Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ cũn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Các nhóm tỷ số phân tích tình hình TCDN 3
1.1 Tỷ số thanh khoản: 4
1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời (tỷ số thanh khoản ngắn hạn) 4
1.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh 5
1.1.3 Tỷ số thanh khoản tức thời (tỷ số thanh khoản tiền mặt): 5
1.2 Tỷ số quản lý tài sản (tỷ số khả năng hoạt động) 6
1.2.1 Tỷ số hoạt động hàng tồn kho (Inventory activity) 6
1.2.2 Số vòng quay khoản phải thu 7
1.2.3 Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP) 8
1.2.4 Số vòng quay tài sản lưu động (Variable assets turnover ratio) 8
1.2.5 Số vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) 9
1.2.6 Vòng quay sử dụng tổng tài sản (Total assets turnover ratio) 9
1.3 Tỷ số quản lý nợ 10
1.3.1 Tỷ số quản lý nợ trên tài sản (tỷ số nợ D/A) 10
1.3.2 Tỷ số quản lý nợ trên vốn chủ sở hữu (tỷ số nợ D/E) 11
1.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) 11
1.3.4 Tỷ số khả năng trả nợ ( Debt service coverage ratio) 12
1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi 13
1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sale) : 13
1.4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản( Basic earning power ratio): 13
1.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản( Return on total assets- ROA): 14
1.4.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity): 15
1.5 Tỷ số tăng trưởng 16
1.5.1 Tỷ số lợi nhuận giữ lại: 16
1.5.2 Tỷ số tăng trưởng bền vững: 16
1.6 Tỷ số giá thị trường 17
1.6.1 Tỷ số P/E - Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu ( Price/ Earning Ratio) 17
1.6.2 Tỷ số P/CF- Hệ số giá trên dòng tiền 18
1.6.3 Tỷ số P/BV - Hệ số giá trên giá trị sổ sách ( Price per Book Value) 18
2 Ví dụ 20
3 Các yếu tố, điều kiện cần xem xét đến khi sử dụng tỷ số phân tích tình hình TCDN.26 4 Những hạn chế của các tỷ số tài chính 26
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của mình để có thể tự khẳng định được vị trí Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ cũng như việc xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Và cơ sở để doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính đó là các tỷ số tài chính cơ bản Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những tỷ số này rất quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả những đối tượng khác như những nhà đầu tư, những người cho vay…
Qua đó nhóm 8 đã cùng thảo luận đề tài: “Nội dung và ý nghĩa các tỷ số phân tích tình hình TCDN” để làm rõ nội dung này
Bài tập của nhóm cũng còn những hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những sai sót, nhóm mong nhận được mọi ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM TRÌNH BÀY
Trang 3Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanhnghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình tài chính của doanhnghiệp
Có 4 nhóm tỷ số tài chính quan trọng:
Tỷ số khả năng thanh khoản: các tỷ số trong loại này được tính toán và sử dụng
để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụphải trả ngắn hạn hay không?
Tỷ số khả năng hoạt động hay tỷ số quản lý tài sản: các tỷ số hoạt động cho thấydoanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đếnmức nào và nên đầu tư tài sản như thế nào là hợp lí?
Tỷ số quản lý nợ: mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty
Tỷ số khả năng sinh lợi: kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đếnthanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ởkhả năng sinh lợi của công ty Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quantrọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợthành công cho sự phát triển của công ty
Ngoài ra các nhà đầu tư còn có thể xem xét đến 2 chỉ số sau để có những nhậnxét phân tích kĩ lưỡng hơn, đó là
Tỷ số tăng trưởng tiềm năng: Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triểncủa doanh nghiệp trong dài hạn
Tỷ số giá trị thị trường: Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kì vọngcủa nhà đầu tư dành cho cổ đông
Trang 41.1 T s thanh kho n: ỷ số thanh khoản: ố thanh khoản: ản:
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.Nhóm tỷ số này gồm có 3 tỷ số chính: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio), tỷ
số thanh khoản nhanh (quick ratio) và tỷ số thanh khoản tức thời (promt ratio) Cả 3 tỷ sốnày đều được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp
1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời (tỷ số thanh khoản ngắn hạn)
Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản
nợ ngắn hạn, hay nói cách khác tỷ số thanh khoản hiện thời cho thấy mức độ an toàn củamột công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Tính hợp lý của tỷ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào cótài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì tỷ số này cao và ngược lại Tỷ sốnày bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi tỷ số bằng 1,5 cóthể chấp nhận được với một công ty dịch vụ vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợhiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khănđối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng nếu quá cao không phải luôn luôn làdấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động”quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn
Trang 5Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho thường kém thanh khoản hơn vì phải mất thờigian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển được thành tiền Một tỷ số khác được thiết lậpchi tiết hơn có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản trong tài sản lưuđộng chính là tỷ số thanh khoản nhanh.
1.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh
Công thức:
Tương tự như cách tính tỷ số thanh khoản hiện thời, nhưng tỷ số thanh khoản nhanhkhông đưa hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động
Ý nghĩa:
Tỷ số thanh khoản nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả
nợ của công ty trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi
Nếu tỷ số này lớn hơn 1 được ngầm hiểu là công ty có đủ khả năng thanh toán nhanhcác khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ mà không cần thanh lý hàng tồn kho Nếu một công ty
có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tứctoàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công tynhư vậy
Dễ thấy được, tỷ số thanh khoản nhanh luôn nhỏ hơn tỷ số thanh khoản hiện thời,tuy nhiên, nếu mức chênh lệch này quá cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớnvào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các công ty bán lẻ Trong trường hợp này tínhthanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp
1.1.3 Tỷ số thanh khoản tức thời (tỷ số thanh khoản tiền mặt):
Đo lường khả năng thanh toán của DN một cách hữu hiệu nhất vì tài sản ở đây cókhả năng thanh khoản cao nhất (sau khi đã loại trừ các khoản phải thu)
Tỷ số thanh
khoản nhanh =
Giá trị tài sản lưu động Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
Trang 6Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứngtoàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hoặcbằng 1 Điều này cũng không quá nghiêm trọng, một doanh nghiệp giữ tiền mặt và cáckhoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việclàm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa biết sử dụngtiền mặt một cách có hiệu quả.
1.2 Tỷ số quản lý tài sản (tỷ số khả năng hoạt động)
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tài sản của doanhnghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư các tài sản khác nhau như tài sản cốđịnh, tài sản lưu động Như vậy, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả
sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành tổngtài sản của doanh nghiệp Do đó qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động chúng tabiết trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có đạt kết quả cao nhất với chi phí
bỏ ra là ít nhất hay không
1.2.1 Tỷ số hoạt động hàng tồn kho (Inventory activity)
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồnkho
Trang 7Vòng quayhàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong
kỳ Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngnhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là nếu khoảnmục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ
ít rủi ro hơn Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năngdoanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dựtrữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dâychuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảomức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
1.2.2 Số vòng quay khoản phải thu
Công thức
Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là tỷ số giữadoanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu bình quân
Vòng quay các
khoản phải thu =
Doanh thu thuầnGiá trị các khoản phải thu bình quân
Trong đó
DT thuần = DT bán hàng và cung cấp DV- Các khoản giảm trừ DT (chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu và VATnếu theo phương pháp trực tiếp)
Ý nghĩa
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền Quan sát số vòngquay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tìnhhình thu hồi nợ của doanh nghiệp
Trang 8Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càngnhanh và ngược lại Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số nàyvẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽchuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dàihơn, do đó doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh số Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhậnthấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từkhách hàng.
1.2.3 Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP) (hay số ngày
luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh
thu chưa thu)
Công thức
Kỳ thu tiềnbình quân =
360Vòng quay các khoản phải thu
Ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ khichuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đến khi thu được tiền hàng Kỳ thu tiền bình quânphụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp và việc tổ chức thanh toán, theo dõi
nợ của doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phảithu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao
Lưu ý: Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ
hạn thanh toán Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạnđược hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngàycủa kỳ hạn được hưởng chiết khấu
1.2.4 Số vòng quay tài sản lưu động (Variable assets turnover ratio)
Đây là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động
Công thức
Trang 9Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần
Giá trị TSLĐ bình quân
Ý nghĩa
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanhnghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trongnăm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao Ngược lại, tỷ lệnày thấp đi có thể là DN sử dụng kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, mua thuê quá nhiều tàisản lưu động so với nhu cầu thực sự )
1.2.5 Số vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) (Hiệu suất sử
dụng tài sản cố định)
Đây là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản,
cụ thể ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp
Công thức
Số vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuầnGiá trị TSCĐ ròng bình quân
Ý nghĩa
Số vòng quay tài sản cố định cho biết trung bình đầu tư vào 1 đồng giá trị bìnhquân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Nếu tỷ số nàylớn thì có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn
1.2.6 Vòng quay sử dụng tổng tài sản (Total assets turnover ratio) (Số vòng
quay tài sản)
Công thức
Vòng quaytổng tài sản =
Doanh thu thuầnGiá trị tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa
Trang 10Số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà khôngphân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định nên tỷ số này là thước đo khái quátnhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng tài sảntạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong
kỳ quay được bao nhiêu vòng
1.3 Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số quản lý nợ là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản
lý nợ của doanh nghiệp
1.3.1 Tỷ số quản lý nợ trên tài sản (tỷ số nợ D/A)
Tỷ số nợ trên tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sảnhiện có
Công thức
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trịtổng tài sản trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp
Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tạo ra từvốn vay nợ Qua đây cũng có thể đánh giá được khả năng tự chủ tài chính của doanhnghiệp Tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, hàm ý doanh nghiệp có khảnăng tự chủ tài chính cao hoặc cũng có thể doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tàichính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay Ngược lại, tỷ số này quácao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinhdoanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn
Tỷ số này được đánh giá tốt hay không tốt phụ thuộc nhiều vào vị thế của ngườiphân tích Tổng nợ trên tử số của công thức tính bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phảitrả Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ
Tỷ số nợtrên tài sản = Tổng nợ
Giá trị tổng tài sản x 100%
Trang 11cao hơn Cổ đông lại thích một tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung làmgia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông Vì vậy, việc đánh giá tỷ số nợ một cách kháchquan cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân của ngành
1.3.2 Tỷ số quản lý nợ trên vốn chủ sở hữu (tỷ số nợ D/E)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổngvốn chủ sở hữu
Công thức:
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốnchủ sở hữu trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp
Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Tỷ sốnày nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; cóthể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanhnghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệmthuế
1.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest)
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợikhi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ Nếu không công ty sẽkhông có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi thiệt hại cho cổ đông Để đánh giá khả năng trảlãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trìnhkinh doanh để trả lãi các khoản vay của công ty
Công thức:
x 100%
Tỷ số nợtrên tài sản = Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT
Chi phí lãi vay
Trang 12Các số liệu này có thể lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Ý nghĩa
Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi
và mức độ sử dụng nợ của công ty Nếu tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn cókhả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so vớikhả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủtrả lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ khôngcho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao
1.3.4 Tỷ số khả năng trả nợ ( Debt service coverage ratio)
Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp
Nếu như tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết năng lực trả phần lãi của khoản đi vay thì
tỷ số khả năng trả nợ có ý nghĩa bao quát hơn, phản ánh khả năng thanh toán cả nợ gốclẫn lãi vay của doanh nghiệp
lý và luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt
Tỷ số khả năng trả nợ = EBIT + Giá vốn hàng bán + Khấu hao
Chi phí lãi vay + Nợ gốc
Trang 131.4 Tỷ số khả năng sinh lợi
Trong các phần trước chúng ta đã biết cách phân tích các tỷ số đo lường các khả năngthanh khoản, tỷ số hoạt động và tỷ số quản lý nợ Kết quả của chính sách và quyếtđịnh liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động
và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của công ty
1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sale) : Hay còn gọi là tỷ
suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng
Đây là một tỷ số tài chính phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông
và doanh thu của công ty
quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản
có xu hướng ngược nhau Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường
tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản
1.4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản( Basic earning power ratio):
Đây là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp
mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
Công thức
Tỷ số sức sinh lợi
Căn bản
= Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) x100%
Giá trị bình quân tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng x 100%
Doanh thu thuần
Trang 14Ý nghĩa
Tỷ số này dùng để phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp vàthường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau Tỷ số mang giá trị dương càngcao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi Tỷ số mang giá trị âm là doanhnghiệp kinh doanh thua lỗ
1.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản( Return on total assets- ROA): còn được
gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng củatài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sảncủa doanh nghiệp
Công thức
ROA = Lợi nhuận ròng x100%
Bình quân tổng giá trị tài sảnHay
ROA = Lợi nhuận ròng x Doanh thu
Doanh thu Bình quân tổng tài sản
ROA = Tỷ số lợi nhuận biên x Số vòng quay tài sản
Ý nghĩa
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng caocho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệplàm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sảncủa doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhậpcủa doanh nghiệp
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghềkinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong sosánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và
so sánh cùng một thời kỳ
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài