Thành tựu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

6. Kết cấu của khoá luận

2.2.1.Thành tựu

Thứ nhất: về cơ cấu vốn và tài sản cố định.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống còn 53% vào năm 2006; tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân tăng từ 10% năm 2000 lên 28% vào năm 2006; tỷ trọng vốn sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp FDI từ 23% năm 2000 xuống còn 19.7% năm 2006.

Vốn sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân, tăng từ 43.2 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên 62.177 nghìn tỷ đồng vào năm 2005, năm 2006 đạt 81.249 tỷ đồng, vào năm 2007 đạt 104.593 tỷ đồng năm 2008 đạt 149.220 tỷ đồng. Như vậy vốn sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày một tăng góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Về cơ cấu vốn tài sản cố định, trong những năm tư năm 2000 đến 2006 tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên nhưng hầu như không thay đổi. Tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh từ 8.3% năm 2000 lên 20.7% năm 2003 và giá trị tài sản cố định của kinh tế tư nhân đạt 71000 tỷ đồng vào năm 2000; năm 2004 là 184000 tỷ đồng; năm 2005 là 239.210 tỷ đồng; năm 2006 là 291.180 tỷ đồng; năm 2007 là 384.030 tỷ đồng năm 2008 là 550.710 tỷ đồng . Riêng doanh nghiệp FDI giảm từ 35.9% năm 2000 xuống còn 23.5% năm 2006, năm 2007 là 20,7%, năm 2008 là 19,9%.

Thứ hai: đóng góp vào GDP và giá trị công nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân mặc dù chỉ chiếm 20% nguồn lực nhưng đã đóng góp gần 50% vào GDP.Thực tế những năm qua đã cho thấy rõ điều đó.

Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khu vực Nhà nước 39.08 39.10 38.4 37.39 35.93 34.35 Khu vực Tư nhân 46.45 45.77 45.61 45.63 46.11 46.97 Khu vực FDI 14.47 15.13 15.99 16.98 17.96 18.68

(Nguồn: Niên giám thống kê 2008-Tổng cục thống kê)

Về đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế tư nhân có GDP theo giá hiện hành tăng trưởng với tốc độ cao nhất khoảng 17% đến 21% năm; tiếp đến là các doanh nghiệp FDI với mức tăng trưởng khoảng 18% đến 19% năm.Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã tăng thêm 3% trong 9 năm, tăng từ 7.3% năm 2000 lên 11% năm 2008.

Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không ngừng tăng lên: năm 2000 là 6.9%; năm 2002 là 7.0%; năm 2005 là 8.4%; năm 2006 là 8.17% ; năm 2007 là 8.44%. Góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.

Về giá trị đóng góp vào công nghiệp, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước giảm dần tư 34.4% năm 2000 xuống 20% năm 2007. Nhưng ngược lại với doanh nghiệp nhà nước thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân, tăng từ 24.5% lên 35.4% trong cùng thời kỳ. Điều đó chứng tỏ sự năng động hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân, trong khi nhiều doanh

nghiệp nhà nước ì ạch chuyển đổi công nghệ thì sự chuyển đổi của kinh tế tư nhân cứ đều đặn tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao. Nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc mà đóng góp vào ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng đáng kể và làm thay đổi đang kể cơ cấu thu ngân sách.Số thu ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân và từ khu vực FDI ngày một tăng. Trong giai đoạn 2001- 2007, tỷ trọng số thu từ các doanh nghiệp tư nhân tăng từ 6.47% lên 10.6% tổng thu ngân sách.

Riêng năm 2010 tính đến giữa tháng 11, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp cho ngân sách nhà nước là 830.292 tỷ đồng, vượt 23% dự toán pháp lệnh, vượt 19% dự toán phấn đấu và tăng khoảng 50% so với cung kì năm 2009, chiếm hơn 40% tổng thu ngân sách nội địa.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế(%) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Khu vực nhà nước 29.3 27.4 25.1 22.4 20.0 27.6 28.9 31.2 33.4 35.4 Khu vực FDI 43.1 43.7 43.7 44.2 44.6

(Nguồn: giám thống kê 2008- Tổng cục thống kê)

Vai trò của kinh tế tư nhân được đánh giá cao không chỉ về tốc độ phát triển, sự đa dạng mà còn đóng góp tích cực vào phát triển công nghệ, tăng công ăn việc làm, giảm đói nghèo.

Thứ ba: quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng.

Những năm đầu của thập niên 90 cả nước ta mới có 270 doanh nghiệp(1991).Tuy nhiên, vào cuối những năm 90 của thế kỉ trước đã tăng lên 18.750 doanh nghiệp,như vậy trong vòng 7 năm số doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên hơn 70 lần. Đặc biệt là từ khi có luật doanh nghiệp ra đời đã có thêm 13.500 doanh nghiệp tư nhân đăng kí thành lập tinh đến hết năm 2000. Cuối năm 2001 tổng số doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động trên cả nước là 74.393 doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 số lượng doanh nghiệp mới đăng kí hàng năm tăng 20,8% và tăng 61,5% về vốn đăng kí. Năm 2008 có 330.490 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đăng kí hoạt động với số vốn là 2.110.440 tỷ đồng.

Nếu như đánh giá một cách tổng thể thì chúng ta đều thấy việc khởi sắc trong tăng trưởng đăng kí kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, kể từ sau khi luật doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành. Chỉ trong vòng 10 năm(1999- 2009), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng gấp 8.5 lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong 10 năm thực hiện luật công ty và luật doanh nghiệp(1991- 1999). Ngoài sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động thì các doanh nghiệp còn tăng thêm đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng địa bàn kinh doanh như: mở thêm đại lí, chi nhánh, văn phòng đại diện…cũng tăng lên nhanh chóng khi luật doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Hơn thế nữa, từ khi có luật doanh nghiệp đi vào hoạt động thì tính đến cuối tháng 9 năm 2003 số doanh nghiệp đăng kí hoạt động theo luật doanh nghiệp trên cả nước lên tới 80.000 doanh nghiệp với tổng số vố đăng kí và bổ sung là 10 tỷ USD. Hiện nay doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động đã lên tới 460.000 doanh nghiệp(2009), so với 31.000 doanh nghiệp năm 2000 với

tổng số vốn đăng kí hoạt động là 38.7 nghìn tỷ đồng( năm 2000),lên tới 657 nghìn tỷ đồng(năm 2008). Như vậy sự sống động của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ được khẳng định ở số lượng doanh nghiệp đăng kí mà còn thể hiện ở số vốn đăng kí ngày một tăng, luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những năm khó khăn, khủng hoảng của kinh tế toàn cầu thì số lượng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh cũng không hề suy giảm, trong 2 năm 2008- 2009 ước tính vẫn có tổng cộng gần 150 ngàn doanh nghiệp đăng kí mới.

Cho tới nay, Việt Nam đã đã đạt được tỉ lệ 5 doanh nghiệp/1000 dân và đang tiếp cận dần tới mức trung bình là 9- 10 doanh nghiệp/1000 dân của nhiều nước khác trong khu vực.

Bên cạnh khu vực doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2008, ước tính cả nước có gần 4 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng 60% so với năm 2002; có 118.778 trang trại( tăng 40% so với năm 2003); ngoài ra, còn trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa.Đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng đầu tư tăng liên tục từ mức 23.72% năm 2002 lên 31.78% năm 2008.

Thứ tư: kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Khu vực kinh tế tư nhân cũng là khu vực có tốc độ tăng việc làm lớn nhất.Nếu năm 2000, hơn 31000 doanh nghiệp tạo được 850.000 việc làm chiếm 24.28% tổng số việc làm tạo ra trong khu vực doanh nghiệp chính thức và chỉ băng 65% số lượng việc làm mà riêng các doanh nghiệp nhà nước tạo ra, thì sau 9 năm thực hiện luật doanh nghiệp đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp tư nhân đã chính thức tạo ra được 4.3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm của các doanh nghiệp chính thức tạo ra và gấp 4 lần tổng số

lượng doanh nghiệp dân doanh tạo ra trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể tăng hơn 505%.

Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dân doanh cũng đã được cải thiện đáng kể.Trong vòng 8 năm, mức doanh thu trung bình do một lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tạo ra tăng gấp 3, từ 225 triệu đồng năm 2000 lên tới 710 triệu đồng vào năm 2008.Tuy chỉ số này không thể phản ánh chính xác mức cải thiện năng suất tổng thể của các doanh nghiệp tư nhân. Song nó đã phần nào thể hiện được sự cải thiện đáng kể về hiệu suất công việc của các doanh nghiệp trong khu vực này.

Thứ năm: kinh tế tư nhân có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn các thành phần kinh tế khác.

Hệ số sử dụng vốn(ICOR) của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2002- 2007 luôn thấp hơn so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI. Tuy nhiên, số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh trong 2 năm trở lại đây đã cho thấy doanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn: trong năm 2008 với 1 tỷ đồng vốn doanh nghiệp tư nhân có thể tạo ra 1.l8 tỷ đồng, trong khi đó con số này với doanh nghiệp nhà nước là 0.8 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là o.89 tỷ đồng.

Ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân có mức tăng ấn tượng về doanh thu thuần( tăng gấp 10 lân), lợi nhuận (tăng gấp 27 lần), tổng tài sản( tăng 24 lần) trong giai đoạn 2000- 2008. Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khả năng tạo ra lợi nhuận nếu năm 2000 trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận thì đến năm 2008 tăng gấp 5 lần lên 258 triệu.

Thứ sáu: kinh tế tư nhân tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và miền núi.

Tuy đại đa số có quy mô nhỏ, nhưng với số lượng lớn, các hộ kinh doanh cá thể đã tạo thành mạng lưới kinh doanh rộng khắp, chiếm khoảng 60% doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ cả nước. Đặc biệt, tại địa bàn nông thôn, hộ kinh doanh cá thể là lực lượng chủ yếu trong việc thiết lập kênh tiêu thụ nông sản, phân phối vật tư và hàng công nghiệp tiêu dùng cho nông dân. Số lượng các hộ kinh doanh cá thể đang tập trung nhiều ở các vùng nông thôn chiếm 57.10%, trong khi hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Chính sự đa dạng, phong phú và phân phối rộng khắp của các doanh nghiệp tư nhân đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Đối với khu vực miền núi, số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở miền núi đã tăng nhanh chóng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, cung ứng đầy đủ, kịp thời những mặt hàng thiết yếu với giá cả tương đồi ổn định. Đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và cao hơn nữa là góp phần vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền núi…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)