Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã giúp xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm làm cơ sở cho quản lý Nhà nước về đất đai theo đúng quy định của pháp luật góp phần chuyển dịch cơ cấu ki
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
-TP.Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2010-
Trang 2BỘ MÔN CHÍNH SÁCH & PHÁP LUẬT
Giáo viên hướng dẫn: KS TRẦN VĂN TRỌNG
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
Ký tên:
-Tháng 8 năm 2010-
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gửi đến bố mẹ lời biết ơn thành kính, cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng và giành cho con những điều kiện thuận lợi nhất để con được học tập và cố gắng mới có được hôm nay
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Trọng trong suốt thời gian qua đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành luận văn
Trong bốn năm học vừa qua, dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô cùng
sự giúp đỡ của ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm bản thân em cùng toàn thể các bạn trong khoa đã nhận được trọn vẹn kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt Qua đây con xin gửi lời biết ơn đến toàn thể các Thầy, các Cô trong Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, xin gửi đến các Thầy, các Cô lời chúc sức khỏe và hạnh phúc
Để hoàn thành được bài luận văn con xin cảm ơn các chú và các anh chị cán
bộ địa phương nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn
Xin chân thành gửi lời cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại UBND huyện Tân Hồng đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đề tài nghiên cứu được tiến hành trong suốt thời gian thực tập tại địa phương
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn hẹp do đó luận văn khó tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn Những kiến thức quý báu mà thầy cô sẻ chia là tiền đề để cho em trong thời gian công tác tiếp theo
Trang 4tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay
Sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của xã được phê duyệt thì việc lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã là cần thiết, nhằm phân bổ chi tiết quỹ đất trên địa huyện vào các mục đích sử dụng và là căn cứ điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch
sử dụng đất của tỉnh sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được phê duyệt Từ nhu cầu đó, đề tài bao gồm những nội dung chính:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, tiềm năng sử dụng đất đai và những kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 và các giải pháp thực hiện
* Các phương pháp sử dụng: Phương pháp điều tra thực địa; phương pháp
thống kê; phương pháp kế thừa, tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu; phương pháp bản đồ,…
* Kết quả đạt được:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2010 - 2020 tỷ lệ 1:5000
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp
- Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo thông tư
19/2009/TT_BTNMT ngày 02/11/2009
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I.1.ĐẶTVẤNĐỀ 1
I.2.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊMCỨU 2
I.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 2
I.2.2 Phạm vi nghiên cứu : 2
PHầN II : TỔNG QUAN 3
II.1.CƠ SƠ LÝ LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU: 3
II.1.1 Cơ sở pháp lý: 3
II.1.2 Cơ sở khoa học: 4
II.1.3 Cơ sở thực tiễn: 13
II.2.NộI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU: 19
II.2.1 Nội dung: 19
II.2.2 Phương pháp nghiên cứu: 20
PHầN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
III.1.ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN,TÀINGUYÊNVÀMÔITRƯỜNG 21
III.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
III.1.2 Các nguồn tài nguyên 22
III.1.3 Thực trạng môi trường 24
III.2.THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNKINHTẾ,XÃHỘI 24
III.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24
III.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 25
III.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 26
III.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 27
III.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 28
III.3.ĐÁNHGIÁCHUNGVỀĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN,KINHTẾ,XÃHỘIVÀ MÔITRƯỜNG 30
III.3.1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất; 30
III.3.2 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế- xã hội 31
III.4.TÌNHHÌNHQUẢNLÝSỬDỤNGĐẤTĐAI 33
III.4.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trước khi có luật đất đai 1993 33
III.4.2 Tình hình quản lý Nhà Nước về đất đai khi có luật đất đai 2003 ra đời 33
III.5.HIỆNTRẠNGSỬDỤNGĐẤTVÀBIẾNĐỘNGCÁCLOẠIĐẤT 35
III.5.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 35
III.5.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 40
III.5.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 43
III.5.4 Những tồn tại trong việc sử dụng đất 46
III.6.ĐÁNHGIÁKẾTQUẢTHỰCHIỆNQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤTKỲ TRƯỚC 47
III.6.1 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 47
Trang 6III6.2 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
50
III.7.ĐÁNHGIÁTIỀMNĂNGĐẤTĐẤT 50
III.7.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; 50
III.7.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, xây dựng khu dân cư nông thôn 52
III.7.3 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng 52
III.8.PHƯƠNGÁNQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤT 54
III.8.1 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH 54
III.8.2 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 57
III.9.ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGCỦAPHƯƠNGÁNQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤT ĐẾNKINHTẾ-XÃHỘI 65
III.9.1 Đánh giá tác động về kinh tế; 65
III.9.2.Đánh giá tác động về xã hội; 65
III.9.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 65
III.10.PHÂNKỲQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤT 66
III.10.1 Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích; 66
III.11.LẬPKẾHOẠCHSỬDỤNGĐẤTKỲĐẦU 68
III.11.1 Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm; 68
III.11.2 Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch; 71
III.11.3 Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch.(đính kèm trong phụ lục) 71
III.12.GIẢIPHÁPTỔCHỨCTHỰCHIỆNQUYHOẠCH,KẾHOẠCHSỬ DỤNGĐẤT 71
III.12.1 Giải pháp về chính sách 71
III.12.2 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 72
III.12.3 Giải pháp về khoa học- công nghệ: 72
III.12.4 Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 72
III.12.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện: 72
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
IV.1.KẾTLUẬN: 74
IV.2.KIẾNNGHỊ: 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 8PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường người ta coi đất là hàng hóa đặc biệt Câu nói: “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở tầm mức cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ Ấy là chưa nói dưới góc độ giá trị lịch sử - xã hội:
“mỗi tấc đất đều nhuộm màu máu cha ông”, đất đai là “giang sơn gấm vóc”, “ lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải” Đúng vậy!
Đất đai là yếu tố cấu thành mỗi quốc gia, nó gắn liền với lịch sử của mỗi dân tộc và tình cảm của mỗi con người trong xã hội Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng đất
Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất cho thế hệ tiếp theo của loài người Do đó, đất đai phải được quản lý và dùng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao nhất Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay áp lực đối với đất đai ngày càng lớn Vấn đề này trở thành đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng sử dụng đất đai Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đén công tác quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 18 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” Đây
là cơ sở pháp lý cao nhất của quy hoạch sử dụng đất, khẳng định tính pháp chế của Nhà nước ta Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời, công tác “Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất” là 1 trong 13 nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 đã khẳng định “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai” Quy hoạch thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho các cơ quan quản lý có hiệu quả những nội dung còn lại
Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò chức năng rất quan trọng Nó tạo ra những điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao Quy hoạch sử dụng đất đai
bố trí lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơn bản, các khu dân cư và các công trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn
Trong quy hoạch sử dụng đất đai thì quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là cơ sở để lập và phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ, bổ sung hoàn chỉnh cho quy hoạch sử dụng đất đai cấp trên Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp xã nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích những hợp lý, bất hợp lý trong sử dụng đất Từ đó dự tính phân bổ, quản lý sử dụng đất cho các mục đích văn hóa, kinh tế, xã hội một cách hợp
lý, tiết kiệm để đạt được hiệu quả cao nhất Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã giúp xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm làm cơ sở cho quản lý Nhà nước về đất đai theo đúng quy định của pháp luật góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quy hoạch sử dụng đất của xã được lập trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và huyện nói riêng trong những năm qua đã có những chuyển biến lớn, làm phát sinh nhiều nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực, dẫn đến cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch đã được duyệt thay đổi
Trang 9Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, tôi thực hiện đề tài: “QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ TÂN
HỘ CƠ HUYỆN TÂN HỒNG – TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020”
* Mục tiêu nghiên cứu: là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình sử dụng đất, công
tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Đánh giá nguồn lực phát triển của địa phương (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội)
- Nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích những hợp lý, bất hợp lý trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất, phân bổ theo nhu cầu sử dụng đất của các ngành một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2010- 2020 Nhằm đáp ứng được nhu cầu đất đai để phát triển nông nghiệp, các mục đích dân sinh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã đến năm 2020
* Yêu cầu:
- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất bao trùm và đi trước một bước vì vậy yêu cầu phải phản ánh đúng thực tiễn, thể hiện tính khoa học, khách quan, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện và có tính xã hội cao
- Chấp hành nghiêm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về quản lý và sử dụng đất đai
- Tài liệu, số liệu phải tiến hành điều tra, khảo sát, bổ sung và làm mới
- Thể hiện tính khách quan khoa học chính xác đồng thời phải phù hợp với phương hướng chung của huyện, tỉnh và phù hợp với các chính sách của Nhà nước
- Đảm bảo khả năng cân đối giữa quỹ đất với nhu cầu hiện tại và trong tương lai, phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng, đáp ứng sự phát triển ổn định và lâu bền
I.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊM CỨU
I.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đất đai: đối tượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu của xã
là toàn bộ diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của xã
- Đối tượng sử dụng đất, các qui luật phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.2 Phạm vi nghiên cứu :
Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
Trang 10Phần II : TỔNG QUAN
Quy hoạch sử dụng đất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế -
xã hội Nó phân bổ, tổ chức sử dụng đất như là một tư liệu sản xuất và tham gia vào quá trình điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất Đây là một công tác không thể thiếu trong việc quản lý đất đai của Nhà nước và phân bổ đất đai cho mục đích sử dụng cụ thể, đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai làm
cơ sở cho các kế hoạch sử dụng đất của các giai đoạn cụ thể
II.1.Cơ sơ lý luận của vấn đề nghiên cứu:
sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu
Ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai được thể hiện trong hệ thống các văn bản Pháp luật như hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật Những văn bản này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Từ những cơ sở trên, đề tài được thực hiện trên những căn cứ cứ pháp lý:
+ Điều 17, 18 của Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam năm 1992
+ Luật Đất đai 2003 được quốc hội khóa XI kỳ hợp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004 Trong đó, đã khẳng định quy hoạch sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời quy định khá cụ thể và chặt chẽ về nguyên tắc lập( Điều 21 ), căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất( Điều 22 ), kỳ quy hoạch sử dụng đất( Điều 24 ), nội dụng quy hoạch sử dụng đất( Điều 23 ), thẩm định lập quy hoạch sử dụng đất( Điều 25 ), công bố và thực hiện quy hoạch sử dụng đất( Điều 28, Điều 29 )
+ Nghị định số 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 dành riêng một chương (chương III) bao gồm 18 điều (từ Điều 12 đến Điều 29) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó nêu rõ: nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (Điều 12, Điều 13, Điều 14); tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết (Điều 18); xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( từ Điều 19 đến Điều 22); công bố quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (Điều 27); quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 28)
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
+ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước, thành phố, huyện,
xã (kèm theo thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Trang 11Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
+ Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ban hành ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đất và xây dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT về quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
+ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quyết định số 22/2007/BTN-MT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
II.1.2 Cơ sở khoa học:
1) Khái niệm về đất đai, chức năng của đất đai:
Tuy nhiên đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát
bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá , nhà cửa ) (UN, 1994; trong FAO, 1993)
Như vậy đất đai có thể bao gồm: Khí hậu, đất, nước, địa hình/địa chất, thực vật, động vật, vị trí, diện tích và kết quả hoạt động cả con người
Theo P M Driessen và N T Konin (1992), chúng ta cần phân biệt giữa thuật ngữ đất và đất đai, vì đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các hoạt động của con người - Các vùng tự nhiên mang tính đồng nhất về tất cả các thuộc tính của đất đai được gọi là các đơn vị đất đai (Land unit) Ðể mô tả một đơn vị đất đai chúng ta cần có các đặc tính đất đai (Land characteristics)
Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”
Trang 12Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ Như vậy, có thể khái quát:
Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất ), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc )
Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta Ðất là điều kiện vật chất cần thiết
để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục Ðịa chính, 1996) Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi Vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau
b) Đất đai có nhiều chức năng như sau:
- Chức năng sản xuất: Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ
và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển
- Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất
- Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành một một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và của chu kỳ thủy văn của toàn cầu
- Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trử và lưu thông của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước
- Chức năng tồn trữ: Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người
- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại
- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và những hoạt động xã hội như thể thao, ngơi nghĩ
- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu
và những sử dụng đất đai trong quá khứ
Trang 13- Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên
2) Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai và một số quy định của pháp luật
về quy hoạch sử dụng đất:
a) Khái niệm quy hoạch sử dụng đất:
Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau
Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lảnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995) Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn
sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai.Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những
sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988) Do đó có thể định nghĩa:
Quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh
tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích và cho các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường
Trang 14+ Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định
+Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu
và mục đích sử dụng
+Tính khoa học: áp dụng các thành tựu khao học-kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến
+Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
b) Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai:
Tính lịch sử - xã hội:
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữ người với đất đai – là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế…), cũng như quan hệ giữ người với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô…) Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau
Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
- Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ,…toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất đai thường động chạm đến việc sử dụng đất của các nhóm đất chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng);
- Quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và
xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái…
Với đặc điểm này, quy hoạch tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội
Tính dài hạn:
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn
Trang 15Quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng giai đoạn quy hoạch, kế hoạch (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu
dự kiến
Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội) của quy hoạch sử dụng đất từ 10 năm hoặc lâu hơn
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi) Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng;
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng;
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất
Thời gian dự báo tương đối dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa, quy hoạch sẽ càng ổn định
Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh
tế - xã hội; Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái
Tính khả biến:
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biển đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch
sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch – thực hiện – quy hoạch lại hoặc chỉnh lý – tiếp tục thực hiện…” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao
Trang 16c) Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ : theo thông tư 19 được chia làm 4 cấp :
- Quy hoạch sử dụng đất cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất đai các vùng kinh tế)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ Tùy thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dụng cụ thể, chi tiết khác nhau và được thể hiện theo nguyên tắc : từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh ký bước trước
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính bao gồm : Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất cảu ngành và địa phương mình; Làm cơ sở để lấp kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất, giao thuê đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai); Phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành :
- Quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn;
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị;
- Quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng) Quy hoạch
sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước Khi tiến hành cần phải có sự phối hợp chung của nhiều ngành
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư kiệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho từng ngành phù hợp với điều kiện và nội dung sử dụng đất của ngành Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ
Trang 17d) Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Theo quy định tại Điều 22 Luật đất đai những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất boa gồm :
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường
+ Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất
+ Định mức sử dụng đất
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất
+ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm :
+ Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước + Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư + Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
+ Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất
e) Những nguyên tắc trong quy hoạch sử dụng đất đai:
Theo quy định tại Điều 21 Luật đất đai năm 2003 việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
4 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7 Dân chủ và công khai;
8 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó
f) Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác:
Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch, cung cấp những căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một
số nhiệm vụ chủ yếu Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất
Trang 18Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhât và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp:
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế -
xã hội đối với sản xuất nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ quạn trọng của quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế, điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị:
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng
đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, đảm bảo cho sự phát triển đô thị được hài hòa và có trật tự tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất Tuy nhiên trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoanh đất dùng cho các dụ án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dụng xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện tích và điểm, cục bộ và toàn bộ Bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng…trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành:
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương
hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (có cả quy hoạch ngắn hạn và dài hạn) Tuy chúng có sự khác nhau rõ rệt về
tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); Một bên là định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất đai)
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương:
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ quy hoạch sử dụng đất của địa phương (tỉnh, huyện,
Trang 19Xác định các mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu Lập kế họach thực hiện Cấu trúc vấn đề và cơ hội
Điều chỉnh quy họach sử dụng đất đai Quy họach sử dụng đất đai
Xác định các lọai hình sử dụng đất
đai (LUTs)
Luận chứng và chọn lựa phương án
tối ưu Đánh giá tổng hợp
Thực hiện quy họach sử dụng đất đai Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
xã) Quy hoạch sử dụng đất cả nước chỉ đạo việc quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh Quy hoạch cấp huyện xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp tỉnh Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai cả nước
Quy trình quy hoạch sử dụng đất đai
của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường gồm
6 bước:
Quy trình quy hoạch sử dụng đất đai của FAO (năm 1991) gồm 10 bước: Công tác chuẩn bị
Điều tra thu thập các thông tin,
tài liệu, số liệu, bản đồ
Xây dựng báo cáo thuyết minh
tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình
thông qua, xét duyệt và công bố quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết
Đánh giá điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng và
tiềm năng đất đai
Xây dựng và lựa chọn phương
án quy hoạch sử dụng đất
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết
kỳ đầu
Trang 20Đ
Thẩm định
Phê duyệt
Công
bố
QH
đã được duyệt
Nghị quyết HĐND
Chọn
CQ
tư vấn lập
QH
Lập QHSD
Đ
Giám sát, thanh tra kiểm tra
Thu hút đầu
Giai đoạn III Hậu quy hoạch CHU TRÌNH LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
II.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước:
1) Công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới:
Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm tới công tác quy hoạch sử dụng đất đai từ rất lâu Do thể chế chính mỗi nước có khác nhau nên những nguyên tắc và cách thức tổ chức quy hoạch của mỗi nước có khác nhau:
- Ở Anh: Quy hoạch sử dụng đất đai với mục tiêu là sử dụng có hiệu quả nguồn
dữ trữ thiên nhiên: quy hoạch khu hồ chứa, khu rừng trồng, khu sản xuất nông nghiệp…Việc quản lý quy hoạch do nhiều cơ quan thực hiện, thiếu sự tập trung nên hiệu quả không cao
- Ở Mỹ: Nhà nước lập ra các cơ quan chuyên môn để chỉ đạo thực hiện quy hoạch các vùng, miền, lãnh thổ rộng lớn; Nghiên cứu xây dựng các cơ sở lý luận trong thực hiện các đồ án quy hoạch
- Ở Liên Xô cũ: Hệ thống quy hoạch ra đời từ rất sớm, bắt đầu từ những thập niên 30 (sau Cách mạng tháng mười Nga) và phát triển không ngừng, cho đến nay đã hoàn thành tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm:
Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất toàn Liên Bang
Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất các tỉnh và các nước cộng hòa
Quy hoạch vùng và huyện
Quy hoạch xí nghiệp và liên xí nghiệp
Bên cạnh đó cũng tồn tại song song là hệ thống quy hoạch sử dụng đất, bao gồm:
Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn Liên Bang
Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa
Quy hoạch sử dụng đất vùng và huyện
Trang 21Quy hoạch sử dụng đất xí nghiệp và liên xí nghiệp
- Ở các nước đang phát triển như: Thái Lan, Malaisia, Inđôneessia, Hàn Quốc…đã thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước phát triển Kết quả của việc quy hoạch sử dụng đất đai đã có những tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Ở các nước Đông Nam Á: Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, cơ sở lý luận
và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên các nước này chủ yếu mới dừng lại ở việc quy hoạch tổng thể các ngành
Đồng thời với sự phát triển của công tác quy hoạch sử dụng đất đai của mỗi quốc gia đầu thập niên 70, Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) đã đúc kết kinh nghiệm từ các nước phát triển, tổng hợp những bài học thành công, thất bại ở một số nước; Thông qua các hội thảo của các nhà khoa học, FAO đã ban hành hướng dẫn thực hiện quy hoạch Phương pháp quy hoạch của FAO dựa trên các nguyên tắc sau:
-Quy hoạch phải mang ý chí chính trị và có khả năng thực hiện (tính khả thi), đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài
-Quy hoạch cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng, cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tính toán phương án quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải xây dựng được phương án sử dụng đất tối ưu đảm bảo sự phát triển bền vững, điều đó thể hiện ở mối quan hệ giữa con người với đất đai và sử dụng đất đai
2)Thực tiễn lập quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam: gồm 6 giai đoạn:
Giai đoạn trước năm 1975:
- Chưa có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất, có khái niệm quy hoạch
- Ở Miền Bắc Việt Nam: thành lập bộ nông trường nhằm quản lý các nông trường quốc doanh ở Miền bắc Việt nam để chỉ đạo cho các nông trường quốc doanh lập quy hoạch sản xuất.Trong đó, có bố trí qyux đất cho sản xuất
- Ở Miền Nam Việt Nam: chế độ cũ vẫn có ý định chủ quan, sau khi hòa bình xây dựng dự án quy hoạch phát triển kinh tế hậu chiến Lần đầu tiên ở Việt nam( Miền nam Việt nam) thành lập khu công nghiệp là khu công Biên Hòa 1 Nhật tài trợ( bồi thường chiến tranh) 3 dự án lớn:
Ở Đà Lạt: thành lập công trình thủy điện Đa Nhim( lần đầu tiên Viêt nam có nhà máy thủy điện)
Ở Sài Gòn: xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy
Ở Cần Thơ: thành lập khoa Nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ
* Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, tính pháp lý không cao
Giai đoạn 1975-1978:
Đây là giai đoạn tập trung phân vùng kinh tế, thành lập Ban chỉ đạo phân vùng kinh tế nông lâm trung ương, Ban phân vùng kinh tế các tỉnh thành: công tác phân vùng, công tác quy hoạch
* Kết quả thực hiện:
Trang 22- Quy hoạch nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế: đồng bằng sông Cửu Long, trung
du Bắc bộ, đồng bằng Sông Hồng, Đông nam bộ, Tây nguyên, Bắc trung bộ, Nam trung bộ
- Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trung ương
- Nội dung quy hoạch sử đất phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong báo cáo, chưa có khái niệm quy hoạch sử dụng đất
* Hạn chế:
- Đối tượng đất đai chưa toàn diện chủ yếu là đất nông lâm nhằm giải quyết cái
ăn sau ngày giải phóng
- Quy hoạch tronng thời kỳ này gọi là “quy hoạch pháo đài ” ( nội lực) chưa xét trong mối quan hệ vùng( ngoại lực)
- Tình hình tài liệu điều tra cơ bản( là cơ sở để đánh giá nguồn lực cưa vùng nghiên cứu) thiếu và không đồng bộ, tính khả thi không cao
- 3 triệu ha chưa được quy hoạch
- Chưa lượng toán vốn đầu tư nên tính khả thi không cao
- Nội hàm quy hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm
- Giai đoạn lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước
* Kết quả đạt được:
- Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng: đất chuyên dùng, đất khu công nghiệp ngoài đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp
- Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú đồng bộ
- Có đánh giá nguồn lực( nội lực, ngoại lực) và xét trong mối quang hệ vùng
- Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch
- Nôi dung quy hoạch chính thức trở thành một chương mục trong quy hoạch
* Hạn chế: chưa có quy hoach cấp huyện, xã
Giai đoạn từ năm 1987-1993
- Luật đất đai đầu tiên ra đời (1987)
- Đã xác định quy định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch kế hoạch
sử dụng đât đai
- Tuy nhiên trong thực tế đấy là giai đoạn công tác lập quy hoạch im vắng( theo nền kinh tế thị trường không cần lập quy hoạch, mới quy hoạch rồi không cần thiết quy hoạch lại( quy hoạch của thời kỳ rồi))
Trang 23- Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành thông tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp xã( đã lập quy hoạch khoảng 300 xã tập trung ở Miền bắc)
- NĐ68/CP là nghị định đầu tiên do chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dung đất các cấp
- Thông tư 1814/TCĐC, Thông tư 1842/TCĐC…
- Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, đã xúc tiến công tác lập quy hoạch sử dụng đất rộng khắp
* Kết quả :
- Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm của cả nước: cấp toàn quốc đã được Quốc hội phê duyệt
- Lập quy hoạch sử dụng đất định hướng toàn quốt đến nãm 2010
- Lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cho 8 quân khu đã được chính phủ phê duyệt
- Lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh ( 59/61 tỉnh ), huyện( 369/633 huyện), xã(359/11602 xã)
* Hạn chế:
- Quy trình, nội dung phương pháp chưa chặt chẽ
- Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất phụ thuộc vào chỉ tiêu, định mức của các bộ ngành liên quan
- Đối với khu vực nông thôn quy hoạch bao trùm nhưng đô thị có sự tranh chấp giữa hai loại hình quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
- Chất lượng tính khả thi của quy hoạch là chưa cao( hiệu quả sử dụng đất, giải pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư…viết rất chung chung vì quy trình, nội dung phương pháp của tổng cục địa chính đưa ra cungc chung chung)
- Kinh phí lập quy hoạch: quy hoạch quốc phòng, an ninh, toàn quốc thuộc ngân sách của trung ương; tỉnh, huyện, xã kinh phí lập quy hoạch thuộc ngân sách của tỉnh
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
- Luật đất đai 2003( hiệu lực 7/2004)
- Văn bản dưới luật:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP
Trang 24- Nghị định 93/CP xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ tài nguyên môi trường lấy nền tổ chức là tông cục đìa chính cũ và xác nhập một số mảng của một số bộ ngành khác
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT
- Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT
- Quyết định 10/2004/QĐ-BTNMT
- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT
* Nội dung mới:
- Hệ thống lập quy hoạch sử dụng đất 5 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã, khu kinh tế và khu công nghệ cao Trước Luật đất đai 2003 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện,
- Kế hoạch sử dụng đất được phân kỳ thành hai giai đoạn: kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu( 5 năm đầu) và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối( 5 naem cuối)
- Điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất: điều chỉnh quy hoạch rà soát vào năm cuối của kỳ đầu, điều chỉnh kế hoạch cho kỳ cuối và kỳ cuối sẽ phân kỳ theo hàng năm
- Đa phương án(2-3 phương án), luận chứng ưu điểm, nhược điểm của các phương án, chọn ra phương án tối ưu( thường là 2 phương án)
- Hiệu quả sử dụng đất do quy hoạch mang lại, giải pháp thực hiên nghiêm túc, chi tiết
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã dân chủ, công khai( 1 tháng)
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết khu vực đô thị( phường, thị trấn) do cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt( thẩm định là cấp huyện, sở tài nguyên môi trường phê duyệt)
- Thẩm định trước/Nghị quyết Hội đồng nhân dân sau
- Định mức sử dụng đất cho 10 loại đất( y tế, văn hóa- thông tin, giáo dục- đào tạo, thể dục- thể thao,thương mai dịch vụ, giao thông- vận tải, thủy lợi, công nghiệp,
đô thị, khu dân cư nông thôn)
- Định mức kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất các cấp
* Kết quả
- Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm các cấp
- Lập điều chỉnh quy hoach sử dụng đất các cấp
3 Thành tựu quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 1987 đến nay:
- Toàn quốc: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được lập với chất lượng cao hơn, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định đúng thời hạn theo quy định của Luật Đất đai
- Cấp tỉnh: 63 tỉnh, thành phố xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010, trong đó có 50 tỉnh, thành phố đã được Chính phủ xét duyệt;
Trang 25- Cấp huyện: 441/670 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 65,8%);
- Cấp xã: 5.954/10.777 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 55,2%)
Sau 20 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhìn lại một cách tổng quát có thể
đi đến mấy nhận xét chủ yếu sau đây:
- Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thụân
xã hội;
- Về kỹ thuật, đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức về hoạt động quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo cho công tác này triển khai được thống nhất liên thông, với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có.;
- Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới khu đô thị mới trên phạm vi cả nước Quy hoạch sử dụng đất đã có tác động tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất và tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và nhất là các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất;
- Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là dịp tổ chức sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
- Quy hoạch sử dụng đất theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phân công lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo; diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng diện tích trồng mới tăng đã nâng độ che phủ đất từ 28% năm
1990 lên 32% năm 1995, 35% năm 2000 và 44% năm 2005;
- Quy hoạch sử dụng đất, đã góp phần tạo lập quỹ đất, thu hút đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ; khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc:
- Tính định hướng của quy hoạch còn hạn chế, dự báo không sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
- Tính đồng bộ của quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch xây dựng, đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải yếu…dẫn đến tình trạng chồng lấn, dư thừa hoặc thiếu hụt đất đến phá vỡ quy hoạch, còn vùng trống trong thời gian dài, chưa thật sự trở thành một hệ thống quy hoạch phát triển của cả nước
Trang 26- Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất đai là hạn chế, cùng những khó khăn
về tài chính, đền bù, giải tỏa, tái định cư dẫn đến tình trạng quy hoạch treo còn tồn tại phổ biến
- Quy hoạch sử dụng đất đai chưa kiểm soát được quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt đối với đất trồng lúa, không xác định rõ phạm vi diện tích đất lúa nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm
- Quy hoạch sử dụng đất đai chưa gắn chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường, chưa có những chương trình lớn gắn kết giữa các đơn vị hành chính với lưu vực, gắn kết giữa phát triển toàn diện kinh tế với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ô nhiễm, thoái hóa đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đảm bảo quỹ đất dự trữ phát triển đô thị, công nghiệp, hành lang giao thông, các vùng đệm giữa đô thị và nông thôn, giữa khu công nghiệp với dân cư, thương mại, du lịch, dịch vụ; không bố trí đầy đủ quỹ đất cho
hệ thống thu gom, xử lý chất thải (rác thải, đặc biệt rác thải độc hại), nước thải (công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt)
- Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức và mang tính hình thức
- Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều yếu kém, hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn phổ biến ở nhiều nơi Việc rà soát và quy hoạch lại đối với đất nông, lâm trường, đất sản xuất kinh doanh, đất làm nhà ở của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang triển khai còn chậm, nhiều tranh chấp đất đai giữa đồng bào ở địa phương với nông, lâm trường và các đơn
vị thuộc lực lượng vũ trang chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH, NỘI DUNG LẬP, ĐIỀU CHỈNH
VÀ THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CÁC CẤP THEO THÔNG SỐ 19/2009/TT-BTNMT VÀ SO SÁNH VỚI THÔNG TƯ SỐ 30/2004/TT-BTNMT
(đính kèm phụ lục)
II.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
II.2.1 Nội dung:
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội
và môi trường
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
Trang 27II.2.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, dã ngoại: Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất đai của xã Điều tra khả năng chuyển mục đích sử dụng đất đai
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
- Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch,…
- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1 kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến
- Sử dụng công cụ GIS: Ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản
đồ để đưa ra một bản đồ thành quả chung
- Phương pháp tổng hợp: Dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu điều tra
- Phương pháp dự báo:Dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất
- Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên ngành ở địa phương về các vấn đề liên quan và phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất của Xã
- Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực hiện
- Phương pháp đa phương án: Là phương pháp đưa ra nhiều phương án thích hợp, sau đó lựa chọn phương pháp tối ưu nhất
Trang 28Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
III.1.1 Điều kiện tự nhiên
1 Vị trí địa lý
Xã Tân Công Chí là một xã nằm ở phía Nam gần trung tâm của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp Tổng diện tích tự nhiên là 5.203,02 ha, xã có 6 ấp với 11.806 nhân khẩu Xã nằm trong tọa độ: 100 48’ 56’’ đến 100 52’ 51’’ độ vĩ Bắc và từ 1050 23’ 01’’ đến 1050 30’ 34’’ độ kinh Đông
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
+ Phía Bắc giáp Thị Trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
+ Phía Đông Bắc giáp xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp + Phía Đông giáp xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
+ Phía Nam giáp xã An Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
+ Phía Tây giáp xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
+ Phía Tây Bắc giáp xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
Tổng chiều dài đường địa giới hành chính 33.508 m Đường địa giới hành chính chủ yếu đi theo sông, rạch, kênh, mương và đường bờ thửa
( Nguồn Hồ sơ địa giới hành chính xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 1994)
Với vị trí như vậy, xã có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế với các xã khác trong huyện Từ tỉnh lộ 843 dễ dàng đến thị trấn Sa Rài, từ đó theo Quốc lộ 30 đi thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, ngoài ra theo Quốc lộ này còn có thể đi sang nước anh em Campuchia Từ kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng có thể thông qua hai huyện Hồng Ngự, Vĩnh Hưng (tỉnh Long An), dễ dàng trong việc giao lưu phát triển kinh tế của xã bằng đường thủy Đây là những điều kiện lợi thế để Tân Công Chí phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp, dịch vụ hàng hóa Bên cạnh lợi thế về vị trí đó, Tân Công Chí là một xã vùng sâu vùng xa nên rất khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, đa phần việc phát triển cơ sở hạ tầng dựa vào ngân sách Nhà nước
và sự đóng góp của nhân dân trong xã
2 Địa hình, địa mạo;
Tân Công Chí có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 1,7 m đến 2,5 m, dốc dần về hướng Đông
Địa hình trong xã được chia cắt bởi hệ thống kênh rạch, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, song lại hạn chế việc đi lai, xây dựng cơ
sở hạ tầng và cơ giới hóa nông nghiệp
Trang 29trung bình trong năm là 1.449 mm, số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày, do đó ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, vào mùa này thì cây trồng lại thiếu nước nghiêm trọng
+ Nhiệt độ trung bình năm là 27,30C tháng 5 là tháng nóng nhất nhiệt độ bình quân cao nhất là 35,60C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất trung bình khoảng 18,60C, biên độ giao động trong ngày tương đối lớn
+ Độ ẩm cao nhất trong năm là 100%, thấp nhất là 41%, trung bình là 82% + Lượng bốc hơi: mùa khô lượng bốc hơi cao nhất trung bình( tháng 3) là 2.580 mm/tháng, vào mùa mưa lượng bốc hơi nhỏ hơn( tháng 10) trung bình 361 mm/tháng, trung bình năm khoảng 1.165 mm/năm
+ Số giờ nắng trung bình khá cao khoảng 7,4 giờ/ngày
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
4 Thuỷ văn
Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn toàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển đông, chế độ nước từ thượng nguồn đổ về và chế độ mưa tại chỗ Chế độ thủy văn của xã được chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa lũ và mùa kiệt
+Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, nước từ sông Mê Công đổ về, kết hợp với mùa mưa và nước thủy triều dân cao, biên độ chênh lệch thấp nên khả năng thoát
lũ kém Thời gian lũ lớn nhất từ tháng 8 đến tháng 11, đỉnh lũ cao nhất trên địa bàn huyện đo được tại Thị Trấn Sa Rài năm 2000 là 5,835 m
+ Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mực nước đỉnh triều thấp hơn so với các cao trình đồng ruộng, vào mùa này cây trồng thiếu nước nên phải sử dụng bơm nước để phục vụ cho việc tưới tiêu
Thủy văn trong xã gồm 6 tuyến chính, trong đó dài nhất là kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng dài 8465 m và ngắn nhất là kênh Thành Lập 2 dài 4.215 m Ngoài ra còn
có một số hệ thống kênh mương và thủy lợi nội đồng, hầu hết các kênh mương đều là kênh tự đào nên rất thẳng, thông thoáng và được phân bố rộng khắp trong toàn xã tạo điều kiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá được thuận lợi hơn
III.1.2 Các nguồn tài nguyên
1 Tài nguyên đất;
Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam (năm 1997) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất (Trường Đại học Nông Lâm năm 1998), xã Tân Công Chí có 2 nhóm đất và 3 loại đất sau:
Trang 30Bảng 01: Các nhóm đất chính trên địa bàn xã Tân Công Chí
Tỷ lệ (%)
I.1 Đất xám trên phù sa cổ Haplic Acrislos Ach.or 1.277,25 78,98I.2 Đất xám có tầng loang lỗ Plinthic Acrisols Acp.rh 339,85 21,02
II Nhóm đất phèn Thionic Fluvisols FLt 3.351,27 64,41II.1 Đất phèn có lớp sườn tích
lũ tích
Thionic Fluvisols.ar FLt.ar 3.351,27 64,41
- Nhóm đất phèn: Đất phèn có lớp sườn tích lũ tích là nhóm đất chiếm ưu thế trong xã phân bố hầu hết ở các ấp( ấp Thống Nhất 1, 2 và ấp Bắc Trang 1, 2 ) Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ hạt sét chiếm ưu thế, rất khó khăn trong việc sử dụng cải tạo, hạn chế các độc tố phèn Do đó, về khả năng sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung cấp nước ngọt vào mùa khô
*Nhìn chung, 2 nhóm đất trên mỗi loại đều có ưu thế riêng Nhóm đất xám thích hợp
với nhiều loại cây trồng, những nơi có địa hình cao có khả năng trồng cây hoa mùa như đậu phộng, rau, cây ăn trái…, những nơi có địa hình thấp nếu có nguồn nước tưới thì có khả năng trồng lúa và luân canh lúa màu Còn những vùng đất phèn có lớp sườn tích lũ tích có khả nằng sản xuất lúa 2-3 vụ trong một năm; tuy nhiên, những vùng đất trũng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng cây lâm nghiệp như tràm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản đemm lại hiệu quả kinh tế cao hơn
2 Tài nguyên nước;
Tài nguyên nước trên địa bàn xã rất phong phú và có chất lượng tốt,bao gồm nước mặt và nước ngầm
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước ngọt trên địa bàn xã rất dồi dào và phong phú đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, được cung cấp trực tiếp bởi kênh Tân Công Chí và kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, chạy dọc theo chiều dài của xã từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Ngoài ra, còn có các hệ thống kênh rạch tự nhiên thông nhau phân bố đều trên toàn địa bàn xã
- Nguồn nước ngầm: Tình hình nước ngầm trên địa bàn huyện cũng như xã Tân Công Chí các mạch nước ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau có tầng bị nhiễm phèn hoặc mặn ngay lúc mới hình thành Do đó, việc khai thác phải ở độ sâu từ 180-300 m chất
Trang 31lượng nước mới đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt, vì vậy giá thành quá cao, hiện tại trên địa bàn xã có 36 giếng khoan và 03 đài nước
3 Tài nguyên rừng;
Trong xã rừng trồng và rừng tự nhiên không có, tuy nhiên trong khu vực dân cư các hộ gia đình vẫn trồng các loại cây lâu năm có giá trị và một số loại cây lấy gỗ xây dựng như tràm, bạch đàn, đảm bảo mật độ che phủ và cân bằng sinh thái trên địa bàn
xã
4 Tài nguyên nhân văn
Tân Công Chí là một xã nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, dân cư sinh sống chủ yếu tập trung theo hành lang ven kênh rạch và các trục lộ giao thông chính Đây là đặc điểm và truyền thống của người Việt sống trên miền sông nước Nam Bộ và là đặc trưng của những người sống bằng nghề lúa nước
III.1.3 Thực trạng môi trường
Môi trường của xã hiện nay tương đối trong sạch Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu…đặc biệt
xã đang phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nên trong quá trình dọn đầm, thay nước làm ô nhiễm nguồn nước kênh, rạch cùng với các chất thải từ sinh hoạt của người dân
sẽ co tác động xấu đến môi trường của xã
Xã Tân Công Chí là xã thuộc khu vực Đồng Tháp Mười hàng năm được bồi đắp bởi nguồn phù sa từ sông Mê Công đổ về, đất đai phì nhiêu và màu mỡ, môi trương không khí trong sạch, có nguồn nước mặt phong phú Với tiềm năng khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển toàn diện ngành nông nghiệp như sản xuất chế biến các loại nông sản, phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, đa dạng hóa cây trồng vất nuôi
III.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
III.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế:
Tân Công Chí là một thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, do vậy tốc độ phát triển kinh tế diễn ra chậm Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, cùng với những chính sách, chủ trương và nhất là việc đầu tư của Nhà nước trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của
xã Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ nên mức sống của người dân chỉ ở mức trung bình khoảng 12.350.000 đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dần từ nông nghiệp thuần túy sang nông lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp Tỷ lệ này còn có xu hướng thay đổi giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong những năm tới để phù hợp với chủ trương chung của huyện cũng như của tỉnh
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng đất nông nghiệp, giảm đất phi nông nghiệp Nguyên nhân là do đất thủy lợi và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã được người dân khai thác, tận dụng chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp Mặc dù, trong cơ cấu đất nông nghiệp đất lúa nước đã giảm
do chuyển sang đất nông trồng thủy sản
Trang 32III.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1 Khu vực kinh tế nông nghiệp;
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính và giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh
tế của địa phương; trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực: đã phá thế độc canh, thuần nông mang tính
tự túc, tự cấp từ nhiều năm, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
* Trồng trọt:
Cây trồng giữ vai trò chủ đạo trong ngành trồng trọt là cây lúa Mấy năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, áp dụng những giống lúa mới kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất tốt nên hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt Nhưng do địa hình thấp, vào mùa mưa thường bị ngập lũ nhưng nhờ xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ nên đất đai được cải thiện dần, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, đưa năng suất lúa từ 5,4 tấn/ ha năm
2005 lên 6,5 tấn/ha vào năm 2010, sản lượng cả năm đạt 63,830 tấn
Ngoài cây lúa là cây chủ lực, nhân dân còn trồng các loại cây ăn quả và cây lâu năm khác rải rác quanh các khu dân cư Hiện tại, diện tích vườn cây ăn trái là 27,5000
ha, gồm có loại chủ yếu là: xoài, mận, mãng cầu, sơ ri…Vườn cây ăn trái phát triển chậm do chưa có hệ thống đê bao bảo vệ an toàn nên người dân chưa dám đầu tư Trồng cây phân tán bảo cệ lộ, cụm – tuyến dân cư như tràm bông vàng, bạch đàn, tre
* Chăn nuôi:
Chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng thấp trong phát triển sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, nhìn chung thì tốc độ phát triển chậm, nguyên nhân do thiên tai dịch bệnh, giá cả gia súc, gia cầm không ổn định, giá thức ăn tăng cao, nhưng bà con vẫn phát triển được đàn gia súc, gia cầm nhưng số lượng không đáng kể so với tiềm năng của xã như sau: đàn trâu bò hiện có 628 con; heo 1.563 con; gia cầm 53.100 con
Về nuôi trồng thủy sản các loại đang là thế mạnh của xã, tận dụng điều kiện tự nhiên về mặt nước nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản liên tục tăng từ năm 2005 diện tích là 47,8297 ha đến năm 2010 là 153,7350 ha tăng 105,9053 ha, sản lượng đạt 6.865 tấn Trong đó chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó cá ba sa nuôi hầm là chủ yếu, hiện phong trào ương cá bột đang phát triển khárầm rộ trong xã
Nhìn chung, công tác tuyên truyền phòng bệnh cho gia súc, gia cầm hàng năm chưa được kịp thời, việc nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn còn chậm, nhận thức phòng bệnh trong nhân dân còn nhiều hạn chế
* Tóm lại: Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch tăng cường sử dụng các giống
cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh vào sản xuất phù hợp với từng vùng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất nhất là tăng cường năng lực cơ giới,…., dần hình thành nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng quy mô sản xuất lớn, tập trung Nền kinh tế của xã phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập của nhân dân trong xã trong tương lai, hướng đi của xã là tiếp tục tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa
có chất lượng cao, được thị trường tiêu thụ chấp nhận
Trang 332 Khu vực kinh tế công nghiệp;
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có khu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chỉ có một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, toàn xã có 450 cơ sở sữa xe, sữa chữa
máy động cơ xăng dầu, hàn tiện và mua bán nhỏ lẻ, chưa có cơ sở lớn để phục vụ nhu
cầu tại điạ phương Do đó, tỷ trọng của ngành này trong nền kinh tuy có tăng lên theo
giai đoạn nhưng còn ở mức thấp
Với vị trí và điều kiện thuận lợi của xã có thể phát triển công nghiệp ở mức độ
cao, tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và lao động có trình độ còn
thấp Mặt khác do hệ thống giao thông chưa hoàn thiện nên không phát huy hết tiềm
năng vì vậy công nghiệp của xã chưa là động lực chính trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển khá hơn những năm
qua, hàng hóa đa dạng hơn, phong phú hơn tăng dần về số lượng lẫn chủng loại, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã Trên địa bàn xã có 01 chợ,
hoạt động mang tính chất của chợ nông thôn, đây là nơi tập trung giao lưu mua bán và
trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa người dân trong và ngoài xã Do đó, cần khuyến khích
phát triển các thành phần kinh tế, tạo mọi điều kiện cho các hộ dân ở các trục lộ và khu
dân cư đầu tư, tham gia kinh doanh và phát triển các hình thức dịch vụ nhằm tăng sức
cạnh tranh, tăng cơ cấu bán lẻ hàng hóa
* Nhìn chung, sự phát triển của ngành này hoàn toàn do sự chi phối của thị
trường, nhưng khả năng phát triển chủ yếu dưới hình thức kinh doanh nhỏ ở các hộ
gia đình, khó hình thành trung tâm thương mại lớn.Vì vậy sẽ không gấy áp lực lớn về
đất đai trong quá trình phát triển Do đó, vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong sắp
tới là dịch vụ thương mại như xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương
hiệu… Có như vậy, mới nhanh chóng phát huy được thế mạnh của huyện nông nghiệp
khi công nghiệp chưa có điều kiện lớn
III.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê dân số tháng 04 năm 2010, dân số toàn xã là 11.806
người, trong đó nữ là 5.945 người, chiếm 50,36% dân số, với 2.988 hộ Mật độ dân số
226,91 người/km2, được phân bố thành 6 ấp, chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến
đường giao thông chính và cặp theo các bờ kênh rạch lớn trong xã Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 0,98% Sở dĩ, có được kết quả trên là do chính sách dân số - kế hoạch hóa
gia đình đã được lãnh đạo xã quan tâm, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình
Bảng 02: Chỉ tiêu dân số năm 2010
Trang 34Theo số liệu thống kê của huyện Tân Hồng thì năm 2009 xã Tân Công Chí có dân số xã Tân Công Chí là 11.806/ 91.534 dân số toàn huyện, chiếm 12,90% dân số toàn huyện, mật độ dân số trên địa bàn xã là 226,91 người/km2, trong đó mật độ dân
số trung bình huyện là 294 người/km2 ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,98% , trong đó
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình toàn huyện là 1,15% ; dân số sống tập trung theo các cụm, tuyến dân cư được bố trí dọc theo các trục đường chính của xã và cặp theo các bờ kênh rạch lớn trong xã
Tân Công Chí có một lực lượng lao động khá dồi dào Phần lớn lực lượng lao, động này chưa được đào tạo cơ bản, người nông dân chỉ lao động theo kinh nghiệm theo kiểu cha truyền con nối, do vậy tuy tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng nhưng khả năng đột phá vào những cái mới không cao, lao động cần cù sáng tạo nhưng còn hạn chế, nhất là lao động ở những hộ gia đình thu nhập thâp Trong xã số lao động được đào tạo học nghề nông thôn bình quân mỗi năm là 120 người, giới thiệu việc làm trong nước là 1.683 người, xuất khẩu lao động 30 người
Số lao động nông nghiệp chiếm đa số, trong khi việc làm không liên tục mà phụ thuộc vào chế độ mùa, nên lực lượng lao động này có nhiều thời gian nhàn rỗi trong năm, mức thu nhập thấp Các ngành nghề khác trong xã không ổn định và phụ thuộc vào từng khu vực trong xã, khả năng phân công lao động hạn chế, nên tỷ lệ lao động không có việc làm còn nhiều Vì vậy mức thu nhập bình quân trong năm thấp và không đồng đều giữa các khu vực
III.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
- Các điểm dân cư của xã được phân bố ở điểm khác nhau, chủ yếu là phân bố dọc theo các trục giao thông chính của xã để thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tuy nhiên dân số và số hộ ở các khu vực không đều nhau
- Kinh tế nông thôn trong những năm qua có những bước phát triển khá Năng suất lúa cao, sản phẩm nông sản phong phú, đa dạng Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, bộ mặt nông thôn thay đởi rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm, toàn xã không còn hộ đói,hộ nghèo đến cuối năm 2009 là 276 hộ, có trên 85% hộ đạt gia đình văn hóa,các khu dân cư không còn nhà tranh vách lá mà toàn bộ các gia đình đã xây dựng nhà Vinaconex kiên cố, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong những tháng mưa lũ về
- Các cơ sở hạ tầng ở khu vực dân cư mấy năm gần đây được xã quan tâm đầu
tư, cùng với sự đóng góp của nhân dân cải tạo mở rộng các tuyến giao thông, đảm bảo
đi lại thuận tiện Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, các công trình cống rãnh, tiêu thoát nước trong các khu dân cư đều được cải tạo nâng cấp
- Hệ thống thông tin liên lạc ở xã được đầu tư khá hiện đại, đài truyền thanh của huyện lắp đặt hệ thống loa truyền thanh ở tuyến đường lớn của xã, ở các điểm dân cư cũng được trang bị hệ thống loa đài để kịp thời thông tin, thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động của địa phương đến các khu dân cư
- Ngoài ra một số công trình công cộng khác trong khu dân cư như trường học, trạm y tế, cơ sở văn hoá, thể dục thể thao cũng đều được đầu tư xây dựng, nhìn chung có chất lượng và khả năng phục vụ tương đối tốt Đáp ứng cơ bản nhu cầu về đời sống văn hoá và tinh thần cho nhân dân địa phương
Trang 35III.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1 Giao thông;
Hệ thống gao thông đường bộ trên địa bàn xã thể hiện như sau:
Bảng 03 : Hiện trạng một số đường giao thông chính trong xã
ST
Hiện trạng Loại
đường Dài
(km)
Rộng ( m) Dt (ha)
1 Đường QL30 Cầu Thống Nhất Thị trấn Sa Rài Nhựa 4,7000 22 10,4300
2 Đường tỉnh lộ - 843 Cầu Thành Lập Cầu Giồng
( Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Xã Tân Công Chí Cung Cấp)
Nhìn chung, hệ thống giao thông đã tương đối hoàn chỉnh, đa số các đường đã được đầu tư bê tông hóa hoặc trãi nhựa Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng theo hệ thống kênh rạch, ngoài việc phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân nó còn đóng vai trò là các đê bao ngăn lũ vững chắc, bảo vệ mùa màng vào những tháng lũ về, là bến bãi, sân phơi nông sản sau khi thu hoạch, đã từ lâu nó đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống cho nhân dân Tuy nhiên, hệ thống giao thông nội đồng chưa được phát triển vì địa hình của xã bị chia cắt rất nhiêu bởi hệ thống kênh rạch chằn chịt nên việc đâu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn, vì vậy quá trình vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn Trong tương lai cần được nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông, tăng cường hệ thống giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu trong sản xuất
và sinh hoạt đi lại của người dân
2 Thủy lợi
Hệ thống đê bao gồm:
- Đê Chắn Cá: Dài 3700 m, rộng 6 m
- Đê Bắc Trang – Thống Nhất: Dài 3750 m, rộng 8 m
- Đê Rọc Muống: Dài 3550 m, rộng 8 m
- Đê Tân Công Chí: Dài 7520 m, rộng 8 m
- Đê kênh Sa Rài: Dài 7210 m, rộng 10 m
Hệ thống kênh rạch bao gồm:
- Kênh Tân Thành – Lò Gạch: Điểm đầu từ Ngã ba kênh Thống Nhất, điểm cuối tới ranh thị trấn Sa Rài, tổng chiều dài là 4700 m, rộng 25 m ( lấy theo địa giới xã)
Trang 36- Kênh Thống Nhất: Điểm đầu từ Ngã ba kênh Tân Thành – Lò Gạch, điểm cuối tới Ngã ba Kênh Sở Hạ, hiện trạng chiều dài là 7350 m, rộng 20 m ( lấy theo địa giới xã)
- Kênh Thành Lập 2: Điểm đầu từ Ngã ba kênh Thống Nhất, điểm cuối tới Ngã
ba Kênh Tân Công Chí, hiện trạng chiều dài là 4215 m, rộng 30 m ( lấy theo địa giới xã)
- Kênh Tân Công Chí: Điểm đầu từ cầu Bắc Trang, điểm cuối tới Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, tổng chiều dài là 7725 m, rộng 30 m ( lấy theo địa giới xã)
- Kênh Sa Rài: Điểm đầu từ Ngã ba kênh Thành Lập, điểm cuối tới Ngã ba Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, hiện trạng chiều dài là 731- m, rộng 15 m ( lấy theo địa giới xã)
- Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng: Điểm đầu từ Ngã ba kênh Thống Nhất, điểm cuối tới Ngã ba Kênh Sa Rài, hiện trạng chiều dài là 8465 m, rộng 60 m ( lấy theo địa giới xã)
3 Bưu chính viễn thông;
Trong xã có 2 điểm bưu điện văn hóa, điểm chính được đặt tại khu vực Ủy ban nhân dân xã, một điểm phụ được đặt tại khu vực chợ Thống Nhất Trên địa bàn xã đã phủ sóng điện thoại di động của các mạng Vinaphone, Mobiphone và Viettel bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trên địa bàn xã và trong khu vực
Công tác văn hóa thông tin, truyền thanh được quan tâm, đầu tư xây dựng để đưa thông tin đến với nhân dân, phát thanh tuyên truyền trên các cụm loa được: 245 lượt/405 giờ, phát thanh lưu động được: 102 lượt/204 giờ, trang trí khánh tiết cho các hội nghị được 117 lần, làm 03 loa xe đi cổ động tuyên truyền ngày thanh niên lên dường nhập ngũ , tuần lễ vệ sinh môi trường, tết trung thu Thực hiện tốt chương trình tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam, đài của tỉnh, huyện để tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước đến người dân Tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Nhìn chung, mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn xã khá phát triển Hiện nay, xã đã có các điểm bưu điện văn hóa phục vụ cho nhân dân trao đổi thông tin trong mọi điều kiện thời tiết dặc biệt là trong những tháng mùa mưa lũ Bên cạnh đó,
hệ thống truyền thanh công cộng phục vụ tốt cho các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân
4 Cơ sở y tế;
Hiện nay, trên địa bàn xã có 1 trạm và 2 phân trạm, với diện tích 0,5341 ha, trạm có 10 giường với 3 bác sĩ, 3 nữ hộ sinh, 3 y sỹ và 1 dược tá làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã Với định mức trên trạm đã đủ diện tích đạt chuẩn quốc gia, trạm đã được cấp trên công nhận là trạm
y tế đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008 Trạm y tế nằm gần đường trục chính của xã nên đảm bảo cho việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân địa phương, ít nhiều cũng giảm bớt được một phần cho các bệnh viện tuyến trên Theo thống kê trong 5 năm qua, đã khám và điều trị được 50.952 lượt người (điều trị bằng phương pháp đông y 6.652 lượt người), thực hiện tốt tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ em, tổ chức tuyên truyền vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5
Trang 37tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 15,98%, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao
5 Cơ sở giáo dục – đào tạo;
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện Tân Hồng nói chung, xã Tân Công Chí nói riêng đã có bước phát trỉênvững mạnh Ngành giáo dục đã
cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong xã, số học sinh khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp đều tăng Hiện nay trên địa bàn có hai trường đạt chuẩn quốc gia
là trường tiểu học Tân Công Chí 2 và trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trổi
Giáo dục trên địa bàn gồm các cấp:Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với tổng diện tích cho ngành giáo dục là 9,8305 ha, gồm các trường:
- Mầm non: có 8 cơ sở, trong đó 1 cơ sở chính và 7 cơ sở phụ; với 16 phòng, tổng số giáo viên là 35 giáo viên, khoảng 528 học sinh
- Bậc tiểu học: gồm 3 trường, tăng 1 trường so với năm 2005; tổng số lớp học hiện có là 38 lớp, tổng số giáo viên hiện có ở các trường là 43 giáo viên, tổng số học sinh học ở các trường là 988 học sinh, tăng 498 học sinh so với năm 2005
- Bậc trung học cơ sở: chỉ có 2 trường với tổng số lớp học là 11 lớp, số giáo viên hiện có của trường là 22 giáo viên, tổng số học sinh theo học tại trường là 486 học sinh
Nhìn chung, chất lượng giáo dục vẫn được xã quan tâm chú trọng hàng năm, cơ
sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy đều được chuẩn bị tốt Tuy nhiên, các trường mẫu giáo ở các ấp trang thiết bị quá cũ, không có khuôn viên chơi các trò chơi vận động,…,chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí cho trẻ
6 Cơ sở thể dục – thể thao;
Cùng với công tác văn hóa thông tin, các hoạt thể dục thể thao của xã cũng được phát triển khá mạnh mẽ Hàng năm xã đều tổ chức các buổi hội thao, các giải đấu bóng đá, bóng chuyền nhằm phát động phong trào thể dục thể thao và khuyến khích nhân dân tập thể dục thể thao năng cao sức khỏe Hàng năm có khoảng 2.100 người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, số hộ luyện tập thể dục thể thao là 281 hộ; mỗi ấp có 01 đội bóng đá, bóng chuyền, các trường tiểu học và trung học cơ sở đều có đội bóng đá, bóng chuyền trẻ em
7 Đất chợ;
Trên địa bàn xã hiện đã có quỹ đất bố trí cho đất chợ ở ấp Thống Nhất 1, với diện tích 0,1120 ha Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay chợ Thống Nhất chưa hoạt động sung túc, mua bán hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
III.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
III.3.1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất;
* Thuận lợi:
Với vị trí địa lý thuận lợi là có Quốc lộ 30, tỉnh lộ 843, kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với các xã vùng lân cận các tỉnh bạn
Trang 38Thêm vào đó, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của xã ngày càng phát triển
Khí hậu thời tiết thuận lợi nhiệt đới gió mùa, ít gió bảo, giàu ánh sáng, không có mùa đông lạnh thích hợp với nhiều loại cây trồng
Đất đai đa dạng với chất lượng tương đối tốt, thuận lợi cho việc phát triển và chuyên canh cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước Bên cạnh đó, xã còn tận dụng nguồn nước ngọt dồi dào để phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy, nhằm nâng cao hiệu quả
III.3.2 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế- xã hội
Trong những năm qua nền kinh tế của xã đã có sự phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn huyện tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước,
cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, phát huy được thế mạnh của xã, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế nhưng tốc độ phát triển chưa cao, giá trị sản phẩm còn chưa ổn định, trong sản xuất nông nghiệp đã có sự đầu
tư về giống, phân bón, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật đưa vào sản xuất cho năng suất cao cơ cấu cây trồng được thay đổi phù hợp với đất đai, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa, làm thay đổi cơ cấu
sử đụng đất trong nông nghiệp
Ngành kinh tế dịch vụ thương mại và công nghiệp đang phát triển nhưng khả năng chỉ ở mức giới hạn, nguồn thu nhập chính của nhân dân chủ yếu từ nông nghiệp Bên cạnh đó, việc đàu tư phát triển cho tiểu thủ công nghiệp chưa có giải pháp cụ thể, còn mang tính tự phát cao Tuy nhiên, cũng cần được đầu tư phát triển trong các lĩnh vực này để phát triển hài hòa giữa các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nhân dân
về mọi lĩnh vực
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu
về sản xuất và sinh hoạt trong nhân dân, trong khi xã hội ngày càng phát triển các nhu cầu ngày càng nâng cao, cần được đáp ứng Như vậy sẽ cần một quỹ đất không nhỏ cho mục đích này
Các công trình công cộng khác chưa đồng bộ và còn thiếu thốn, phân bố chưa hợp lý cần được đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc làm mới đặc biệt là trường học, sân vận động, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí…sự phát triển của lĩnh vực này đòi hỏi quỹ đất không nhỏ và gây sức ép cho quỹ đất nông nghiệp của xã
Hàng năm xã thường xảy ra thiên tai gây thiệt hại cho các công trình cơ sở hạ tầng và sản nông nghiệp không nhỏ; đó là một trong những nguyên nhân gây trở ngại lớn trong việc kêu gọi đậu tư phát triển công nghiệp
Trang 39Nguồn lực lao động dồi dào phần lớn làm trong lĩnh vực nông nghiêp, thiếu lao
có kỹ thuật Ngược lại người dân cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, nếu được đào tạo cơ bản thì đây sẽ là nơi cung cấp nguồn lực có trình độ phục vụ chính cho địa phương trong các lĩnh vực, tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Trang 40III.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
III.4.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trước khi có luật đất đai 1993
Trước khi có Luật đát đâi năm 1993, tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã còn nhiều hạn chế và bất cập gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của xã Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính:
- Củng cố và thực hiện chế độ sở hữu tập thể, sỡ hữu toàn dân về đất đai
- Thực hiện chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ cùng với chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/01/1981 về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, được giao khoán cho các hộ nông dân Các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ theo chỉ thị 299/TTg được tiến hành Tuy nhiên, công tác
đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ tập trung chủ yếu đối với đất nông nghiệp; công tác xây dựng bản đồ hiện trạng, chỉnh lý biến động và lập dự báo chưa được kịp thời và đồng bộ, đồng thời cán bộ địa chính trong giai đoạn này mang tính chất kiêm nhiệm, về mặt trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế
III.4.2 Tình hình quản lý Nhà Nước về đất đai khi có luật đất đai 2003 ra đời
Từ khi Luật đất đai 2003 ra đời thay thế Luật đất đai trước đây thì công tác quản lý nhà nước về đất đai ở xã từng bước đi vào nề nếp Công tác này đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, UBND cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài Nguyên và Môi Trường nên Luật đất đai đã đi vào cuộc sống; về cơ bản
đã hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 13 nội dung quản lý nhà nước đúng theo Luật đất đai
1 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai không thể thiếu các văn bản pháp luật, bởi đó là
cơ sở pháp lý trong quy trình quản lý Nhà nước về đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, xã
đã quản lý sử dụng đất theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình Việc thực hiện, triển khai các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đã được UBND xã thục hiện khá tốt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương; các văn bản liên quan đến đất đai đều được phổ biến rộng rãi đến nhân dân trong xã trên hệ thống loa truyền thanh và lữu trữ tại điểm bưu điện văn hóa để nhân dân đến đọc và tìm hiểu; một số ấp phổ biến các văn bản trong các buổi sinh hoạt của ấp
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản