Cũng giống như truyện cổ tích, thì nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn đại đa số là các con vật, loài vật ;ngoài ra, cũng có cây cỏ hoa quả (Cây sậy và cây ô liu), các vật vô tri, những điều vô hình vạn trạng, thân thể con người và những bộ phận trên thân thể người, tính nết, mượn cả thần phật, ma quỷ, hay tạo hóa (Gió và mặt trời, Người cha và các con trai, Ông già và thần chết…),…có khi là bộ phận của con người.
I. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN 1. Khái niệm : Mượn loài vật để nêu lên bài học luân lý,kinh nghiệm sống một cách kín đáo,tế nhị bằng văn vần hoặc văn xuôi. Ví dụ tiêu biểu như các truyện: Thỏ và rùa, Thầy bói xem voi,… 2. Nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn: 2.1. Nhân vật chính: Cũng giống như truyện cổ tích, thì nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn đại đa số là các con vật, loài vật ;ngoài ra, cũng có cây cỏ hoa quả (Cây sậy và cây ô liu), các vật vô tri, những điều vô hình vạn trạng, thân thể con người và những bộ phận trên thân thể người, tính nết, mượn cả thần phật, ma quỷ, hay tạo hóa (Gió và mặt trời, Người cha và các con trai, Ông già và thần chết…),…có khi là bộ phận của con người. Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra đây là truyện cổ tích ,đây là truyện ngụ ngôn. Khác là điểm đó, Các con vật trong truyện cổ tích ít nhiều có liên quan đến cuộc sống của chủ nhân nguồn truyện kể. Con vật trong truyện cổ tích được phân loại cụ thể nhằm mang ý nghĩa nào đó (người nghiên cứu có thể thông qua sự phân loại đó để xác định những truyện của người đi săn, người làm ruộng hay người chăn nuôi). Ví dụ: Sự tích con khỉ cho ta biết truyện kể của loại người trưởng giả, Con voi với người quản tượng cho biết về cuộc sống của người chăn nuôi… Thông qua đó, truyện ngụ ngôn muốn đưa ra bài học triết lý về đạo đức đối với người đời. đơn cử như: thỏ bị ốc sên cho một bài học về tính kiêu căng trong Thỏ và Ốc Sên. 2.2. Xung đột trong truyện: Trang 1 Xung đột trong truyện ngụ ngôn thường từ hai hoặc hơn hai con vật trở lên,giữa chúng có mối thù địch gì đó với nhau,như sư tử và muôn thú, sói và cừu, Ví dụ: truyện Sói và Cừu xung đột giữa Sói và Cừu là xung đột vốn có nhưng vẫn thể hiện ở mặt lí lẽ. Lí lẽ của Sói chỉ là ngụy biện và Cừu luôn nhìn ra được mặt trái của lời dụ dỗ ngon ngọt. Từ đó rút ra được một chân lí trong cuộc sống: “chẳng ai cho không ai cái gì”. Chúng tranh chấp lãnh thổ, quyền lực với nhau dẫn đến cao trào của truyện. Hoặc không có quan hệ thù địch đi chăng nữa,thì vẫn xảy ra xung đột,thực chất là đây là sự đối lập giữa hoàn cảnh sống, cách suy nghĩ của nhân vật chính, tiêu biểu như: Chuột Nhà – Chuột Đồng. Vậy, xung đột đố biểu hiện ra như thế nào? Không chỉ bằng hành động đơn thuần mà còn là ở lý lẽ hành động. Điều này làm người đọc cảm nhận rõ hơn, dễ hiểu và cảm thấy gần gũi hơn, vì những hành động đó, lý lẽ đó là của con người,luôn ở xung quanh con người. và trong đại đa số các truyện ngụ ngôn, phần tranh luận, lý lẽ đó nhiều hơn hành động. các con vật trong truyện ngụ ngôn, phản ứng của con người ta thể hiện ở mặt lí trí, suy lí hơn là cảm xúc, tình cảm. Ví dụ: truyện Con thỏ, trong lúc gặp nạn nguy cấp, thỏ vẫn đủ thời gian và lí trí để tự rút cho mình và cũng cho mọi người bài học. Câu truyện kết thúc không để lại tình cảm đặc biệt nào cho người đọc. Người đọc không cảm thấy thương tiếc cho chú thỏ nhút nhát bị nạn. Người ta suy nghĩ về câu chuyện nhiều hơn là cảm xúc mà câu chuyện mang lại. Trong truyện cổ tích về loài vật, người kể và người nghe có thể thể hiện tình cảm yêu ghét rõ rệt đối với con vật, cũng như thể hiện tình cảm với nhân vật trong cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. Ví dụ: truyện Chú thỏ thông minh, lừa được bao nhiêu thú dữ, lại có thể xử kiện một cách tài Trang 2 tình mà không quan tòa nào xử được. Người đọc sẽ cảm phục chú thỏ thông minh vô đối này và thỏa mãn vì cách xử lí tình huống nhanh nhạy của thỏ. Các nhận vật chính xung đột nhau,xoay quanh vấn đề là cái đúng- cái sai, cái chân lý- cái ngụy biện, Từ đó, phản ánh được những xung đột xã hội giữa người bị áp bức –kẻ áp bức, kẻ thống trị- người bị trị. 2.3. Kết cấu của truyện: Đặc trưng này tạo nên kiểu kết cấu tiêu biểu một màn kịch của truyện ngụ ngôn. Nó gần giống như quy tắc “tam duy nhất” của kịch cổ điển. Nét đặc trưng của kiểu kết cấu này: - Tình huống, hoàn cảnh được chỉ dẫn cụ thể . - Nhân vật được miêu tả sắc nét. - Đối thoại hoặc độc thoại hàm súc, hành động diễn ra mau lẹ. Ở đặc trưng kết cấu này truyện ngụ ngôn có vẻ gần với truyện cười. Tuy nhiên, theo La Phôngten, truyện ngụ ngôn gồm phần xác (câu chuyện) và phần hồn (điều răn dạy). Có đôi khi điều răn dạy được diễn tả thành lời, tức là dựa theo quan niệm của La Phôngten thì phần “hồn” được “hiện ra” bên ngoài xác. Tác giả Đông Tây ngụ ngôn nêu nhận xét bao quát về những kiểu kết cấu này: “Các nhời quy trâm, khi thì ăn luôn theo vào bài, chỉ như gợi cái đại ý ra; khi thì đứng lìa rời hẳn ra ngoài như để thúc kết lại; lúc thì dàn ngay trên đầu bài như nhời giáo đầu; lúc thì dồn ở dưới cuối như cái khung đóng bài vậy. Có nhiều nhời trâm quy có thể lấy ra mà dùng như những câu tục ngữ, ca dao được…”. Với những nội dung đụng chạm nhiều đến Trang 3 giai cấp, kiểu truyện ngụ ý không được “diễn tả bằng lời” được sử dụng triệt để và cũng là kiểu truyện gốc của ngụ ngôn. Nói đến ngụ ngôn dân gian, nói đến tính chất vừa kín đáo, hàm súc, vừa hồn nhiên, sinh động, ta thường nghĩ ngay đến những bài ca dao ngụ ngôn và những câu tục ngữ có ý vị ngụ ngôn (mật ngọt chết ruồi, giậu đổ bìm leo, thừa nước đục thả câu…). Tuy kết cấu giản dị,thường chỉ là một tình tiết, một tình huống, một hoàn cảnh nhưng cính điều đó làm cho truyện ngụ ngôn có giá trị hơn khi mang theo bài học cuộc sống cho đọc giả, không ai có thể bình phẩm cả. 2.4. Tính chất của truyện: Về mục đích, truyện ngụ ngôn đưa ra bài học triết lý về xã hội,con người. Đó có thể là bài học xử thế hơn là khẳng định hay phê phán hiện thực. Về đặc điểm tính chất, truyện ngụ ngôn vừa có tính dân gian, vừa có tính vawnh ọc viết ( bác học), vì tính hàm súc có phần bác học. ( dùng lời văn,nghệ thuật miêu tả,…rất đặc sắc) Về đặc điểm hư- thực của truyện, ở truyện ngụ ngôn câu truyện kể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng.( khác với truyện cổ tích, có sự đan xen thực tế và hư cấu) Hư cấu ngụ ngôn là hư cấu chịu sự chi phối của tư duy suy lí. Tức là câu truyện được kể có sự chọn lọc trong việc chọn lựa nhân vật, hoàn cảnh sao cho phù hợp với ý tưởng có sẵn. Truyện ngụ ngôn không sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật mà chỉ đặt ra câu chuyện để minh họa cho ý tưởng của mình. Dù trong truyện ngụ ngôn có xuất hiện con người làm ta liên tưởng đến một sự kiện thực tế, hiện tượng thực tế thì đó cũng không phải là một hiện tượng thực tế cụ thể mà chỉ là một loại hiện tượng thực tế. Trang 4 Nói như vậy không có nghĩa là truyện ngụ ngôn hoàn toàn không dựa trên tính xác thực. Xét trên góc độ nào đó ta vẫn có thể ít nhiều hiểu biết về những đặc tính của các con vật và về tâm lí, tính cách con người. Tác giả ngụ ngôn chỉ dựa vào một mặt nào đó của sự việc trong thực tế để từ đó xây dựng nên câu chuyện cho phù hợp với ý tưởng muốn gởi gắm. 2.5. Giá trị nội dung và ý nghĩa: Thứ nhất,truyện ngụ ngôn phê phán những sai lầm, thói hư tật xấu của con người,để răn dạy, rút ra bài học về đạo lý, kinh nghiệm sống. Đơn cử truyện: Đẽo cày giữa đường: phân phán những người không có lập trường,thiếu quyết đoán trong công việc. Vậy thói hư tật xấu nào của con người được vạch rõ? Đó là tính kiêu ngạo,hợm hĩnh,dối trá, thiếu trung thực ( con chim cút,con dơi,loài chim và loài thú, ). Từ đó, khuyên con người ta phải sống chân thật,trung thực. Thứ hai, truyện còn lên án bản chất xấu xa của giai cấp thống trị,kẻ ác, kẻ xấu: điều này thể hiện sự đối lập giữa hai nhân vật,đại diện cho hai giai cấp khác nhau. Kẻ có sức mạnh nhưng độc ác, xấu xa, còn người thì nhỏ bé, ốm yếu nhưng được tài trí thông minh,như: Hổ- Sóc, Thỏ- Chó săn,… .Và, những hành vi hống hách,cậy quyền của kẻ thống trị đó,đuộc nêu lên rất rõ: Cọp,Cò, Ác là, . những kẻ thống trị đó không bao giờ để dân sống yên ổn! Trang 5 II. PHÂN TÍCH TRUYỆN NGỤ NGÔN: 1.Nội dung truyện: “ Những ngón tay” Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói: - Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa. Các ngón khác đều cãi rằng: - Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu! Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chủ, tức là đeo nhẫn cưới. Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng: - Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu? - Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây , mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể. - Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ - Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số Trang 6 trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối Từ nãy chỉ có ngón tay út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng - Kìa, tại sao chú út không nói gì? - Những ngón tay khác hỏi. - Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều chìa em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy! 2.Ý nghĩa xã hội: Truyện những ngón tay phê phán thói hư tật xấu là: đừng bao giờ xem thường người khác,mà coi mình là người giỏi, quan trọng hơn. Ai cũng có sở trường cũng như nhiệm vụ nhất định, nếu thiếu đi một trong số đó thì sẽ không hoàn thành tốt được công việc,thì thế giới này sẽ tẻ nhạt, không đa màu sắc,đâu ai giống mình và mình cũng không giống ai cả,đó là nét đăc trưng của cá nhân,bạn hãy tự hào vì điều đó nhưng chắc chắn một điều, bạn xem thường người khác hay luôn tỏ ra mình là người giỏi hơn,thông minh hơn người khác thì thực sự bạn đã thất bại. Chúng ta hãy xét xem mình ở đâu, vị trí nào? Thì việc hành xử, xem người khác trong mắt mình khác hẵn. Người ta tuy không giỏi ở lĩnh vực này, không chuyên làm chuyện đó thì họ sẽ có chuyện khác làm tốt hơn mình,chắc chắn, nếu không họ sẽ không bao giờ tồn tại được. Gioonsg những ngón tay ở trên, mỗi ngón làm một nhiệm vụ, không thể kêu ngón Trang 7 áp út chỉ trỏ được mà làm tốt nhất là ngón trỏ, còn ngón áp út làm gì? Công việc tốt nhất của nó là đeo nhẫn. Thông qua câu chuên về ngón tay cũng như thói xem thường người khác,tự đề cao mình,thì truyện còn phê phán những thói hư tật xấu khác như: chỉ trỏ, lừa tình,…. Tất cả những điều được nêu lên ở trên,đều có thật trong xã hội này ,chúng ta hãy nhìn xã hội bằng con mắt thông cảm và đừng bao giờ xem thường người khác, họ “giết” bạn lúc nào không hay đấy! III. KẾT LUẬN: Truyện ngụ ngôn phản ánh trí tuệ của nhân dân,dưới hình thức ẩn dụ. Gía trị của nó nằm ở những bài học răn đời,nhẹ nhàng mà thâm thúy. Chứng tỏ nhân dân ta nhìn thế giới quan một cách rất sâu sắc và tinh tế. Qua câu truyện trên, hy vọng trong số chúng ta hãy biết được những gì là riêng của mình,và cũng biết được 1 điều: “trên đời này, không ai thua ai hết”. Trang 8 . 1 .Nội dung truyện: “ Những ngón tay Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói: - Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, . giả ngụ ngôn chỉ dựa vào một mặt nào đó của sự việc trong thực tế để từ đó xây dựng nên câu chuyện cho phù hợp với ý tưởng muốn gởi gắm. 2.5. Giá trị nội dung và ý nghĩa: Thứ nhất ,truyện ngụ. đặc điểm hư- thực của truyện, ở truyện ngụ ngôn câu truyện kể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng.( khác với truyện cổ tích, có sự đan xen thực tế và hư cấu) Hư cấu ngụ ngôn là hư cấu