Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

6. Kết cấu của khoá luận

2.1.Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

2.1.1. Kinh tế tư nhân thời kì trước 1986.

Đường lối công nghiệp hóa, được Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra tại đại hội III (1960), sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết 6 năm. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ khác nhau: miền Bắc được giải phóng hoàn toàn đang nỗ lực tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội; còn miền Nam đang kiên cường đấu tranh chống lại chế độ khủng bố của Mỹ - Diệm để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc nên chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lơn miền Nam thì nhiều chủ trương về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được đề ra và thực hiện.

Trong sản xuất nông nghiệp đã diễn ra các cuộc vận động lớn như: cải tiến quản lí hợp tác xã, vận động dân chủ…trên quy mô của các hợp tác xã. Đến năm 1965 số hộ nông dân vào hợp tác xã chiếm 88.8%.

Trong công nghiệp, nhiều cơ sở quốc doanh được ra đời như: điện cơ khí, hóa chất, luyện kim, hàng tiêu dùng…Trong những năm 60 khoảng 90% hàng tiêu dùng thông thường do quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cung cấp.

Trong lưu thông phân phối, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa gồm quốc doanh và hợp tác xã mua bán chiếm hầu hết buôn bán, lúc này thị trường tự do chỉ còn 10%.

Từ năm 1964, miền Bắc bước vào cuộc đấu tranh chống lại sự phá hoại của đế quốc Mỹ, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, thợ thủ công, người buôn bán lẻ…) bị thu hẹp đáng kể. Tương ứng với các thành phần kinh tế đó là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp được áp dụng triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sau ngày đất nước thống nhất, công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả của chiến tranh miền cải tạo kinh tế miền Nam theo mô hình kinh tế miền Bắc. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắc, đồng thời triển khai mạnh mẽ ở miền Nam.

Mặc dù gặp vô vàn khó khăn nhưng kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và bền bỉ phát triển. Trong công nghiệp vẫn có trên dưới 60 vạn người sản xuất cá thể; năm 1980: 50.3 vạn ; năm 1981: 55.1 vạn; năm 1986: 66.6 vạn.

Số lượng lao động hoạt động trong kinh tế tư nhân vẫn chiếm 20% tổng lao động ngành công nghiệp, năm 1980: 22.3%; năm 1984: 26%; năm 1985: 23%; năm 1986: 23.2%.

Giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hàng năm chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.

Những người kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60 vạn (năm 1980: 63.7 vạn).

Những số liệu trên cho thấy sức sống bền bỉ của kinh tế tư nhân và thấy được sự hiện diện của thành phần kinh tế này là một tất yếu khách quan, cần phải biết sử dụng mặt tích cực của nó làm cho dân giàu, nước mạnh.

2.1.2. Kinh tế tư nhân thời kì sau 1986

Đây là giai đoạn đánh dấu những thay đổi căn bản trong tư duy nhận thức về phát triển kinh tế được khắng định bằng những tư tưởng đổi mới tại đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12 – 1986), tại đại hội nghị quyết trung ưng IV ghi rõ: “ Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế… Tư nhân được kinh doanh không hạn chế về quy mô địa bàn hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Nhờ có chính sách đổi mới kinh tế tư nhân được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trong công nghiệp, tư nhân đã dầu tư thêm vốn để mở rộng các cơ sở hiện có, xây dựng thêm các cơ sở mới. Năm 1988 khu vực này đầu tư thêm 80 tỷ đồng, thành lập thêm 17 nghìn cơ sở, trong đó có 60 xí nghiệp tư nhân; 1100 cơ sở tiểu chủ công nghiệp và hơn 15000 hộ cá thể. Năm 1989 số vốn đầu tư tăng thêm 102 tỷ đồng, số xí nghiệp tư nhân tăng gấp 4 lần so với năm 1988 (từ 318 xí nghiệp tăng lên thành 1284 xí nghiệp); hộ tiểu thủ công nghiệp và cá thể từ 31.85 vạn lên 33.33 vạn tăng 4.6%. Trong 2 năm 1990 – 1991 số vốn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 trăm tỷ đồng. Năm 1989 thành phần kinh tế tư nhân thu hút thêm 39.5 nghìn lao động.

Năm 1990 đã ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp, từ đó đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển. Năm 1991 so với năm 1990 tăng thêm 4 nghìn cơ sở và lao động tăng thêm 10 nghìn người. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân, cá thể chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng khá nhanh năm 1986 là: 15.6% thì đến năm 1990 là: 26.5%.

- Trong giao thông vận tải, năm 1990 có 97.194 họ tư nhân cá thể làm dịch vụ vận tải. Tổng số lao động vận tải 138.5 nghìn người. Năm 1990 thực hiện vận chuyển 16.6 triệu tấn hàng hóa chiếm 36.6% khối lượng vận chuyển hàng hóa của tất cả các thành phần kinh tế và 165.3 triệu lượt hành khách, chiếm 28.6% khối lượng vận chuyển hành khách toàn ngành.

- Trong thương nghiệp, lao động của thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng: năm 1986 là 64 vạn người; năm 1990 là 81.1 vạn người. Ngoài ra còn lực lượng thương nghiệp không chuyên tham gia hoạt động, năm 1990 có khoảng 16 vạn người.

- Tỷ trọng doanh số bán hàng và dịch vụ của tư nhân trong tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tiêu dùng xã hội ngày càng lớn: năm 1986 là 45.6% thì đến năm 1991 đạt 73.1%.

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục trong những năm 1991 – 1996 nhưng trong 2 năm 1997, 1998 tốc độ phát triển của kinh tế tư nhân chậm lại do khủng hoảng tài chính khu vực, số hộ kinh doanh cá thể và số doanh nghiệp đều giảm.

Năm 1999 luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua và năm 2000 ban hành luật doanh nghiệp (thay cho luật công ty và luật doanh nghiệp trước đây), điều đó tạo ra bước phát triển đột biến của kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân từ năm 2000 tới nay được thể hiện thông qua số lượng vốn huy động qua đăng kí thành lập mới và mở rộng quy mô doanh nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Trong 4 năm( từ 2000 đến 2004), các doanh nghiệp đã đầu tư (gồm cả đăng kí mới và đăng kí bổ sung) đạt trên 182.715 tỷ đồng (tương đương khoảng 12.1 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng kí trong cùng thời kì): trong đó năm 2000 là 1.3 tỷ USD; năm 2001 là 2.3 tỷ USD; năm 2002 là 3 tỷ USD; năm 2003 là 3.6 tỷ USD. Từ năm 2000 – 2003, tỷ

hội tăng lên nhanh chóng: từ 20% năm 2000 lên 25% vào năm 2001, lên 25.3% vào năm 2002 và 27% vào năm 2003. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đã liên tục tăng và năm 2004 đã vượt lên hơn hẳn so với tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tính đến tháng 12 năm 2008 cả nước có tới 330.490 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đăng kí hoạt động với số vốn đăng kí là 2.110.440 tỷ đồng. So với năm 2000 thì doanh nghiệp kinh tế tư nhân đã tăng gấp 4,5 lần về số lượng và 41 lần về vốn đăng kí.

Xét về lao động thì thấy nước ta có lực lượng lao động dồi dào mỗi năm có khoảng 1.4 triệu – 1.5 triệu người tham gia thị trường lao động cho nên vấn đề giải quyết việc làm luôn luôn được đặt ra nhằm đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế nói riêng và của đất nước noi chung. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 21 017 326 người, chiếm 56.3% lao động có việc làm thường xuyên trong toàn xã hội (số liệu năm 2000). Riêng trong lĩnh vực phi nông nghiệp, số lao động thuộc kinh tế tư nhân là 4.643.844 người năm 2000, tăng 20.12% so với năm 1996. Tính riêng trong 4 năm (1997 – 2000) khu vực kinh tế tư nhân thu hút thêm 997.000.000 lao động, gấp 6.6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và từ năm 2000 – 2003, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra gần 2 triệu chỗ làm việc mới cho lao động. Từ khi có luật khuyến khích đầu tư trong nước đã thu hút và tạo việc làm cho 1.516.456 lao động, năm 2006 3.369.855 lao động, năm 2007 là 3.933.182 lao động, năm 2008 là 4.690.857 lao động. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đầu tư trung bình 70 triệu đến 100 triệu đồng là tạo ra được một chỗ làm việc, trong đó đối với doanh nghiệp nhà nước thì số tương ứng là 210 triệu – 280 triệu.

Như vậy kinh tế tư nhân từ chỗ chưa được coi trọng đến nay đã có những cách nhìn thay đổi nhờ đó mà kinh tế tư nhân đã có những bước phát

triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện đời sống của người lao động.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.

2.2.1. Thành tựu

Thứ nhất: về cơ cấu vốn và tài sản cố định.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống còn 53% vào năm 2006; tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân tăng từ 10% năm 2000 lên 28% vào năm 2006; tỷ trọng vốn sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp FDI từ 23% năm 2000 xuống còn 19.7% năm 2006.

Vốn sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân, tăng từ 43.2 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên 62.177 nghìn tỷ đồng vào năm 2005, năm 2006 đạt 81.249 tỷ đồng, vào năm 2007 đạt 104.593 tỷ đồng năm 2008 đạt 149.220 tỷ đồng. Như vậy vốn sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày một tăng góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu vốn tài sản cố định, trong những năm tư năm 2000 đến 2006 tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên nhưng hầu như không thay đổi. Tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh từ 8.3% năm 2000 lên 20.7% năm 2003 và giá trị tài sản cố định của kinh tế tư nhân đạt 71000 tỷ đồng vào năm 2000; năm 2004 là 184000 tỷ đồng; năm 2005 là 239.210 tỷ đồng; năm 2006 là 291.180 tỷ đồng; năm 2007 là 384.030 tỷ đồng năm 2008 là 550.710 tỷ đồng . Riêng doanh nghiệp FDI giảm từ 35.9% năm 2000 xuống còn 23.5% năm 2006, năm 2007 là 20,7%, năm 2008 là 19,9%.

Thứ hai: đóng góp vào GDP và giá trị công nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân mặc dù chỉ chiếm 20% nguồn lực nhưng đã đóng góp gần 50% vào GDP.Thực tế những năm qua đã cho thấy rõ điều đó.

Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khu vực Nhà nước 39.08 39.10 38.4 37.39 35.93 34.35 Khu vực Tư nhân 46.45 45.77 45.61 45.63 46.11 46.97 Khu vực FDI 14.47 15.13 15.99 16.98 17.96 18.68

(Nguồn: Niên giám thống kê 2008-Tổng cục thống kê)

Về đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế tư nhân có GDP theo giá hiện hành tăng trưởng với tốc độ cao nhất khoảng 17% đến 21% năm; tiếp đến là các doanh nghiệp FDI với mức tăng trưởng khoảng 18% đến 19% năm.Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã tăng thêm 3% trong 9 năm, tăng từ 7.3% năm 2000 lên 11% năm 2008.

Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không ngừng tăng lên: năm 2000 là 6.9%; năm 2002 là 7.0%; năm 2005 là 8.4%; năm 2006 là 8.17% ; năm 2007 là 8.44%. Góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.

Về giá trị đóng góp vào công nghiệp, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước giảm dần tư 34.4% năm 2000 xuống 20% năm 2007. Nhưng ngược lại với doanh nghiệp nhà nước thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân, tăng từ 24.5% lên 35.4% trong cùng thời kỳ. Điều đó chứng tỏ sự năng động hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân, trong khi nhiều doanh

nghiệp nhà nước ì ạch chuyển đổi công nghệ thì sự chuyển đổi của kinh tế tư nhân cứ đều đặn tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao. Nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc mà đóng góp vào ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng đáng kể và làm thay đổi đang kể cơ cấu thu ngân sách.Số thu ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân và từ khu vực FDI ngày một tăng. Trong giai đoạn 2001- 2007, tỷ trọng số thu từ các doanh nghiệp tư nhân tăng từ 6.47% lên 10.6% tổng thu ngân sách.

Riêng năm 2010 tính đến giữa tháng 11, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp cho ngân sách nhà nước là 830.292 tỷ đồng, vượt 23% dự toán pháp lệnh, vượt 19% dự toán phấn đấu và tăng khoảng 50% so với cung kì năm 2009, chiếm hơn 40% tổng thu ngân sách nội địa.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế(%) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Khu vực nhà nước 29.3 27.4 25.1 22.4 20.0 27.6 28.9 31.2 33.4 35.4 Khu vực FDI 43.1 43.7 43.7 44.2 44.6

(Nguồn: giám thống kê 2008- Tổng cục thống kê)

Vai trò của kinh tế tư nhân được đánh giá cao không chỉ về tốc độ phát triển, sự đa dạng mà còn đóng góp tích cực vào phát triển công nghệ, tăng công ăn việc làm, giảm đói nghèo.

Thứ ba: quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng.

Những năm đầu của thập niên 90 cả nước ta mới có 270 doanh nghiệp(1991).Tuy nhiên, vào cuối những năm 90 của thế kỉ trước đã tăng lên 18.750 doanh nghiệp,như vậy trong vòng 7 năm số doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên hơn 70 lần. Đặc biệt là từ khi có luật doanh nghiệp ra đời đã có thêm 13.500 doanh nghiệp tư nhân đăng kí thành lập tinh đến hết năm 2000. Cuối năm 2001 tổng số doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động trên cả nước là 74.393 doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 số lượng doanh nghiệp mới đăng kí hàng năm tăng 20,8% và tăng 61,5% về vốn đăng kí. Năm 2008 có 330.490 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đăng kí hoạt động với số vốn là 2.110.440 tỷ đồng.

Nếu như đánh giá một cách tổng thể thì chúng ta đều thấy việc khởi sắc trong tăng trưởng đăng kí kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, kể từ sau khi luật doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành. Chỉ trong vòng 10 năm(1999- 2009), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng gấp 8.5 lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập trong 10 năm thực hiện luật công ty và luật doanh nghiệp(1991- 1999). Ngoài sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động thì các doanh nghiệp còn tăng thêm đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng địa bàn kinh doanh như: mở thêm đại lí, chi nhánh, văn phòng đại diện…cũng tăng lên nhanh chóng khi luật doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Hơn thế nữa, từ khi có luật doanh nghiệp đi vào hoạt động thì tính đến

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)