khái niệm, nội dung, nghệ thuật truyện cười, phân tích truyện trạng quỳnh để làm rõ vấn đề

9 23.9K 58
khái niệm, nội dung, nghệ thuật truyện cười, phân tích truyện trạng quỳnh để làm rõ vấn đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người xưa có câu “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Qủa thật , trong cuộc sống hiện đại nụ cười đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, không những về mặt sinh học lẫn tinh thần, hãy thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, trở về nhà xem một chương trình hài đặc sắc , gây ra những trận cười sảng khoái thì còn gì bằng.

MỞ ĐẦU Người xưa có câu “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Qủa thật , trong cuộc sống hiện đại nụ cười đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, không những về mặt sinh học lẫn tinh thần, hãy thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, trở về nhà xem một chương trình hài đặc sắc , gây ra những trận cười sảng khoái thì còn gì bằng. Đối với ông cha ta ngày xưa, khi chưa có các công nghệ hiện đại như ngày nay để tạo ra tiếng cười giải toả mệt mỏi , mà đơn giản chỉ là những câu truyện cười có kết cấu khá đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ nhưng lại vô cùng sâu sắc. Không chỉ với mục đích gây cười mà truyện cười dân gian ngày xưa còn có chức năng phản ánh đời sống của nhân dân qua quá trình lao động, sản xuất, châm biếm thói hư tật xấu của con người, hay thậm chí là dung nó như một vũ khí đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như giá trị nội dung nghệ thuật sâu sắc cùng với Trang 1 sự yêu thích thể loại văn học dân gian đặc sắc này, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau phân tích , “ mổ xẻ” từng nội dung được nhân dân ta phản ánh trong truyện cười và xin đưa ra các nhận định trong bài tiểu luận sau. Trong quá trình làm bài có thể còn nhiều sai sót, tuy góp nhặt từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng đa phần là ý kiến chủ quan, vì thế mong rằng sau khi xem qua bài này, thầy sẽ có những ý kiến góp ý để chúng em hoàn thiện thêm bài làm của nhóm, cũng như thu thập thêm kiến thức khách quan hơn. I. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỆN CƯỜI 1. Khái niệm Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, làm cho chúng ta cười, có thể là cười mỉm hoặc cười giòn giã, cũng có khi là nụ cười nhếch mép với thái độ căm phẫn hay khinh ghét. 2. Nội dung và nghệ thuật 2.1.Nội dung Nhân vật trong truyện cười thực rất đa dạng phong phú tuy nhiên theo như nghiên cứu của một số chuyên gia thì truyện cười xoay quanh các nội dung như sau: - Truyện khôi hài( hài hước) là truyện có tiếng cười nhằm mục đích mua vui là chủ yếu, không hoặc ít có tính chất phê phán đả kích. Chẳng hạn như truyện Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ… - Truyện trào phúng( hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội dung phê phán, đả kích mạnh mẽ như: Lạy cụ đề ạ, truyện Phú hộ ngã sông, truyện Nam mô boong, Trang 2 - Truyện tiếu lâm(theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ. Ví dụ như truyện Đỡ đẻ giỏi nhất đời, Đầy tớ, Trời sinh ra thế, Thơm rồi lại thối, 2.2.Nghệ thuật Có nhiều phương pháp gây cười được sử dụng trong truyện cười dân gian Việt Nam như: - Lấy lời nói gây ra tiếng cười, ví dụ : Giấu đầu hở đuôi, Bẩm chó cả, Có con giun đất… - Cử chỉ gây cười, ví dụ như: Hai anh lười, Làm theo bố vợ, Kén rể lười… - Lấy hoàn cảnh gây cười: Sát sinh tội nặng lắm!, - Ngoài ra còn một số phương pháp như phóng đại sự việc, dùng yếu tố bất ngờ, ẩn dụ, nhân hóa,… II. PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, có một nhân vật khá là nổi tiếng thường xuất hiện cùng với mảng truyện về trào phúng, châm biếm gay gắt xã hội phong kiến, rất được nhân dân ta ủng hộ và dùng những câu truyện đó làm tiếng nói chung, vũ khí lợi hại để chống chế độ phong kiến hà khắc , cũng như tầng lớp tay sai cường hào ác bá, chuyên đàn áp, moi móc tiền của dân làng. Nhân vật đó không ai khác là Trạng ( tầng lớp trí thức thời bấy giờ), có rất nhiều trạng như: Trạng Lợn, Trạng Lường, Thủ Thiệm, Thằng Cuội,…trong đó số lượng truyện của Trạng Quỳnh được biết đến khá nhiều cho đến ngày nay. Vào giữa thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn và bắt đầu bộc lộ bản chất xấu xa, tàn nhẫn, đúng lúc đó Trạng Quỳnh xuất hiện với sự thông minh, nghịch ngợm đến cao độ, “ đánh” cho tơi bời từ trên xuống dưới, từ Vua- Chúa, quan lại cho đến những tên lính tham lam, cậy thế vơ vét tiền bạc của nhân dân và đánh vào tận những tường thành của chế độ phong kiến lỗi thời, vào Trang 3 thần thánh, không một chút nể nang. Để làm rõ quan điểm trên, chúng ta phải đi vào phân tích mẫu truyện về nhân vật này. Xin phân tích truyện : “ Tất cả đều câm điếc”. Truyện kể như sau: Sinh thời, lúc còn thanh niên, nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh không ưa gì chuyện cử nghiệp bởi chính ông là người luôn châm chọc cái cảnh phải luồn cúi của các "Bậc công hầu". Vì vậy, mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng, tìm cách nói lãng sang chuyện khác. Lần ấy vì nể thầy học, lời khuyên của bạn bè, và lòng kỳ vọng của dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà Chúa mừng sinh nhật con trai, các quan trường bèn nảy ra ý định nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thi nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: Bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca công đức của chúa và sự an vui của mọi người, nhưng nghĩa ẩn của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân". (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại: "Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường ngu chi đức". (Nghĩa là: Trên cũng vui vậy thay, dưới cũng vui vậy thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu). Trang 4 Mới nghe đọc lên lần đầu chúa Trịnh đã khen: Hay quá, người làm hai câu này thật xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo đứng bên cạnh cũng đã từng nghe danh tiếng của Quỳnh, liền tâu với chúa: - Khải chúa? Trong hai câu ấy, thần thấy có ẩn cái ý không thuận. - Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy có gì mà không thuận? - Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm. - Ta cho phép quan cứ nói. - Khải chúa, nếu vậy thần xin nói, hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm, thì rõ ràng là câu chưởi tục. - Chưởi tục cũng không sao, mà người cứ trình bày ta nghe thử! - Vậy thần mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" Trang 5 Nghĩa là "Trên cũng câm, dưới cũng câm" (thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ!). Còn " đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan lại dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn". - Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật! - Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai", nghĩa là "Đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai". (Ung tai tức thối tai, là cả trên dưới đều là một lũ điếc đấy ạ). Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đầu lai Đường ngu chi đức" nghĩa là hắn bảo " ỉa vào đầu lũ nha lại dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu". - Lão quát! Thật láo quá! Vậy thì nên xử lý như thế nào? - Khải Chúa! Đối với Quỳnh phải hết sức thận trọng. Không thể bắt bẻ hắn ta, vì trên giấy trắng mực đen không thể luận tội được. Chí có một cách bí mật đánh hỏng y. Thần là chủ khảo, nên điều ấy không khó, xin chúa hãy yên lòng. Mà đánh hỏng Quỳnh có nghĩa là làm theo đúng ý của Quỳnh đâu có cần đỗ đạt. Quỳnh đi thi là để đáp lại tấm thịnh tình của mọi người thân, Trang 6 lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "Chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết. Bằng sự thông minh, tài trí của mình, Trạng Quỳnh đả kích mạnh mẽ tầng lớp vua chúa cũng như bọn nịnh thần thời bấy giờ, trong đó cách dùng từ đồng âm trong tiếng Hán và Nôm hết sức đặc sắc , bên ngoài tiếng Hán là những mỹ từ nghe thật êm tai lúc ban đầu nhưng thực chất từng câu từng chữ từ miệng Quỳnh thốt ra đều có ẩn ý mang đậm tính phê phán, châm biếm gay gắt. Trong thời đại phong kiến , đáng lý ra vua chúa đại diện cho cái cao cả, tốt đẹp thì mới thu phục được lòng dân, vậy mà đàn áp, bóc lột nhân dân , lúc dân khó khăn nhất lại không thấy vua quan lo lắng mà làm lơ, lo cho riêng bản thân mình “ Quan tắc cổ, dân tắc cổ”, mị dân , chưa làm được gì cho dân mà tự xưng “ đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân” ( theo nghĩa Hán ). Ngoài ra, truyện cười này cũng cho ta thấy được mặt trái của chế độ phong kiến thối nát , sự quan liêu của quan trường, cả vua lẫn quan lại coi thi. Chấm thi theo cảm tính, chủ quan, hễ thí sinh khen nghe mát tai, mát dạ thì được đổ, còn bôi nhọ danh dự, phê phán thì lại đánh rớt, sự bất công thể hiện khá rõ nét trong thi cử thời bấy giờ. Đối với một bậc tài trí như Quỳnh, không những không trọng dụng mà nhiều lần tìm cách hãm hại đến chết. Quỳnh là một nhân vật có thật vào đời Hậu Lê, tuy nhiên những câu truyện gắn với ông ít nhiều cũng có phần hư cấu, thêm thắt của các tác giả dân gian. Thông qua đó, nhân dân muốn dùng hình tượng nhân vật Trạng vừa để bày tỏ tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng của mình, đó là khát khao dân chủ, có được đời sống ấm no hạnh phúc, vừa dùng làm vũ khí đấu tranh với chế độ phong kiến ngày xưa. Tiếng cười giòn giã vang lên từ nhân dân khi nghe truyện Trạng chính là những “ mũi tên tư tưởng” đâm Trang 7 xuyên vào bộ máy chính quyền chuyên chế, xoáy sâu vào lối sống vô trách nhiệm, quan liêu của tầng lớp vua chúa, quan lại thời bấy giờ, thậm chí bằng những từ ngữ nặng nề “ỷ đầu lai Đường ngu chi đức”( theo nghĩa Nôm) , mà thế hệ con cháu sau này phải gật gù, nể phục sự thông thái , ần ý tài tình của cha ông, của những con người rất đỗi bình dân nhưng rất khéo léo và có học thức trong cách đối đáp với tầng lớp trên chính là những kẻ được ăn học, sống nhờ của cải mà nhân dân chân lấm tay bùn cực khổ , bán mặt cho đất bán lưng cho trời làm ra vậy mà không lấy gì làm hổ thẹn còn lạnh lùng xem dân như cỏ rác không đáng một xu, một hào. Chính vì vậy, văn học dân gian đối với chế độ phong kiến quả là một kẻ thù đáng sợ, không thể trị tội dân bằng những câu truyện cười như vậy dù biết bản thân đang bị chế giễu, nếu không muốn làm trò cười cho thiên hạ hoặc tự mình thú nhận “ lạy ông tôi ở bụi này” thì chỉ biết nuốt giận mà bỏ qua như Chúa và bọn quan lại xu nịnh trong câu truyện trên dù rất hận Quỳnh, trong khi nhân dân đã được một trận cười no nê. Tuy nhiên, nói đi phải nói lại, tính chất thực sự của truyện cười cũng chỉ là tưởng tượng hư cấu của nhân dân, tạo tiếng cười âm thầm, như mạch nước ngầm trong nội bộ nhân dân, mặc dù thực chất sự bất công luôn tồn tại , luôn hiện diện bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời đại nào và người hứng chịu đều là tầng lớp bình dân nghèo khó, lam lũ, bất lực trước xã hội bất công, chỉ biết dùng tiếng cười để giải tỏa nổi uất ức, xóa tan mệt nhọc để tiếp tục đứng lên gồng gánh tài chính cho đất nước và rồi bị vơ vét hết vào tay giai cấp thống trị nghĩ mà nhức nhối, vừa thương cho cảnh cùng quẩn của nhân dân vừa hận bọn vua chúa quan lại và tay sai xu nịnh. III. KẾT LUẬN Truyện cười gắn liền với lao động sản xuất của nhân dân cũng như các thể loại văn học dân gian khác, tuy nhiên cũng có điểm khác biệt ví như truyện cổ tích nói về cả cái thiện lẫn cái ác và thiện lúc nào cũng Trang 8 thắng ác, còn đối với truyện cười nội dung xoay quanh nó chỉ là để phê phán cái xấu của xã hội, như là tấm gương phản ánh tất cả , mà bất kỳ ai làm điều trái quấy khi soi mình vào đều phải hổ thẹn. Truyện cười luôn là người bạn thân của tầng lớp nhân dân, như một bàn tay vô hình bóc tách , phơi bày điều xấu mà không ai có thể phát hiện ra được, đồng thời cũng là đôi cánh để nhân dân gửi đi những thông điệp về khát vọng dân chủ, một cuộc sống ấm no, công bằng và hạnh phúc kể cả người trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Trang 9 . thánh, không một chút nể nang. Để làm rõ quan điểm trên, chúng ta phải đi vào phân tích mẫu truyện về nhân vật này. Xin phân tích truyện : “ Tất cả đều câm điếc”. Truyện kể như sau: Sinh thời,. vật đó không ai khác là Trạng ( tầng lớp trí thức thời bấy giờ), có rất nhiều trạng như: Trạng Lợn, Trạng Lường, Thủ Thiệm, Thằng Cuội,…trong đó số lượng truyện của Trạng Quỳnh được biết đến khá. sống, làm cho chúng ta cười, có thể là cười mỉm hoặc cười giòn giã, cũng có khi là nụ cười nhếch mép với thái độ căm phẫn hay khinh ghét. 2. Nội dung và nghệ thuật 2.1 .Nội dung Nhân vật trong truyện

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan