội

- Nội dung của biện pháp

Việc phối hợp, huy động và tạo điều kiện cho các lựclượng xã hội như: tập thể cán bộ giáo viên và các tổ chứcđoàn thể trong trường, các ban ngành đoàn thể ngoài nhàtrường (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu giáo chức, công

Trang 20

an ), các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm quan tâm đến sựnghiệp giáo dục là hết sức cần thiết, nhằm:

- Thống nhất quan điểm, nội dung, chương trình, phươngpháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Huy động các lực lượng xã hội chăm lo cho sự nghiệpgiáo dục, xây dựng phong trào học tập, xã hội học tập và môitrường giáo dục lành mạnh góp phần đẩy mạnh công tác xãhội hoá giáo dục học sinh

- Cách thức thực hiện biện pháp

*/Phối hợp với gia đình học sinh:

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với sự hình thành phát triển nhân cáchcon người cũng như hình thành và phát triển các phẩm chấtđạo đức Như vậy, ở đây tác giả muốn nhấn mạnh đến tầmquan trọng của giáo dục gia đình, tính chất của các mối quan

hệ trong gia đình đến việc hình thành phát triển nhân cách nóichung và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói riêng

Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tếthị trường nhiều giá trị tích cực cũng như tiêu cực đã ảnh

Trang 21

hưởng không nhỏ vào các mối quan hệ trong gia đình Nhiềugia đình bố, mẹ do mải mê làm ăn, kiếm sống đã không quantâm, chăn sóc, giáo dục con cái Điều đó đã ảnh hưởng đếncác em, đến các mối quan hệ của các em với những ngườithân trong gia đình, làm cho hiệu quả giáo dục đạo đức chưađược đề cao Hậu quả của sự thiếu quan tâm, chia sẻ giữa cha

mẹ và con cái làm hình thành ở đứa trẻ tính ích kỷ cá nhân chỉnghĩ đến bản thân, thiếu quan tâm chia sẻ, thiếu trách nhiệmđối với những người xung quanh, ngay cả đối với ông bà, cha

mẹ và anh chị em trong gia đình, Từ những phân tích trênđây cho thấy việc phối hợp với gia đình là yếu tố hết sức quantrọng nhằm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và chocon cái là học sinh THCS nói riêng

*/ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương:

Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhhình thành phát triển phẩm chất nhân cách của học sinh Quan

hệ giao tiếp của học sinh đã được mở rộng, nó không còn bóhẹp trong gia đình và nhà trường nữa Các em có quan hệrộng hơn với bạn bè và với mọi người xung quanh, tiếp xúcvới các phương tiện thông tin đại chúng đa dạng, nhiều

Trang 22

chiều Chính vì vậy, những mối quan hệ của mọi người xungquanh đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của các

em, được các em tiếp thu, học hỏi rất nhiều Tuy nhiên, thực

tế cho thấy, những mối quan hệ trong xã hội là rất phức tạp,bên cạnh những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp thì còn

có nhiều biểu hiện tiêu cực Nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp bịphai mờ, đảo lộn tạo ra tâm lý, lối sống buông thả không lànhmạnh Những hiện tượng ứng xử thiếu văn hoá, đối xử thôbạo giữa người và người, vô cảm trước nỗi bất hạnh củangười khác, đang có chiều hướng gia tăng

Với sự tham gia đông đảo, tích cực của các lực lượng xãhội sẽ giúp nhà trường trong quá trình tổ chức các hoạt độnggiáo dục Nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tuyêntruyền, giáo dục học sinh hiểu được những giá trị đạo đức.Bằng cách đó, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp họcsinh được gặp gỡ, giao lưu, trực tiếp tham gia các hoạt động

có ý nghĩa nhân đạo cao cả, các em có điều kiện thể nghiệmnhững kiến thức, thái độ, quan điểm, hành vi đã được giáodục trong nhà trường Riêng đối với công tác giáo dục đạođức thì việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyềnđịa phương là cần thiết Qua các phong trào phối hợp, qua các

Trang 23

hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhânđạo,… tạo nên sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ giữa nhà trườngvới địa phương và giữa địa phương với học sinh, nhằm giúphọc sinh gắn lý thuyết với thực tiễn làm cho các em càng tựhào về các giá trị đạo đức của dân tộc.

- Điều kiện thực hiện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thứccho cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị -

xã hội hiểu được ý nghĩa và tâm quan trọng của công tác phốihợp nhà trường với xã hội trong giáo dục đạo đức cho họcsinh trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay Từ sựnhận thức đúng đắn mà mỗi cá nhân, tập thể thấy được vai tròtrách nhiệm của mình mà tham gia đóng góp về nhân lực, vậtlực cho hoạt động giáo dục

Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyêngiữa gia đình, nhà trường và xã hội trong mọi hoạt động

Các lực lượng xã hội tham gia phối hợp giáo dục đạođức cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết và hết lòng vì thể

hệ trẻ của đất nước

Trang 24

- Biện pháp 4: Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tạo môi trường sư phạm lành mạnh và nguồn kinh phí hoạt động cho sự phối hợp nhà trường với các lực lượng xã hội

- Mục tiêu của biện pháp

Kết quả giáo dục là sự phối kết hợp các lực lượng giáoduc: gia đình - nhà trường - xã hội Mỗi lực lượng đảm nhậnmột vai trò, có mối quan hệ khăng khít, tương trợ, không thểtách rời nhau để tổ chức tốt mọi hoạt động giáo dục Tạo cácđiều kiện thuận lợi về CSVC, phương tiện, tài liệu…cho mọihoạt động, từ đó tạo niềm tin cho các lực lượng giáo dục thamgia phối hợp nhà trường với xã hội trong giáo dục đạo đứccho học sinhcó hiệu quả

Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xãhội, huy động các nguồn lực tài chính, đầu tư tăng cườngCSVC và trang thiết bị phục vụ cho giáo dục đạo đức Đảmbảo cơ sở vật chất, các điều kiện tài chính sẽ hỗ trợ giáo viêntrong việc giáo dục đạt hiệu quả Từ đó, việc tổ chức các hoạtđộng phối hợp nhà trường với xã hội trong giáo dục đạo đứccho học sinh sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn, hiệu quả hơn

Trang 25

-.Nội dung của biện pháp

Nhà trường là nơi chuyên trách việc giáo dục, đào tạo thế

hệ trẻ, nhà trường không thể không đóng vai trò quan trọngtrong việc phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh Qua điềutra chúng tôi thấy để phối hợp nhà trường với xã hội trong giáodục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có cácđiều kiện về cơ sở vật chất và học sinh được hoạt động trongmôi trường sư phạm lành mạnh có sự đoàn kết, chia sẻ giúp đỡlẫn nhau trong mọi công việc

Để tổ chức những hoạt động phối hợp nhà trường với xãhội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS đạthiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi nhà trường cần phải có nhữngđiều kiện vật chất nhất định

- Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng nhà trường thành một môi trường đoàn kết, có

sự tương thân tương ái, từ cảnh quan môi trường sư phạm đếncác điều kiện cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá

Trang 26

Xây dựng phòng truyền thống nhà trường là nơi lưu giữ,trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, tư liệu qua nhiều thời kỳphục vụ cho giáo viên và học sinh trong mọi hoạt động dạyhọc và giáo dục của nhà trường.

Bên cạnh sách giáo khoa hướng dẫn về tổ chức hoạtđộng GDNGLL hiện hành thì cần phải có các tài liệu thamkhảo, tài liệu tuyên truyền về lịch sử truyền thống quê hươngđất nước, truyền thống nhà trường và truyền thống của đoànđội

Các phương tiện kỹ thuật và thiết bị truyền thông đểphục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục được trang

bị đầy đủ

Phải có nguồn kinh phí cho việc tổ chức các hoạt độngGDNGLL và bồi dưỡng tập huấn đội ngũ giáo viên theo địnhkỳ

Trong điều kiện xã hội hiện nay thì việc tổ chức mọihoạt động đều cần phải có nguồn kinh phí nhất định, khi đóngân sách đầu tư cho giáo dục tuy đã có tăng hơn trước songvẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục Trong cácnhà trường ngân sách chi cho các hoạt động GDNGLL còn rất

Ngày đăng: 22/03/2019, 21:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w