1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH, HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI

70 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 708,28 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH, HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI Họ và tên sinh viên : ĐINH THỊ THU SƯƠNG Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 2007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH, HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI Tác giả ĐINH THỊ THU SƯƠNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu Cấp bằng Bác Sỹ Ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN CHÍNH Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn động viên hỗ trợ cho con trên đường học vấn cũng như trong cuộc sống để con có được ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật. Cùng toàn thể quý thầy, quý cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời gian học tập. Kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Chính, thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Chân thành biết ơn Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, Ban Lãnh Đạo Trại chăn nuôi Heo Long Thành. Cùng toàn thể cô chú, anh chị em công nhân viên trại chăn nuôi heo Long Thành đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Cảm ơn Tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện tốt nghiệp. Đinh Thị Thu Sương iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ 09042007 đến 29072007 tại Trại Chăn Nuôi Heo Long Thành (chi nhánh Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn), Đồng Nai. Nội dung của nghiên cứu là đánh giá sức sinh sản của hai nhóm giống heo nái lai Landrace x Yorshire (LY) và Yorshire x Landrace (YL) qua 1013 ổ đẻ của 259 nái, trong đó 160 nái LY và 99 nái YL. Kết quả cho thấy trung bình của một số chỉ tiêu về sức sinh sản của hai nhóm giống như sau: Tuổi phối giống lần đầu (279,00 ngày), tuổi đẻ lứa đầu (395,21 ngày), số heo con đẻ ra trên ổ (10,25 conổ), số heo con sơ sinh còn sống (9,94 conổ), số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (10,54 conổ), số heo con chọn nuôi (9,18 conổ), số heo con giao nuôi (10,02 conổ), tuổi cai sữa heo con (27,35 ngày), số heo con cai sữa (8,97 conổ), trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (64,59 kgổ), trọng lượng bình quân heo con cai sữa (7,20 kgcon), trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (60,28 kgổ), khoảng cách giữa hai lứa đẻ (162,62 ngày), số heo con cai sữa của nái trên năm (20,49 con), số lứa đẻ của nái trên năm (2,27 lứa). Dựa vào chỉ số sinh sản heo nái (SPI), hai nhóm giống heo được xếp hạng về khả năng sinh sản như sau: LY (100,71 điểm) > YL (99,39 điểm). iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi Danh sách các bảng ....................................................................................................... vii Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích ............................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 2 Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 2.1. GIỚI THIỆU TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH....................................... 3 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 3 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại ............................................................ 3 2.1.3. Nhiệm vụ hiện nay của trại.................................................................................... 3 2.1.4. Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 3 2.1.5. Giống và công tác giống ........................................................................................ 4 2.1.6. Hệ thống chuồng trại ............................................................................................. 4 2.1.7. Thức ăn .................................................................................................................. 4 2.1.8. Chăm sóc – quản lý ............................................................................................... 5 2.1.9. Vệ sinh – Phòng bệnh ............................................................................................ 5 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................... 7 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................... 7 3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................................................................. 7 3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................................................................................... 7 3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ................................................................................... 7 3.4.1. Tuổi phối giống lần đầu ........................................................................................ 7 v 3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu ...................................................................................................... 7 3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ................................................................................. 7 3.4.4. Số lứa đẻ của nái trên năm..................................................................................... 8 3.4.5. Số heo con đẻ ra trên ổ .......................................................................................... 8 3.4.6. Số heo con sơ sinh còn sống .................................................................................. 8 3.4.7. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ........................................................... 8 3.4.8. Số heo con chọn nuôi ............................................................................................ 8 3.4.9. Số heo con giao nuôi ............................................................................................. 8 3.4.10. Tuổi cai sữa heo con ............................................................................................ 8 3.4.11. Số heo con cai sữa ............................................................................................... 8 3.4.12. Số heo con cai sữa của náinăm ........................................................................... 9 3.4.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa .................................................................... 9 3.4.14. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân .............................................................. 9 3.4.15. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (kgổ) ................................... 9 3.4.16. Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống ......... 10 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................... 10 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 11 4.1. TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ........................................................................... 11 4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU .............................................................................................. 12 4.3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ................................................................ 13 4.4. SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM .................................................................... 15 4.5. SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................................ 16 4.6. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG .................................................................. 18 4.7. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ................................... 21 4.9. SỐ HEO CON GIAO NUÔI .................................................................................. 24 4.10. TUỔI CAI SỮA HEO CON ................................................................................. 27 4.11. SỐ HEO CON CAI SỮA ..................................................................................... 29 4.12. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ............................................ 31 4.13.TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA ....................................... 34 4.14. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ ĐIỀU CHỈNH .............. 36 4.15. SỐ HEO CON CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM .............................................. 37 vi 4.16. CHỈ SỐ SINH SẢN HEO NÁI (SPI) VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HAI NHÓM NÁI .......................................................................................... 39 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 47 5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 48 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 51 vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TC : Tính chung TSTK : Tham số thống kê X : Trung bình SD : Độ lệch chuẩn (Stardard deviation) CV : Hệ số biến dị (Coefficient of variance) DF : Độ tự do (Degreed of freedom) SV : Nguồn gốc biến thiên (Source of variance) SS : Tổng bình phương (Sum of square) MS : Trung bình bình phương (Means of square) NSIF : Hiệp hội cải thiện giống heo của Mỹ (National Improvement Swine Fedration) SPI : Chỉ số sinh sản heo nái (Sow production Index) viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng đàn heo tại Trại chăn nuôi heo Long Thành ............... 6 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn............. 8 Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con chuẩn ............................................................................................................... 9 Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) về cùng số con giao nuôi chuẩn .......... 9 Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh cùng tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), cùng số heo con giao nuôi chuẩn (≥10 con) về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) ........................................................ 10 Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................ 11 Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................. 12 Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ......................................................................... 14 Bảng 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................ 15 Bảng 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm nái .......................................................... 16 Bảng 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ............................................................... 17 Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái ................................................. 19 Bảng 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...................................................... 20 Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .................................................. 21 Bảng 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái .......................................................... 22 Bảng 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ............................................................... 23 Bảng 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái ........................................................... 25 Bảng 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ................................................................ 26 Bảng 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái ........................................................... 27 Bảng 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ................................................................. 28 Bảng 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái ............................................................... 29 Bảng 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ .................................................................... 31 Bảng 4.18: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm nái .................................... 32 Bảng 4.19: Trọng lượng toàn ổ cai sữa heo con theo lứa đẻ ......................................... 33 Bảng 4.20: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm nái .............................. 34 ix Bảng 4.21: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa ........................................ 35 Bảng 4.22: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ..................................... 36 Bảng 4.23: Số heo con cai sữa của nái trên năm ........................................................... 38 Bảng 4.24: Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản của hai nhóm nái ... 39 Bảng 4.25: Xếp hạng từng cá thể nái của nhóm heo lai LY theo chỉ số sinh sản heo nái ... 40 Bảng 4.26: Xếp hạng từng cá thể nái của nhóm heo lai YL theo chỉ số sinh sản heo nái ... 44 x DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................ 11 Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 13 Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ..................................................................... 14 Biểu đồ 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm ........................................................................ 15 Biểu đồ 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống ........................................................... 17 Biểu đồ 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ........................................................... 18 Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái ............................................. 19 Biểu đồ 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .................................................. 20 Biểu đồ 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .............................................. 22 Biểu đồ 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái ...................................................... 23 Biểu đồ 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ........................................................... 24 Biểu đồ 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái ....................................................... 25 Biểu đồ 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ............................................................ 26 Biểu đồ 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái ....................................................... 27 Biểu đồ 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ............................................................ 29 Biểu đồ 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái ........................................................... 30 Biểu đồ 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................ 31 Biểu đồ 4.18: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm nái ................................ 32 Biểu đồ 4.19: Trọng lượng toàn ổ cai sữa heo con theo lứa đẻ ..................................... 33 Biểu đồ 4.20: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm nái .......................... 35 Biểu đồ 4.21: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa.................................... 36 Biểu đồ 4.22: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ................................. 37 Biểu đồ 4.23: Số heo con cai sữa của nái trên năm ....................................................... 38 Biểu đồ 4.24: Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản của các nhóm nái ... 39 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang có những bước phát triển mới mạnh mẽ theo hướng công nghiệp đối với tất cả các vật nuôi như: chăn nuôi gà công nghiệp, chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chăn nuôi heo nạc công nghiệp… Trong đó, chăn nuôi heo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi về việc cung cấp nguồn thịt thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, ngành chăn nuôi heo trong nước không ngừng cải tiến về qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuồng trại cho phù hợp với việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đặc biệt là con giống và công tác giống có tính chất quyết định đến chất lượng và năng suất qua viêc tạo ra những dòng heo có khả năng sinh sản cao, tỉ lệ nạc nhiều, sức tăng trưởng nhanh, có đủ sức đề kháng để thích nghi với điều kiện môi trường chăn nuôi mới. Để làm cơ sở cho công tác giống tốt, cần phải thường xuyên khảo sát đánh giá các thông số kỹ thuật của đàn heo nhất là đàn heo nái sinh sản. Góp phần với công việc này với trại, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Bộ Môn Di Truyền Giống, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và sự giúp đỡ của Trại chăn nuôi Heo Long Thành (chi nhánh Công Ty Cổ Phần Phú Sơn), Đồng Nai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái lai LY và YL tại Trại chăn nuôi Heo Long Thành, Đồng Nai”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm giống nái ở trại nhằm góp phần làm cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác giống và đề xuất một số biện pháp để cải thiện, nâng cao năng suất của đàn heo nái tại trại. 1.2.2. Yêu cầu Theo dõi, quan sát, thu thập các số liệu từ đó phân tích so sánh kết quả một số chỉ tiêu về sức sinh sản của heo nái các giống hiện đang được nuôi tại trại trong thời gian thực tập. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH 2.1.1. Vị trí địa lý Trại chăn nuôi Heo Long Thành tọa lạc tại ấp 2 xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Phía Đông giáp suối Bảng Môn, phía Tây giáp lô cao su thuộc đội 2, nông trường cao su Long Thành, phía Bắc và Nam giáp với các hộ dân cư. Nguồn nước sử dụng cho trại hầu hết là giếng khoan, do có cấu tạo thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú. Mạch nước ngầm rất tốt, nước trong, mát, ít phèn, không hôi thối, lưu lượng nước rất lớn và đạt vệ sinh nên được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi của Trại. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại Tiền thân Trại chăn nuôi Heo Long Thành là trại chăn nuôi Quốc Doanh Long Thành sau đó đổi tên là trại heo Long Thành do UBND Huyện Long Thành trực tiếp quản lý, hoạt động độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Năm 1995 theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, trại được giao về xí nghiệp chăn nuôi Phú Sơn, nay là Công Ty cổ phần Phú Sơn. Và hoạt động dưới hình thức là đơn vị trực thuộc. 2.1.3. Nhiệm vụ hiện nay của trại Sản xuất heo thịt có tỷ lệ nạc cao cho thị trường tiêu thụ. Sản xuất heo con thịt thương phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho thị trường chăn nuôi ở địa phương và vùng lân cận. 2.1.4. Cơ cấu đàn Tính đến ngày 29072007 tổng đàn heo của trại có khoảng 4489 con bao gồm: Đực giống:18 con Heo nái sinh sản: 499 con Hậu bị chờ phối: 49 con 4 Heo con theo mẹ: 769 con Heo con cai sữa:1119 con Heo thịt: 2035 2.1.5. Giống và công tác giống Nguồn giống của trại hầu hết là heo lai LY và YL đều được nhận từ Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, Đồng Nai. Việc phối giống được thực hiện 2 lầnngày: sáng sớm và chiều mát, cách nhau 8 giờ. Ít khi cho giao phối trực tiếp mà thường là gieo tinh nhân tạo. 2.1.6. Hệ thống chuồng trại Chuồng trại được xây thành từng dãy, kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp bằng tôn, nền chuồng bằng ximăng với độ dốc thích hợp cho sự thoát nước và tắm rửa, có hệ thống vòi uống tự động, nguồn nước uống là nguồn nước riêng của trại đã được khử trùng. Hai đầu dãy chuồng có cửa ra vào và có hố sát trùng, xung quanh các dãy chuồng nái đẻ và nuôi con, heo con cai sữa đều có rèm che tránh mưa tạt gió lùa, bên trong dãy chuồng có gắn quạt máy làm tăng sự thông thoáng. Trên chuồng nái nuôi con có lồng úm và bao bố ủ ấm cho heo con vào buổi tối và những khi trời lạnh. Chuồng nái mang thai: dạng chuồng cá thể, vách ngăn bằng những song sắt, máng ăn làm bằng ximăng, máng uống là núm cắn tự động. Chuồng nái đẻ và nuôi con: trước khi sinh 3 – 5 ngày nái được đưa lên chuồng sàn được thiết kế với phần rộng nằm của nái là 0,8m, phần rộng nằm của heo con là 0,65m hai bên, máng ăn bằng sắt. 2.1.7. Thức ăn Heo con được một tuần tuổi cho đến lúc cai sữa sẽ được cho ăn cám Pigcare1. Heo con cai sữa tuần đầu cho ăn loại thức ăn Pigcare1, sau một tuần thì cho ăn loại thức ăn Pigcare2 do công ty Anco sản xuất. Thức ăn cho heo thịt, cái hậu bị, đực giống, nái sinh sản là do công ty đưa về cho trại (thức ăn được công ty tự mua nguyên liệu và tổ hợp thành phần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo). 5 2.1.8. Chăm sóc – quản lý Nái khô và nái mang thai: mỗi sáng công nhân cho ăn và quan sát phát hiện những heo bất thường, cho heo ăn ngày 2 lần, dọn phân và tắm mỗi ngày 1 lần vào buổi trưa. Hàng ngày những con đực được dẫn đi vòng quanh chuồng để phát hiện những nái lên giống và kích thích nái lên giống. Trước khi đẻ khoảng 3 – 5 ngày nái được chuyển lên chuồng sàn. Nái đẻ và nuôi con: khi mới đưa lên chuồng sàn nái được tắm rửa sạch sẽ, khi đẻ nái được theo dõi thường xuyên để can thiệp kịp thời những nái đẻ khó. Đẻ xong nái được tiêm 2 – 4 ml oxytoxin. Trong thời gian nái đẻ không được cho ăn mà chỉ cho uống nước, qua ngày thứ 2 cho nái ăn với lượng thức ăn vừa phải, nái được cho ăn bình thường trở lại sau 3 – 4 ngày. Trong thời gian đẻ và nuôi con, công nhân không được tắm cho heo nái mà chuồng nái chỉ dọn phân ngày 2 lần và rửa sàn ngày 1 lần. Heo con theo mẹ: heo con mới đẻ ra được bấm tai, ủ ấm bằng lồng úm, cho bú sữa đầu, kiểm tra và loại bỏ những con dị tật, ốm yếu, có trọng lượng nhỏ hơn 0,7kg. Heo con 1 ngày tuổi thì cắt răng, cắt đuôi và 3 ngày tuổi thì tiêm sắt, uống Baycos 5%(1cccon) và thiến những con heo đực. Đến 1 tuần tuổi thì cho heo con tập ăn. Heo con được cai sữa lúc 26 – 28 ngày tuổi, những con yếu và có trọng lượng nhỏ hơn 5kg thì được giữ lại và ghép chung thành một bầy nuôi riêng một thời gian. Trong thời gian theo mẹ heo con không được tắm, cán bộ kỹ thuật theo dõi hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời những con bị bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp. Đực giống: heo đực được cho ăn và tắm ngày 2 lần. Đực giống cho nhảy giá để lấy tinh cách 4 – 5 lầnngày. Trước khi phối hoặc lấy tinh đực được tắm sạch sẽ và không cho ăn. 2.1.9. Vệ sinh – Phòng bệnh Vệ sinh: Có hố sát trùng ở đầu mỗi trại, cổng chính, nhà thay đồ và được thay mới vào mỗi sáng bằng dung dịch Lenka 5%. Các dãy chuồng heo: phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh các dãy chuồng định kỳ một lần một tuần bằng Bioxide. 6 Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo được phun thuốc sát trùng Formol 5% định kỳ 2 lầntuần. Cán bộ công nhân viên, sinh viên thực tập, khách tham quan được trang bị quần áo, ủng để thay và đi qua hố nước sát trùng trước khi vào trại làm việc và tham quan. Các xe ra vào trại phải được phun thuốc sát trùng. Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng sẽ được rửa sạch sẽ, để khô phun thuốc NaOH 2% một lần. Rửa lại bằng nước sạch, để khô, tạt nước vôi 20%, để khô sau 2 ngày thì có thể tiếp tục nhận heo. Phòng bệnh: quy trình tiêm phòng một số bệnh cho đàn heo được trình bày qua bảng 2.1 Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng đàn heo tại Trại chăn nuôi heo Long Thành Loại heo Thời gian tiêm Loại vaccine phòng bệnh Dịch tả Giả dại Lở mồm long móng Parvovirus Heo con theo mẹ 21 ngày tuổi X Heo cai sữa 42 ngày tuổi X 49 ngày tuổi X Heo hậu bị 12 tuần tuổi X 14 tuần tuổi X 17 tuần tuổi X 185 ngày tuổi X 190 ngày tuổi X 200 ngày tuổi X 205 ngày tuổi X 210 ngày tuổi X 215 ngày tuổi X Heo nái mang thai 80 ngày X 85 ngày X 90 ngày X Heo nái nuôi con 10 ngày X 15 ngày X 21 ngày X 27 ngày X 7 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Thời gian: từ 09042007 đến 290707. Địa điểm: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, chi nhánh Long Thành, Đồng Nai. 3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT Trực tiếp: lập phiếu cho từng cá thể và ghi lý lịch, thành tích sản xuất của mỗi nái. Kiểm tra theo dõi và ghi nhận số liệu hằng ngày các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái đẻ và nái nuôi con trong thời gian thực tập. Gián tiếp: sử dụng hồ sơ lưu trữ của trại về sức sinh sản của tất cả các nái khảo sát từ lứa 1 đến lứa 8. 3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Tất cả những heo mẹ và heo con theo me đến cai sữa trong thời gian thực tập. Gồm 2 nhóm: Landrace x Yorkshire (LY): là heo lai có cha là giống heo Landrace và heo mẹ là heo Yorkshire với 160 nái với 653 ổ đẻ. Yorkshire x Landrace (YL): là heo lai có cha là giống heo Yorkshire và heo mẹ Landrace với 99 nái với 360 ổ đẻ. 3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 3.4.1. Tuổi phối giống lần đầu (ngày) Là số ngày tuổi tính từ khi nái đuợc đẻ ra cho đến ngày nái được phối giống lần đầu tiên. 3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Là số ngày tuổi được tính từ khi nái được sinh ra đến khi nái đẻ lứa đầu tiên. 3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) Là số ngày được tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa sau. 8 3.4.4. Số lứa đẻ của nái trên năm (SLĐNN) (lứa) Được tính bằng công thức: SLĐNN = 365khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 3.4.5. Số heo con đẻ ra trên ổ (conổ) Là số heo con đẻ ra trên ổ của mỗi nái bao gồm tất cả các heo con sống, heo con chết ngộp, thai khô, dị tật. 3.4.6. Số heo con sơ sinh còn sống (conổ) Là số heo con đẻ ra trên ổ sau khi loại đi những heo con chết ngộp, thai chết, thai khô. 3.4.7. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (conổ) Do đàn heo nái khảo sát không đồng đều về lứa đẻ giữa các nhóm giống nên chỉ tiêu số heo con sơ sinh còn sống được điều chỉnh về cùng lứa chuẩn (lứa 4, lứa 5) theo phương pháp của MỸ (NSIF, 2004) để so sánh chỉ tiêu này giữa các giống được chính xác hơn. Hệ số điều chỉnh heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 4, lứa 5) được trình bày qua bảng 3.4.1 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn Lứa 1 2 3 4 5 6 7 8 ≥9 Số heo con cộng thêm (con) 1,2 0,9 0,2 0,0 0,0 0,2 0,5 0,9 1,1 3.4.8. Số heo con chọn nuôi (conổ) Là số heo con sơ sinh còn sống sau khi loại đi những heo con yếu, dị tật, trọng lượng nhỏ hơn 0,7 kg. 3.4.9. Số heo con giao nuôi (conổ) Là số heo con để nuôi được được tách ghép bầy trên cơ sở số heo con chọn nuôi giữa các nái cho phù hợp giữa số lượng heo con với số vú của từng nái. 3.4.10. Tuổi cai sữa heo con (ngày) Được tính từ lúc heo con mới sinh ra cho đến khi cai sữa. 3.4.11. Số heo con cai sữa (conổ) Là toàn bộ số heo con giao nuôi còn sống đến khi cai sữa. 9 3.4.12. Số heo con cai sữa của náinăm (SHCCSNN) SHCCSNN = Số heo con cai sữa của nái trên lứa x Số lứa đẻ của nái trên năm 3.4.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kgổ) Là trọng lượng toàn ổ của heo con lúc cai sữa 3.4.14. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân (TLHCCSBQ) (kgcon) Được tính theo công thức: TLHCCSBQ = TLTOHCCSSHCCS TLTOHCCS: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa SHCCS: Số heo con cai sữa 3.4.15. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (kgổ) Do đàn nái khảo sát có ngày tuổi cai sữa heo con không đều nhau, số heo con giao nuôi và số lứa đẻ của heo nái cũng khác nhau giữa các nhóm giống nên cần phải điều chỉnh để đánh giá chính xác chỉ tiêu trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa giữa các giống theo phương pháp của Mỹ (NSIF, 2004) với 3 bước sau: + Bước 1: Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày tuổi) bằng cách lấy trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở ngày tuổi thực nhân với hệ số điều chỉnh ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) + Bước 2: Trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai đã điều chỉnh ở bước 1 tiếp tục điều chỉnh về cùng số heo con giao nuôi (≥10con) bằng cách cộng thêm hệ số điều chỉnh ở bảng 3.3 Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) về cùng số con giao nuôi chuẩn (≥10 con) Số heo con giao nuôi 12 3 4 5 6 7 8 9 ≥10 Hệ số cộng thêm(kg) 47,1 34,4 27,6 23,1 18,6 13,6 9,5 7,7 0 Tuổi cai sữa heo con 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Hệ số nhân thêm 0,97 0,94 0,91 0,88 0,86 0,84 0,82 0,80 0,78 0,76 10 + Bước 3: Trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở bước 2, tiếp tục điều chỉnh về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) bằng cách cộng thêm với hệ số điều chỉnh ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh cùng tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), cùng số heo con giao nuôi chuẩn (≥10 con) về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ số cộng thêm (kg) 2,81 0,00 0,45 1,72 2,81 4,30 5,25 6,88 3.4.16. Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống Khả năng sinh sản các nhóm giống heo nái được đánh giá và xếp hạng dựa vào chỉ số sinh sản (Sow Productivity Index SPI) theo phương pháp Mỹ (NSIF, 2004) theo công thức sau: SPI = 100 + 6,5(X1 X 1 ) + 2,2(X2 X 2) Trong đó: X1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh của mỗi nái. X 1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của quần thể. X2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh của mỗi nái. X 2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của quần thể. Để xếp hạng khả năng sinh sản của từng cá thể nái trong cùng một nhóm giống thì vẫn áp dụng công thức như trên nhưng trong đó: X 1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương đồng. X 2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương đồng. 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21 For Windows. 11 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU Tuổi phối giống lần đầu cho biết sự phát triển về tính dục của heo sớm hay muộn. Thành thục sớm và động dục theo đúng chu kỳ là rất quan trọng đối với quá trình sinh sản của heo hái. Tuổi phối giống lần đầu được trình bày qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (nái) 160 99 259 X (ngày) 279,34 278,79 279,00 SD (ngày) 55,82 62,43 58,32 CV (%) 19,98 22,39 20,90 P > 0,05 279.34 278.79 279 0 50 100 150 200 250 300 Ngày LY YL TC Nhóm nái Biểu đồ 4.1: Tuổi phối giống lần đầu 12 Kết quả cho thấy tuổi phối giống lần đầu trung bình của hai nhóm heo lai là 279,00 ngày, trong đó nái lai LY là 279,34 ngày trễ hơn so với nái lai YL là 278,79 ngày. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi phối giống lần đầu giữa các giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn heo nái tại trại ở độ tuổi 8 – 9,5 tháng, khi đó cơ thể và cơ quan sinh dục của các heo nái đã hoàn chỉnh sẽ giúp cho tỷ lệ phối giống đậu thai cao và sử dụng heo nái bền hơn sau này. Tuổi phối giống lần đầu được ghi nhận bởi Hà Văn Mạnh (2003) là 256,81 ngày, Trần Văn Trung (2004) là 277,66 ngày, Nguyễn Thanh Tuyền (2005) là 262,95 ngày, Trần Hải Lynh (2006) là 261,88 ngày, đều thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo sát là 279,00 ngày. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn heo nái lai LY, YL ở trại Long Thành là trễ hơn so với một số trại khác, điều này có lẽ do đàn heo của trại được chăm sóc, nuôi dưỡng kỹ, bỏ qua 1 2 chu kỳ lên giống đầu để cho thể vóc của nái được phát triển hoàn thiện rồi mới cho nái phối để bắt đầu khai thác. 4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU Nếu tuổi đẻ lứa đầu của nái càng sớm thì thời gian sử dụng nái càng lâu và tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào thời điểm phối giống lần đầu, đậu thai và thai phát triển bình thường. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N(nái) 160 99 259 X (ngày) 394,91 395,70 395,21 SD (ngày) 55,72 64,68 59,18 CV (%) 14,11 16,35 14,97 P > 0,05 13 394.91 395.7 395.21 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Ngày LY YL TC Nhóm nái Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của 2 nhóm heo lai là 395,21 ngày, trong đó nái lai LY có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 394,91 ngày sớm hơn so nái lai YL là 395,70 ngày. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn nái chúng tôi khảo sát là 395,21 ngày cao hơn ghi nhận của Ngô Khánh Di (2003) là 351,49 ngày, Lê Việt Sơn (2005) là 377,00 ngày, Đỗ Nguyễn Thu Nguyên (2006) là 366,90 ngày. Tuy nhiên theo Cao văn Kha (2006) là 397,75 ngày, Lê Hoàng Anh (2006) là 414,80 ngày, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006) là 402,99 ngày đều cao hơn kết quả chúng tôi theo dõi. 4.3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian nái nuôi con đến cai sữa, số ngày lên giống trở lại sau khi cai sữa heo con, sự phối giống đậu thai tốt, thai phát triển và quá trình sinh đẻ bình thường. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3. Khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ của hai nhóm heo lai là 162,62 ngày, ở heo nái lai LY là 164,81 ngày dài hơn so với nái lai YL là 158,91 ngày. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt ở chỉ tiêu này giữa hai nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. 14 Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (nái) 154 91 245 X (ngày) 164,81 158,91 162,62 SD (ngày) 26,08 24,22 25,51 CV (%) 15,82 15,24 15,69 P > 0,05 164.81 158.91 162.62 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Ngày LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ theo ghi nhận của Hoàng Thanh Vân (2005) là 165,46 Lê Hoàng Anh (2006) là 171,16 ngày, Nguyễn Thành Tứ (2006) là 165,30 ngày đều cao hơn, nhưng theo Tăng Thị Thu Tâm (2006) là 152,00 ngày, Lê Bé Riêng (2006) là 151,00 ngày đều thấp hơn kết quả mà chúng tôi ghi nhận (162,62 ngày). Sự khác nhau về chỉ tiêu này giữa các trại chăn nuôi có thể là do qui trình chăm sóc, quản lý giống, chất lượng heo nái có nhiều khác biệt.. 15 4.4. SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM Số lứa đẻ của nái trên năm liên quan đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Khoảng cách này càng ngắn, số lứa đẻ của nái trên năm càng cao sẽ càng mang lại hiệu quả kinh tế nhiều trong chăn nuôi. Kết quả được trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 Bảng 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm 2.22 2.32 2.27 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Lứa LY YL TC Nhóm nái Biểu đồ 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm Số lứa đẻ của nái trên năm trung bình của đàn heo hai nhóm heo lai khảo sát là 2,27 lứa. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa hai nhóm giống là có ý nghĩa với P < 0,05. Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (nái) 154 91 245 X (lứa) 2,22 2,32 2,27 SD (lứa) 0,26 0,23 0,26 CV (%) 11,71 9,91 11,45 P < 0,05 16 Nhóm heo lai YL có số lứa đẻ của nái trên năm cao hơn vì có những cá thể nái cai sữa heo con sớm nên được phối giống lại sớm, làm rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ dẫn đến số lứa đẻ của nái trên năm cao. Số lứa đẻ của nái trên năm được chúng tôi ghi nhận là 2,27 lứa cao hơn khảo sát của Triệu Quốc Vũ (2004) là 2,26 lứa, Nguyễn Thị Hồng Liên (2004) là 1,96 lứa, Cao Văn Kha (2006) là 2,20 lứa, nhưng lại thấp hơn theo dõi của Tăng Thị Thu Tâm (2006) là 2,42 lứa. 4.5. SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ Để số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì heo nái phải có số trứng rụng nhiều, tỷ lệ trứng thụ tinh cao và tỷ lệ chết phôi trong giai đoạn mang thai thấp. Số heo con đẻ ra trên ổ trung bình của các ổ đẻ khảo sát là 10,25 conổ. So sánh giữa hai nhóm heo lai: Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 Bảng 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (ổ) 653 360 1013 X (conổ) 10,30 10,17 10,25 SD (conổ) 2,88 2,78 2,85 CV (%) 27,96 27,34 27,80 P > 0,05 Nhóm nái lai LY có số heo con đẻ ra trên ổ là 10,30 conổ cao hơn so với heo nái lai YL là 10,17 conổ. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05. Điều này cho thấy khả năng thụ thai, phát triển thai và sinh đẻ của nhóm nái lai YL và LY tương đương nhau. Số heo con đẻ ra trên ổ của hai nhóm nái lai được chúng tôi chúng tôi khảo sát được là 10,25 conổ cao hơn kết quả của Lê Hoàng Anh (2006) là 8,91 conổ, Trần Thị Thuyền (2006) là 9,33 conổ, nhưng lại thấp hơn ghi nhận của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006) là 10,32 conổ. 17 Nhìn chung, có sự khác biệt về số con đẻ ra trên ổ ở các trại chăn nuôi có thể là do khả năng sinh sản ở các nhóm giống nái khác nhau nhưng cũng có thể do kỹ thuật phối giống, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng nái mang thai ở mỗi trại khác cũng có nhiều khác biệt. 10.3 10.17 10.25 0 2 4 6 8 10 12 Conổ LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống So sánh giữa các lứa: Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 Số con đẻ ra trên ổ cao nhất ở lứa 4 với 11,35 con và thấp nhất ở lứa 1 với 9,54 con. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt ở chỉ tiêu này giữa các lứa là rất rất có ý nghĩa với P < 0,001. Bảng 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ Lứa TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 Tính chung N (ổ) 259 245 196 141 75 48 33 16 1013 X (conổ) 9,54 9,63 10,68 11,35 11,08 11,06 9,79 11,00 10,25 SD (conổ) 2,41 2,68 3,02 2,98 2,76 2,97 2,98 3,06 2,85 CV(%) 25,26 27,83 28,28 26,26 24,91 26,85 30,44 27,82 27,80 P < 0,001 18 9.54 9.63 10.68 11.35 11.08 11.06 9.79 11 10.25 0 2 4 6 8 10 Cono1å 2 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Löùa Biểu đồ 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: lứa 4 (11,35 conổ) > lứa 5 (11,08 conổ) > lứa 6 (11,06 conổ) >lứa 8 (11,00 conổ) > lứa 3 (10,68 conổ) > lứa 7 (9,79 conổ) > lứa 2 (9,63 conổ) > lứa 1 (9,54 conổ). Khả năng sinh sản của các nái thường chưa tốt ở các lứa đẻ đầu (1, 2, 3) và ổn định ở các lứa đẻ kế tiếp (4, 5) và sẽ giảm khi nái đẻ ở lứa về sau (Võ Văn Ninh, 2003). Nhưng theo kết quả của chúng tôi ghi nhận được thì ở lứa 4, 5, 6 các nái có số con đẻ ra trên ổ cao, có thể do số nái có số con đẻ ra trên ổ thấp ở những lứa trước đã bị loại thải chỉ còn những nái tốt nên làm cho số heo con đẻ ra trên ổ của các heo nái này cao hơn và không theo quy luật bình thường. 4.6. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG Số heo con sơ sinh còn sống chịu ảnh hưởng bởi thời gian đẻ của nái, tuổi, giống, dinh dưỡng, quản lý chăm sóc trong thời gian mang thai, lúc sinh. Nếu thời gian đẻ lâu sẽ tăng số heo con chết ngộp, heo nái già thì tăng nguy cơ chết con trong giai đoạn mang thai. Trọng lượng sơ sinh thấp cũng làm giảm khả năng sống sót của heo con. Số heo con sơ sinh còn sống trung bình chung của các ổ đẻ khảo sát là 9,94 conổ. So sánh giữa hai nhóm heo lai: Kết quả được trình bày qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.7 19 Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N(ổ) 653 360 1013 X (conổ) 9,99 9,84 9,94 SD(conổ) 2,72 2,73 2,72 CV(%) 27,23 27,74 27,36 P > 0,05 9.99 9.84 9.94 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Conổ LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái So sánh giữa hai nhóm giống chúng tôi nhận thấy nái lai LY đạt 9,99 conổ cao hơn so với nái lai YL với 9,84 conổ. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05. Khảo sát chỉ tiêu này bởi Tống Thị Minh Phương (2002) là 10,04 conổ, Trần Thị Hồng Gấm (2005) là 10,08 conổ đạt cao hơn, nhưng theo Lê Phú Lộc (2005) là 8,38 conổ, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006) là 9,57 conổ, Lê Hoàng Anh (2006) là 8,68 conổ lại thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo sát (9.94 conổ). Nhìn chung chỉ tiêu này tại trại Long Thành là khá cao so với một số trại khác, điều đó chứng tỏ quá trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng từ lúc phối đến lúc đẻ rất được chú trọng. 20 So sánh giữa các lứa đẻ: Kết quả được trình bày qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.8 Bảng 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ Lứa TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 Tính chung N(ổ) 259 245 196 141 75 48 33 16 1013 X (conổ) 9,31 9,40 10,39 10,84 10,67 10,69 9,46 10,31 9,94 SD (conổ) 2,38 2,66 2,85 2,84 2,60 2,71 2,80 2,65 2,72 CV(%) 25,56 28,30 27,43 26,20 24.37 25,35 29,60 25,70 27,36 P < 0,001 9.31 9.4 10.39 10.84 10.67 10.69 9.46 10.31 9.94 0 2 4 6 8 10 Cono1å 2 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Löùa Biểu đồ 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa cao nhất ở lứa 4 (10,84conổ) và thấp nhất ở lứa 1 (9,31conổ). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này rất có ý nghĩa với P < 0,001. Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: lứa 4 (10,84 conổ) > lứa 6 (10,69 conổ) > lứa 5 (10,67 conổ) > lứa 3 (10,39 conổ) > lứa 8(10,31 conổ) > lứa 7 (9,46 conổ) > lứa 2 (9,40 conổ) > lứa 1 (9,31 conổ). 21 Như vậy, các lứa có số heo con đẻ ra trên ổ cao hơn thì cũng có số heo con sơ sinh còn sống cao hơn. Điều này chứng tỏ số thai khô, số heo con sinh ra bị chết ngộp chênh lệch giữa các lứa không nhiều. 4.7. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH Sử dụng hệ số điều chỉnh để quy về cùng lứa chuẩn nhằm có được sự đồng đều cho việc đánh giá chỉ tiêu số heo con sơ sinh còn sống của các giống khi số liệu thu thập trên các heo nái của các giống có lứa đẻ không đồng đều nhau. Kết quả được trình bày qua bảng 4.9. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của các ổ đẻ khảo sát là 10,54 conổ. Cao nhất ở heo lai LY 10,59 conổ và thấp hơn là heo lai YL 10,46 conổ. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05. Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N(ổ) 653 360 1013 X (conổ) 10,59 10,46 10,54 SD(conổ) 2,65 2,67 2,66 CV(%) 25,02 25,53 25,24 P > 0,05 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trên hai nhóm nái lai chúng tôi khảo sát là 10,54 conổ đều cao hơn theo dõi của Triệu Quốc Vũ (2004) là 8,8 conổ, Hoàng Thanh Vân (2005) là 10,10 conổ, Tăng Thị Thu Tâm (2006) là 9,50 conổ, nhưng thấp hơn báo cáo của Nguyễn Thành Tứ (2006) là 10,79 conổ. Nhìn chung, sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các trại là do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn nái trong lúc mang thai và sinh đẻ giữa các trại có nhiều khác biệt. 22 10.59 10.46 10.54 0 2 4 6 8 10 12 Conổ LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh 4.8. SỐ HEO CON SƠ SINH CHỌN NUÔI Để có số heo con chọn nuôi trên một ổ đẻ cao thì số heo con sơ sinh còn sống trên ổ của nái phải cao đồng thời số heo con có trọng lượng nhỏ, ốm yếu, dị tật phải thấp. Số heo con chọn nuôi trung bình chung của các ổ đẻ khảo sát là 9,18 conổ. So sánh giữa 2 nhóm heo lai: Kết quả được trình bày qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.10 Heo lai LY có số heo con chọn nuôi là 9,26 conổ cao hơn so với heo lai YL là 9,03 conổ. Tuy nhiên qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt chỉ tiêu này giữa hai nhóm heo lai không có ý nghĩa với P > 0,05. Bảng 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N(ổ) 653 360 1013 X (conổ) 9,26 9,03 9,18 SD(conổ) 2,54 2,55 2,54 CV(%) 27,43 28,24 27,67 P > 0,05 23 9.26 9.03 9.18 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Conổ LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái Số heo con sơ sinh chọn nuôi của trại gần bằng với số heo con sơ sinh còn sống, chứng tỏ heo con khoẻ mạnh, ít bị dị tật và thiếu cân. Số heo con chọn nuôi của hai nhóm heo lai được chúng tôi khảo sát là 9,18 conổ thấp hơn so với ghi nhận của Ngô Lê khánh Di (2003) là 10,22 conổ, Trần Hải Lynh (2006) là 10,05 conổ, nhưng lại cao hơn Triệu Quốc Vũ (2004) là 9,0 conổ và Lê Hoàng Anh (2006) là 8,35 conổ. So sánh giữa các lứa: Kết quả được trình bày qua bảng 4.11 và biểu đồ 4.11. Số heo con chọn nuôi cao nhất ở lứa 4 với 10,06 conổ và thấp nhất ở lứa 1 với 8,66 conổ. Bảng 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ Lứa TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 Tính chung N (ổ) 259 245 196 141 75 48 33 16 1013 X (conổ) 8,66 8,69 9,53 10,06 9,73 9,81 8,67 9,50 9,18 SD (conổ) 2,27 2,54 2,63 2,54 2,37 2,61 2,70 2,78 2,54 CV (%) 26,21 29,23 27,60 25,25 24,36 26,61 31,14 29,26 27,67 P < 0,001 24 8.66 8.69 9.53 10.06 9.73 9.81 8.67 9.5 9.18 0 2 4 6 8 10 Cono1å 2 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Löùa Biểu đồ 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các lứa đẻ rất có ý nghĩa với P < 0,001. Số heo con chọn nuôi giữa các lứa đẻ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: lứa 4 (10,06 conổ) > lứa 6 (9,81 conổ) > lứa 5 (9,73 conổ) > lứa 3 (9,53 conổ) > lứa 8(9,50 conổ) > lứa 2 (8,69 conổ) > lứa 7 (8,67 conổ) > lứa 1 (8,66conổ). Kết quả trên cho thấy số heo con chọn nuôi có khuynh hướng thấp ở lứa 1 và cao ở lứa 4,5,6 khá phù hợp với khuynh hướng biến thiên số heo con sơ sinh còn sống. Như vậy số heo con ốm yếu, dị tật chênh lệch không đáng kể qua các lứa đẻ. 4.9. SỐ HEO CON GIAO NUÔI Cũng như tất cả các trại chăn nuôi khác, ở Trại chăn nuôi Heo Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai số heo con chọn nuôi của mỗi ổ đẻ cũng được tách, ghép bầy để tạo sự cân bằng vừa phải. Số heo con được giao nuôi cho mỗi nái phù hợp với khả năng nuôi con của nái nhằm giúp nái nuôi dưỡng con được tốt hơn, tránh tình trạng thiếu con thừa vú hoặc thiếu vú thừa con. Số heo con giao nuôi trung bình chung của đàn heo hai nhóm heo lai khảo sát là 10,02 conổ. So sánh giữa hai nhóm heo lai: Kết quả được trình bày qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.12 25 Bảng 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N(nái) 160 99 259 X (conổ) 9,98 10,08 10,02 SD (conổ) 0,80 0,63 0,74 CV (%) 8,02 6,25 7,39 P > 0,05 9.98 10.08 10.02 0 2 4 6 8 10 12 Conổ LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái Số heo con giao nuôi của nái lai LY là 9,98 conổ thấp hơn so với nái lai YL là 10,08 conổ. Tuy nhiên qua xử lý thống kê khác biệt số heo con giao nuôi giữa hai nhóm heo lai là không có ý nghĩa với P > 0,05. Như vậy, sau khi tách ghép heo con giữa các ổ đẻ, số heo con giao nuôi không còn chênh lệch nhiều giữa hai nhóm nái lai. Theo ghi nhận của Lê Hoàng Anh (2006) là 8,39 conổ, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006) là 9,28 conổ đều thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo sát (10,02 conổ). 26 So sánh giữa các lứa đẻ: Kết quả được trình bày qua bảng 4.13 và biểu đồ 4.13 Bảng 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ Lứa TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 TC N (ổ) 14 49 55 66 27 15 17 16 259 X (conổ) 10,21 9,84 10,07 10,17 10,26 9,87 9,59 9,81 10,02 SD(conổ) 0,58 0,75 0,60 0,71 0,76 0,92 0,87 0,75 0,74 CV (%) 5,68 7,62 5,96 6,98 7,41 9,32 9,07 7,65 7,39 P < 0,05 10.21 9.84 10.07 10.17 10.26 9.87 9.59 9.81 10.02 0 2 4 6 8 10 Cono1å 2 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Löùa Biểu đồ 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ Số heo con giao nuôi cao nhất ở lứa 5 (10,26 conổ) và thấp nhất ở lứa 7 (9,59 conổ). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số heo con giao nuôi giữa các lứa đẻ là có ý nghĩa với P < 0,05. Số heo con giao nuôi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: lứa 5 (10,26 conổ) > lứa 1 (10,21 conổ) > lứa 4 (10,17 conổ) > lứa 3 (10,07 conổ) > lứa 6 (9,87 conổ) > lứa 2 (9,84 conổ) > lứa 8 (9,81 conổ) > lứa 7 (9,59 conổ). Như vậy, sau khi giao nuôi heo con chọn nuôi thì số heo con giao nuôi cũng không còn chênh lệch đáng kể giữa các lứa đẻ. 27 4.10. TUỔI CAI SỮA HEO CON Tuổi cai sữa heo con dài sẽ kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ đó ảnh hưởng đến số lứa đẻ của nái trên năm. Do đó, nếu rút ngắn được tuổi cai sữa heo con sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái trên năm đồng nghĩa với việc nâng cao số lứa đẻ trên năm của nái. Ngoài ra, tuổi cai sữa heo con cũng có ảnh hưởng đến trọng lượng bình quân của heo con cai sữa, vì nếu tuổi cai sữa của heo con được kéo dài thì trọng lượng bình quân của heo con cai sữa sẽ cao hơn. Tuổi cai sữa heo con trung bình chung các ổ đẻ khảo sát là 27,33 ngày. So sánh giữa hai nhóm heo lai: Kết quả được trình bày ở bảng 4.14 và biểu đồ 4.14 Bảng 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (ổngày) 653 360 1013 X (ngày) 27,36 27,34 27,35 SD (ngày) 0,64 0,62 0,63 CV(%) 2,34 2,27 2,30 P > 0,05 27.36 27.34 27.35 0 5 10 15 20 25 30 Ngày LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái 28 Tuổi cai sữa heo con của heo nái lai YL là 27,34 ngày ngắn hơn so với heo nái lai LY là 27,36 ngày. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05. Như vậy, tuổi cai sữa heo con giữa các nhóm nái không có sự khác biệt nhiều chứng tỏ qui trình chăm sóc quản lý đàn heo nái của trại ổn định và đồng đều giữa các nái. Chỉ tiêu này được khảo sát bởi Nguyễn Thị Tuyết Linh (2005) là 24,59 ngày, Lê Hoàng Anh (2006) là 22,22 ngày, đều thấp hơn kết quả mà chúng tôi ghi nhận (27,35 ngày). Điều này cho thấy trại heo Long Thành cai sữa heo con muộn hơn so với những trại khác nhưng đây cũng là điều kiện tốt cho sinh trưởng (heo con cai sữa sẽ nặng cân hơn) và sức sống của heo con cũng cao hơn (khi cai sữa sẽ ít bị chết hơn). So sánh giữa các lứa đẻ: Kết quả được trình bày qua bảng 4.15 và biểu đồ 4.15 Bảng 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ Lứa TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 Tính chung N (ổ) 259 245 196 141 75 48 33 16 1013 X (ngày) 27,32 27,35 27,43 27,35 27,25 27,27 27,27 27,75 27,33 SD (ngày) 0,65 0,63 0,60 0,64 0,55 0,71 0,63 0,45 0,64 CV(%) 2,38 2,30 2,19 2,34 2,02 2,60 2,31 1,62 2,34 P > 0,05 Kết quả cho thấy lứa đẻ có tuổi cai sữa heo con sớm nhất là lứa thứ 5 (27,25 ngày) và muộn nhất là lứa thứ 8 (27,75 ngày). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu tuổi cai sữa heo con không có ý nghĩa với P > 0,05. Kết quả tuổi cai sữa heo con giữa các lứa được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Lứa 8 (27,75 ngày) > lứa 3 (27,43 ngày) > lứa 2, 4 (27,35 ngày) > lứa 1(27,32 ngày) > lứa 6, 7 (27,27 ngày) > lứa 5 (27,25 ngày). Tương tự như so sánh giữa hai nhóm giống, tuổi cai sữa heo con giữa các lứa đẻ gần như tương đương nhau. Chứng tỏ một lần nữa quá trình chăm sóc quản lý, nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ của trại đã ổn định nề nếp. 29 27.32 27.35 27.43 27.35 27.25 27.27 27.27 27.75 27.35 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Ngaøy 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Löùa Biểu đồ 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ 4.11. SỐ HEO CON CAI SỮA Số heo con cai sữa cao hay thấp có liên quan đến khả năng tiết sữa, nuôi con khéo của heo nái và các biện pháp quản lý hạn chế các yếu tố gây bệnh cho heo con. Muốn nâng cao chỉ tiêu này cần phải quan tâm đến quá trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng nái trước và sau khi sinh đồng thời phải chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ tốt để có số heo con cai sữa nhiều. Số heo con cai sữa trung bình chung của các ổ đẻ khảo sát là 8,97 conổ. So sánh giữa hai nhóm heo lai: Kết quả được trình bày qua bảng 4.16 và biểu đồ 4.16 Bảng 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái Nhóm nái TSTK LY YL Tính chung N (ổ) 653 360 1013 X (conổ) 8,99 8,93 8,97 SD (conổ) 1,25 1,92 1,23 CV(%) 13,90 21,50 13,71 P > 0,05 30 Nhóm nái lai LY có số heo con cai sữa (8,99 conổ) cao hơn nhóm nái lai YL (8,93 conổ). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số heo con cai sữa giữa hai nhóm nái lai là không có ý nghĩa với P > 0,05. Chỉ tiêu này được khảo sát bởi Triệu Quốc Vũ (2004) là 7,67 conổ, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006) là 8,80 conổ, Lê Hoàng Anh (2006) là 8,18 conổ đều thấp hơn, nhưng theo Đinh Thị Phượng (2006) là 9,53 conổ thì cao hơn kết quả của chúng tôi khảo sát là 8,97 conổ. Chúng tôi thấy kết quả về chỉ tiêu số heo con cai sữa trên đàn heo nái mà chúng tôi khảo sát tại Trại chăn nuôi Heo Long Thành là khá cao so với một số trại khác chứng tỏ quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý heo con theo mẹ ở trại được thực hiện khá tốt. 8.99 8.93 8.97 0 2 4 6 8 10 Con LY YL TC Nhoùm naùi Biểu đồ 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái So sánh giữa các lứa đẻ: Kết quả được trình bày qua bảng 4.17 và biểu đồ 4.17 Kết quả cho thấy lứa đẻ có số heo con cai sữa nhiều nhất là lứa 5 (9,35 conổ) và thấp nhất ở lứa 1 (8,68 conổ). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu này là rất rất có ý nghĩa với P < 0,001. 31 Bảng 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ Giống TSTK 1 2 3 4 5 6 7 8 Tính chung N (ổ) 259 245 196 141 75 48 33 16 1013 X (conổ) 8,68 8,88 9,16 9,12 9,35 9,06 8,97 9,25 8,97 SD (conổ) 1,25 1,26 1,28 1,13 1,23 0,84 1,13 0,93 1,23 CV(%) 14,40 14,19 13,97 12,39 13,16 9.27 12,60 10,05 13,71 P < 0,001 8.68 8.88 9.16 9.12 9.35 9.06 8.97 9.25 8.97 0 2 4 6 8 10 Conổ 1 2 3 4 5 6 7 8 TC Lứa Biểu đồ 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ Kết quả số heo con cai sữa được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Lứa 5 (9,35 conổ) > lứa 8 (9,25 conổ) > lứa 3 (9,16 conổ) > lứa 4 (9,12 conổ) > lứa 6(9,06 conổ) > lứa 7 (8,97 conổ) > lứa 2 (8,88 conổ) > lứa 1 (8,68 conổ). Kết quả trên cho thấy số heo con cai sữa thấp ở lứa 1 sau đó tăng dần đến lứa 5 và giảm dần từ lứa thứ 6, chứng tỏ ở lưá 1 khả năng nuôi con và khả năng tiết sữa của nái thấp hơn các lứa đẻ sau. Sau đó khả năng nuôi con và tiết sữa của heo nái sẽ giảm dần khi nái già đi (lứ

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE III QUẬN 11 Họ tên sinh viên : ĐINH THỊ THÙY DUNG Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 - 2007 Tháng 11/2007 KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE III QUẬN 11 Tác giả ĐINH THỊ THÙY DUNG Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu Cấp Bác Sỹ Ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN NHƯ PHO BSTY HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO Tháng 11/2007 i LỜI CẢM TẠ  Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ người sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ cho khôn lớn ngày hôm  Chân thành biết ơn:  Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm  Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y - Bộ Môn Nội Dược tạo điều kiện cho thực đề tài này, toàn thể quý thầy tận tình giúp đỡ,chỉ dạy truyền đạt kiến thức để giúp tơi hồn thành tốt luận văn  Chân thành biết ơn TS.Nguyễn Như Pho tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, dạy cho tơi suốt thời gian thực đề tàiChân thành biết ơn Ban Giám Đốc Bệnh Viện Thú Y Pet Care III Quận 11 TP.Hồ Chí Minh, toàn thể anh, chị Bệnh Viện giúp đỡ cho tơi suốt thời gian thực tập để hồn thành luận văn tốt nghiệp  Cuối cùng, xin cám ơn bạn bè lớp giúp đỡ chia sẻ điều khó khăn, trở ngại suốt thời gian học tập thực đề tài để có kết tốt ngày hơm Đinh Thị Thùy Dung ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nội dung đề tài: Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Bệnh Viện Thú Y Pet Care III Quận 11 Được thực từ ngày 20/04/2007 – 18/08/2007 Chúng khảo sát điều trị 425 ca chó mắc bệnh Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm chúng tơi tiến hành phân loại số chó bệnh làm nhóm 32 loại bệnh với tỉ lệ sau: Bệnh viêm dày - ruột chiếm tỉ lệ cao 20,24%; bệnh ký sinh trùng đường ruột 18,82%; bệnh viêm da 13,65%; bệnh Carré 5,17%; ve - bọ chét 4,71%; bệnh viêm khí quản 3,76%; bệnh Parvovirus 3,53%; bệnh viêm phổi 3,53%; mò bao lơng Demodex 3,53%; chấn thương phần mềm 2,28%; chứng táo bón 2,12%; viêm tử cung 2,12%; bệnh còi xương 2,12%; abscess 1,65%; viêm bàng quang 1,41%; nấm da 1,18%; viêm tai 1,18%; mộng mắt 1,18%; sốt sữa 0,94%; sốt khơng rõ ngun nhân 0,94%; chứng đẻ khó 0,71%; trúng độc 0,71%; bệnh xoang miệng 0,47%; sỏi bàng quang 0,47%; viêm vú 0,47%; gãy xương 0,47%; tụ máu vành tai 0,47%; lồi mắt 0,47%; tích nước xoang bụng 0,47%; bệnh Leptospira 0,23%; sa trực tràng 0,23%; giun tim 0,23% Kết điều trị khỏi bệnh 92,94%, có nhiều ca điều trị khỏi hồn toàn chiếm tỉ lệ phần trăm cao bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh còi xương, sỏi bàng quang, bệnh xoang miệng,…và bệnh có tỉ lệ khỏi thấp bệnh giun tim iii MỤC LỤC Trang Trang tựa i Lời cảm tạ ii Tóm tắt lụân văn iii Mục lục iv Danh mục bảng .vii Danh mục biểu đồ viii Danh mục hình ix Chương MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.2 MỤC ĐÍCH 1.3 YÊU CẦU Chương TỔNG QUAN 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ 2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ 2.2.1 Bệnh Carré 2.2.2 Bệnh Parvovirus 2.2.3 Bệnh Leptospira 2.2.4 Bệnh giun tim 10 2.2.5 Mò bao lơng Demodex 11 2.2.6 Viêm tử cung 12 2.2.7 Bệnh viêm gan truyền nhiễm 12 Chương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 14 3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT 14 3.3 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 14 3.3.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh 14 3.3.2 Phương pháp cầm cột 15 3.3.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh 16 iv 3.3.4 Phân loại bệnh 19 3.3.5 Phương pháp điều trị 19 3.3.6 Ghi nhận kết 20 3.3.7 Các tiêu theo dõi 21 Chương KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22 4.1 PHÂN LOẠI BỆNH THEO NHÓM BỆNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 22 4.2 BỆNH TRUYỀN NHIỄM 24 4.2.1 Bệnh Carré 25 4.2.2 Bệnh Parvovirus 27 4.2.3 Bệnh Leptospira 28 4.3 BỆNH HỆ HÔ HẤP 29 4.3.1 Bệnh viêm khí quản 30 4.3.2 Bệnh viêm phổi 31 4.4 BỆNH HỆ TIÊU HOÁ 32 4.4.1 Viêm dày - ruột 33 4.4.2 Ký sinh trùng đường ruột 34 4.4.3 Chứng táo bón 35 4.4.4 Bệnh viêm xoang miệng 36 4.4.5 Sa trực tràng 37 4.5 BỆNH HỆ TUẦN HOÀN 37 Nghi bệnh giun tim 37 4.6 BỆNH HỆ NIỆU DỤC 38 4.6.1 Viêm bàng quang 38 4.6.2 Sỏi bàng quang 39 4.6.3 Viêm vú 40 4.6.4 Viêm tử cung 41 4.6.5 Chứng đẻ khó 42 4.7 BỆNH HỆ VẬN ĐỘNG 43 4.7.1 Bệnh còi xương 44 4.7.2 Gãy xương 44 4.7.3 Chấn thương phần mềm 45 v 4.7.4 Sốt sữa 46 4.8 BỆNH HỆ LÔNG - DA 46 4.8.1 Mò bao lơng Demodex 47 8.2 Viêm da 48 4.8.3 Nấm da 49 4.8.4 Ve – bọ chét 49 4.8.5 Abscess 50 4.9 BỆNH HỆ TAI - MẮT 51 4.9.1 Bệnh viêm tai 51 4.9.2 Tụ máu vành tai 52 4.9.3 Mộng mắt 53 4.9.4 Lồi mắt 54 4.10 NHÓM BỆNH KHÁC 54 4.10.1 Tích nước xoang bụng 55 4.10.2 Trúng độc 55 4.10.3 Sốt không rõ nguyên nhân 56 Chương KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 57 5.1 KẾT LUẬN 57 5.2 ĐỀ NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1 Bệnh theo nhóm bệnh, số lượng, tỉ lệ (%) kết điều trị 23 Bảng 4.2 Bệnh truyền nhiễm 24 Bảng 4.3 Tỉ lệ bệnh Carré theo nhóm tuổi, giới tính nhóm giống 25 Bảng 4.4 Tỉ lệ bệnh Parvovirus theo nhóm tuổi, giới tính nhóm giống 27 Bảng 4.5 Bệnh hệ hô hấp 29 Bảng 4.6 Tỉ lệ bệnh viêm khí quản theo tuổi, giới tính nhóm giống 30 Bảng 4.7 Tỉ lệ bệnh Viêm phổi theo tuổi, giới tính nhóm giống 31 Bảng 4.8 Bệnh hệ tiêu hoá 32 Bảng 4.9 Tỉ lệ bệnh viêm dày ruột theo tuổi, giới tính nhóm giống 33 Bảng 4.10 Tỉ lệ bệnh ký sinh trùng đường ruột theo tuổi, giới tính nhóm giống 34 Bảng 4.11 Bệnh hệ niệu dục 38 Bảng 4.12 Bệnh hệ vận động 43 Bảng 4.13 Bệnh hệ lông – da 46 Bảng 4.14 Bệnh hệ tai – mắt 51 Bảng 4.15 Nhóm bệnh khác 54 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1 Phân loại nhóm bệnh 22 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh truyền nhiễm 24 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ hô hấp 39 Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ tiêu hoá 32 Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ niệu dục 38 Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ vận động 43 Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ lơng – da 47 Biểu đồ 4.8 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ tai – mắt 51 Biểu đồ 4.9 Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh khác 54 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Giun tim 10 Hình 3.2 Test thử Carré 18 Hình 3.3 Test thử Parvovirus 19 Hình 4.4 Mắt đổ ghèn 25 Hình 4.5 Sừng hóa gan bàn chân 25 Hình 4.6 Chó bị viêm phổi 31 Hình 4.7 Tiêu chảy máu chó 33 Hình 4.8 Sỏi bàng quang 39 Hình 4.9 Chó bị viêm tử cung 41 Hình 4.10 Mổ lấy thai 42 Hình 4.11 Chó bị gãy xương 44 Hình 4.12 Chó bị mò bao lơng Demodex 47 Hình 4.13 Da chó bị viêm 48 Hình 4.14 Chó bị Abscess chưa may 50 Hình 4.15 Chó bị Abscess sau may 50 Hình 4.16 Chó bị viêm mí mắt 53 Hình 4.17 Tích nước xoang bụng 55 Hình 4.18 Rút nước xoang bụng 55 ix 4.7.4 Sốt sữa Chúng theo dõi trường hợp sốt sữa, chiếm tỉ lệ 0,94% tổng số chó khảo sát Bệnh khơng nguy hiểm khơng can thiệp kịp thời, chó bị bại liệt Kết điều trị khỏi 100% Chẩn đoán Xảy đột ngột sau sanh - ngày, chó run rẩy, co giật, phương hướng, bắp thịt run, thở mạnh, bỏ ăn, chảy nước dãi, chân cảm giác, chó sốt cao Điều trị Tiêm tĩnh mạch calci gluconate 20% truyền thật chậm, dùng kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt analgin, bổ sung vitamin C, B – complex Nguyên nhân Chó mang thai cho bú cần nhiều Calci không cung cấp đủ lượng Calci cần thiết bệnh dễ xảy Kết điều trị Sau 10 - 15 phút điều trị chó khoẻ mạnh bình thường Chó cần theo dõi - ngày Việc bổ sung Calci phần cần thiết Có thể sử dụng petcal viên/10 kg P/ngày 4.8 BỆNH Ở HỆ THỐNG LƠNG - DA Chúng tơi theo dõi 105 trường hợp bệnh da, chiếm tỉ lệ 24,70% tổng số chó khảo sát, kết theo dõi trình bày qua bảng 4.13 biểu đồ 4.7 Bảng 4.13: Bệnh hệ lơng – da Số chó bệnh Tỉ lệ bệnh tổng số chó khảo sát (%) Tỉ lệ bệnh theo nhóm (%) Số chó khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi bệnh (%) 15 3,53 14,29 15 100 Viêm da 58 13,65 55,24 58 100 Nấm da 1,18 4,76 100 Ve – bọ chét 20 4,71 19,04 20 100 Abscess 1,65 6,67 100 Tổng 105 24,70 100 105 100 Bệnh Mò bao lơng Demodex 46 % 55,24 60 40 19,04 14,29 20 4,76 6,67 Mò bao lơng Viêm da Nấm da Ve - bọ chét abscess Bệnh Demodex Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ lơng – da Qua bảng 4.13 biểu đồ 4.7 nhận thấy bệnh viêm da chiếm tỉ lệ cao 55,24% chiếm 13,65% tổng số chó khảo sát Tất trường hợp điều trị khỏi 100% Kết cao Nguyễn Thị Hồng Tươi (2006) (98,31%) 4.8.1 Mò bao lơng Demodex Hình 4.12: Chó bị mò bao lơng Demodex Trong thời gian thực tập đề tài ghi nhận 15 trường hợp mò bao lơng Demodex chiếm tỉ lệ 3,53% tổng số chó khảo sát Chúng tơi nhận thấy bệnh xảy lứa tuổi, đồng hai giới tính, bệnh thường xảy giống chó ngoại nhiều giống chó nội Chẩn đốn  Chó ngứa ngáy khó chịu, có nhiều đốm rụng lơng vùng mắt, khuỷu chân, tay hay toàn thể, nhiều mụn nhỏ đơi có mủ, có dịch rỉ ngồi da đóng vảy  Do da bị nhiễm trùng nên bề mặt da lở lt, có máu, mủ, lan rộng tồn thân, chó có mùi khó chịu 47  Chẩn đốn phòng thí nghiệm: cạo vùng da nơi tiếp giáp mụn ngứa da lành bệnh, đến rớm máu, phết lên lame, sau nhỏ – giọt glycerin để yên – phút xem trực tiếp kính hiển vi Điều trị  Dùng Taktic (amitraz) ml/250 ml nước, thoa lên vùng da bệnh tuần/lần liên tục – tuần  Theo Lương Văn Huấn Lê Hữu Khương (1997) chó bị tồn thân thoa 1/3 thể, phần lại – ngày sau thoa để tránh tình trạng ngộ độc  Nếu có nhiễm trùng thứ phát cần cắt ngắn lông, sát trùng Oxy già Betadine, dùng kháng sinh lincomycin, kháng viêm dexamethasone hết viêm nhiễm thoa Taktic Không nên pha thuốc để qua ngày tăng độc tính  Ta kết hợp với ivermectin ml/25 kg P, tiêm da tuần/lần, để diệt nằm sâu da mà thuốc không tới Kết điều trị Với liệu trình điều trị chó khỏi bệnh sau – tuần, đạt tỉ lệ 100% 8.2 Viêm da Hình 4.13: Da chó bị viêm Bệnh xảy nhiều nguyên nhân như: dị ứng, tổn thương, nhạy cảm bất thường với mơi trường, thức ăn thiếu vitamin khống chất, yếu tố nội tiết… Chẩn đốn  Để có sở chẩn đốn bệnh chúng tơi hỏi chủ ni dầu tắm sử dụng, thức ăn, tình trạng khác đàn, chế độ chăm sóc, mơi trường sống  Trường hợp viêm da khơng mủ: chó ngứa ngáy, ăn, da ửng đỏ, bị lở loét 48 Điều trị  Nếu bị dị ứng dầu tắm hay thức ăn nên thay đổi  Cho chó ăn phần đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh thường xuyên diệt ve, bọ chét  Sát trùng rửa vết thương Oxy già Povidine ngày lần  Tiêm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng: lincomycin, cefotaxime  Dùng kháng viêm dexamethasone  Hỗ trợ thuốc bổ thuốc dưỡng lông: Biotin, Lesthionin – C Kết điều trị Chúng khảo sát 58 trường hợp viêm da, kết điều trị khỏi 100% tương tự kết Lê Thị Ngọc Bích (2005) 4.8.3 Nấm da Chúng tơi theo dõi chó bị nấm da, chiếm tỉ lệ thấp 1,18% tổng số chó khảo sát, tất điều trị khỏi Kết cao Hồng Thảo Vy (2005) (0,54%) Chẩn đốn Chó có biểu như: ngứa, rụng lông đám, da bong tróc, nhăn nheo đầu, chân Bệnh nấm da thường phát triển chậm kéo dài Điều trị  Sử dụng thuốc đặc trị nấm Griseofulvine 500 mg (1 viên/10 – 25 kg P/ngày) uống liên tục – tuần  Tắm dầu trị nấm có chứa Nizoral tuần/lần  Rửa vùng viêm Oxy già Povidine ngày lần Kết điều trị Với liệu trình chúng tơi chữa khỏi 100% Bệnh dễ trị, cho chó ăn đầy đủ cân dưỡng chất: protein, acid béo, vitamin A giúp chó có sức đề kháng với bệnh tật 4.8.4 Ve – bọ chét  Chúng khảo sát 20 trường hợp, chiếm tỉ lệ 4,71% tổng số chó khảo sát Kết chúng tơi cao Nguyễn Hồi Nam (2005) (3,28%) 49  Nếu khơng làm vệ sinh tốt, môi trường sống ẩm thấp khơng dùng thuốc phòng trừ ký sinh trùng ngồi da, đa số chó nhiễm ve, bọ chét Những ký sinh trùng khơng làm cho chó chết mà làm thể suy nhược, giảm sức đề kháng, gây viêm da, dị ứng truyền lây số bệnh ký sinh trùng đường máu Điều trị  Dùng dung dịch phun Frontline xịt da tháng lần  Sử dụng vòng đeo cổ Preventic  Hoặc dùng ivomec (ivermectin) tiêm da liều 1ml/15 kg P tiêm từ – tuần, tuần tiêm lần Kết điều trị: Tất số chó theo dõi Bệnh Viện chữa khỏi 100% 4.8.5 Abscess Tại Bệnh Viện theo dõi ca bệnh Abscess chiếm tỉ lệ 1,65% tổng số chó khảo sát Kết chúng tơi điều trị khỏi 100% Hình 4.14: Chó bị Abscess chưa may Hình 4.15: Chó bị Abscess sau may Chẩn đoán  Thường thấy lưng, đùi cổ, bị vật nhọn đâm vào hay sát trùng khơng kỹ tiêm chích  Thú bị đau ta sờ vào, bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, số ca abscess vỡ với máu mủ Điều trị  Abscess cứng: để giúp chó đau ta chườm nóng vào vùng abscess, thường abscess tự lành sau thời gian massage  Abscess mềm: làm chó đau đớn, ta dùng ống tiêm chọc thủng lỗ (đối với abscess chưa vỡ) nặn hết máu mủ ra, sau rửa Oxy già, dùng Iod sát trùng bề mặt vết thương Nếu abscess vỡ to phải may lại 50 Dùng kháng sinh ampicillin, lincomycin kết hợp với thuốc kháng viêm dexamethasone Kết điều trị: Cả trường hợp khỏi bệnh 100% Phòng bệnh Khơng dùng loại thuốc gây kích ứng mơ để tiêm bắp hay da, sát trùng kỹ chỗ tiêm, dụng cụ tiêm phải vô trùng 4.9 BỆNH HỆ TAI – MẮT Kết khảo sát trình bày qua bảng 4.14 biểu đồ 4.8 Bảng 4.14: Bệnh hệ tai – mắt Bệnh Số chó bệnh Tỉ lệ bệnh tổng số chó khảo sát (%) Tỉ lệ bệnh theo nhóm (%) Số chó khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi bệnh (%) Viêm tai 1,18 35,71 100 Tụ máu vành tai 0,47 14,29 100 Mộng mắt 1,18 35,71 100 Lồi mắt 0,47 14,29 100 Tổng 14 3,29 100 14 100 % 40 35,71 35,71 30 20 14,29 14,29 10 Viêm tai Tụ máu vành tai Mộng mắt Lồi mắt Bệnh Biểu đồ 4.8: Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh hệ tai – mắt Ơ bảng 4.14 biểu đồ 4.8 cho ta thấy bệnh chiếm tỉ lệ cao viêm tai mộng mắt chiếm tỉ lệ 1,18% tổng số chó khảo sát Kết điều trị chung nhóm bệnh đạt100% 4.9.1 Bệnh viêm tai Viêm tai có viêm tai ngồi, viêm tai viêm tai Tại Bệnh Viện chúng tơi ghi nhận có trường hợp chó bị bệnh viêm tai 51 Chẩn đốn Chó ngứa ngáy, gãi tai cụp tai, lắc đầu, chà tai vào vách tường nhà Tai có mùi hơi, lơng dính ướt với nhiều dịch tiết, có dịch mủ máu tai Chó có cảm giác đau ta sờ vào tai Điều trị  Cắt lông xung quanh tai, dùng Oxy già rửa tai cho hết dịch viêm Dùng thuốc nhỏ tai Orydermyl (Neomycyle + Nistatin)  Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: ampicillin lincomycin, kháng viêm, thuốc bổ B – complex Kết điều trị Có trường hợp chó bị viêm tai khỏi bệnh 100% sau – ngày điều trị Phòng bệnh Chủ ni cần ý thường xuyên vệ sinh tai cho chó, tránh để nước vào tai tắm cho chó 4.9.2 Tụ máu vành tai Tai chó bị căng phồng mặt ngồi vành tai, bên chứa dịch máu, chó khó chịu, chó lắc đầu máu tụ nhiều Nguyên nhân  Do chấn thương, ký sinh trùng cắn hay cắn lộn với vành tai làm vỡ mạch máu tai dẫn đến tích máu vành tai, tai bị viêm nhiễm  Chó hay nghiêng đầu phía tai bệnh, đơi bị hai bên tai Điều trị  Trường hợp nhẹ dùng Syringe hút máu vành tai  Nếu bọc máu lớn ta tiến hành phẫu thuật lấy dịch máu  Phương pháp thực sau: gây mê Zoletil, cạo lông sát trùng vành tai, cắt vỡ bọc máu, vệ sinh May đường may xuyên hai mặt tai với sụn tai đường may ép chặt Nên nhét bơng gòn vào tai chó để phẫu thuật dịch không chảy vào tai Vết mổ nên để hở để thoát dịch tiếp tục xảy  Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm tetracyclin, kháng viêm dexamethasone, rửa tai hàng ngày Povidine chăm sóc hậu phẫu 52  Tụ máu vành tai tự lành mà khơng cần can thiệp, thời gian để dịch hấp thu hết lâu, chó khó chịu thời gian dài, lành để lại sẹo nên việc can thiệp phẫu thuật tốt Kết điều trị Với cách điều trị trên, ca tụ máu vành tai điều trị khỏi Phòng bệnh Vệ sinh tai thường xuyên, diệt ký sinh trùng tai 4.9.3 Mộng mắt Hình 4.16: Chó bị viêm mí mắt Có trường hợp bị mộng mắt, chiếm tỉ lệ 1,18% tổng số chó khảo sát Xảy chủ yếu giống chó lơng xù mắt lộ Chẩn đốn Bệnh xảy bên hay hai bên mắt, mí mắt xuất khối mơ màu hồng nhạt mọc trồi bên ngồi làm chó khó chịu, che khuất tầm nhìn dễ gây nhiễm trùng mắt chỗ dễ bám bụi hay vi trùng gây viêm mắt Điều trị  Đối với chó lớn ta gây mê, chó nhỏ ta cần buộc mõm giữ chặt phần đầu  Kỹ thuật cắt bỏ mộng mắt sau: Chó gây mê buộc mõm lại Dùng nhíp có mấu gắp mộng mắt lên, dùng pince cầm máu kẹp đáy mộng mắt, để an toàn chúng tơi dùng bơng gòn quấn pince để bảo vệ mắt Dùng dao cắt phía pince, dùng đốt điện để ngăn chảy máu nơi cắt Hậu phẫu kháng sinh lincomycin sau dùng ngoại khoa để can thiệp Kết điều trị khỏi chó bị mộng mắt 53 4.9.4 Lồi mắt Chó bị lồi mắt bị tai nạn giao thơng hay cắn Điều trị  Trường hợp nhẹ mang đến sớm, vệ sinh sẽ, ấn mắt vào lại hốc mắt may khép mí mắt lại đường may gián đoạn đơn giản Chú ý ta may 2/3 mí mắt phần lại dùng để nhỏ thuốc vào mắt  Trường hợp đem tới trễ mắt bị tổn thương nặng tiến hành phẫu thuật gây mê Zoletil khoét bỏ cầu mắt  Tiêm hậu phẫu dùng kháng sinh gentamycin tiêm ngày lần, kháng viêm dexamethasone Rửa mắt nước muối Natri – clorua Kết điều trị Sau thời gian điều trị Bệnh Viện chó khỏi tiến triển tốt 4.10 NHĨM BỆNH KHÁC Kết khảo sát trình bày qua bảng 4.15 biểu đồ 4.9 Bảng 4.15: Nhóm bệnh khác Bệnh Tích nước xoang bụng Trúng độc Sốt khơng rõ nguyên nhân Tổng Số chó bệnh Tỉ lệ bệnh tổng số chó khảo sát (%) Tỉ lệ bệnh theo nhóm (%) Số chó khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi bệnh (%) 0,47 22,22 100 0,71 33,33 33,33 0,94 44,45 100 2,12 100 77,78 Sốt khơng rõ ngun nhân; 44,45% Tích nước xoang bụng; 22,22% Trúng độc; 33,33% Biểu đồ 4.9: Tỉ lệ bệnh nhóm bệnh khác 54 Qua bảng biểu đồ nhận thấy sốt không rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ 0,94% tổng số chó khảo sát 4.10.1 Tích nước xoang bụng Trong thời gian thực tập đề tài chúng tơi ghi nhận có ca tích nước xoang bụng, chiếm tỉ lệ 0,47% tổng số chó khảo sát Hình 4.17: Tích nước xoang bụng Hình 4.18: Rút nước xoang bụng Chẩn đốn Do điều kiện chẩn đốn hạn chế nên chúng tơi chưa xác định nguyên nhân bệnh mà nghi ngờ bệnh số nguyên nhân sau: bệnh gan, thận, suy tim, giun tim, ký sinh trùng Điều trị Tại Bệnh Viện điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh - Rút dịch thú có biểu nặng, dùng kim đâm vào đường trắng rốn – cm rút dịch - Dùng thuốc lợi tiểu lasilix (1 - ml/10 kg P) tiêm bắp tĩnh mạch, cho uống heparenol ml/7 – kg P, cung cấp aminovital, vitamin C Kết điều trị Trong thời gian thực tập Bệnh Viện ghi nhận trường hợp điều trị khỏi 4.10.2 Trúng độc Hầu hết chúng hay săn mồi ăn, nên dễ ăn phải bã thuốc diệt chuột, diệt trùng hay chuột chết trúng độc, thức ăn có tẩm thuốc độc, thuốc trừ sâu, ký sinh trùng hay cho uống thuốc không dẫn 55 Tại Bệnh Viện chúng tơi ghi nhận có trường hợp trúng độc không rõ nguồn gốc, chiếm tỉ lệ 0,71% tổng số chó khảo sát Chẩn đốn Chó có biểu như: nơn mửa, tiêu chảy, co giật, thất điều vận động, chảy nhiều nước bọt, co giãn đồng tử, hôn mê, da xuất huyết tím tái, mê chết Điều trị - Truyền dịch liên tục để giải độc: lactate ringer, glucose 5% - Tiêm gluconate calci trường hợp chó bị co giật - Tăng cường giải độc gan: heparenol – 2ml/lần, ngày lần Kết điều trị Bệnh Viện điều trị khỏi ca ngộ độc, đạt tỉ lệ 33,33% Hai trường hợp chết chó bị ngộ độc nặng, chủ mang đến tình trạng suy kiệt, sùi bọt mép, co giật, mê Để hạn chế tình trạnh ngộ độc chủ ni cần chăm sóc tốt, khơng thả chó chạy rơng, tránh cho tiếp xúc với chất gây độc 4.10.3 Sốt không rõ nguyên nhân  Chúng ghi nhận có trường hợp, bệnh xảy lứa tuổi  Chó bệnh có biểu sốt cao 40 – 410C, ủ rũ, ăn bỏ ăn, gầy ốm  Trong trường hợp cần hỏi chủ nuôi tình trạng chó: chủng ngừa hay chuyển từ nơi khác đến, làm xét nghiệm máu, nước tiểu chức gan Điều trị - Dùng thuốc hạ sốt: anazine chó sốt cao - Dùng kháng sinh phổ rộng độc tới gan, thận: genta – tylo - Cung cấp vitamin C, B để tăng cường sức đề kháng Với liệu trình chó khỏi bệnh sau – ngày điều trị ca khỏi bệnh 56 Chương KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua tháng thực tập Bệnh viện Thú Y Pet Care III Quận 11, chúng tơi ghi nhận 425 trường hợp chó mắc bệnh với nhóm bệnh 32 loại bệnh Nhìn chung bệnh chó đa dạng phong phú - Trong nhóm bệnh hệ tiêu hố chiếm tỉ lệ cao (41,88%) bệnh hệ lông – da (24,70%), bệnh truyền nhiễm (8,93%), bệnh hệ hô hấp (7,29%), bệnh hệ vận động (6,35%), hệ niệu dục (5,17%), hệ tai – mắt (3,29%), nhóm bệnh khác (2,12%), hệ tuần hồn (0,23%) - Bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ điều trị khỏi bệnh thấp (65,79%) Điều cho thấy việc tiêm phòng cần thiết Bệnh thường xảy chó nhỏ tháng tuổi - Bệnh ký sinh trùng đường ruột xảy lứa tuổi - Bệnh mắt xuất nhiều giống chó lơng xù mắt lộ - Chứng đẻ khó thường xảy giống chó ngoại nhỏ vóc Kết điều trị Bệnh Viện Thú Y Pet Care III Quận 11 đạt tỉ lệ khỏi bệnh trung bình 92,94% 5.2 ĐỀ NGHỊ Đối với Bệnh Viện - Cần nghiên cứu chuyên sâu loại bệnh nhóm bệnh đặc biệt bệnh có tỉ lệ điều trị khỏi thấp để đưa liệu pháp điều trị hiệu có sở để chọn loại vaccine phù hợp - Cần đưa máy siêu âm vào sử dụng sớm - Có nhiều tài liệu đề cập đến phương pháp súc rửa dày trường hợp ngộ độc cần nghiên cứu thêm hiệu nên áp dụng việc điều trị 57 Đối với chủ nuôi - Chủ nuôi cần quan tâm nhiều đến chó, khuyến cáo tiêm phòng tẩy giun định kỳ cho chó - Đặc biệt bệnh lây cho người ảnh hưởng đến sức khoẻ người, cần ý - Khi chó có biểu bất thường cần đưa khám điều trị sớm cho hiệu điều trị cao - Khi điều trị cần tuân thủ liệu trình 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu nước Lê Thị Ngọc Bích, 2005 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận hiệu điều trị Chi Cục Thú y TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Vương Đức Chất – Lê Thị Tài, 2004 Bệnh thường gặp chó mèo cách điều trị Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Phan Thị Kim Chi, 2003 Ứng dụng kỹ thuật siêu âm chẩn đoán bệnh viêm tử cung chó theo dõi kết điều trị Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Lương Văn Huấn Lê Hữu Khương, 1997 Ký sinh bệnh ký sinh gia súc gia cầm Tập I II Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hồ Văn Nam, 1982 Giáo trình chẩn đốn bệnh khơng lây Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồi Nam, 2005 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Trạm Thú y Quận Tân Bình Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Như Pho, 1995 Giáo trình nội chẩn Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Trần Thanh Phong, 1996 Một số bệnh truyền nhiễm chó Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Lê Văn Thọ, 1998 Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 10 Huỳnh Thị Phương Thảo, 2004 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 59 11 Nguyễn Thị Phương Thúy, 2006 Khảo sát số bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Trạm Thú y Quận Tân Bình Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 12 Lê Phúc Thịnh, 2006 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 13 Nguyễn Thị Hồng Tươi, 2006 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 14 Lê Thị Hồng Vân, 2006 Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Trạm Chẩn đoán – xét nghiệm điều trị Chi Cục Thú y TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 15 Hồng Thảo Vy, 2005 Khảo sát bệnh thường gặp chó, mèo ghi nhận hiệu điều trị Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh II Tài liệu internet Http://www.forums.petfinder.com 60 ... trở ngại suốt thời gian học tập thực đề tài để có kết tốt ngày hơm Đinh Thị Thùy Dung ii TĨM TẮT LUẬN VĂN Nội dung đề tài: Khảo sát bệnh thường gặp chó ghi nhận kết điều trị Bệnh Viện Thú Y Pet... truyền nhiễm 12 Chương NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 14 3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT 14 3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ... lượng tiểu cầu (thrombocytopenia)  Thể tiết niệu: thi u máu, số lượng bạch cầu gia tăng vài trường hợp, không thấy biểu rõ  Viêm phổi:  Thể nhẹ: thi u máu nhẹ, có dấu hiệu tăng số lượng bạch cầu

Ngày đăng: 04/12/2017, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN