Kinh tế tư nhân thời kì sau 1986

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

6. Kết cấu của khoá luận

2.1.2 Kinh tế tư nhân thời kì sau 1986

Đây là giai đoạn đánh dấu những thay đổi căn bản trong tư duy nhận thức về phát triển kinh tế được khắng định bằng những tư tưởng đổi mới tại đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12 – 1986), tại đại hội nghị quyết trung ưng IV ghi rõ: “ Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế… Tư nhân được kinh doanh không hạn chế về quy mô địa bàn hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Nhờ có chính sách đổi mới kinh tế tư nhân được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trong công nghiệp, tư nhân đã dầu tư thêm vốn để mở rộng các cơ sở hiện có, xây dựng thêm các cơ sở mới. Năm 1988 khu vực này đầu tư thêm 80 tỷ đồng, thành lập thêm 17 nghìn cơ sở, trong đó có 60 xí nghiệp tư nhân; 1100 cơ sở tiểu chủ công nghiệp và hơn 15000 hộ cá thể. Năm 1989 số vốn đầu tư tăng thêm 102 tỷ đồng, số xí nghiệp tư nhân tăng gấp 4 lần so với năm 1988 (từ 318 xí nghiệp tăng lên thành 1284 xí nghiệp); hộ tiểu thủ công nghiệp và cá thể từ 31.85 vạn lên 33.33 vạn tăng 4.6%. Trong 2 năm 1990 – 1991 số vốn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 trăm tỷ đồng. Năm 1989 thành phần kinh tế tư nhân thu hút thêm 39.5 nghìn lao động.

Năm 1990 đã ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp, từ đó đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển. Năm 1991 so với năm 1990 tăng thêm 4 nghìn cơ sở và lao động tăng thêm 10 nghìn người. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân, cá thể chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng khá nhanh năm 1986 là: 15.6% thì đến năm 1990 là: 26.5%.

- Trong giao thông vận tải, năm 1990 có 97.194 họ tư nhân cá thể làm dịch vụ vận tải. Tổng số lao động vận tải 138.5 nghìn người. Năm 1990 thực hiện vận chuyển 16.6 triệu tấn hàng hóa chiếm 36.6% khối lượng vận chuyển hàng hóa của tất cả các thành phần kinh tế và 165.3 triệu lượt hành khách, chiếm 28.6% khối lượng vận chuyển hành khách toàn ngành.

- Trong thương nghiệp, lao động của thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng: năm 1986 là 64 vạn người; năm 1990 là 81.1 vạn người. Ngoài ra còn lực lượng thương nghiệp không chuyên tham gia hoạt động, năm 1990 có khoảng 16 vạn người.

- Tỷ trọng doanh số bán hàng và dịch vụ của tư nhân trong tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tiêu dùng xã hội ngày càng lớn: năm 1986 là 45.6% thì đến năm 1991 đạt 73.1%.

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục trong những năm 1991 – 1996 nhưng trong 2 năm 1997, 1998 tốc độ phát triển của kinh tế tư nhân chậm lại do khủng hoảng tài chính khu vực, số hộ kinh doanh cá thể và số doanh nghiệp đều giảm.

Năm 1999 luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua và năm 2000 ban hành luật doanh nghiệp (thay cho luật công ty và luật doanh nghiệp trước đây), điều đó tạo ra bước phát triển đột biến của kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân từ năm 2000 tới nay được thể hiện thông qua số lượng vốn huy động qua đăng kí thành lập mới và mở rộng quy mô doanh nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Trong 4 năm( từ 2000 đến 2004), các doanh nghiệp đã đầu tư (gồm cả đăng kí mới và đăng kí bổ sung) đạt trên 182.715 tỷ đồng (tương đương khoảng 12.1 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng kí trong cùng thời kì): trong đó năm 2000 là 1.3 tỷ USD; năm 2001 là 2.3 tỷ USD; năm 2002 là 3 tỷ USD; năm 2003 là 3.6 tỷ USD. Từ năm 2000 – 2003, tỷ

hội tăng lên nhanh chóng: từ 20% năm 2000 lên 25% vào năm 2001, lên 25.3% vào năm 2002 và 27% vào năm 2003. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đã liên tục tăng và năm 2004 đã vượt lên hơn hẳn so với tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tính đến tháng 12 năm 2008 cả nước có tới 330.490 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đăng kí hoạt động với số vốn đăng kí là 2.110.440 tỷ đồng. So với năm 2000 thì doanh nghiệp kinh tế tư nhân đã tăng gấp 4,5 lần về số lượng và 41 lần về vốn đăng kí.

Xét về lao động thì thấy nước ta có lực lượng lao động dồi dào mỗi năm có khoảng 1.4 triệu – 1.5 triệu người tham gia thị trường lao động cho nên vấn đề giải quyết việc làm luôn luôn được đặt ra nhằm đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế nói riêng và của đất nước noi chung. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 21 017 326 người, chiếm 56.3% lao động có việc làm thường xuyên trong toàn xã hội (số liệu năm 2000). Riêng trong lĩnh vực phi nông nghiệp, số lao động thuộc kinh tế tư nhân là 4.643.844 người năm 2000, tăng 20.12% so với năm 1996. Tính riêng trong 4 năm (1997 – 2000) khu vực kinh tế tư nhân thu hút thêm 997.000.000 lao động, gấp 6.6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và từ năm 2000 – 2003, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra gần 2 triệu chỗ làm việc mới cho lao động. Từ khi có luật khuyến khích đầu tư trong nước đã thu hút và tạo việc làm cho 1.516.456 lao động, năm 2006 3.369.855 lao động, năm 2007 là 3.933.182 lao động, năm 2008 là 4.690.857 lao động. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đầu tư trung bình 70 triệu đến 100 triệu đồng là tạo ra được một chỗ làm việc, trong đó đối với doanh nghiệp nhà nước thì số tương ứng là 210 triệu – 280 triệu.

Như vậy kinh tế tư nhân từ chỗ chưa được coi trọng đến nay đã có những cách nhìn thay đổi nhờ đó mà kinh tế tư nhân đã có những bước phát

triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)