1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỈ LỆ NHIỄM VI RÚT DỊCH TẢ HEO TRÊN HEO NÁI TẠI HUYỆN BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở HAI QUY TRÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH NÀY

94 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 906,75 KB

Nội dung

vTÓM TẮT Đề tài “Tỉ lệ nhiễm vi rút dịch tả heo trên heo nái tại huyện Bến Cát - Bình Dương và đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh này” được thực hiện từ tháng 3

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 4

Tình trạng gia đình: Kết hôn năm 2000 Chồng Nguyễn Thành Công, sinh năm

1970, nghề nghiệp phóng viên truyền hình Các con: Nguyễn Võ Minh Duy, sinh năm 2001; Nguyễn Thanh Thảo Vy, sinh năm 2005

Địa chỉ liên lạc: đường TC2, KDC Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương

Điện thoại: 0918231586

Email: vtdt.binhduong@gmail.com

Trang 5

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Võ Trần Dạ Thảo

Trang 6

iv

LỜI CẢM TẠ

Tôi chân thành cảm ơn:

- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Phòng Đào tạo sau đại học

- Khoa Chăn nuôi Thú y

- Tập thể Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Trang 7

v

TÓM TẮT

Đề tài “Tỉ lệ nhiễm vi rút dịch tả heo trên heo nái tại huyện Bến Cát - Bình Dương và đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh này” được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 1/2011 nhằm đánh giá tình trạng mang trùng trên đàn heo nái ở hộ chăn nuôi theo hình thức cá thể trên địa bàn huyện và khẳng định các đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin DTH cho heo nái và đàn con (1) Khảo sát tình hình chăn nuôi heo ở nông hộ trên địa bàn huyện bằng phiếu điều tra sơ cấp tại 86 ấp của 15 xã và thị trấn trong toàn huyện, phiếu điều tra cho thú y viên trực tiếp tham gia điều trị gia súc tại địa phương và phiếu điều tra cho hộ chăn nuôi Kết quả cho thấy mặc dù huyện Bến Cát là vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh, tỉ lệ hộ nuôi qui mô nhỏ (1-9 nái) chiếm khá cao (68,44%) Một số hộ chăn nuôi không có thông tin hoặc không hiểu biết về bệnh DTH (22,14%)

(2) Trong tổng số 266 mẫu máu heo nái đã tiêm phòng vắc xin DTH được xét nghiệm kháng nguyên E2 của vi rút DTH, phát hiện 6,02% heo nái dương tính với kháng nguyên E2 ở các qui mô nuôi

(3) Kiểm tra mức kháng thể (tính theo phần trăm ngăn trở trong kỹ thuật ELISA) trên 223 heo nái và 246 heo thịt đã được tiêm vắc xin để phòng bệnh DTH Khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng của các vắc xin DTH đang sử dụng trên địa bàn huyện không có khác biệt về thống kê, bao gồm vắc xin DTH của NAVETCO, vắc xin Pestvac của Fort Dodge Animal Health và một số vắc xin DTH ngoại khác

Tỉ lệ heo có kháng thể kháng vi rút DTH ở nhóm heo nái (67,26%) cao hơn heo thịt (45,53%) với P<0,001, mức kháng thể của heo nái (77,94 ± 14,48 % ngăn trở) cũng cao hơn heo thịt (65,15 ± 14,87 % ngăn trở) với P<0,001 Tỉ lệ heo có kháng thể kháng vi rút DTH ở heo nái tiêm phòng theo quy trình trước phối (59,24%) thấp hơn quy trình trước đẻ (84,85%) với P<0,001 Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng tính chung trên các đàn khảo sát của huyện đạt 67,26%

(4) Đánh giá đáp ứng miễn dịch trong thử nghiệm hai yếu tố trên 20 heo nái và đàn con của chúng, gồm 2 vắc xin phòng DTH (vắc xin A có chủng GPE-, vắc xin B

Trang 8

và heo con

Trang 9

vii

SUMMARY

The study on “The prevalence of the virus carriers in sows in Ben Cat district, Binh Duong province and immune response after immunization two vaccines against classical swine fever virus” was carried out from 3/2010 to 1/2011 to evaluate the prevalence of the virus carriers in sows and the immune response status

of the pigs

Three kinds of survey were performed to collect information on swine production of household farms in the district Results showed that rate of small herd size of sows (1-9 sows) was high (68.44%) Some farmers had no information or knowledge of the CSF

Total of 266 blood samples from CSF vaccinated sows were collected and examined E2 antigen of CSF virus, 6.02% of sows positive to E2 antigen of CSF virus in investigated herd sizes

Blood from 223 sows and 246 pigs being CSF vaccinated were examined antibody level against CSFV using ELISA There was no statistical difference in immune response after vaccinating common vaccines against CSF in the district, including the CSF vaccines produced by NAVETCO, Pestvac vaccine from Fort Dodge Animal Health and some other imported vaccines The CSF seropositive percentage in sows (67.26%) was higher than in finishing pigs (45.53%) at P

<0.001, antibody level in sows (77,94 ± 14,48 % blocking) was higher than that in finishing pigs (65.15± 14.87 % blocking) at P<0.001 The CSF seropositive proportion in sows vaccinated before mating (59.24%) was lower than in sows vaccinated before farrowing (84,85%) at P<0.001 The CSF seropositive proportion

in all tested herds of the district was 67.26%

Total of 20 sows and their piglets were designed into 4 treatments of two-ways experiment to evaluate the immune response, including 2 CSF vaccines (GPE- strain

in vaccine A, and C strain in vaccine B) and 2 CSF vaccination schedule (before mating and before farrowing) Piglets were vaccinated according to type of vaccine

Trang 10

viii

used for their mother, injected at 35 and 56 days old The results showed that there was no difference of humoral immune response (ELISA’s % blocking) and cellular immune response (level of IFN-γ in vitro) in sows and piglets injected two vaccines against CSF at different stayes of reproduction

Trang 11

ix

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Trang chuẩn y .i

Lý lịch cá nhân .ii

Lời cam đoan .iii

Cảm tạ .iv

Tóm tắt v

Mục lục ix

Danh sách các chữ viết tắt xiii

Danh sách các hình xiv

Danh sách các bảng xv

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Bệnh dịch tả heo (DTH) 3

2.1.1 Phân bố và tầm quan trọng của bệnh 3

2.1.2 Vi rút DTH và cách gây bệnh 5

2.1.3 Các thể bệnh DTH 7

2.1.3.1 Thể quá cấp 8

2.1.3.2 Thể cấp 8

2.1.3.3 Thể mãn tính 9

2.1.3.4 Thể phát bệnh muộn (late-on set) 9

2.2 Sự phát triển hệ thống miễn dịch ở heo 10

2.3 Đáp ứng miễn dịch trong bệnh DTH 11

2.3.1 Miễn dịch chủ động 11

Trang 12

x

2.3.1.1 Miễn dịch thể 11

2.3.1.2 Miễn dịch qua trung gian tế bào 11

2.3.2 Miễn dịch thụ động 13

2.3.3 Miễn dịch mang trùng 14

2.4 Vắc xin DTH 14

2.4.1 Lịch sử phát triển vắc xin 14

2.4.2 Các chủng vi rút dùng làm vắc xin 15

2.4.3 Các loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam 16

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch vắc xin DTH 17

2.5.1 Miễn dịch chủ động ở heo con có kháng thể mẹ truyền 17

2.5.2 Quy trình tiêm phòng 18

2.5.3 Các bệnh khác gây ức chế miễn dịch 19

2.6 Một số nghiên cứu liên quan tại Việt Nam 20

2.6.1 Nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm 20

2.6.2 Nghiên cứu về sử dụng vắc xin phòng DTH 21

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Thời gian và địa điểm 23

3.2 Đối tượng nghiên cứu 23

3.3 Nội dung thực hiện 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Ghi nhận tình hình chăn nuôi heo và sử dụng vắc xin 23

3.4.1.1 Mục tiêu 23

3.4.1.2 Phương pháp thực hiện 23

3.4.1.3 Các chỉ tiêu khảo sát 24

3.4.2 Khảo sát tình trạng mang trùng và đáp ứng miễn dịch trên đàn heo 24

3.4.2.1 Mục tiêu 24

3.4.2.2 Mẫu khảo sát 24

3.4.2.3 Phương pháp tiến hành 24

3.4.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 25

Trang 13

xi

3.4.3 Đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào

của hai loại vắc xin với hai quy trình tiêm phòng bệnh DTH 25

3.4.3.1 Mục tiêu 26

3.4.3.2 Bố trí thí nghiệm 26

3.4.3.3 Các chỉ tiêu khảo sát 28

3.5 Phương pháp xét nghiệm 29

3.5.1 Xác định kháng nguyên E2 29

3.5.2 Đo lường mức kháng thể 29

3.5.3 Định lượng IFN- 30

3.6 Xử lý số liệu 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32

4.1 Tình hình chăn nuôi heo và sử dụng vắc xin trên địa bàn huyện Bến Cát 32

4.1.1 Cơ cấu đàn heo của huyện 32

4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại huyện 35

4.1.3 Kết quả về hiện trạng phòng bệnh 38

4.1.4 Kết quả điều tra về các quy trình phòng bệnh DTH trên địa bàn huyện 40

4.2 Tỉ lệ dương tính với kháng nguyên E2 và các yếu tố liên quan mức kháng thể trên đàn heo nuôi 43

4.2.1 Tỉ lệ dương tính với kháng nguyên E2 trên đàn heo nái 43

4.2.2 Phân tích các yếu tố liên quan tỉ lệ heo có kháng thể kháng vi rút DTH 46 4.2.2.1 Tỉ lệ mẫu có kháng thể theo hạng heo 46

4.2.2.2 Tỉ lệ heo nái có kháng thể theo nguồn gốc vắc xin 47

4.2.2.3 Tỉ lệ heo nái có kháng thể theo qui mô nuôi nái 49

4.2.2.4 Tỉ lệ heo nái cho có kháng thể theo quy trình tiêm phòng vắc xin DTH 49 4.2.2.5 Quan hệ giữa tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ có kháng thể sau tiêm phòng ở đàn heo nái của huyện 50

4.3 Kết quả thử nghiệm hai vắc xin và hai quy trình tiêm phòng DTH ở heo nái 52

4.3.1 Đáp ứng miễn dịch của heo nái sau tiêm phòng DTH 52

Trang 14

xii

4.3.1.1 Đáp ứng miễn dịch dịch thể của heo nái 53

4.3.1.2 Đáp ứng miễn dịch tế bào của heo nái 55

4.3.2 Phát hiện kháng nguyên E2 trên nái sau khi tiêm phòng vắc xin DTH 56

4.3.3 Các chỉ tiêu lâm sàng trên nái 57

4.3.3.1 Phản ứng phụ trên nái sau khi tiêm vắc xin 57

4.3.3.2 Khả năng sinh sản trên nái 58

4.3.3.3 Các triệu chứng bệnh 58

4.3.4 Kết quả theo dõi trên heo con 59

4.3.4.1 Tương quan giữa hàm lượng kháng thể của heo mẹ và heo con 7 ngày sau sinh và đáp ứng miễn dịch dịch thể của heo con sau tiêm phòng 59

4.3.4.2 Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của heo con sau tiêm phòng 61 4.3.4.3 Phát hiện kháng nguyên E2 trên heo con 62

4.3.4.4 Kết quả theo dõi lâm sàng trên heo con 63

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 15

xiii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Ý nghĩa tiếng Việt

BDV Border disease virus Vi rút gây bệnh cừu

BVDV Bovine viral diarrhoea virus Vi rút gây bệnh tiêu chảy bò CSF Classical swine fever Dịch tả heo

ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay Kỹ thuật hấp phụ miễn

dịch gắn kết enzym

IHA Indirect hemagglutination Ngưng kết hồng cầu gián tiếp

MHC Mayjor histocampatibility complex

OIE Office International des Epizooties Tổ chức dịch tễ quốc tế

PCAD Porcine circovirus associated disease Bệnh liên quan circovirus ở

heo PCV2 Porcine circovirus type 2

GPE Guinea pig embryo

PHA Phytoheamagglutinin Chất kích thích phân bào PRRS Porcine reproductive and respiratory

syndrome

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo

Trang 16

xiv

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ phân bố DTH trên thế giới 5

Hình 2.2 Các ổ dịch DTH ở một số quốc gia 2005-2009 5

Hình 2.3 Mô hình cấu trúc vi rút DTH 6

Hình 2.4 Mô hình bộ gen với các protein mã hóa của vi rút DTH 7

Hình 2.5 Da sung huyết và xuất huyết 9

Hình 3.1 Các bước trong phương pháp ELISA cạnh tranh 29

Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Bến Cát 34

Trang 17

xv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 2.1 Mô tả đặc trưng của các thể bệnh DTH 10

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm vắc xin trên heo nái 26

Bảng 3.2 Thời điểm lấy mẫu và nội dung khảo sát trên heo nái 27

Bảng 3.3 Thời điểm lấy mẫu và nội dung khảo sát trên heo con 27

Bảng 3.4 Số heo nái và heo con theo mẹ được xét nghiệm 28

Bảng 4.1 Cơ cấu đàn heo nuôi của huyện Bến Cát 32

Bảng 4.2 Cơ cấu đàn heo nái theo xã 35

Bảng 4.3 Tần suất các chỉ tiêu về chăn nuôi (%) 36

Bảng 4.4 Tần suất các biến về phòng bệnh DTH (%) 39

Bảng 4.5 Tần suất các biến về quy trình tiêm phòng bệnh DTH (%) 41

Bảng 4.6 Tần suất các chỉ tiêu điều tra về tình hình bệnh DTH 42

Bảng 4.7 Tỉ lệ heo dương tính với kháng nguyên E2 theo qui mô nái 44

Bảng 4.8 Tỉ lệ heo dương tính với kháng nguyên E2 theo xã 46

Bảng 4.9 Tỉ lệ mẫu có kháng thể kháng vi rút DTH theo hạng heo 47

Bảng 4.10 Tỉ lệ heo có kháng thể theo nguồn gốc vắc xin và trên heo nái không chủng ngừa DTH 48

Bảng 4.11 Tỉ lệ heo có kháng thể DTH theo qui mô nuôi nái 49

Bảng 4.12 Tỉ lệ heo nái có kháng thể theo quy trình tiêm phòng 50

Bảng 4.13 Kết quả xét nghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể đối với bệnh DTH ở nái được tiêm phòng của huyện 51

Bảng 4.14 Mức kháng thể kháng vi rút DTH của heo nái sau tiêm phòng 53

Bảng 4.15 Trung bình phần trăm ức chế của heo nái trước và sau tiêm phòng 54

Bảng 4.16 Hàm lượng IFN-γ in vitro của heo nái trước và sau tiêm phòng DTH 55 Bảng 4.17 Tỉ lệ dương tính kháng nguyên E2 sau tiêm phòng 56

Bảng 4.18 Các phản ứng sau tiêm phòng DTH 58

Trang 18

xvi

Bảng 4.19 Số con trên ổ và tỉ lệ thai chết 58

Bảng 4.20 Kháng thể trên heo con theo bố trí thí nghiệm của heo mẹ 60

Bảng 4.21 Hàm lượng IFN-γ in vitro trước tiêm phòng mũi 1 và sau tiêm phòng mũi 2 62

Bảng 4.22 Tỉ lệ dương tính kháng nguyên E2 trên heo con 63

Bảng 4.23 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi 64

Bảng 4.24 Số heo con trong ổ và trọng lượng heo con ở các thời điểm 65

Trang 19

Trong thực tế hiện nay, bệnh trên heo có diễn biến ngày càng phức tạp Trong

đó, bệnh dịch tả heo (DTH) là một bệnh gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam Đặc biệt, heo nái bị nhiễm vi rút DTH độc lực thấp thường không có biểu hiện bệnh nhưng lại truyền cho heo con qua nhau thai (Paton và cs, 2003) Đây là nguồn lây bệnh quan trọng cho heo tại các nông hộ

và trại chăn nuôi do mua heo giống bị nhiễm bệnh này Chính vì thế, việc kiểm soát

và phát hiện tình trạng mang trùng trên đàn heo giống là một trong những cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Cho đến nay, tiêm phòng vắc xin DTH vẫn là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh Một số tác giả cho rằng hiệu quả của vắc xin lại phụ thuộc rất lớn vào sự tồn tại của kháng thể mẹ truyền tại thời điểm tiêm phòng (Đào Trọng Đạt và ctv,1989; Joris và ctv, 2001) cũng như quy trình tiêm phòng của từng cơ sở, từng địa phương Việc khảo sát đáp ứng miễn dịch dịch thể trước đây hầu như chỉ được thực hiện ở các trại chăn nuôi công nghiệp (Nguyễn Tiến Dũng, 2002; Nguyễn Thị Thu Hồng, 2003), trong khi ở các hộ chăn nuôi heo theo hình thức cá thể, gia đình được nghiên cứu khá ít (Lê Minh Khánh và ctv, 2007) Trong điều kiện chăn nuôi hộ gia đình, nhiều loại vắc xin khác nhau được sử dụng để phòng bệnh DTH theo những quy trình khác nhau Vấn đề đặt ra là

Trang 20

2

liệu các đáp ứng miễn dịch này như thế nào, có hay không có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với vi rút DTH để giúp heo không bị bệnh dù rằng hàm lượng kháng thể bảo hộ thấp Đối với việc tạo đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của vi rút DTH, hiện nay trên thế giới có rất ít nghiên cứu (Suradhat và ctv, 2001; van Oirschot, 2003) Trong nước, việc kiểm tra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chỉ dừng lại với phương pháp kiểm tra phản ứng nội bì và chất kích thích phân bào phytoheamagglutinin (PHA) cũng như hàm lượng interferon-ɤ trong máu trên heo đã được tiêm phòng vắc xin DTH 6 ngày (Lê Minh Khánh, 2008) Do

đó, cần có thêm các nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bên cạnh đánh giá mức kháng thể sau tiêm phòng trên thực địa

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn sản xuất đặt ra, được sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS Trần Thị Dân, sự đồng ý của Phòng Sau đại học

trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tỉ lệ

nhiễm vi rút dịch tả heo trên heo nái tại huyện Bến Cát - Bình Dương và đáp ứng miễn dịch của hai quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh này"

1.2 Mục tiêu

Đánh giá tình trạng mang trùng trên đàn heo nái ở hộ chăn nuôi theo hình thức cá thể trên địa bàn huyện và khẳng định các đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin DTH cho heo nái và đàn con, từ đó xác định quy trình tiêm phòng phù hợp cho đàn heo nuôi ở hộ gia đình

sử dụng phổ biến

- Bố trí thử nghiệm hai quy trình tiêm phòng trên heo nái với hai vắc xin được

sử dụng phổ biến nhất

Trang 21

3

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Bệnh dịch tả heo (DTH)

2.1.1 Phân bố và tầm quan trọng của bệnh

Bệnh DTH được mô tả đầu tiên năm 1810 tại bang Tennesee, Hoa Kỳ và được báo cáo chính thức tại bang Ohio vào năm 1833 (Hanson, 1957) Mãi đến năm

1903, De Schweinitz và Dorset đã chứng minh căn nguyên bệnh DTH là do vi rút Năm 1921, sau khi phát hiện bệnh DTH Châu Phi do một vi rút ARN gây ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ “dịch tả heo cổ điển” (classical swine fever –CFS) để phân biệt bệnh DTH với bệnh DTH Châu Phi (Lê Hồng Phong, 1999) Bệnh DTH đã xuất hiện ở Pháp (1822), Đức (1833), Anh Quốc (1862), Nam

Mỹ (1899) và Nam Phi (1900) (van Oichrschot, 1999) Ở Bỉ, trận dịch DTH năm

1990 đã làm thiệt hại hơn 400 triệu euro; ở Đức, có 424 ổ dịch bệnh DTH từ năm

1990 đến 1998 (Fritzemeier và ctv, 2000) Đến năm 1992, chỉ có 14 nước công bố sạch bệnh DTH, bao gồm Anh, Ai Cập, Ai xơ len, Bỉ, các nước Bắc Âu (Thụy Điển,

Na Uy, Đan Mạch), Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Tây Tân Lan, Tây Ban Nha và

Úc Hoa Kỳ đã phải thực hiện một chương trình thanh toán bệnh kéo dài 14 năm (1962-1976) với tổng chi phí lên tới 140 triệu đô la (van Oichrschot, 1999)

Năm 1997, chỉ trong phạm vi hẹp của vùng Đông – Nam Hà Lan, trận dịch DTH đã gây thiệt hại gần 2 tỉ USD, đó là chưa kể những thiệt hại gián tiếp do mất thị trường xuất khẩu (Terpstra và de Smit, 2000) Các trận dịch tại Anh vào năm

2000 sau 14 năm sạch bệnh (Paton, 2000), tại Cu Ba từ năm 1993 đến năm 1997 sau

20 năm vắng bóng (Frías-Lepoureau, 2002; Arce, 2005) đã cảnh báo về chiến lược kiểm soát bệnh DTH không thành công trên toàn cầu

Ở Châu Á, theo Defra (2006), tình hình phân bố và dịch tễ của bệnh DTH không được biết nhiều Tuy nhiên, DTH là loại dịch bệnh rất đáng quan tâm ở Châu

Á

Trang 22

ctv, 2005) Năm 2006, nó đã có mặt ít nhất tại hai vùng của Ấn Độ và cũng có ở

Nepal và Bhutan (hai nước ở Đông-Bắc Ấn) Trung Quốc là nước có chương trình

quốc gia về tiêm phòng bệnh DTH nhưng bệnh cũng xảy ra khắp nơi; đặc biệt ở các

tỉnh miền nam giáp biên giới với Lào, Myanmar và Việt Nam Ở các nước Đông

Bệnh đang diễn ra (thú nuôi)

Bệnh đã được thanh toán (thú nuôi)

Bệnh đang diễn ra (thú hoang dã)

Bệnh đã được thanh toán (thú hoang dã)

Không có thông tin

Chưa có báo cáo

Chưa có báo cáo trong thời gian này

Bệnh lâm sàng

Bệnh được khống chế ở 1 hoặc nhiều vùng

Bệnh đang lưu hành

Trang 23

5

Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Myanmar, Philippines, Indonesia, Việt Nam, Lào và Campuchia… cũng có nhiều ổ dịch DTH Ở Việt Nam, bệnh DTH đã có từ lâu tại khắp cả nước (Trịnh Văn Thịnh, 1985) Tài liệu khoa học đầu tiên về bệnh được công bố vào năm 1923-1924 bởi Houdemer (Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên, 1989); sau đó hàng năm bệnh được phát hiện ở vùng này hay vùng khác

Theo nhận định của Cục Thú y, hiện nay bệnh DTH ở nước ta tuy không nổ ra những ổ dịch lớn và gây thiệt hại như những năm 1960- 1970 nhưng bệnh vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với ngành chăn nuôi heo, gây khó khăn cho việc chăn nuôi hàng hóa và xuất khẩu

2.1.2 Vi rút DTH và cách gây bệnh

Vi rút DTH là vi rút RNA, thuộc họ Flaviviridae, giống Pestivirus, cùng giống

với vi rút BVDV (bovine viral diarrhoea virus) gây bệnh trên bò và BDV (border disease virus) gây bệnh trên cừu (Moennig, 1992; van Oirschot, 1999) Vi rút DTH

có dạng hình cầu, đối xứng khối 20 mặt, có vỏ bọc, đường kính 40- 50 nm, có một nucleocapside đường kính 29 nm Khối lượng phân tử khoảng 60 x 106 Da

Bộ gen của vi rút DTH là một chuỗi đơn ARN dương, chiều dài khoảng 12,3Kb (Mayer,1989; Moormann, 1990; dẫn liệu của Van Oirschot, 1999) Theo Frey và ctv (2006), trình tự sản phẩm từ sự biểu hiện của gen như sau:

Protein của nucleocapsid

Chuỗi ARN đơn dương

Trang 24

6

Hình 2.4 Mô hình bộ gen với các protein mã hóa của vi rút DTH

Trong đó có 4 protein cấu trúc (C, Erns, E1, E2) và 7 protein không cấu trúc (p7, NS2, NS3, NS4A, NS4B, NS5A và NS5B) Khi heo nhiễm vi rút tự nhiên, kháng thể kháng vi rút DTH được hình thành chống lại 2 protein cấu trúc E2 và Erns và protein không cấu trúc P80 (NS3) (Konig và cs, 1995) Erns nằm ở bề mặt vi rút như một nhị trùng đồng hợp

E1 (gp 25) có tính kháng nguyên mạnh nhất, hiện diện ở dạng nhị trùng đồng hợp hoặc dị hợp với E2 Protein E2 (gp 55) giúp phân biệt vi rút DTH và vi rút BVDV gây bệnh trên bò với BDV gây bệnh trên cừu (Straw và ctv,1999) E2 có tính chất kích thích cơ thể vật chủ sinh kháng thể trung hòa Wensvoort và cs (1989) chứng minh rằng những domain riêng biệt (domain A1, 2, 3, B, C, D) tồn tại trên E2.E2 quyết định độc tính của vi rút vì chỉ thay thế duy nhất E2 của chủng Brescia cường độc bằng E2của vi rút chủng C cũng đủ làm nhược độc chủng Brescia này NS5B (P125) là một protein không cấu trúc có một đầu amin rất ưa nước và có hoạt tính protease Người ta cho rằng gen tạo protein này tham gia vào việc tạo protein lẫn nhân đôi RNA (Murphy và cs, 1995)

Tuy sự biến đổi kháng nguyên giữa các vi rút DTH đã được báo cáo nhưng thí nghiệm trung hòa chéo giữa một số chủng vi rút DTH cho thấy chúng tạo thành một nhóm kháng nguyên tương đối đồng nhất cho tất cả các chủng vi rút (Szent, 1985)

Vi rút xâm nhập vào cơ thể heo chủ yếu qua đường tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với heo bị nhiễm bệnh hoặc qua đường thức ăn bị nhiễm vi rút Trong những vùng có heo nhạy cảm cao, vi rút dễ dàng lây lan rộng giữa các trại heo lân cận (Fritzemeierj và cs, 2000) Bệnh có thể lây qua tinh dịch của những heo đực giống bị nhiễm bệnh (Floegel và cs, 2000) Ngoài ra, vi rút DTH từ heo bệnh cũng có thể phát tán theo không khí (Eefke và cs, 2008)

Trang 25

7

Các trường hợp lây nhiễm bệnh tự nhiên với các chủng độc lực cao được đặc trưng bởi các giai đoạn nhiễm vi rút ở hạch, ở máu và ở phủ tạng Sự sinh sản của vi rút khởi đầu ở các tế bào thượng bì trong các hạch lympho và hạch hạnh nhân Sau

đó, vi rút xâm nhập vào các mô lympho dưới niêm mạc và từ đó đi vào các hạch lympho vùng; ở đây, vi rút nhân lên và gia tăng số lượng Một số lượng lớn vi rút được tạo ra ở mô bào đích thứ hai như lá lách, hạch lympho nội tạng, tủy xương và đường tiêu hóa dẫn đến nồng độ vi rút cao trong máu và xâm nhập vào các cơ quan chức năng khác (đường hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương) Sự nhân lên của

vi rút trong bạch cầu và các tế bào hệ thống lưới nội mô dẫn đến giảm bạch cầu làm cho heo dễ nhiễm khuẩn thứ phát Các chủng vi rút có độc lực cao lan tỏa khắp cơ thể trong vòng 5-6 ngày (Trần Đình Từ, 1990)

Vi rút xâm nhập theo hệ thống tuần hoàn đến định vị sinh sản và phá hủy những

tế bào nội mạc mao mạch (máu và bạch huyết) Những mảnh vỡ này sẽ tụ lại tạo thành vật tắc mạch, dẫn đến nhồi huyết ở lách, xuất huyết và hoại tử ở ruột… Thấm nhiễm tế bào lympho quanh mạch thường thấy ở 70-90% các trường hợp heo chết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970)

Tùy độc lực, số lượng vi rút, tuổi heo, sức đề kháng của heo mà các dấu hiệu

lâm sàng thể hiện ở các cấp độ khác nhau Bệnh được chia thành các thể sau:

Trang 26

8

2.1.3.1 Thể quá cấp

Trong thể bệnh quá cấp, có thể chết một vài heo tăng trưởng (5-30kg) và những con khác có triệu chứng cấp tính Những heo này có triệu chứng sốt cao 41-42 0C, phần da mỏng có thể ửng đỏ, chết nhanh trong 1-2 ngày Đôi khi ở thể quá cấp heo không có biểu hiện triệu chứng bệnh

Hình 2.5: Da xung huyết và xuất huyết

(Nguồn: http://www.aphis.usda.gov) Vào giai đoạn cuối, có thể có những dấu hiệu thần kinh như đi đứng không vững, đi vòng, co giật, suy nhược và chết (thân nhiệt hạ thấp hơn bình thường) sau 9-19 ngày bệnh

Heo nái mang thai khi bị nhiễm vi rút DTH có thể sẩy thai, khô thai, hoặc đẻ ra những heo con yếu ớt và thường run rẩy Những heo nái sau khi chữa khỏi không

Trang 27

2.1.3.4 Thể phát bệnh muộn (late-onset)

Tầm quan trọng của bệnh DTH là tình trạng nhiễm trùng trước khi sinh và tác hại của vi rút lên bào thai cũng như thú sơ sinh Nếu thai bị nhiễm trùng quá sớm (trước khi hệ miễn dịch có khả năng hoạt động) thì dung nạp miễn dịch có thể xảy

ra Nếu nhiễm trùng lúc hệ miễn dịch chưa hoạt động tốt, bào thai không thể loại bỏ

vi rút và thai mang trùng (Moennig, 1990) Nếu nhiễm vào giai đoạn đầu của thai

kỳ có thể gây sẩy thai, thai chết, thai khô, dị dạng (Moennig và cs, 2003) Nái mang thai giai đoạn 50-70 ngày tuổi mà bị nhiễm DTH có thể dẫn đến tình trạng heo con sinh ra bị nhiễm vi rút huyết dai dẳng và thường xuyên bài thải vi rút Tiến trình nhiễm bệnh này được xem như DTH phát muộn Những heo con này là nguồn lây lan, duy trì sự nhiễm bệnh trong quần thể (Van Oischot và Terpstra, 1977)

Thể này có diễn biến bệnh không rõ ràng Heo có thể nhiễm vi rút vài tháng mới thể hiện những dấu hiệu bệnh như ủ rũ và bỏ ăn trầm trọng, viêm màng kết, viêm

da, rối loạn vận động, thân nhiệt từ bình thường đến tăng nhẹ và có chiều hướng tăng bạch cầu vào giai đoạn cuối của bệnh (Van Oischot và Terpstra, 1977) Thời gian sống sót ở heo bị nhiễm bệnh thể này từ 2-11 tháng Kết quả mổ khám không phát hiện bệnh tích gì đặc biệt hoặc có thể thấy nốt lympho sưng tấy, tuyến ức teo

Trang 28

10

Bảng 2.1: Mô tả đặc trưng của các thể bệnh DTH

Độc lực của vi rút Cao Vừa phải Thấp

Thời gian nhiễm Sau khi sinh Sau khi sinh Trước khi sinh

Thời gian bệnh Thời gian ủ bệnh ngắn, ủ

rũ, sốt cao, bỏ ăn, viêm màng kết, táo bón, tiêu chảy, co giật, xuất huyết

da

Thời gian ủ bệnh ngắn,

có 3 giai đoạn (1)ủ rũ, sốt, biếng ăn;(2) triệu chứng lâm sàng tiến triển tốt hơn; (3) giai đoạn cuối, bệnh trầm trọng

Heo dần dần ủ rũ và bỏ ăn, thân nhiệt từ bình thường đến tăng nhẹ, viêm màng kết, viêm da, rối loạn vận động

Nhiễm trùng huyết Mức độ cao Giảm tạm thời hoặc

biến mất

Mức độ cao dai dẳng

Giảm bạch cầu Giảm nhanh chóng Giảm nhanh chóng, sau

đó lại tăng lên

Giảm chậm trong suốt thời gian nhiễm

Đáp ứng miễn dịch Không có Có Không có

Chết Sau 10-20 ngày 1-3 tháng 2-11 tháng

Bệnh tích đại thể Xuất huyết (nốt lympho

và thận), nhồi huyết ở lách

Nốt loét ở hồi tràng, kết tràng, nhồi huyết ở lách, bệnh tích ở sườn

Nốt lympho sưng tấy, tuyến

ức teo

Bệnh tích vi thể Thoái hóa tế bào nội mô,

viêm não

Thoái hóa tế bào nội

mô, tăng sinh mô bào, viêm thận tiểu cầu

Thoái hóa tế bào nội mô, tăng sinh mô bào

(Nguồn: Van Oirschot, 1977)

2.2 Sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở heo

Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đều xuất phát từ tế bào gốc tạo máu Theo Sinkora và ctv (2002), những bạch cầu đầu tiên xuất hiện trong túi noãn hoàng nguyên sơ và gan của phôi heo từ ngày thứ 17, tuyến ức của bào thai phát triển từ ngày thứ 40 Laval (1999) xác định hệ thống miễn dịch của bào thai heo phát triển mạnh từ ngày thứ 50 Từ thời điểm này, hiện tượng dung nạp cũng biến mất và được thay thế bằng thẩm quyền miễn dịch, giúp bào thai và heo con sơ sinh đáp ứng được với các mầm bệnh khi tiếp xúc Tizard (1996) cho rằng đáp ứng miễn dịch của

Trang 29

11

bào thai cơ bản là đáp ứng miễn dịch dịch thể Trong khi đó, hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào chỉ hoàn thiện và phát triển mạnh ở heo con từ 28 ngày tuổi trở lên (Becker và ctv, 1993)

Sự hấp thu kháng thể qua ruột non của heo con sơ sinh góp phần cho miễn dịch

tự nhiên Màng đệm biểu mô ở nhau heo có nhiều lớp biểu mô xen giữa hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ và bào thai, do đó, hầu như không có sự di chuyển kháng thể đến thai Như vậy, bảo hộ miễn dịch ở heo con được xác định ban đầu là do kháng thể thụ động có được từ heo mẹ truyền qua sữa đầu

Lihen và ctv (1964), dẫn liệu của Đào Trọng Đạt và ctv (1986), Vandeppute và ctv (2001) cho biết heo con 1 ngày tuổi chưa được bú sữa đầu (chưa có kháng thể

mẹ truyền) khi được tiêm phòng vắc xin DTH cũng có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt như ở heo 60 ngày tuổi Tuy nhiên, nghiên cứu của Saoquyn và ctv (2007) cho rằng, khi tiêm phòng vắc xin DTH cho heo con 1 ngày tuổi chưa được bú sữa đầu thì hệ thống miễn dịch có thể bị phá hủy làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của heo con sau này

2.3.1.2 Miễn dịch qua trung gian tế bào

Quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do quần thể lympho T phụ trách Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sự biệt hóa của dòng tế bào lympho làm tăng sinh nhanh chóng, tạo ra một số lượng lớn lympho T sẵn sàng làm nhiệm vụ tấn công kháng nguyên Các tế bào lympho T phân bào và biệt hóa sớm,

do vậy đáp ứng miễn dịch tế bào được hình thành 2- 3 ngày sau khi tiêm vắc xin Trong một vài bệnh mà mầm bệnh là vi rút, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế

Trang 30

Đối với bệnh DTH, miễn dịch qua trung gian tế bào được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong việc bảo hộ do tiêm phòng vắc xin (Suradhat và cs, 2001) Theo Terpstra (1990), vài ngày sau tiêm vắc xin DTH chủng thỏ hóa và trước khi kháng thể trung hòa được phát hiện thì heo đã đề kháng lại vi rút DTH công cường độc Điều này cũng được Kimman và cs (1993) nhận định là có sự đáp ứng của tế bào lympho T trên heo có miễn dịch để chống lại vi rút DTH

Hiện nay, kháng thể là chỉ tiêu dùng để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể trên heo Ngoai ra, để đánh giá miễn dịch qua trung gian tế bào, người ta sử dụng hai phương pháp in vivo hoặc in vitro Trong đó, phản ứng dày da sau khi tiêm PHA, và

đo lường lượng interferon (IFN) là xét nghiệm phổ biến để đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (Blecha và Pollmann, 1984; Kornegay và ctv, 1989; Kegley và ctv, 2001; Suradhat và ctv, 2001)

IFN là một glycoprotein có khối lượng phân tử 20-34 kDa Chúng được chia thành hai typ chính: typ I và typ II Typ I bao gồm các IFN alpha và IFN beta Typ

II có IFN gamma (IFN- γ) hay còn gọi IFN miễn dịch vì chúng chủ yếu do tế bào T hoạt hóa tạo thành nên thực chất cũng là một lymphokin IFN- γ có vai trò hoạt hóa

Trang 31

13

các thực bào đơn nhân, bạch cầu trung tính, các tế bào nội mạch, tăng cường sự biệt hóa lympho T và B, kích thích sự hoạt động của tế bào giết tự nhiên, tăng sự biểu hiện của phân tử MHC lớp I Tizard (1996) cho rằng IFN là các cytokine được phóng thích từ những tế bào bị nhiễm vi rút vài giờ sau khi vi rút xâm nhập và nồng

độ sẽ tăng cao vài ngày sau đó, khi mà đáp ứng miễn dịch dịch thể còn chưa phát triển

2.3.2 Miễn dịch thụ động

Khả năng hấp thu kháng thể có trong sữa đầu ở ruột non xảy ra trong thời gian tương đối ngắn; hiệu quả hấp thu giảm với thời gian bán hủy vào khoảng 3 giờ (Speer và cs, 1959) Ngoài ra, hiệu quả hấp thu kháng thể còn ảnh hưởng bởi sự tiêu hóa sữa đầu, chất ức chế trypsin có trong sữa đầu (Lecce và cs, 1961)

Các nghiên cứu hóa miễn dịch trên huyết thanh heo con sau khi bú sữa đầu cho thấy có cả 3 lớp kháng thể: IgG, IgA và IgM được hấp thu từ sữa đầu (Curtis và Buorne, 1973) Về sinh lý học, sự hấp thu các Ig miễn dịch từ sữa đầu qua ruột xảy

ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh Hàm lượng IgG trong huyết thanh trước khi bú sữa đầu (tính trên 100ml huyết thanh ) thấp 4-5mg (Senft và cs, 1975) và đạt mức cao tới 520-3.906 mg (Curtis và Buorne, 1973) sau khi bú sữa đầu Corthier (1976) giả định rằng trên heo con 1 tháng tuổi, IgA và IgM không có vai trò quan trọng trong việc ức chế miễn dịch chủ động qua trung gian của kháng thể mẹ truyền Theo một nghiên cứu khác, thời gian bán hủy của IgG từ 6,5– 22,5 ngày và IgM từ 2- 3 ngày hoặc 7,5 và 3,5 ngày theo (trích dẫn theo Hermanns và cs, 1981)

Theo Vandeppute và ctv (2001), kháng thể mẹ truyền có trong máu của heo con sau 2 giờ bú sữa đầu, kháng thể này sẽ tồn tại trên 7 tuần Kháng thể mẹ truyền có thời gian bán hủy là 14 ngày và có thể bảo hộ cho heo con trong 5 tuần đầu của đời sống, tuy nhiên không giúp cơ thể chống lại sự nhân lên và bài thải vi rút (Moennig, 2000)

Cortither và Charley (1978) nhận định thời gian bảo hộ thụ động và mức độ miễn dịch thụ động ở heo con tùy thuộc vào điều kiện tiêm phòng của heo mẹ, đặc biệt là thời gian từ tiêm phòng đến khi đẻ Shanyi và cs (2000) dùng phương pháp

Trang 32

14

ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHA) kiểm tra mức kháng thể trên heo nái được tiêm vắc xin và nhận thấy nái được tiêm các liều gây miễn dịch khác nhau sẽ truyền các mức kháng thể khác nhau cho heo con, kháng thể mẹ tăng khi liều gây miễn dịch tăng

Về thời điểm tiêm phòng vắc xin DTH, Nguyễn Tiến Dũng và ctv (2000) cho rằng, tiêm phòng ở heo con có kháng thể mẹ truyền cao sẽ không tạo được kháng thể chủ động ở lần tiêm phòng đó và những lần tiêm phòng sau Tác giả đã khuyến

cáo thời điểm tiêm phòng tốt nhất cho heo con là 35-45 ngày tuổi

2.3.3 Miễn dịch mang trùng

Trong tiến trình nhiễm bệnh, heo nái có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng vi rút DTH vẫn tồn tại và có khả năng đi qua màng nhau và gây nhiễm trùng cho thai trong suốt thai kỳ Hậu quả của nhiễm vi rút trong tử cung tùy thuộc phần lớn vào giai đoạn thai kỳ và độc lực của vi rút (Paton và cs, 2003) mà có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai khô, dị dạng hoặc heo con đẻ ra bị nhiễm vi rút dai dẳng

và sẽ trưyền vi rút cho heo mẫn cảm

Trong một khảo sát tình trạng nhiễm vi rút DTH ở 9 trại chăn nuôi heo giống tại

9 tỉnh thành phía Nam của Nguyễn Lương Hiền và Ngô Thanh Long (1999) bằng phương pháp ELISA để phát hiện kháng nguyên P125, các trại đều có heo mang trùng ở mức độ cao thấp khác nhau Điều này cho thấy tình trạng mang trùng rất đáng quan tâm vì đây có thể là nguồn lây bệnh quan trọng cho các trại và hộ chăn nuôi khi mua heo giống nhiễm bệnh này Do đó, nái mang trùng được xem là nguồn tồn trữ vi rút DTH quan trọng trong trại chăn nuôi heo giống và cần phải được loại

bỏ

2.4 Vắc xin DTH

2.4.1 Sự phát triển các loại vắc xin phòng bệnh dịch tả heo

Rất nhiều loại vắc xin đã được công bố và sử dụng trong việc phòng bệnh dịch

tả heo Trong đó, hai loại vắc xin chủ yếu được dùng là vắc xin vô hoạt và vắc xin sống nhược độc

Trang 33

15

Vắc xin vô hoạt được tạo từ mô bào hoặc máu heo đã được gây nhiễm bằng vi rút độc lực cao Kết tinh tím thường được sử dụng để vô hoạt vi rút có trong vắc xin Thuận lợi chính của vắc xin vô hoạt trước tiên là mức độ an toàn Tuy nhiên, trong một vài vắc xin, vi rút được vô hoạt không đồng đều, tạo ra những ổ bệnh do

vi rút còn độc lực tiềm ẩn trong đàn heo chủng ngừa Vì những lý do trên, hiện nay vắc xin vô hoạt ít được sử dụng thậm chí không còn được sử dụng

Vắc xin DTH nhược độc là loại vắc xin được làm từ các chủng vi rút chọn lọc cho tiêm truyền nhiều đời hoặc nuôi cấy trên môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi rút để làm cho vi rút yếu đi Ưu điểm của loại vắc xin này là tạo được miễn dịch cao, thời gian đáp ứng miễn dịch ngắn (4- 5 ngày) sau chủng ngừa

và kéo dài vài năm Tuy nhiên, nhược điểm của loại vắc xin này là mức độ làm nhược độc có thể chưa đạt yêu cầu nên tính an toàn và tính kháng nguyên không ổn định Độc lực còn sót lại của vắc xin sống này sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng trên heo con Hơn nữa, không được biết về “đánh dấu di truyền” của các chủng này,

do đó, không thể phân biệt được chủng vi rút nhược độc trong vắc xin và vi rút độc lực thấp ngoài môi trường nên một số quốc gia không chủng ngừa vắc xin dịch tả sống để tạo thuận lợi cho việc thanh toán bệnh DTH

Ngoài hai loại vắc xin trên, ngày nay người ta còn tạo ra một loại vắc xin khác gọi là vắc xin tiểu đơn vị E2 Đây là loại vắc xin chỉ chứa duy nhất kháng nguyên E2 của vi rút DTH (còn gọi là glycoprotein 55) Ưu điểm của vắc xin tiểu đơn vị E2

là có thể giúp phân biệt được heo bị nhiễm vi rút tự nhiên với heo được tiêm phòng, một ưu điểm mà vắc xin nhược độc không có được Tuy nhiên, vắc xin tiểu đơn vị E2 không hạn chế được việc truyền ngang cũng như truyền dọc, thời gian tạo đáp ứng miễn dịch chậm hơn và không kéo dài bằng loại vắc xin nhược độc (Greiser- Wilke và Moennig, 2004)

2.4.2 Chủng vi rút dùng làm vắc xin

(1) Chủng Trung Quốc hay chủng C (Chinese) hay chủng K (Kowprowski) ở các nước Đông Âu Đây là dòng vi rút DTH được người Trung Quốc tiêm truyền nhiều lần qua thỏ để tạo ra chủng thỏ hóa nhược độc

Trang 34

2.4.3 Các loại vắc xin đang được lưu hành tại Việt Nam

Hiện nay, ngoài việc kiểm soát các yếu tố làm phát triển bệnh, vắc xin vẫn là biện pháp chủ yếu được người chăn nuôi chọn lựa áp dụng để phòng bệnh DTH Vắc xin phòng bệnh DTH được tiêm ngừa trên heo mẹ để heo con sinh ra nhận được kháng thể mẹ truyền nên có miễn dịch thụ động chống lại vi rút xâm nhiễm Đối với heo con, vắc xin sẽ được tiêm sớm trước khi vi rút có cơ hội nhân lên đáng

kể, từ đó kích thích hệ thống miễn dịch phát triển tạo miễn dịch chủ động

Trang 35

Ngoài ra, một số loại khác như vắc xin Coglapest làm từ vi rút nhược độc chủng Thiverval, Cevasante Animal, Pháp; vắc xin HC-VAC làm từ vi rút nhược độc chủng LOM, Choong Ang Animal Disease, Hàn Quốc…

Một vài quy trình tiêm phòng của vắc xin hiện đang lưu hành tại Việt Nam:

- Vắc xin DTH NAVETCO: đối với heo con, tiêm hai lần, lần 1 lúc 15-30 ngày tuổi, lần hai 15 ngày sau khi tiêm lần 1 Heo nái hậu bị được tiêm nhắc lại vào lúc 2 tuần trước khi phối giống, còn nái rạ thì được tiêm 1 tháng trước khi sinh Đực giống được tiêm 2 lần trong năm

- Vắc xin Pestvac: đối với heo con tiêm lần 1 lúc 28 ngày tuổi, lần hai lúc 58 ngày tuổi Heo nái hậu bị chủng trước khi phối giống 1 tuần, còn đối với nái rạ chủng lúc 70-90 ngày tuổi của thai kỳ Đực giống được chủng một năm một lần

- Vắc xin DTH của Merial (Pestiffa): heo con được tiêm lần đầu lúc 30 ngày tuổi, tiêm nhắc 4 tuần sau đó Heo nái hậu bị được tiêm lúc 5 tháng tuổi, nái nuôi con sau đẻ 15 ngày

Trên thực tế, người chăn nuôi không áp dụng hoàn toàn theo một quy trình nào của nhà sản xuất mà vận dụng theo điều kiện chăn nuôi của từng hộ Mũi tiêm chủng DTH lần 1 được tiêm cho heo con vào ngày thứ 21, 25, 28, 30 hoặc ngày thứ 45… thời điểm tiêm nhắc cũng biến động theo thời gian tiêm mũi một Nhìn chung, nhiều quy trình tiêm phòng DTH đã và đang đuợc áp dụng trong thực tế sản xuất

Trang 36

18

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch vắc xin DTH

2.5.1 Miễn dịch chủ động ở heo con có kháng thể mẹ truyền

Cho đến nay, nhiều cơ sở chăn nuôi tiêm vắc xin cho heo con chỉ dựa vào lứa tuổi của heo mà không quan tâm đến hàm lượng kháng thể thụ động (KTTĐ) tại thời điểm tiêm vắc xin Terpstra và Wenvoort (1987) cho rằng nên tiêm vắc xin cho heo con vào lúc 7 - 9 tuần tuổi để tránh ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền, hoặc

45 ngày tuổi (Phạm Văn Chức và cs, 1985) và từ 35 – 45 ngày tuổi (Nguyễn Tiến Dũng, 2003)

Nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định hiệu giá kháng thể thụ động thích hợp vẫn bảo hộ heo con nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng vắc xin Kết quả nghiên cứu của Klinkenberg (2002) cho thấy hiệu giá kháng thể thấp trên nái mẹ dường như đưa đến hiệu giá KTTĐ thấp trong huyết thanh của heo con Nguyễn Thị Thu Hồng và cs (2006) nhận thấy tiêm vắc xin DTH cho heo con có hiệu giá KTTĐ 5log2 thì tỉ lệ bảo hộ sau khi công cường độc thấp hơn heo có hiệu giá KTTĐ 4log2

Như vậy, nếu tiêm vắc xin khi hàm lượng kháng thể thụ động cao, kháng nguyên

vi rút bị trung hòa, do vậy heo con không đủ lượng kháng nguyên để kích thích tạo miễn dịch, dẫn đến không hình thành sự sản xuất kháng thể căn bản và sau đó heo thường mẫn cảm khi công cường độc KTTĐ có thể làm giảm hiệu lực vắc xin nhược độc DTH đưa đến việc không tạo ra miễn dịch chủ động mong muốn sau khi tiêm vắc xin (Terpstra và Wensvoort, 1988) Đối với đàn heo con có hàm lượng kháng thể mẹ truyền thấp cần phải tiêm phòng sớm, còn đối với đàn heo có hàm lượng kháng thể mẹ truyền cao cần phải tiêm trễ để hàm lượng kháng thể này giảm xuống tới mức không còn gây ảnh hưởng tới hiệu quả tiêm phòng Trên thực tế, lượng kháng thể giữa các bầy heo không đồng đều và hàm lượng này cũng biến thiên theo từng cá thể trong cùng một lứa (Nguyễn Tiến Dũng, 2002), do đó việc tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động đồng đều giữa các heo là một điều khó khăn

2.5.2 Quy trình tiêm phòng

Do hiệu giá KTTĐ có ảnh hưởng lên hiệu quả tiêm phòng vắc xin nên nhiều

Trang 37

19

nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra hiệu giá KTTĐ thích hợp cho tuổi tiêm phòng Suvintrakon và cs, 1993; Parchariyanon và cs, 1994; Nguyễn Thị Thu Hồng

và cs, 2006 ghi nhận với hiệu giá KTTĐ >5log2 sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo hộ

do tiêm vắc xin và dẫn đến thất bại trong tiêm phòng vắc xin DTH

Ngoài ra, đường cấp vắc xin và số lần tiêm vắc xin cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng Tiêm bắp là đường cấp vắc xin được sử dụng chủ yếu trong tiêm phòng DTH Hiện nay, nhằm tạo thuận lợi trong việc miễn dịch cho heo rừng, một số nghiên cứu đang được thực hiện để đưa vắc xin DTH chủng C bằng đường ăn; heo cho hiệu quả miễn dịch sau 10 ngày và kéo dài ít nhất 10 tháng bằng đường uống (Kaden và Lange, 2001)

Miễn dịch khởi đầu với một kháng nguyên đặc hiệu sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát với IgG và IgM được sản sinh ở mức độ thấp trong khoảng 7 ngày Khi kháng nguyên được đưa vào cơ thể lần 2 sau đó ít nhất 2 tuần sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch thứ cấp với tốc độ nhanh và mức độ cao hơn Để tạo miễn dịch thứ cấp, vắc xin tiêm nhắc cần phải đưa vào khoảng thời gian sao cho tạo ra được đáp ứng miễn dịch nhanh chóng đối với kháng nguyên đưa vào Khoảng thời gian này có thể thay đổi, phụ thuộc vào loại vắc xin sống hay chết (Povey và Carman, 1997) Khoảng cách thời gian giữa tiêm vắc xin lần đầu và tiêm nhắc lần 2 thông thường là 2-4 tuần

Heo tiêm vắc xin sẽ được bảo hộ trong một thời gian dài tùy thuộc vào độ dài miễn dịch của từng loại vắc xin Vắc xin chủng C có độ dài miễn dịch ít nhất từ 6-

18 tháng; hoặc tối thiểu là 10 tháng bằng đường uống (Kaden và Lange, 2001) Vắc xin đánh dấu E2 là 13 tháng (De Smith và cs, 2001) Như vậy, một chương trình chỉ cần tiêm 2 lần cho một năm là đủ Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng miễn dịch của đàn thấp, do đó đòi hỏi phải tiêm vắc xin nhiều lần (Kaden và

cs, 2000)

2.5.3 Các bệnh gây ức chế miễn dịch

Đối với vắc xin DTH, ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng như KTTĐ, lứa tuổi, lịch tiêm phòng… thì một số tác nhân gây bệnh khác có trong thực

Trang 38

20

địa có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng thông qua việc làm giảm đáp ứng miễn dịch hay làm tăng tính độc của vi rút vắc xin sống nhược độc Trong những nghiên cứu gần đây nhất, các bệnh gây ức chế miễn dịch có ảnh hưởng nhiều nhất đối với hiệu quả tiêm phòng bệnh DTH như hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (porcine reproductive respiratory

syndrome: PRRS) và bệnh liên quan đến Circovirus (porcine circovirus associated

disease: PCAD) Một nghiên cứu của Li và Yang (2003) cho thấy vi rút PRRS ức chế đáp ứng miễn dịch chủ động do tiêm vắc xin DTH Tương tự, một số nghiên cứu khác của Suradhat và cs (2003) đã minh họa rằng heo bị PRRS đã ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến tính miễn dịch đặc hiệu đối với vi rút DTH dẫn đến thất bại trong tiêm phòng DTH

Còn đối với PCAD, những nghiên cứu của Chianini (2003) cho thấy các tế bào miễn dịch của mô lympho bị nhiễm PCV2 có sự giảm rõ các tế bào lympho và tế bào tua Vi rút DTH có tính hướng với tế bào đơn nhân, sử dụng cơ chế phá hủy chức năng của tế bào tua (DC- dendritic cell) để trốn thoát hệ thống phòng thủ của vật chủ Vi rút DTH gây nhiễm và nhân lên có hiệu quả đối với các DC có nguồn gốc từ tủy xương và tế bào đơn nhân (Carrasco và cs, 2004) Cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng heo bị nhiễm PCV2 đều gây thiếu hụt miễn dịch (Krakowka, 2000) và có thể làm cho heo mẫn cảm hơn đối với vi rút thực địa

2.6 Một số nghiên cứu liên quan ở Việt Nam

Ở Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu về bệnh dịch tả heo, tập trung về quy luật phát sinh và phát triển của bệnh DTH trong điều kiện Việt Nam và nghiên cứu các

loại vắc xin phục vụ cho công tác phòng chống bệnh

2.6.1 Nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm

Tại Long An, một khảo sát về bệnh DTH năm 1997 của Chi cục Thú y trên đàn

heo giống bằng phương pháp ELISA đã ghi nhận 13- 18% đàn heo dương tính với

vi rút DTH (Nguyễn Xuân Bình, 1997)

Trang 39

21

Tại Đồng Nai, một số trang trại chăn nuôi theo phương thức khép kín từ nái đến heo thịt có tỉ lệ mang trùng vi rút DTH khá cao, trung bình từ 10,16% đến 21,62% (Nguyễn Xuân Bình, 2002)

Kết quả chẩn đoán bệnh dịch tả heo tại trung tâm chẩn đoán thú y trung ương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2003 cho thấy vi rút DTH hiện diện trong 8/122 mẫu huyết thanh (chủ yếu của heo nái) và 23/28 mẫu mô Số mẫu dương tính này của 8 tỉnh gửi mẫu, bao gồm: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Bình và Thái Nguyên

Nguyễn Thị Cẩm Tuyền (2003) thông báo tỉ lệ heo nái ở hộ dân dương tính với P125 là 10% tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Xét nghiệm 30 mẫu bệnh phẩm heo có dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích nghi bệnh dịch tả heo, kết quả có 7 mẫu dương tính với P125 (23,33%)

Thái Quốc Hiếu và ctv (2006) sử dụng kỹ thuật ELISA xét nghiệm 216 mẫu máu heo, gồm 36 đực giống và 180 nái được phối bởi những đực giống này ở hộ chăn nuôi gia đình tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết quả cho thấy tỉ lệ đực giống dương tính với kháng nguyên P125 là 13,89%

2.6.2 Nghiên cứu về sử dụng vắc xin phòng DTH

Bùi Quang Anh (2001) tiến hành đề tài nghiên cứu dịch tễ học bệnh DTH và các biện pháp phòng chống ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, từ đó rút ra kết luận thời điểm tiêm vắc xin DTH tốt nhất là 25- 30 ngày tuổi và phải tiêm nhắc lại sau 30 ngày

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hồng và cs (2007) cho thấy quy trình tiêm vắc xin DTH chủng C NAVETCO hay vắc xin nhập ngoại cho heo con lúc 21

và 51 ngày tuổi khi có hiệu giá KTTĐ thích hợp (trên 70% heo có KTTĐ ≤ 4log2)

đã tạo được hiệu quả miễn dịch tuyệt đối trên heo 4,5 tháng tuổi

Một thí nghiệm của Phạm Hồng Sơn (2007) cho thấy polymer hóa vắc xin DTH nhược độc là giải pháp khả thi và hữu hiệu trong việc tạo miễn dịch sớm ở heo con theo mẹ

Trang 40

22

Kết quả khảo sát đáp ứng miễn dịch ở heo con sau tiêm phòng DTH của Lê Minh Khánh và cs (2008) cho thấy mũi tiêm chủng đầu tiên lúc 45 ngày tuổi cho khả năng bảo hộ tốt hơn mũi đầu tiên lúc 30 ngày tuổi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Tiền Giang

Tóm lại, trải qua thời gian hơn 100 năm từ khi con người phát hiện ra vi rút DTH, rất nhiều công trình đã được nghiên cứu để tìm hiểu về cấu trúc gen, cách sinh bệnh, tìm vắc xin phòng bệnh, kỹ thuật chẩn đoán, chiến lược phòng chống bệnh… Tuy nhiên, đến nay có thể thừa nhận rằng con người chưa hoàn toàn khống chế được căn bệnh gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi heo Trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, qui mô chăn nuôi nông

hộ còn khá phổ biến và việc áp dụng một quy trình phòng bệnh tổng thể thích hợp cho các bệnh nguy hiểm chưa được áp dụng đầy đủ và triệt để Một số bệnh mới xuất hiện sau này ngoài 4 bệnh đỏ (DTH, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu) như PRRS, PCVAD… dẫn đến việc người chăn nuôi phải sử dụng nhiều loại vắc xin và chủng nhiều lần hơn trong quy trình tiêm phòng cho đàn heo Chính vì thế, việc nghiên cứu các quy trình tiêm phòng DTH phù hợp với yêu cầu thực tế chăn nuôi và dịch tễ địa phương nhằm nâng cao khả năng bảo hộ bệnh của đàn heo sau

tiêm phòng là vô cùng cần thiết

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Quang Anh, 2001. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn và các biện pháp phòng chống ở một số tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện thú y quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn và các biện pháp phòng chống ở một số tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ
3. Nguyễn Xuân Bình, 2003. Khảo sát sự mang trùng dịch tả heo trong một số trang trại chăn nuôi theo phương thức khép kín từ nái đến heo thịt tại tỉnh Đồng Nai. Tài liệu hội thảo tại Hội nghị toàn quốc bệnh dịch tả lợn 2003.Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, 23-24/9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo tại Hội nghị toàn quốc bệnh dịch tả lợn 2003
4. Phạm Văn Chức, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Phương Liên và Kim Văn Phúc, 1986. Một số nhận xét về mối liên quan giữa kháng thể dịch tả lợn trước và sau tiêm vắc xin dịch tả lợn với mức bảo hộ khi công cường độc. Kết quả khoa học kỹ thuật thú y, 1975-1985. Trung tâm Thú Y Nam bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr 51-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khoa học kỹ thuật thú y
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr 51-58
6. Nguyễn Tiến Dũng, 2002. Về miễn dịch và sự mang trùng vi rút bệnh dịch tả lơn hiện nay. Tạp chí KHKT Thú Y số 2. Tr 6-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí KHKT Thú Y số 2
8. Nguyễn Tiến Dũng, Hồ Thu Hương và Trần Thanh Long, 2002. Về miễn dịch và sự mang trùng vi rút bệnh dịch tả lợn hiện nay. Lớp tập huấn và hội thảo về phương pháp khống chế và chẩn đoán bệnh dịch tả lợn ở Việt Nam. Viện Thú y quốc gia, Hà Nội, 7-11/10/2002, trang 21-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp tập huấn và hội thảo về phương pháp khống chế và chẩn đoán bệnh dịch tả lợn ở Việt Nam
10. Nguyễn Lương Hiền, Ngô Thanh Long, 1999. khảo sát tình trạng mang trùng vi rút DTH trong đàn heo giống bằng phương pháp ELISA. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, 1998-1999 (Huế 6/1999). Tr. 508-512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y
11. Nguyễn Thị Thu Hồng, 2003. Xác định thời điểm tiêm vắc xin dịch tả heo lần đầu thích hợp cho heo con từ đàn nái của các trại chăn nuôi heo sinh sản qui mô lớn. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thời điểm tiêm vắc xin dịch tả heo lần đầu thích hợp cho heo con từ đàn nái của các trại chăn nuôi heo sinh sản qui mô lớn
12. Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Tiến Hà, Đặng Hùng, Kim Văn Phúc, Nguyễn Văn Dung, Trần Đình Từ, C.J.Morrissy và P.W.Daniels, 2006. Xác định hiệu giá kháng thể thụ động thích hợp đối với tiêm vắc xin dịch tả heo lần đầu cho heo con. Tạp chí KHKT thú y, XIII, (4), 66-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí KHKT thú y
13. Nguyễn Thị Thu Hồng, 2009. Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vắc xin dịch tả heo. Luận án tiến sĩ thú y. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vắc xin dịch tả heo
14. Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Việt Nga, Lê Minh Khánh, Lê Văn Sơn Trường, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2006. Bước đầu khảo sát sức sinh sản của heo đực giống dương tính dịch tả ở hộ chăn nuôi gia đình tại huyện Chợ Gạo - Tiền Giang. Khoa học kỹ thuật thú y XIII(5): 27- 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học kỹ thuật thú y
15. Lê Minh Khánh, Thái Quốc Hiếu, Vũ Đức Toàn, Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 2007. Khảo sát đáp ứng miễn dịch ở heo con sau tiêm phòng vắc xin dịch tả heo. Tạp chí KHKT thú y, XIV, (6), 19-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí KHKT thú y, XIV
16. Lê Minh Khánh, 2008. Đáp ứng miễn dịch của heo con khi sử dụng các quy trình vắc xin phòng bệnh dịch tả ở hộ chăn nuôi gia đình tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đáp ứng miễn dịch của heo con khi sử dụng các quy trình vắc xin phòng bệnh dịch tả ở hộ chăn nuôi gia đình tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
17. Lê Hồng Phong, 1999. Bệnh dịch tả heo. Bài giảng bệnh truyền nhiễm lớp cao học Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh dịch tả heo
18. Nguyễn Vĩnh Phước, 1970. Giáo trình vi sinh vật thú y. Tập II-III. NXB Đại học trung học chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật thú y
Nhà XB: NXB Đại học trung học chuyên nghiệp Hà Nội
20. Trịnh Văn Thịnh, 1985. Bệnh lợn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, trang 11-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
21. Hồ Thị Việt Thu, 2002. Một số ghi nhận về dịch tả lợn ở đồng bằng sông Cửu Long. Lớp tập huấn và hội thảo về phương pháp khống chế và chẩn đoán bệnh dịch tả lợn ở Việt Nam. Viện Thú Y quốc gia, trang 33-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp tập huấn và hội thảo về phương pháp khống chế và chẩn đoán bệnh dịch tả lợn ở Việt Nam
22. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, 2003. Kết quả chẩn đoán bệnh dịch tả lợn tại Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương từ 1998 đến tháng 9/2003. Tài liệu hội thảo tại Hội nghị toàn quốc bệnh dịch tả lợn 2003. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, 23-24/9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo tại Hội nghị toàn quốc bệnh dịch tả lợn 2003
23. Nguyễn Thị Cẩm Tuyền, 2003. Khảo sát đặc điểm dịch tễ và bước đầu xây dựng bản đồ dịch tễ của bệnh dịch tả heo tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát đặc điểm dịch tễ và bước đầu xây dựng bản đồ dịch tễ của bệnh dịch tả heo tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
24. Trần Đình Từ, 1999. Bệnh dịch tả heo. Bài giảng bệnh truyền nhiễm lớp cao học Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh dịch tả heo
26. Phạm Văn Ty, 2001. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 131-140.TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w