Chính vì vậy đề tài thực hiện “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống thoát nước đô thị tại Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
[ \
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI
QUẬN 6 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SVTH: Trần Thị Kim Phương Ngành: Quản lý môi trường Khóa : 2006 - 2010
Tp HCM, tháng 07/2010
Trang 2PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI
QUẬN 6 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
TRẦN THỊ KIM PHƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Tp HCM, tháng 07/2010
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp vừa qua, để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ vào sự tận tình giúp
đỡ của Cha Mẹ, Anh Chị, Thầy Cô, bạn bè, và người thân
Đầu tiên con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người và là chỗ dựa vững chắc về mặt vật chất lẫn tinh thần cho con Chị thật sự rất cảm động trước những tình cảm mà hai em Vy và Mỹ đã dành cho Chị, hai em luôn là chỗ dựa tinh thần cho Chị
Nhân đây, em xin chân thành biết ơn sâu sắc đến:
Tất cả các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô giáo trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết về môi trường cũng như những kinh nghiệm thực tế để em có thể tự tin bước vào đời
Đặc biệt, em gửi lời biết ơn đến Cô Vũ Thị Hồng Thủy là giáo viên hướng dẫn
đã tận tình giúp đỡ, cũng như bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu trong quá trình thực hiện khóa luận
Em xin cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và các Anh Chị trong phòng Thoát nước mưa đặc biệt là chị Lê Trúc, anh Trần Đức Tuyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hướng dẫn, giúp đỡ em tiếp cận với số liệu, tiếp cận với thực tế, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình
Cảm ơn tập thể lớp DH06QM đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện khóa luận
Tuy đã cố gắng hết khả năng của mình, nhưng thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện khóa luận này, mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy Cô, các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2010
SV thực hiện
Trần Thị Kim Phương
Trang 4ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thoát nước đô thị và vệ sinh môi trường là một trong các hệ thống công trình hết sức quan trọng nhằm giảm thiểu những mặt tiêu cực do quá trình đô thị hóa gây ra và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
Tình trạng tiêu thoát nước tại Quận 6 gặp nhiều khó khăn, đây là Quận thường xuyên xảy ra vấn đề ngập úng, ngập do mưa hoặc triều hoặc kết hợp cả mưa lẫn triều Chính vì vậy đề tài đã hướng tới việc “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống thoát nước đô thị tại Quận 6 – thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm đưa hoàn toàn lượng nước ra khỏi đô thị trong thời gian sớm nhất, đồng thời vẫn đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường
Khóa luận gồm 7 chương:
o Chương 1: Nêu ra lý do chọn đề tài, mục đích, nội dung, phương pháp, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
o Chương 2: Tổng quan lý thuyết về hệ thống thoát nước
o Chương 3: Nêu tổng quan hệ thống thoát nước tại Quận 6
o Chương 4: Phân tích thực trạng hệ thống cống, kênh mương thoát nước và tình hình ngập úng tại Quận 6
o Chương 5: Dựa vào tổng quan hệ thống thoát nước, thực trạng tiêu thoát nước để đưa ra nhận xét ưu và nhược điểm của hệ thống thoát nước tại Quận 6
o Chương 6: Đề xuất các biện pháp tạm thời và biện pháp lâu dài về quản lý
và kỹ thuật, nhằm cải thiện hệ thống thoát nước và giảm thiểu các tác động đến môi trường
o Chương 7: Kết luận và kiến nghị, khẳng định các vấn đề đạt được và những đóng góp mới cũng như những khó khăn trở ngại khi thực hiện quản lý, kiểm tra, cải tạo hệ thống thoát nước Từ đó đưa ra các đề nghị hết sức thiết thực và cụ thể giúp cho công ty áp dụng trong thời gian tới
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 3
2.1 Khái niệm 3
2.1.1 Một số khái niệm về thoát nước 3
2.1.2 Một số khái niệm về điểm ngập 4
2.1.3 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các dạng nước thải 5
2.1.4 Hệ thống thoát nước 6
2.2 Các công trình trên hệ thống thoát nước 11
2.2.1 Ống cống 11
2.2.2 Giếng kiểm tra 11
2.2.3 Giếng đấu nối vào nhà 12
2.2.4 Giếng thăm 13
Trang 6iv
2.2.5 Giếng rửa 14
2.2.6 Trạm bơm nước 14
2.3 Lịch sử thoát nước đô thị Việt Nam 15
Chương 3 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC QUẬN 6 16
3.1 Hệ thống cống thoát nước 16
3.2 Hệ thống kênh rạch thoát nước 16
3.3 Nhu cầu nạo vét hằng năm 16
3.4 Thành phần bùn hệ thống thoát nước đô thị 17
3.4 Những khó khăn trong việc nâng cấp cống rạch 18
Chương 4 HIỆN TRẠNG TIÊU THOÁT NƯỚC TẠI QUẬN 6 19
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 19
4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình 19
4.1.2 Khí hậu 19
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 20
4.2 Hiên trạng tiêu thoát nước của Quận 6 20
4.2.1 Hiện trạng hệ thống cống, kênh rạch thoát nước 20
4.2.2 Tình trạng ngập úng tại Quận 6 22
4.2.2.1 Tình hình ngập do mưa tại Quận 6 22
4.2.2.2 Tình hình ngập do triều tại Quận 6 25
4.2.2.3 Tình hình ngập do mưa kết hợp với triều tại Quận 6 26
4.3 Hiện trạng xử lý nước thải 29
Chương 5 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI QUẬN 6 30
5.1 Ưu điểm 30
5.2 Nhược điểm 32
Chương 6 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 36
6.1 Biện pháp tạm thời 36
6.1.1 Duy tu thường xuyên 36
Trang 7v
6.1.1.1 Nạo vét cống, kênh mương 36
6.1.1.2 Giải pháp quản lý bùn cặn hệ thống thoát nước tại Quận 6 39
6.1.2 Biện pháp chứa 40
6.1.3 Chặn dòng 40
6.1.4 Lắp đặt trạm bơm kết hợp với phay ngăn triều 40
6.1.5 Lắp đặt phay 1 chiều 41
6.1.6 Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân 41
6.1.7 Tăng cường công tác quản lý 42
6.2 Biện pháp lâu dài 42
6.2.1 Thay mới đường ống 42
6.2.2 Biện pháp quản lý 42
Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
7.1 Kết luận 44
7.2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 47
Trang 8vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường HTTN Hệ thống thoát nước HTTNĐT Hệ thống thoát nước đô thị
DA Dự án QLQTBDVH Quản lý quy trình bảo dưỡng vận hành
HSHC Hồ sơ hoàn công KSTK Kiểm soát thiết kế
Trang 10viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang Bảng 3.1: Bảng kết quả phân tích mẫu bùn trên kênh Tân Hóa – Ông Buông –
Lò Gốm 17
Bảng 4.1: Tình hình ngập do mưa tại Quận 6 trong 2 năm 2008, 2009 23
Bảng 4.2: Tình hình ngập do triều ở một số đường của Quận 6 thuộc lưu vực Bắc Tàu Hủ trong 2 năm 2008, 2009 25
Bảng 4.3: Tình hình ngập do triều ở một số đường của Quận 6 thuộc lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm trong 2 năm 2008, 2009 25
Bảng 4.4: Tình hình ngập do mưa kết hợp với triều ở một số đường của Quận 6 thuộc lưu vực Bắc Tàu Hủ trong 2 năm 2008, 2009 26
Bảng 4.5: Tình hình ngập do mưa kết hợp với triều ở một số đường của Quận 6 thuộc lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm trong 2 năm 2008, 2009 27
DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung 6
Hình 2.2: Hệ thống thoát nước riêng 8
Hình 2.3: Giếng kiểm tra 12
Hình 2.4: Kiểu kết cấu giếng đơn giản 13
Hình 2.5: Kiểu nối trực tiếp vào cống đô thị 13
Hình 2.6: Giếng thăm 14
Hình 6.1: Hình tàu nạo vét bùn trên sông/mương 37
Trang 11
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 6.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống bơm hút bùn khí nén 37
Sơ đồ 6.2: Sơ đồ nguyên tắc quản lý các loại bùn cặn hệ thống thoát nước đô thị 39
Trang 12Là một trong số các quận có cao trình mặt đất thấp hơn nhiều so với các quận còn lại của thành phố Hồ Chí Minh, cao độ phổ biến từ 0.8-2m, do đó mỗi khi mưa Quận 6
là vùng trũng hứng nước từ các quận khác đổ về gây ngập Và chỉ cần triều lên từ 1.37-1.45m là khu vực này cũng ngập Hiện tượng ngập kéo dài và tồn ứ trong thời gian dài tại các kênh rạch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đến môi trường, giao thông và kinh tế của quận Tuy có nhiều nghiên cứu, tiến hành nhiều dự án Cải thiện môi trường nước và Nâng cấp đô thị tại Quận 6, nhưng tình hình ngập úng và ô nhiễm môi trường vẫn chưa thuyên giảm Chính vì vậy đề tài thực hiện
“Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống thoát nước đô thị tại Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có về hệ thống thoát nước, các kết quả từ một số đề tài nghiên cứu chống ngập úng đô thị, kết quả phân tích tiền khả thi của các dự án thoát nước, và số liệu thu thập được về hệ thống thoát nước tại Quận 6 từ Công ty Thoát nước Đô thị Tp.HCM để có những nhận định
Trang 132
chính xác hiện trạng hệ thống thoát nước hiện hữu tại quận, và đưa ra những đề xuất nhằm đạt được mục tiêu chung bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế Tôi rất mong muốn các kết quả nghiên cứu và kiến nghị trong khóa luận sẽ được phổ biến và áp dụng tại công ty
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng quản lý thoát nước đối với hệ thống thoát nước tại Quận 6
do Công ty Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh quản lý
Nghiên cứu các giải pháp nhằm hỗ trợ công ty trong việc quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng tiêu thoát nước trên địa bàn Quận 6
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, cũng như những vấn đề môi trường ảnh hưởng đến người dân bởi hệ thống thoát nước
Nghiên cứu quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
Xác định những cải thiện cần thiết để thúc đẩy quá trình tiêu thoát hoàn toàn lượng nước mưa và nước thải
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tham khảo tài liệu về hệ thống thoát nước đô thị
Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp khảo sát trực tiếp tại địa bàn
Trang 143
Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
2.1 Khái niệm
2.1.1 Một số khái niệm về thoát nước
- HTTN bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải HTTN được chia làm các loại sau đây:
- HTTN thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả ) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải
- Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hoà trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải
- Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hoà khả năng tiêu thoát nước cho HTTN
Trang 154
- Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào HTTN
- Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của HTTN hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ
- Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận
- Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển
- Trong mạng lưới thoát nước người ta phân biệt các công trình chính và các công trình phụ trợ
+ Công trình chính tương ướng với sự phát triển tổng thể của mạng lưới từ đầu đến cửa vào trạm xử lý nước thải
+ Công trình phụ trợ bao gồm tất cả những công trình xây dựng và thiết bị nhằm mục đích khai thác một cách hợp lý mạng lưới (giếng kiểm tra, giếng thăm, giếng rửa cống, đấu nối…)
2.1.2 Một số khái niệm về điểm ngập
9 Điểm ngập nặng:
Là vị trí nước tụ lại với độ sâu H > 0,3m và không tiêu thoát hết trong thời gian t
>120 phút sau khi dứt mưa với diện tích ngập S > 4.000m2 (Nếu có một trong 3 yếu tố
nhỏ hơn sẽ được xem là điểm ngập vừa)
9 Điểm ngập vừa:
Là vị trí nước tụ lại với độ sâu 0,15m ≤ H ≤ 0,3m và không tiêu thoát hết trong thời gian 30phút ≤ t ≤ 120 phút sau khi dứt mưa với diện tích ngập từ 2.000m2 ≤ S ≤ 4.000m2
9 Điểm ngập nhẹ:
Là vị trí nước tụ với độ sâu 0,1m < H < 0,15m và không tiêu thoát hết trong thời gian t < 30phút sau khi dứt mưa với diện tích ngập S < 2.000m2 (Nếu có một trong 3 yếu tố lớn hơn sẽ là điểm ngập vừa)
9 Không ngập:
Trang 165
Là vị trí nước tụ lại ở độ sâu H ≤ 0,1m và tiêu thoát hết trong thời gian t < 30 phút sau khi dứt mưa
2.1.3 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các dạng nước thải
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn,… chứa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều kiện vệ sinh, sức khỏe của nhân dân, mà
về mặt khác còn gây nên tình trạng ngập lụt trong các điểm dân cư và xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng, ảnh hưởng đến nền móng công trình, gây trở ngại cho giao thông và tác hại đến một số ngành kinh tế khác như chăn nuôi cá,…
Vì vậy nhiệm vụ của HTTN là vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước (ao hồ, sông rạch…)
Nước thải có nhiều loại khác nhau Tùy theo tính chất và nguồn gốc của nó mà người ta phân biệt ba loại chính sau đây:
Nước thải sinh hoạt: thải ra từ các chậu rửa, buồng tắm, xí, tiểu…chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng
Nước thải sản xuất: Thải ra sau quá trình sản xuất Thành phần và tính chất loại nước này phụ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và công nghệ…, khác nhau rất nhiều
Người ta thường phân biệt nước thải sản xuất thành hai nhóm: nước nhiễm bẩn nhiều (nước bẩn) và nước nhiễm bẩn ít (nước quy ước sạch)
Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt các đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng nước mưa ban đầu
Nếu trong đô thị nước thải sinh hoạt và sản xuất được dẫn chung, thì hỗn hợp đó người ta gọi là nước thải đô thị
Trang 176
2.1.4 Hệ thống thoát nước
Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát triển lân cận thành phố, thị xã, thị trấn,… do yêu cầu kĩ thuật vệ sinh và nguyên tắc xả nước thải vào mạng lưới thoát nước đô thị, mà người ta phân biệt các HTTN: HTTN chung, HTTN riêng, HTTN nửa riêng và hệ thống hỗn hợp
9 HTTN chung
Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất và mưa) xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý Nhiều trường hợp người ta xây dựng các miệng xả nước mưa (giếng tràn) ở điểm đầu của các đoạn cống góp, cống chính để đón nhận phần lớn lượng nước mưa của những trận mưa to kéo dài, đổ ra nguồn nước cạnh đó nhằm giảm kích thước các đoạn cống và giảm bớt lưu lượng nước không cần thiết tới trạm bơm, lên công trình xử lý…
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung
Nguồn: Sách Mạng lưới thoát nước Hoàng Huệ, Phan Đình Bưởi
HTTN chung có ưu điểm là đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn đều được xử lý trước khi xả vào nguồn Hệ thống chung sẽ mang lại
Trang 187
hiệu quả kinh tế đối với những khu xây dựng nhà cao tầng Vì khi đó tổng chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30-40% so với hệ thống riêng rẽ hoàn toàn, chi phí quản lý giảm 15-20% Hệ thống này nên xây dựng cho những đô thị gần những nguồn nước lớn Khi đó trên những cống góp và cống góp chính, trước các trạm bơm…(kể cả ở trong khu vực đô thị) có thể xây dựng nhiều giếng xả nước mưa để giảm bớt kích thước của hệ thống mà không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh môi trường Bởi vì khi xả nước mưa vào nguồn, cũng là lúc lưu lượng và khả năng tự làm sạch của nước nguồn tốt nhất
Cũng cần lưu ý rằng, đối với những khu vực xây dựng nhà thấp tầng và phân tán thì HTTN chung có nhiều nhược điểm mùa mưa nước chảy đầy cống, có thể gây ngập lụt, nhưng mùa khô khi chỉ có nước thải sinh hoạt và sản xuất (lưu lượng nhỏ hơn nhiều lần so với nước mưa) thì cống chảy lưng và tốc độ dòng chảy không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng chuyển tải… phải thường xuyên nạo vét thau rửa cống Ngoài ra do nước mưa chảy tới trạm bơm, trạm
xử lý không điều hòa nên công tác quản lý điều phối trạm bơm và trạm xử lý trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn
9 HTTN riêng
Có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt: một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ như nước sinh hoạt), khi xả vào nguồn cho qua xử lý; một dùng để vận chuyển nước bẩn ít hơn (ví dụ như nước mưa), thì cho xả thẳng ra nguồn Tùy theo độ nhiễm bẩn của nước thải sản xuất (nếu độ nhiễm bẩn cao) xả chung với nước sinh hoạt hoặc (nếu độ nhiễm bẩn thấp) chung với nước mưa Còn nếu trong nước thải sản xuất có chứa chất độc hại (kiềm, axit…) thì nhất thiết phải dẫn trong một hệ thống riêng biệt
Trang 198
Nguồn: Sách Mạng lưới thoát nước Hoàng Huệ, Phan Đình Bưởi
Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong HTTN riêng biệt gọi là hệ thống riêng hoàn toàn Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để thoát nước sinh hoạt và sản xuất quy ước là bẩn, còn nước mưa và nước sản xuất quy ước là sạch chảy theo mương máng lộ thiên, gọi là hệ thống riêng không hoàn toàn
So với HTTN chung thì HTTN riêng có lợi hơn về mặt xây dựng và quản lý Hiện nay ở Liên Xô cũ có hơn 200 thành phố hàng nghìn xí nghiệp công nghiệp được trang bị HTTN theo kiểu này Tuy về mặt vệ sinh có kém hơn song rất ưu điểm và giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu và chế độ làm việc của hệ thống ổn định Nhược điểm của hệ thống này là tồn tại hai hay nhiều mạng lưới thoát nước trong đô thị
Trang 20Khi lựa chọn hệ thống thoát nước khu dân cư, trước hết cần phải xây dựng sơ đồ
và xác định vị trí xả nước mưa Nước mưa không được xả vào dòng chảy bề mặt trong giới hạn khu dân cư nếu dòng chảy có tốc độ nhỏ hơn 0,05 m/s và lưu lượng nhỏ hơn 1
m3/s; không được xả vào những bãi tắm, hồ sinh học hồ nuôi cá, biển,… nếu không được sự đồng ý của chính quyền địa phương, cơ quan chủ quả và cơ quan kiểm soát vệ sinh
Hệ thống riêng hoàn toàn nên áp dụng cho những đô thị lớn và xây dựng tiện nghi cũng như cho các xí nghiệp công nghiệp:
Có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào dòng chảy bề mặt
Theo điều kiện địa hình phải xây dựng nhiều trạm bơm (>3 trạm) khu vực
Cường độ mưa q20 >80l/s.ha
Cần thiết phải xử lý sinh hóa đầy đủ nước thải
Hệ thống riêng không hoàn toàn phù hợp với những đô thị và vùng ngoại ô có cùng mức độ xây dựng tiện nghi hoặc giai đoạn đầu xây dựng HTTN
Hệ thống nửa riêng phù hợp dân số lớn hơn 50.000 người
Khi nguồn nước trong đô thị có lưu lượng ít, không có dòng chảy
Đối với những khu có nguồn nước dùng để tắm, thể thao bơi lội
Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi sự nhiễm bẩn do nước thải mang vào
Hệ thống chung thường sử dụng đối với những đô thị xây dựng nhà nhiều tầng:
Trang 2110
Bên cạnh có nguồn nước dòng chảy mạnh, cho phép xả nước mưa và nước bề mặt
Với số lượng trạm bơm hạn chế và áp lực bơm thấp
Có cường độ q20 nhỏ hơn 80 l/s.ha
HTTN hỗn hợp sử dụng hợp lý khi xây dựng và cải tạo HTTN trong những thành phố lớn (dân số trên 100.000 người) có nhiều vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau Theo số liệu nước ngoài, hệ thống này chiếm khoảng 33-34% tổng số các
hệ thống đã xây dựng cho các đô thị Phần lớn các đô thị lớn trên thế giới được trang
bị loại hệ thống cống chung hoặc hệ thống hỗn hợp
HTTN các xí nghiệp công nghiệp thường theo nguyên tắc hệ thống riêng rẽ hoàn toàn Đối với HTTN mưa cần xét đến khả năng dẫn lượng nước bẩn nhất của nước mưa (lượng nước ban đầu của các trận mưa và nước bề mặt lên công trình xử lý Trên khu vực công nghiệp có thể tồn tại nhiều mạng lưới: sinh hoạt, sản xuất, nước mưa và các mạng lưới đặc biệt khác (để dẫn nước thải chứa axit, kiềm…)
Quy hoạch sơ đồ thoát nước cho HTTN đã chọn phải tính đến các điều kiện địa phương và khả năng phát triển kinh tế quốc dân của khu vực nhằm đạt được những giải pháp tổ hợp và hiệu quả Trong đó cần phải tính đến những công trình hiện có và khả năng tận dụng lại
Tóm lại lựa chọn sơ đồ và HTTN trong mọi trường hợp cần tính toán trên cơ sở kinh tế kỹ thuật và yêu cầu vệ sinh Sơ đồ và hệ thống lựa chọn là sơ đồ và hệ thống ổn định nhất theo các chỉ tiêu vệ sinh, kinh tế nhất theo giá thành xây dựng và quản lý đối với các tổ hợp công trình bao gồm mạng lưới, trạm bơm và các công trình xử lý
Ở nước ta mưa nhiều nắng lắm, thì xây dựng hệ thống riêng và nửa riêng là hợp
lý Khi đó mưa có thể chảy trong cống ngầm hoặc các kênh mương lộ thiên xả ra nguồn nước Để giảm kích thước các kênh mương ta xây dựng các hồ điều hòa
Trong các thành phố của nước ta hiện nay phần lớn là hệ thống thoát nước chung, nước xả vào nguồn không xử lý Nó cần phải cải tạo theo kiểu riêng một nửa hoặc hỗn hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường mỹ quan cho thành phố Khi đó ta xây dựng thêm mạng lưới cống đoán lấy các cửa xả của HTTN chung hiện tại và dẫn đến công trình
Trang 22Hiện nay sử dụng phổ biến nhất là cống tròn, bằng bêtông cốt thép, sản xuất bằng phương pháp li tâm, mối nối bằng gioăng cao su
Khi đặt hàng sản xuất và nghiệm thu nhận ống phải quan tâm đến 2 yếu tố:
độ bền và độ chống thấm Ở nước ta hiện nay người ta thường chú ý đến độ bền nhiều hơn còn độ chống thấm đôi khi bị bỏ qua Trong HTTN yêu cầu độ chống thấm rất cao để ngăn ngừa hiện tượng nước thải thấm ra ngoài hoặc ngược lại nước ngầm có thể thấm vào cống làm tăng chi phí bơm và xử lý nước thải
Về độ nhẵn của cống phải đảm bảo vì nếu không sẽ làm giảm khả năng thoát nước, gây hiện tượng lắng cặn trong cống
2.2.2 Giếng kiểm tra
Giếng kiểm tra là giếng làm giới hạn phân biệt giữa mạng lưới thoát nước bên trong do chủ hộ sử dụng quản lý với mạng lưới thoát nước đô thị do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý
Loại giếng này ít khi phải mở nên có thể làm bằng nắp bêtông cốt thép, kích thước 400 x 400mm, hoặc 600 x 600mm Hình 2.3 là một kiểu giếng kiểm tra thông thường
Trang 2312
Nguồn: Sách Thoát nước đô thị một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam Trần Văn Mô
2.2.3 Giếng đấu nối vào nhà
Trên các đường phố xây dựng theo kiểu nhà chia lô sẽ có nhiều chỗ có cống đấu nối Nếu tại mỗi chỗ này lại xây dựng một giếng thăm hoàn chỉnh thì rất tốn kém và nhiều khi không cần thiết Do đó được phép đấu nối không cần giếng thăm
Hình 2.4 là kiểu đấu nối bằng kết cấu giếng đơn giản Còn hình 2.5 là kiểu nối trực tiếp vào cống đô thị (tương tự như đối với mạng lưới cấp nước) Cách làm này tuy
có tiết kiệm nhưng đòi hỏi việc quản lý vận hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh Chú ý các vị trí đấu nối như hình 2.5 là phải được bố trí khi sản xuất ống cống, không được đục lỗ một cách tùy tiện làm ảnh hưởng đến độ bền và độ kín của cống
Hình 2.3: Giếng kiểm tra
Trang 24Hình 2.6 là một số kiểu giếng thăm của Pháp
Hình 2.6 là kiểu giếng áp dụng khi d <= 800mm, còn hình 2.5 áp dụng khi d > 800mm
Hình 2.4: Kiểu kết cấu giếng đơn giản Hình 2.5: Kiểu nối trực tiếp vào cống
đô thị
Trang 2615
2.3 Lịch sử thoát nước đô thị Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có lịch sử thoát nước sớm hơn so với các vùng khác Mạng lưới thoát nước ở Sài Gòn bắt đầu được xây dựng từ năm 1870 (theo ngày tháng còn ghi lại trên giếng thăm), trong khi đó mạng lưới thoát nước Hà Nội được bắt đầu xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX Đó là mốc thời điểm khởi đầu của mạng lưới thoát nước ở Việt Nam, và bắt đầu xây dựng mạng lưới thoát nước với khối lượng tương đối lớn, rộng khắp các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho,…chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ 1920 đến 1940
Các giai đoạn phát triển thoát nước đô thị nước ta có thể chia thành các giai đoạn khác nhau:
Đối với các đô thị miền Bắc (giới hạn từ vĩ tuyến 17) được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1954, giai đoạn từ 1954 đến 1975 và giai đoạn sau năm 1975
Đối với các đô thị miền Nam được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn trước và giai đoạn sau 1975
Tuy nhiên nếu xét về thực chất đầu tư xây dựng HTTNĐT nhìn chung trong cả nước thì chỉ có 2 thời kì: thời kì từ 1945 trở về trước và thời kì từ 1975 cho đến nay, còn thời kì 1945 đến 1975 đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp, nên việc xây dựng tuy có nhưng khối lượng rất nhỏ, thậm chí có những tuyến cống còn
bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn của Mỹ
Trang 27Hệ thống cống được xây dựng trên 40 năm, trong đó có 936m cống vòm được xây dựng từ năm 1870 Các tuyến cống được xây dựng không theo quy hoạch thống nhất, có tính chắp vá theo phát triển của các khu dân cư nên đã xuống cấp trầm trọng
3.2 Hệ thống kênh rạch thoát nước
Hệ thống kênh rạch thoát nước tại quận 6 có chiều dài 3132m do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý gồm:
Kênh Tân Ông Buông nhánh 1, có điểm đầu từ Ngã 3 kênh Tân Bàu Trâu đến cầu Ông Buông nhánh 1, với tổng chiều dài 698m, rộng 10,9m
Hóa- Rạch Bàu Trâu, có điểm đầu từ đường An Dương Vương đến kênh Tân Hóa, với tổng chiều dài 1000m, rộng 7m
Rạch Hàng Bàng, có điểm đầu từ đường Phạm Đình Hổ đến kênh Tàu Hủ, với tổng chiều dài 957m, rộng 20m
Các tuyến kênh rạch này đang bị lấn chiếm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác duy tu bảo bưỡng
3.3 Nhu cầu nạo vét hằng năm
Hằng năm Công ty Thoát nước Đô thị phải nạo vét một khối lượng bùn, đất từ lòng cống khoảng 8.566m3và trên 892m3 bùn đất từ các kênh rạch
Trang 2817
Với khối lượng bùn cần nạo vét tương đối lớn, hằng năm Công ty Thoát nước Đô thị đã phải tiến hành nạo vét từ tháng 1 đến tháng 12 để có thể đảm bảo hoàn thành khối lượng đề ra
3.4 Thành phần bùn hệ thống thoát nước đô thị
Bảng 3.1: Bảng kết quả phân tích mẫu bùn trên kênh Tân Hóa – Ông Buông – Lò
Gốm
Đơn vị tính: mg/kg
2008/BTNMT (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Nhận xét:
Kết quả phân tích bùn cặn kênh Tân Hóa – Ông Buông – Lò Gốm (tháng 7/2009) cho thấy hàm lượng Cd, Pb và Zn trong đó luôn luôn nhỏ hơn (trừ Zn tại cửa xả Âu Cơ – Đồng Đen) các quy định cho phép đối với đất nông nghiệp theo QCVN 03: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
Trang 2918
3.4 Những khó khăn trong việc nâng cấp cống rạch
Quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị như ở thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành hiện nay xét về mặt thoát nước đô thị thực chất là quá trình vừa cải thiện vừa phát triển HTTN ở những khu đô thị cũ; vừa xây dựng, phát triển HTTN ở khu đô thị mới Đây là công việc khó khăn, phức tạp
Đối với Quận 6, một quận có HTTN tồn tại lâu đời, và có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng Thì việc cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới không chỉ khó khăn về mặt tính toán thiết kế, về kinh phí mà còn rất khó khăn trong thi công
Trang 3019
Chương 4
HIỆN TRẠNG TIÊU THOÁT NƯỚC TẠI QUẬN 6
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình
Điều kiện địa hình
Quận 6 có địa hình trũng thấp cao độ phổ biến từ 0.8 – 2m
4.1.2 Khí hậu
Khí hậu Quận 6 là một bộ phận của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Mình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt
độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau
Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
Trang 3120
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa 80%,
và xuống thấp vào mùa khô 74,5% Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số hiện nay của quận là 247.212 người, mật độ bình quân 346 người/ha, trong đó nữ chiếm 53% … Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm bán buôn lớn của cả nước, do đó thế mạnh của quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động,
có đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp
4.2 Hiên trạng tiêu thoát nước của Quận 6
4.2.1 Hiện trạng hệ thống cống, kênh rạch thoát nước
Sự gia tăng dân số, kéo theo sự phát triển đô thị ồ ạt, cộng với việc xây dựng, sử dụng mặt bằng thiếu quy hoạch, ao hồ, sông rạch bị san lấp và trở thành nơi đón nhận phế thải do người dân xả rác thải sinh hoạt như: bao nilông, hộp cơm, vỏ dừa, xà bần,…xuống lòng kênh,hoặc mặt thoáng bị chiếm dụng là nơi neo đậu của thuyền bè làm hạn chế và cản trở dòng chảy tự nhiên của kênh rạch
Lượng bùn đất lắng đọng ngày càng nhiều trên kênh rạch do sự lưu chuyển của dòng chảy
Việc nạo vét bùn trên kênh rạch đã làm xuất hiện nguy cơ sạt lở ở hai bên bờ Lượng nước chưa tiêu thoát kịp còn ứ đọng lâu ngày làm cho môi trường nước bị
ô nhiễm trầm trọng và mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy kị khí từ kênh rạch làm ảnh
Trang 32và rác như ở đoạn từ cầu Phú Lâm đến thượng nguồn
Kênh này đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho Quận 6 và các Quận Tân Bình, Quận 11, Quận 8 và Quận Bình Chánh Đáy kênh vừa nhỏ lại hẹp và bị lấn chiếm bởi các căn hộ xây cất bất hợp pháp (ước tính có khoảng 1.032 hộ dân sống ven kênh Tân Hóa - Lò Gốm) Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều cũng như mực nước tăng lên ở sông Cần Giuộc Ảnh hưởng triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía hạ lưu
từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với nước thải gây
ra vấn đề ô nhiễm Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn và do lưu lượng nước thải rất nhỏ so với khả năng thoát nước của kênh Vào mùa khô, phần lớn nước thải từ cầu Tân Hoá trở lên thượng nguồn bị lưu giữ nhiều ngày trên kênh, phần còn lại được thau rửa hàng ngày bởi nước sông Cần Giuộc đưa vào pha loãng Tình trạng này biến đoạn kênh từ thượng nguồn đến cầu Tân Hóa thành một hồ sinh vật tự nhiên, hoạt động chủ yếu trong môi trường kỵ khí (lượng oxy hoà tan bổ sung qua bề mặt nước rất nhỏ do dòng chảy chậm)
Ngoài ra cũng theo kết quả tuần tra kênh rạch ngày 30/02/2010 từ Phòng thoát nước mưa thuộc Công ty Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thì rạch Hàng Bàng cũng đang trong tình trạng bị các hộ dân xây nhà, lấn chiếm, xả rác và xà bần làm ảnh hưởng đến công tác tuần tra, duy tu bảo dưỡng hệ thống
Trong khi đó, hệ thống cống thoát nước được xây dựng chắp vá, thiếu đồng bộ, không theo kịp yêu cầu phát triển, khâu tính toán, thiết kế, xây dựng, quản lý cũng còn nhiều tồn tại nên cứ đến mùa mưa là nhiều nơi bị ngập úng
Theo điều tra hiện trạng hệ thống cống thoát nước vào ngày 9/3/2010 bởi Công
ty Thoát nước Đô thị tại khu vực Bắc Tàu Hủ như sau:
o Tuyến thoát nước Cao Văn Lầu từ Lê Quang Sung đến Trần Văn Kiểu; và tuyến thoát nước Hậu Giang, từ Phạm Đình Hổ đến Minh Phụng không bị
Trang 3322
lấn chiếm (nằm trong nhà dân, dân xây dựng công trình đè lên HTTN,…); khả năng thoát nước tốt tại vị trí bị cua gấp, tiết diện bị co thắt của tuyến cống và không bị giao cắt với các công trình ngầm khác
o Tuy nhiên tuyến thoát nước này thường xuyên bị ngập nước do mưa ở mức
độ nặng, và bị ngập do triều cường chỉ ở độ cao 1.28 m, đoạn cống từ Lê Quang Sung đến Phạm Văn Chí đã bị hư cũ và xuống cấp trầm trọng, đoạn đường Hậu Giang đến Phan Văn Khỏe tuyến cống dưới đường và hầm ga bị nhớt do hộ dân hai bên đường sửa xe máy, đoạn từ Phan Văn Chí đến Trần Văn Kiểu bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo HTTN đường Cao Văn Lầu-Phạm Đình Hổ
o Tuyến thoát nước Hậu Giang, từ Phạm Đình Hổ đến Minh Phụng là tuyến đường bị ngập nặng do mưa, và ngập do thủy triều ở độ cao 1.4 m trở lên; ở góc đường Mai Xuân Thưởng nhà vệ sinh công cộng xả phân xuống hầm ga,
và tiệm cơm gà tại số nhà 17C xả mỡ xuống hầm ga
o Cửa xả V2 1,2x1.6 Nguyễn Hữu Thận nằm trong nhà dân, rác đọng nhiều trước cửa xã do người dân sống gần đó xả trực tiếp xuống
Cũng theo kết quả điều tra về mức độ hư hỏng của hệ thống thoát nước tại lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm trong 12 tháng năm 2009 thì có đến 80 miệng thu, và 6 tường bêtông cần phải sửa; thay mới 15 cống sụp, 100 nắp bêtông, và 62 khuôn
Ngoài ra trên tuyến thoát nước Chợ Lớn, đơn vi đang thi công công trình làm rơi vải đá, sỏi, cát vào hệ thống thoát nước Miệng thu bị bít kín bởi vỏ ốc, bao, bịch nilông, đất, cát trên đường Nguyễn Thị Nhỏ, Tân Hòa Đông
4.2.2 Tình trạng ngập úng tại Quận 6
4.2.2.1 Tình hình ngập do mưa tại Quận 6
Hiện nay trên địa bàn Quận 6 có 2 trạm thu thập số liệu mưa (vũ lượng kế) do Công ty Thoát nước Đô thị Thành phố vận hành
Do đó để đánh giá ảnh hưởng của mưa đến các vùng ngập trọng điểm ta cần quan tâm đến các giá trị vũ lượng tại các trạm: trạm Phan Văn Khỏe (PVK), Lý thường Kiệt