A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. Một số khái niệm 2 1. Khái niệm thi hành án dân sự 2 2. Khái niệm xã hội hóa thi hành án dân sự 2 II. Nội dung của XHHTHADS 3 III. Sự cần thiết của XHHTHADS 4 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của XHHTHADS 5 2. Ý nghĩa của XHHTHADS 7 3. Những vướng mắc khó khăn trong việc xã hội hóa thi hành án dân sự: 8 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động xã hội hóa thi hành án dân sự: 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 2
I Một số khái niệm 2
1 Khái niệm thi hành án dân sự 2
2 Khái niệm xã hội hóa thi hành án dân sự 2
II Nội dung của XHHTHADS 3
III Sự cần thiết của XHHTHADS 4
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của XHHTHADS 5
2 Ý nghĩa của XHHTHADS 7
3 Những vướng mắc khó khăn trong việc xã hội hóa thi hành án dân sự: 8
4 Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động xã hội hóa thi hành án dân sự: 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
0
Trang 2A MỞ ĐẦU
Vấn đề xã hội hóa một số hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có lĩnh vực thi hành án đang là xu hướng tiến bộ trên thế giới Nghề Thừa phát lại
đã phát triển lâu đời và có truyền thống tại một số quốc gia như Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Luých-xăm-bua, Hà Lan , là một nghề độc lập, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước Mặc dù hành nghề tự do, không phải nhân viên nhà nước, nhưng Thừa phát lại được Nhà nước bổ nhiệm, trao quyền để thực hiện một số công việc Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thừa phát lại có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định Hoạt động của Thừa phát lại chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước như Tòa án, công tố, Bộ Tư pháp và chịu sự kiểm tra, quản lý của tổ chức nghề nghiệp Thừa phát lại
Ở Việt Nam, việc xã hội hóa công tác thi hành án dân sự và phát triển tổ chức Thừa phát lại đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm và triển khai Vai trò của Thừa phát lại ngày càng được khẳng định, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, trong quan hệ với
cơ quan nhà nước và trong các quá trình tố tụng, giúp giảm tải công việc cho cơ quan thi hành án dân sự và Tòa án, tạo điều kiện để hoạt động tư pháp đúng pháp luật, nhanh hơn, hiệu quả hơn
Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hãy làm rõ vấn đề xã hội hóa thi hành án
dân sự? Tại sao cần thiết phải xã hội hóa thi hành án dân sự” cho bài tập lớn
học kỳ của mình Bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung lẫn hình thức Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy/ cô
1
Trang 3B NỘI DUNG
I Một số khái niệm
1 Khái niệm thi hành án dân sự
THADS được hiểu là việc đưa BA, QĐDS của Tòa án ra thi hành trên thực
tế Vì vậy, đối tượng của thi hành án dân sự là các BA, QĐDS của tòa án và các quyết định khác như các quyết định về tài sản trong vụ án hình sự, hành chính, bản án nước ngoài,
THADS giúp cho BA, QĐDS của Tòa án được thực thi trên thực tế, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự có ý nghĩa, bảo vệ được quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước
Trước ngày 01/7/1993, việc tổ chức THADS do Tòa án thực hiện, sau ngày
đó, việc THADS được thực hiện bởi cơ quan “chuyên biệt” và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động THADS từ ngày đó Có quan điểm cho rằng, THADS là hoạt động mang tính hành chính vì hoạt động này mang tính chấp hành – điều hành Quan điểm khác lại cho rằng đây là hoạt động mang tố tụng, tòa án không phải là cơ quan duy nhất thực hành quyền tư pháp và việc thực hiện THADS còn liên quan đến tài sản nên không thể mang tính hành chính Có quan điểm lại cho rằng THADS mang tính độc lập khi nó vừa mang tính hành chính, vừa mang tính tư pháp Tuy vậy, quan điểm thứ hai (tính tố tụng) vẫn chiếm ưu thế hơn
Như vậy, có thể định nghĩa cho THADS là một dạng của hoạt động tư pháp; trong đó CQTHADS có thẩm quyền thực hiện các biện pháp do pháp luật quy định, tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật
2 Khái niệm xã hội hóa thi hành án dân sự
2
Trang 4Muốn hiểu được XHHTHADS là gì thì cần hiểu “xã hội hóa” là gì Hiểu một cách nôm na thì “xã hội hóa” là việc đưa một điều gì đó ra ngoài xã hội để
nó trở thành của chung của xã hội
Về khía cạnh pháp lý, XHHTHADS là việc nhà nước trao quyền lực trong việc thi hành các BA, QĐDS của mình cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tạo điều kiện cho người dân, xã hội tham gia vào hoạt động tư pháp, người dân
có quyền lựa chọn tổ chức thi hành án cho mình
Để thực hiện XHHTHADS, một số nước trên thế giới lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án tư nhân hành nghề theo quy chế thừa phát lại TPL là tổ chức
tư nhân được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc thi hành án dân sự dựa trên sự giám sát của các cơ quan nhà nước Hoạt động của TPL góp phần giảm bớt công việc của các cơ quan THADS và án tồn đọng từ đó kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan,
tổ chức được THADS.1
II Nội dung của XHHTHADS
Trong THADS, các đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến việc THA và
có quyền tự định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật Nếu các đương sự có hiểu biết đúng về pháp luật, nhận thức đúng các quyền và nghĩa vụ của họ trong THADS thì họ sẽ tự nguyện thực hiện và việc THADS sẽ thuận lợi Vì vậy, xã hội hóa hoạt động THADS trước hết phải động viên được các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các đương sự, thuyết phục các đương sự tự nguyện THADS
Theo đó mọi cá nhân cơ quan, tổ chức đều được tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án dân sự
3
Trang 5Thi hành án dân sự phức tạp, các công việc thuộc về tổ chức THADS đòi hỏi phải do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới thực hiện được như việc ra quyết định THA, tổ chức THA, tổ chức cưỡng chế THA… thì lại không
xã hội hóa Tuy nhiên, đối với một số công việc mà việc thực hiện mang tính chất kĩ thuật không nhất thiết phải sử dụng quyền lực Nhà nước mới thực hiện được như xác minh tài sản, địa chỉ của người phải THA dân sự, bảo quản, định giá và bán tài sản kê biên v.v có thể giao cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện và đương sự phải chi trả các chi phí cho việc thực hiện chúng thì có thể XHH
Để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia tổ chức THADS có thể thiết lập mô hình tổ chức thi hành án bán công nhưở Nhật Bản, hoặc mô hình tổ chức thi hành án tư nhân như ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Hungary Nếu theo mô hình thi hành án bán công, việc tổ chức THADS sẽ do cả công chức và viên chức đảm nhiệm thực hiện, thù lao của họ trước hết lấy từ phí do đương sự nộp, trường hợp phí thu từ đương sự không đủ chi trả thì sẽ lấy từ Ngân sách nhà nước hỗ trợ Nếu theo mô hình thi hành án tư nhân thì việc tổ chức thi hành án
do các văn phòng, tổ chức thi hành án dân sự tư nhân đảm nhiệm Các văn phòng, tổ chức thi hành án dân sự tư nhân được giao thực hiện một số công việc
về thi hành án dân sự sẽ tự chủ về kinh phí hoạt động, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình
Bên cạnh đó, để bảo đảm việc THA nhanh chóng và đúng pháp luật thì phải kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động THADS Hiện nay, các hoạt động này chủ yếu do Viện kiểm sát thực hiện do vậy vừa tốn kém cho ngân sách Nhà nước, vừa chưa thực sự đạt hiệu qủa cao Để khắc phục tình trạng này cần phải xã hội hóa cả việc giám sát, kiểm tra hoạt động THADS Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền hạn, nhiệm vụ trong việc giám sát, kiểm tra các
4
Trang 6hoạt động THADS Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc THADS có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động THADS và trả lời các yêu cầu, kiến nghị của họ trong thời hạn do pháp luật quy định
III Sự cần thiết của XHHTHADS
Phần này sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao phải có XHHTHADS Như đã trình bày ở trên, việc XHHTHADS là một bước phát triển mới của công cuộc THADS nói riêng và cho nền tư pháp nói chung Ở Việt Nam, việc xã hội hóa công tác thi hành án dân sự và phát triển tổ chức Thừa phát lại đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm và triển khai, điều này khẳng định XHHTHADS là cần thiết đối với hoạt động THADS Điều này trước hết xuất hết từ cơ sở lý luận
và thực tiễn của XHHTHADS và ý nghĩa của XHHTHADS
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của XHHTHADS
1.1 Cơ sở lý luận
Thứ nhất, theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, sự phát triển của lực lượng sản xuất kéo theo sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước Từ Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội và dần tiến tới
xã hội cộng sản, một xã hội mà không còn giai cấp, Nhà nước sẽ không còn cơ
sở nào để tồn tại Đó là khi mọi hoạt động trong xã hội sẽ không có sự can thiệp hay điều khiển bởi Nhà nước, và việc THADS cũng sẽ nằm trong xu hướng phát triển đó Đó là lý do XHHTHADS là một sự tất yếu cần có của xã hội
Thứ hai, với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, từng bước xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung, bao cấp, tạo sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia các giao lưu dân sự, kinh tế Với lẽ đó, XHHTHADS là một chủ trương lớn trong tiến trình cải cách tư pháp, bao hàm khả năng chuyển giao ngày càng nhiều hơn các công việc về THADS mà Nhà nước đảm nhận cho
5
Trang 7cá nhân, tổ chức phi Nhà nước thực hiện; khuyến khích nhân dân tham gia vào THADS, nâng cao tính tích cực, tự chủ của nhân dân để chia sẻ với Nhà nước, góp phần tăng cường dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Theo đó, Tại Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chỉ rõ hướng cơ bản của việc đổi mới hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay là “Nhà nước cũng cần phải giảm việc can thiệp quá sâu vào quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các quan hệ dân sự để tập trung hướng mạnh vào xây dựng thể chế, sử dụng các công cụ điều hành vĩ mô” Cũng tại hội nghị này Đảng cũng chỉ ra định hướng
cơ bản của việc xã hội hóa “… Xã hội hóa không đồng nghĩa với phi Nhà nước hoá và càng không phải là tư hữu hoá Phương châm cơ bản ở đây vẫn là Nhà nước và nhân dân cùng làm” Trên cơ sở đó pháp luật đã trao cho người dân quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, có thể thấy rằng việc XHHTHADS hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu là hiệu quả của công tác THADS
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, việc THADS chủ yếu do cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện, tuy nhiên với số lượng bản án, quyết định cần được thi hành quá lớn
đã tạo áp lực lên cơ quan THADS
Tính đến ngày 30/9/2015, các cơ quan THADS được phân bổ 9.957 biên chế, trong đó đã thực hiện được 9.681/9.957 biên chế được giao (trong đó có 4.128 Chấp hành viên, 607 Thẩm tra Viên, 1.731 Thư ký thi hành án)2 Mặc dù vậy, số lượng cán bộ thi hành án hiện vẫn còn thiếu, do các vụ việc THADS cũng tăng hàng năm cả về số lượng lẫn giá trị phải thi hành, vì vậy, số lượng
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác tư pháp năm 2015
6
Trang 8Chấp hành viên dù có tăng thì cũng vẫn ở tình trạng “người đuổi theo việc” và chưa đáp ứng được so với khối lượng vụ việc THADS hàng năm
Thứ hai, nguồn tài chính cho công tác THADS và trụ sở, trang thiết bị cho công tác THADS luôn luôn trong tình trạng chưa đáp ứng được yêu cầu Trong khi đó nguồn ngân sách cho khối cơ quan này cũng lên đến gần nghìn tỷ đồng mỗi năm Hậu quả là lượng án tồn đọng vẫn còn nhiều Cụ thể, số việc và tiền chuyển kỳ sau của năm 2015 vẫn còn nhiều, nhất là về tiền (257.427 việc tương ứng với số tiền 83.136 tỷ 885 triệu 439 nghìn đồng), chưa hoàn thành chỉ tiêu giảm việc thi hành án chuyển kỳ sau Lượng án tồn đọng qua nhiều năm vẫn chưa được giảm mạnh.Bên cạnh đó, việc phân loại án có điều kiện, không có điều kiện thi hành tại một số cơ quan THADS địa phương còn thiếu chính xác
Có hai giải pháp để khắc phục tình trạng này là:
(1) Tiếp tục tăng biên chế thật nhiều cho cơ quan THADS, kèm theo đó là tăng ngân sách cho cơ quan này để giảm lượng án tồn đọng Nếu vậy, sẽ mâu thuẫn với chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế bộ máy Nhà nước
(2) Hoặc xã hội hóa thi hành án dân sự ở mức độ nhất định thông qua chế định Thừa phát lại
2 Ý nghĩa của XHHTHADS
XHHTHADS có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc THADS, chính ý nghĩa mà nó tạo ra là lý do lớn nhất cho sự tồn tại của XHHTHADS
Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, XHHTHADS giúp làm giảm gánh nặng về nhân lực, chi phí của Nhà nước cho hoạt động thi hành án
Thứ hai, XHHTHADS sẽ góp phần khắc phục tình trạng chây ỳ, quan liêu trong thi hành án
7
Trang 9XHHTHADS sẽ tạo ra cơ chế mới, nguồn lực mới cho THADS do có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thi hành án tư nhân với nhau và giữa doanh nghiệp thi hành án tư nhân với cơ quan Nhà nước làm công tác quản
lý THA Qua đó, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ thi hành án phải tự nâng mình lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công tác thi hành án, do đó, khắc phục được tình trạng quan liêu trong công tác thi hành án,
từ đó, các bản án, quyết định của Toà án sẽ được thi hành một cách nhanh chóng
và hiệu quả hơn
Thứ ba, XHHTHADS sẽ khuyến khích nhân dân tham gia vào lĩnh vực THADS, khuyến khích việc tự nguyện thi hành án từ phía người phải thi hành
án và người được thi hành án, nâng cao tính tích cực, tự chủ của nhân dân, chia
sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần tăng cường dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước XHHTHADS còn góp phần tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội
8
Trang 103 Những vướng mắc khó khăn trong việc xã hội hóa thi hành án dân sự:
Thứ nhất, số việc thi hành án hiện nay các Văn phòng Thừa phát lại đang thụ lý rất ít so với tiềm năng Điều này do người dân chưa biết nhiều đến thẩm quyền tổ chức thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại Mặc dù công tác tuyên truyền liên tục được đẩy mạnh, nhưng hiệu quả thực tế chưa cao
Thứ hai, về phạm vi địa hạt thi hành án quá hẹp: Số việc thi hành án hiện nay các Văn phòng Thừa phát lại đang thụ lý còn ít so với tiềm năng, một phần
là do phạm vi thẩm quyền tổ chức thi hành án theo địa bàn quận, huyện quá hẹp
Thứ ba, về việc rút đơn yêu cầu thi hành án từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại Thực tế có nhiều trường hợp người dân đang có đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự, nay có yêu cầu rút đơn
để chuyển sang thi hành án tại Văn phòng Thừa phát lại Tuy nhiên, về lâu dài, cần quy định cụ thể nội dung này trong Luật Ngoài ra, cần quy định cụ thể hậu quả pháp lý, cũng như giải quyết các vấn đề về thanh, quyết toán theo giai đoạn thi hành án đã thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi thi hành trên thực tế
Thứ tư, về cơ chế ủy thác: Hiện nay pháp luật chưa quy định về việc ủy thác giữa Văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan thi hành án và ngược lại Vậy trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án mà phát sinh các tài sản ở các địa phương khác hoặc bản án, quyết định đang tổ chức thi hành ở địa phương khác, mà phát hiện tài sản tại TP Hồ Chí Minh, mà đương sự có yêu cầu ủy thác cho Văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thì hiện nay
9
Trang 11chưa có hướng xử lý Vì vậy, cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới
4 Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động xã hội hóa thi hành án dân sự:
Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật , cần thiết ban hành luật về Thừa phát lại như một ngành luật ở Việt nam, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thừa phát lại trong hoạt động tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Thừa phát lại, để người dân được biết bên cạnh cơ quan thi hành án dân sự, người dân còn
có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án, đồng thời có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án để cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, mặt khác cũng là nhằm tạo điều kiện để người dân biết thêm quyền lợi của mình khi tham gia vào quan hệ thi hành án dân sự
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại Mặc dù Thừa phát lại là những người đã đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh tư pháp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án Tuy nhiên, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ Thừa phát lại hiện nay chưa thể so sánh với đội ngũ chấp hành viên nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thi hành án Vì vậy, cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho Thừa phát lại để nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án Mặc khác, trong thời gian chưa có chương trình đào tạo Thừa phát lại chuyên biệt, cần có cơ chế cho phép Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên do Học viện Tư pháp tổ chức
10