1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN THẢO (Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatien L.), DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP HỒ CHÍ MINH

113 332 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trong nước 13 2.5 Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng 14 2.7 Các loại vật liệu được sử dụng làm giá thể trong đ

Trang 1

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

****************

LÊ THỊ MAI HỒNG

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN

THẢO (Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatien L.), DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2010

Trang 2

LÊ THỊ MAI HỒNG

Hội đồng chấm luận văn:

1 Chủ tịch : PGS TS LÊ MINH TRIẾT

Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: PGS TS PHAN THANH KIẾM

Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện 1: PGS TS MAI THÀNH PHỤNG

Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia

4 Phản biện 2: TS VÕ THÁI DÂN

Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

5 Ủy viên: PGS TS HUỲNH THANH HÙNG

Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

Trang 4

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Lê Thị Mai Hồng

Trang 5

Tôi xin được dành lời cảm ơn đầu tiên gởi đến PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và Phòng Đào Tạo sau Đại học Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập

Những lời cảm ơn sâu sắc xin được gởi đến

- Tập thể thầy, cô khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi

- Các bạn bè cùng khóa đã chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

- Các cán bộ, nhân viên thư viện trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Các cán bộ và nhân viên Trung tâm NCPT Cây Xanh Hoa kiểng thuộc Công ty Công viên Cây Xanh Thành phố

- Ban Giám Đốc Cty Công Viên cây Xanh TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

Xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập để tôi có thêm nghị lực hoàn thành tốt phần báo cáo này

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010

Lê Thị Mai Hồng

Trang 6

Đề tài “XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN THẢO

(Petunia hybrida ), MAI ĐỊA THẢO (Impatiens L.), DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP

HỒ CHÍ MINH” được tiến hành tại Vườn ươm Trung Tâm Nghiên cứu phát triển cây xanh Hoa kiểng TP Hồ Chí Minh, từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009 Nhu cầu về trang trí và sản xuất hoa giống ngoại nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất cao, nhằm đáp ứng hoa kiểng cho các dịp trang trí lễ tết trong thành phố Việc thực hiện đề tài này là cần thiết cho sản xuất hoa kiểng tại Công ty Công Viên Cây Xanh thành phố

Nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các giá thể, đánh giá mức độ dinh dưỡng phù hợp để gieo trồng các chủng loại hoa

- Đánh giá ảnh hưởng của 10 loại giá thể lên sinh trưởng và phát triển của hoa Dạ Yên

Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.), Dừa Cạn (Vinca minor) trong

thời gian gieo ươm trên khay

- Đánh giá ảnh hưởng của 5 loại phân bón bổ sung trên 3 loại giá thể lên sinh trưởng và

phát triển của hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.), Dừa

Cạn (Vinca minor) giai đoạn trong chậu

Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố gồm 10 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu có lô phụ với 3 lần lặp lại Yếu tố chính là 3 loại giá thể được chọn từ thí nghiệm 1, yếu tố phụ là 5 loại phân bón với tỉ lệ NPK khác nhau (12.12.7 TE, 15.5.20, 16.12.8 TE, 30.30.15, 14.13.13.6 TE) Các chỉ tiêu được thu thập để lấy số liệu là chiều cao cây, số lá trên

Trang 7

_ 10 loại giá thể có các chỉ tiêu về pH, EC, ẩm độ và hàm lượng chất dinh dưỡng đạt yêu cầu để thực hiện thí nghiệm

_ Trong giai đoạn gieo ươm trên khay cây Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) có 3 loại giá

thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây là giá thể(1) tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1, giá thể (2) tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 2:1:1, giá thể (3) tro trấu+ đất + phân

bò tỉ lệ 1:1:1 Trên cây Hoa Dừa cạn giá thể (1)tro trấu + xơ dừa + phân bò 1:1:1, giá thể (2) tro trấu + xơ dừa + phân bò 2:1:1, giá thể (3) xơ dừa + tro trấu + phân bò 2:1:1 Trên cây Mai địa thảo giá thể (1) tro trấu + xơ dừa + phân bò 1:1:1, giá thể (2) tro trấu + xơ dừa+ phân bò 2:1:1, giá thể (3) xơ dừa + đất đen + phân bò 2:1:1

- Trong giai đoạn trồng chậu có bổ sung phân bón NPK 30.30.15 trên cây hoa Dạ Yên

Thảo (Petunia hybrida) và cây Mai Địa Thảo (Impatiens L.) tăng trưởng mạnh trên giá thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1, hoa Dừa cạn (Vinca minor) thích hợp trên giá

thể trên giá thể gồm hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân bò tỉ lệ 2:1:1 làm cây phát triển tốt, ra hoa đẹp, số hoa trên cây nhiều, thời gian ra hoa theo đúng qui trình, màu sắc hoa rưc rỡ

Khi sử dụng giá thể phối trộn với thành phần tro trấu+ xơ dừa + phân bò để sản xuất đại trà các chủng loại hoa nói trên, lợi nhuận thu được trên mỗi chậu hoa là 3.000 – 4.000 đồng

Qua kết quả thí nghiệm có thể sử dụng hỗn hợp giá thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò (1:1:1) để sản xuất các loại hoa trên với qui mô sản xuất lớn và đại trà Với chi phí và giá thành tiết kiệm ngoài ra còn sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn nguyên liệu nên hoàn toàn hữu ích trong quá trình sản xuất đại trà Mô hình sản xuất này đã được khuyến khích sử dụng tại vườn ươm của Công ty Công Viên Cây Xanh

Trang 8

The thesis “Determined growing medias to grow Petunia hybrida, Impatiens L., Vinca minor in Ho Chi Minh City The study was implemented at Ho Chi Minh Green

Tree Ornamental Plant Research Center from August, 2008 to May, 2009 The subject was conducted to satisfy the demand of produce flowers for Tet hoiliday and yearly festivals in Hồ Chi Minh City

The contents of this research included:

- Analysis Chemiscal contents of 10 growing medias and determine it is suitable to grow the flowers

- Determined the effects of different growing medias on growth Petunia hybrida,

Impatiens L., Vinca minor in tray plus Ten different growing media including coconut

compost, soil, rice hull, peanut hull were used for growing the flowers

- Determined the effects of three growing medias and 5 fertilizers on growth and

flowering of Petunia hybrida, Impatiens L., Vinca minor

The experiment 1 was laid out in Complete Randomized Design giving equal importance to treatments The experiment 2 was laid out in split lot design with factor

A is 3 growing medias and Factor B is 5 of fertilizers with different NPK ratio

Number of leaves per plants, plant height (cm), number of flowers, blooming period, days to first flower emergence, size of flower were determined The properties of each medium, including water hoding capacity, pH, total nitrogen, available phosphorus, and available potassium were also determined

The results:

- Ten of growing medias get the properties of water hoding capacity, pH, total nitrogen , available phosphorus and available potassium were determined

Trang 9

are 3 kinds of medias have effected on growing Vincar monir, (1) rice hull+

coconut fiber + cow manure 1:1:1, (2) rice hull+ coconut fiber + cow manure 2:1:1, (3) coconut fiber + rice hull+ cow manure 2:1:1 There are 3 kinds of

medias effected on growing Impatiens L.(1) rice hull+ coconut fiber + cow

manure 1:1:1, (2) rice hull + coconut fiber+ cow manure 2:1:1, (3) coconut fiber

+ soil + cow manure 2:1:1

- In nursery, Growing Petunia hybrida, Impatiens L add NPK 30.30.15, there

are media to effect on 2 kind of flowers rice hull+ coconut fiber + cow manure

1:1:1 Vinca minor is suitable to mix media rice hull + coconut fiber+ cow manure 2:1:1

The effected of fertilizer NPK 30.30.15 gave maximum number flowers in plant

In conclusion, we could used the growing media including rice hull, coconut fiber and cow manure (1:1:1) for planting the species flower The method may be apply to flower nursery and fram The material was cheaper so that we will get a lot of profit from growing flowers

Trang 10

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa trong nước và trên thế giới 4

Trang 11

2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trong nước 13 2.5 Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng 14

2.7 Các loại vật liệu được sử dụng làm giá thể trong đề tài 20 2.8 Giới thiệu về các chủng loại tham gia trong quá trình thí nghiệm 20

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm 25

Trang 12

Dừa cạn, Mai Địa Thảo 26

3.2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích 30

3.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên sinh trưởng

và phát triển của cây Dạ yên thảo, Dừa Cạn, Mai địa thảo 30

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Thành phần vật liệu làm giá thể trước phối trộn 35 4.1.2 Tính chất nông hóa của các loại giá thể trước thí nghiệm 35 4.2 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng của cây Dạ Yên Thảo,

4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể phát triển của

cây Dạ Yên thảo, Dừa Cạn, Mai Địa Thảo giai đoạn chậu 44

Trang 13

4.3.1.4 Số hoa trên cây 49

4.3.2.3 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dừa Cạn 56

4.3.3.1 Chiều cao cây Mai Địa Thảo qua 2 vụ trồng 59 4.3.3.2 Số lá cây Mai Địa Thảo qua 2 vụ trồng 61

Trang 14

BẢNG TRANG

Bảng 2.1 Diện tích trồng hoa của một số nước trên thế giới 4

Bảng 2.2 Các chủng loại Hoa đang được tiêu thụ tại Tp Hồ Chí Minh 8

Bảng 2.3 Dự kiến phát triển các chủng loại hoa ở Tp Hồ Chí Minh từ 2003- 2010 8 Bảng 3.1 Thời tiết khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong các tháng thí nghiệm 26

Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm 35 Bảng 4.2 Tính chất nông hóa của các loại giá thể trước thí nghiệm 36

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên chiều cao cây và số lá của hoa

Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) 30 ngày sau gieo 38

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên hiều cao cây và số lá của hoa

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại giá thể chiều cao cây và số lá của hoa

Mai địa Thảo (Impatiens L )30 ngày sau gieo 43

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số gia thể lên chiều cao cây

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Dạ Yên Thảo 51

Trang 15

Dừa Cạn (Vinca minor) vụ mưa 53

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Dừa Cạn 58

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây

chiều cao cây Mai Địa Thảo (Impatiens L.) vụ nắng 59

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây

chiều cao cây Mai Địa Thảo (Impatiens L ) vụ mưa 60

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây

Bảng 4.20 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Mai Địa Thảo 65

Trang 16

BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 4.1 Số lượng cây Dạ Yên Thảo đạt yêu cầu 40

Biểu đồ 4.3 Số lượng cây Mai Địa Thảo đạt yêu cầu 44

Biểu đồ 4.4 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dạ Yên Thảo 49

Biểu đồ 4.5 Số hoa trên cây Dạ Yên Thảo 60 ngày sau gieo 49

Biểu đồ 4.6 Kích thước hoa Dạ Yên Thảo 60 ngày sau gieo 50

Biểu đồ 4.7 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dừa Cạn 55

Biểu đồ 4.8 Số hoa trên cây Dừa Cạn 60 ngày sau gieo

56

Biểu đồ 4.10 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Mai Địa Thảo 62

Biểu đồ 4.11 Số hoa trên cây Mai Địa Thảo 60 ngày gieo 63

Biểu đồ 4.12 Kích thước hoa Mai Địa Thảo 60 ngày sau khi gieo 63

Trang 17

HÌNH TRANG

Hình 1.3 Thí nghiệm trên cây Dừa Cạn giai đoạn khay gieo 68

Hình 1.4 Thí nghiệm trên cây Mai Địa Thảo giai đoạn khay gieo 68

Hình 1.5 Thí nghiệm trên cây Dạ Yên Thảo giai đoạn khay gieo 69

Hình 1.6 So sánh cây con đạt yêu cầu trồng chậu 69

Hình 1.8 Toàn cảnh khu thí nghiệm giai đoạn trồng chậu 70

Hình 1.9 Thí nghiệm trên cây Dừa Cạn giai đoạn ra hoa 70

Hình 1.10 Thí nghiệm trên cây Dạ Yên Thảo giai đoạn ra hoa 71

Hình 1.11 Thí nghiệm trên cây Mai Địa Thảo giai đoạn trồng chậu 71

Trang 18

về khối lượng hoa trang trí hàng tháng là khoảng 30.000 đến 40.000 giỏ Vào dịp

lễ tết Công ty phải sản xuất để đáp ứng đủ khối lượng khoảng 200.000 giỏ hoa trang trí cho đường hoa Nguyễn Huệ và Hội Hoa Xuân thành phố Hồ Chí Minh

Vườn ươm hoa kiểng của Công ty Công Viên Cây Xanh đã thực hiện nhân giống và trồng thử nghiệm nhiều giống hoa mới với màu sắc đẹp để trang trí, tuy nhiên kỹ thuật trồng hoa chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và phương pháp sản xuất cổ truyền Riêng đối với các giống hoa mới nhập nội khi trồng theo phương pháp này chất lượng hoa không ổn định, màu sắc hoa không được đẹp không đáp ứng được nhu cầu trang trí trong các dịp lễ hội hàng năm của Thành phố

Một số giống hoa nhập nội như Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa

Thảo (Impatiens L.), Dừa Cạn (Vinca minor), được nhập từ Thái Lan về, theo

hướng dẫn của nhà sản xuất, để trồng hoa đạt được yêu cầu trang trí, giữ hoa lâu tàn, màu sắc đẹp ngoài các yếu tố chăm sóc, phân bón, nước tưới thì loại giá thể trồng hoa phù hợp cũng quyết định đến chất lượng hoa Theo khuyến cáo của các

Chương 1

MỞ ĐẦU

Trang 19

công ty giống khi gieo trồng các chủng loại hoa nhập nội nói trên phải sử dụng hỗn hợp trồng hoa gồm nhiều thành phần khác nhau nhằm bảo đảm độ tơi xốp, giữ ẩm

và cung cấp dinh dưỡng cho cây Một số nguyên liệu trong giá thể phải nhập từ nước ngoài như Dolomite, ferrous sulfate làm cho giá thành hoa xuất vườn tăng cao

Gần đây, việc sản xuất các loại hoa và rau dần theo qui trình sản xuất mới, không sử dụng trên các loại đất thông thường mà cần có các loại giá thể riêng phù hợp với từng loại cây Việc nghiên cứu các loại giá thể phục vụ cho sản xuất đã được thực hiện trên các đối tượng như rau dền, cải, rau mầm, một số chủng loại hoa như hoa lan, hoa cúc, vạn thọ v.v cũng được nghiên cứu để tìm các công thức giá thể phù hợp cho từng loại cây

Đáp ứng nhu cầu sản xuất đối với các chủng loại hoa nhập nội nói trên việc xác định loại giá thể phù hợp để sản xuất là cần thiết, do đó chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài : “ Xác định giá thể gieo trồng của cây hoa Dạ yên thảo (Petunia hybrida), Mai địa thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor) tại Thành Phố Hồ

Chí Minh ”

1.2 Mục tiêu

_ Xác định loại giá thể phù hợp để gieo trồng các chủng loại Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida ), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor) trong giai đoạn

gieo ươm trên khay và giai đoạn trồng trong chậu

_ Xác định loại phân bón bổ sung có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor)

1.3 Yêu cầu

_ Nghiên cứu những ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor) giai đoạn gieo ươm

Trang 20

_ Nghiên cứu những ảnh hưởng của loại phân bón bổ sung lên sinh trưởng và ra hoa

của cây hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa

Cạn(Vinca minor) giai đoạn trồng chậu

_ Phân tích hiệu quả khi sử dụng các loại giá thể trong việc sản xuất đại trà các loại hoa nói trên

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

_ Đối tượng nghiên cứu: các loại hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa

Thảo

(Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor)

_ Đối tượng khảo sát: các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng trong giá thể, các chỉ tiêu lý hoá của giá thể, chỉ tiêu về sinh trưởng, các chỉ tiêu về chất lượng hoa màu sắc hoa, kích thước hoa và số lượng hoa

_ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2009

_ Phạm vi nghiên cứu: Vườn thực nghiệm Trung tâm nghiên cứu cây Công ty Công Viên Cây Xanh – thành phố Hồ Chí Minh

Trang 21

2.1 Tình hình sản xuất hoa trong nước và trên thế giới

2.1.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới

Sản xuất hoa kiểng trên thế giới đang là một ngành sản xuất phát triển mạnh

và đem lại thu nhập cao Nhiều nước trên thế giới ngành trồng hoa được xem là mục tiêu thương mại cho thị trường nội địa và xuất khẩu Diện tích sản xuất hoa kiểng ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên ở khắp mọi nơi trên thế giới

Bảng 2.1 Diện tích trồng hoa của một số nước trên thế giới

Trang 22

(Nguồn AIPH – Union Fleurs, Portrate,1996)

Theo thống kê các nước sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới được chia làm

4 nhóm như sau:

_ Nhóm 1: gồm các nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc tự sản xuất đáp ứng như cầu thị trường của nước mình Ví dụ như ở Nhật Bản 95% sản xuất cho thị trường nội địa

_ Nhóm 2: gồm các nước có thị trường nhập khẩu lớn như Đức là điển hình với khối lượng nhập khẩu hàng năm là 70% trên tổng số

_ Nhóm 3: gồm các nước là Colombia và Kenya ngược với nhóm 2 đây là nhóm có thị trường nội địa nhỏ nhưng tỉ trọng xuất khẩu cao đạt 95% sản lượng trong những năm gần đây

_ Nhóm cuối cùng với thị trường nội địa mạnh và thị trường xuất khẩu mạnh điển hình là Hà Lan

Các nước nhập khẩu hoa mạnh nhất là ở châu âu chiếm tỉ lệ 70% thị trường nhập khẩu hoa cắt cành thế giới, trong đó Đức chiếm 1/3 tổng số với 30.03% ( số thống kê từ năm 1995), tiếp theo là Anh chiếm tỉ lệ 9.7% ( 1995) và Pháp với tỉ lệ

Trang 23

8.4%(1995) Các nước xuất khẩu hoa mạnh nhất trên thế giới là Netherlands 56.6%(1995), đứng thứ nhì là Colombia với tỉ lệ là 14.1%( 1995), thứ 3 là Israsel 4.2% (1995)…

Chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất là hoa hồng và cẩm chướng và cúc, tuỳ theo thị hiếu của người tiêu dùng mà chủng loại hoa được tiêu thụ ở thị trường các nước có sự khác nhau như ở nước Anh người tiêu dùng thích cẩm chướng hơn hoa hồng, trong khi ở Thụy Sĩ người tiêu dùng không thích mua cẩm chướng

Để sản xuất hoa kiểng có rất nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và sản lượng như người sản xuất, vận chuyển, thu hoạch, hệ thống phân phối,chất lượng sản phẩm và sự hỗ trợ từ phía chính phủ v.v

Các điều kiện để canh tác thành công bao gồm:

- Điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp, ánh sáng đầy đủ, nguồn nước có sẵn, đất sạch

- Vật liệu và hạt giống cây trồng thích hợp

- Nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động

- Lao động sản xuất

- Kỹ thuật trồng trọt thành thạo

- Tổ chức và quản lý tốt

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh

- Cơ sở hạ tầng, nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới

- Trạng thái chất lượng ổn định của dây chuyền sản phẩm sau khi thu hoạch

2.1.2 Tình hình sản xuất hoa trong nước

Việt Nam hiện nay có khoảng 4.000 ha trồng hoa kiểng tập trung ở các vùng trọng điểm của các thành phố lớn như Hà Nội có Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân,

Hải Phòng có Đằng Hải, Đằng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh có Gò Vấp, Hóc

Môn, Củ Chi Ngoài ra có các vùng lớn chuyên sản xuất hoa kiểng cung cấp cho thành phố là Sa Đéc, Bến Tre và Đà Lạt

Diện tích trồng hoa kiểng không chỉ tập trung ở các vùng truyền thống mà còn mở rộng phát triển ở nhiều vùng khác Theo chương trình phát triển sản xuất hoa của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, mục tiêu của Việt Nam là đến

Trang 24

năm 2010 sẽ mở rộng diện tích trồng hoa trên cả nước đạt 8.000 ha , doanh thu từ việc xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD Các vùng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Sapa, Đà Lạt, Đức Trọng ( Lâm Đồng), Hải phòng

Các loại hoa được trồng và sản xuất phổ biến ở Việt Nam là

- Hoa hồng (Rosa sp.)

- Hoa cúc (Chrysanthemum sp.)

- Cẩm chướng (Dianthus caryofullus)

- Lay ơn (Gladiolus communis )

- Thược dược (Dahlia pinnata)

- Hoa lan (Orchidaceae sp.)

Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa kiểng lớn nhất nước Diện tích hoa kiểng ở thành phố chiếm khoảng 600 ha bao gồm các quận huyện như Củ Chi, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Chánh Các chủng loại hoa kiểng sản xuất được chia thành 3 nhóm như sau: nhóm hoa cao cấp gồm hoa hồng, cẩm tú cầu, hồng môn, huệ đỏ Nhóm có giá trị kinh tế cao là hoa lan, còn lại là các chủng loại hoa nền như cúc, vạn thọ, thược dược, cẩm chướng v.v Sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được tiêu thụ nội địa, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu thụ mà phải nhập thêm từ nước ngoài

Bảng 2.2 Các chủng loại Hoa đang được tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh

Hoa hồng, xương rồng, sứ thái Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi

Hoa lan: Mokara, Vanda, Cattleya,

Phalaenopsis v.v

Hóc Môn, Quận 12, Quận Thủ Đức,

Gò Vấp, Củ Chi Vạn thọ, Cúc Nhật, Sống đời, Sao nháy,

Móng tay, Mào gà, Cúc lá nhám v.v

Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Hóc

Môn, Quận 12

(Nguồn: Trần Thị Dung, 2004)

Trang 25

Bảng 2.3 Dự kiến phát triển các loại hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 2003- 2010

DT các nhóm hoa các loại 2003

Năm

Hoa ngắn ngày dùng làm hoa nền (ha) 200 250 400 (Nguồn: Trần Thị Dung, 2004)

*Những thuận lợi và khó khăn của ngành trồng hoa kiểng

+ Thuận lợi :

- Vị trí địa lý ở vùng nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển cây hoa kiểng

- Tích luỹ kinh nghiệm trồng hoa kiểng từ các nghệ nhân trồng hoa lâu năm ở các tỉnh và Thành phố

- Lực lượng nhân công lao động nhiều và rẻ

- Có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, lao động kỹ thuật, đất đai

+ Khó khăn:

- Thời tiết có những biến đổi bất thường gây trở ngại đến sản xuất

- Sản xuất với qui mô nhỏ lẻ, chưa được qui hoạch quản lý thống nhất,không chủ động được nguồn hàng, chủng loại sản xuất và giá bán

- Một số chủng loại giống bị thoái hoá và không phong phú

- Thiếu cán bộ chuyên sâu

- Nguyên vật liệu về giá thể trồng cây, thuốc trừ sâu và các phương tiện sản xuất chưa được hiện đại và đa dạng

2.2 Định hướng phát triển ngành hoa kiểng ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Hoa cây kiểng và cá cảnh được xác định là ngành nông nghiệp đô thị mũi nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh Với điều kiện đất đai, khí hậu, tiềm năng về vốn và người lao động có sẵn nhưng sản lượng hoa cảnh của thành phố chỉ đạt 6 triệu USD/ năm chưa bằng 10% so với Thái Lan, Singapore

Trang 26

Hàng năm các doanh nghiệp thành phố bỏ ra gần 10 tỉ để nhập hoa kiểng cung cấp cho thị trường nội địa Theo dự kiến của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố, ngành hoa cây cảnh đặt mục tiêu tăng trưởng 15%/ năm

Thành phố có nhiều chương trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển hoa cây kiểng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoa kiểng như khí hậu thích hợp, lao động có tay nghề, đội ngũ nghệ nhân và các nhà khoa học nhiều, có lợi thế trong các hoạt động giao dịch, xuất khẩu cho các tỉnh khác

Nghề trồng hoa và cây kiểng hiện nay là một ngành nghề cho thu nhập cao, gấp vài chục lần so với trồng lúa Tuy nhiên ngành hoa kiểng Thành Phố vẫn còn nhiều nhược điểm, phần lớn các giống hoa đều không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giống bị thoái hóa và lạc hậu so với thị trường và nhu cầu người tiêu dùng Công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu là trồng ngoài đồng không có điều kiện chủ động để kiểm tra điều chỉnh lượng nước tưới, nhiệt độ, ánh sáng, sâu bệnh Hiện tại hoa và cây kiểng chỉ đủ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa việc xuất khẩu chỉ khoảng 5 – 6 triệu USD/ năm

Tuy nhiên với chính sách hỗ trợ của nhà nước về việc vay vốn, thuế xuất, kim ngạch thị trường xuất khẩu rau hoa quả đạ tăng lên 7.8% trong năm 2009 đặc biệt là thị trường Nhật tiếp tục tăng do nhu cầu về một số loại hoa và lá Các thị trường xuất rau hoa chủ yếu là Nhật, Trung Quốc, Liên Bang Nga, điều này cho thấy chủ trương phát triển ngành hoa kiểng của Thành phố Hồ Chí Minh là đúng đắn để phát triển ngành nông nghiệp đô thị xanh sạch

2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trên thế giới

Chất trồng cây nhân tạo là vấn đề được những nhà nghiên cứu sinh lý cây trồng đặt ra từ rất lâu nhằm tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu sinh lý của cây và tác động của chất trồng hay đất đai lên sự sinh trưởng, phát triển của chúng Việc trồng cây trên môi trường dinh dưỡng đã chứng tỏ rằng cây hút dưỡng chất qua dung dịch muối khoáng với nước, đất chỉ là nơi mà hệ rễ cây phân bố, cố định phần thân lá được vững chãi Cũng từ nhiều thập niên trước, người ta đã sử dụng các loại tuf của

Trang 27

san hô, của đá bọt núi lửa trong thành phần chất trồng hỗn hợp, thường là với than bùn rêu nước, để chất trồng được nhẹ hơn, sạch hơn Đôi khi, còn thêm một vài khoáng vật như dolomit để bổ sung dinh dưỡng Mãi đến thập niên 70, các sách giáo khoa về sinh lý thực vật thường giới thiệu đến một loại vật liệu nhân tạo là keramzit là sản phẩm của sét dẻo trương phồng trong nhiệt độ cao; khi phối hợp với việc hấp phụ dinh dưỡng bề mặt sẽ có khả năng sản xuất hàng trăm kilogam sinh khối cây trồng trên một mét vuông Loại chất trồng này đã giúp cho nông dân ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ trồng được rau xanh trên những đồi sỏi đá và ngay cả trong sa mạc

Năm 1988, Thụy Điển công bố một công nghệ sản xuất nham thạch nhân tạo

và được những nhà làm vườn giàu có ở châu Á tiếp nhận, họ phối hợp với alcosorb

là một loại polymer hút nước rất mạnh để trồng cây Tuy vậy alcosorb dễ bị rữa ra khi gặp chất kiềm và loại nham thạch này không khá gì hơn bụi núi lửa, vốn rất rẻ tiền ở các nước thuộc cung núi lửa Thái Bình Dương

Năm 1994, công trình nghiên cứu nhiều năm của Trường đại học tổng hợp Cornell (Hoa Kỳ) giới thiệu chất trồng nhân tạo cũng từ perlite (bụi núi lửa) than bùn rêu nước và một ít vỏ cây tẩm chất cần thiết, với tên gọi thương phẩm là Park Grow Mix, sử dụng khá rộng rãi để trồng cây, nhưng giá thành khá đắt, khoảng 22.000 đ/kg

Với một quy mô lớn hơn, Pháp đã trồng cỏ cho sân vận động Stade de France, chuẩn bị cho World Cup 1998, trên đất nhân tạo lavaterre, làm từ tuf của Pháp Trong tổng giá trị 2,7 triệu USD đầu tư cho sân này, thì hơn 9.600 m3 đất nhân tạo chiếm một tỷ trọng rất đáng kể

Tương tự, nhiều nước đã kết khối xỉ lò cao với một lớp áo sét terra-cotta, có dung trọng chừng 800-1.000 kg/m3 để phủ lên bề mặt chất trồng hoa trong các phi trường hay khi xuất nhập cây trồng, vừa tránh nhiễm khuẩn vừa giữ ẩm và có giá trị trang trí Nổi bật là sản phẩm của Nhật Bản được tạo ra từ xỉ than đá

Trang 28

Tùy theo yêu cầu trồng trọt mà "đất sinh học" có thể có những hình thù khác nhau, nhưng chúng đều có tỷ trọng rất nhẹ từ 0,34 - 0,85; dung trọng còn nhẹ hơn nữa để có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng

Khả năng hút nước của chúng đạt khoảng 60% thể tích nhưng vẫn đủ dưỡng khí cho vi sinh vật đất và cây trồng phát triển, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa nhiệt độ và chất trồng trong trường hợp trồng cây trong chậu Nhờ đó "đất sinh học" có thể dùng để nhân giống vô tính, gieo hạt, trồng cây thực sinh hay trồng những loại cây khó trồng, nhất là những loại cây nhập từ vùng ôn đới Chính nhờ vào quá trình lên men mà "đất sinh học" không tiềm tàng các loại côn trùng sống trong đất, các loại bệnh hại do vi sinh vật đất và sự cạnh tranh của cỏ dại đối với cây trồng

Với loại chất trồng mới này, đã mở ra triển vọng trồng trọt rau, hoa cho những vùng đất khắc nghiệt như những đỉnh núi đá tai mèo trên biên cương, những đảo đá san hô ngoài khơi xa hay những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn rộng hàng triệu hecta dọc duyên hải và ngay cả những vùng đất trũng nơi mà các cư dân không có đất để trồng cả rau gia vị Hơn nữa, những thực nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng vào việc trồng hoa lan, cây kiểng quý hiếm, cũng như các loại hoa cảnh nội thất, rau sạch là hoàn toàn có thể thực hiện được Chi phí cho đất cũng vừa phải, bởi chất trồng này có thể được sử dụng lâu bền và không phải bón phân bổ sung trong thời gian khá dài

Trong trường hợp trồng cây để xuất khẩu, có thể tạo ra loại đất không chủng các giống vi sinh vật đất như đã nêu trên, mà hấp phụ lên chúng những loại phân khoáng phù hợp để nuôi cây Đối với cây trồng trong chậu thì hỗn hợp chất trồng cây phải đảm bảo được yêu cầu nước và không khí di chuyển xuyên qua hỗn hợp đất, hỗn hợp này phải đảm bảo đủ ẩm và thoát nước tốt tuy nhiên cũng cần phải có

sự thông thoáng là điều quan trọng trong hỗn hợp trồng cây trong chậu Nếu đất thoát nước kém, thành phần hữu cơ bị đóng chặt làm giảm lượng oxy cho cây trồng,

vì vậy khi thực hiện trồng cây trong chậu các nhà vườn chú trọng đến thành phần phối trộn để hỗn hợp đạt được yêu cầu về thoát nước, thoáng khí, giúp cho rễ và cây

Trang 29

trồng sinh trưởng khỏe mạnh Việc nghiên cứu các loại giá thể cho các đối tượng cây trồng được thực hiện nhiều trên các loại đối tượng khác nhau Wang GouLiang

và các cộng tác viên (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể lên cây hoa hồng tỉ muội và xác đinh được công thức giá thể có ảnh hưởng đến cây hoa này với tỉ lệ như sau: 70% peatmoss + 30% tro trấu Một số công thức tham khảo trên trang web Backyard soil Improvement: đối với cây Camellia ,hỗn hợp dùng để trồng cây ngoài vườn có thành phần như sau: 25% Cocopeat +30% Phân trộn vỏ cây mịn +30% Phân trộn dạng thô +15% Cát dạng thô Các chủng loại cây trồng trong nhà thành phần gồm: 30% Cocopeat+40 % phân trộn dạng mịn + 15% cát dạng hạt thô Đối với hỗn hợp dùng để trồng lan, thành phần bao gồm: 20% cocopeat+10% perlite +70 % Orchid bark

Với những công thức phối trộn như trên sau khi thử nghiệm trên các loại cây một số đánh giá được đưa ra như sau:

+Ảnh hưởng vật lý: tính dẫn nước cải thiện 50%, thoát nước của đất không gặp trở ngại nhiều, cải thiện giữ màu xanh trong khí hậu nóng hoặc trong những tháng mùa

hè, giảm sự tưới nước

+Ảnh hưởng hóa học: tăng tỉ lệ K, cải thiện tỉ lệ P, tăng khả năng trao đổi ion, cải thiện khả năng giữ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ bổ sung dinh dưỡng thường xuyên

- Theo John Innes (1978) đưa ra những công thức có tỉ lệ và thành phần khác nhau

về hỗn hợp phối trộn cho các loại cây trồng như sau:

- Hỗn hợp để gieo hạt: 2 phần mùn +1 phần rêu +1 phần cát thô

- Đối với cây hoa lan :1 phần rêu +6 phần vỏ gỗ + 1 phần than củi mảnh nhỏ

Gần đây nhất, Đại học Faisalabad Pakistan (2008) có những nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng của hoa Cúc lá nhám (Zinnia

Elegans CV.) hỗn hợp bùn + lá mục + xơ dừa tỉ lệ 1:1:1 làm cho hoa sinh trưởng tốt

và có số hoa trên cây nhiều nhất

Trên cây hoa Mồng gà (Celosia cristata ) nghiên cứu đặc tính vật lý hóa học

của hỗn hợp giá thể xơ dừa lên sinh trưởng và phát triển của cây hoa Mồng gà của Yahay Awang, Malaysia, 2009, nghiên cứu này cho thấy sự kết hợp của tro trấu

Trang 30

trong thành phần giá thể có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của cây Mồng gà

Ngoài ra có rất nhiều công thức và thành phần cho từng loại cây và từng thí nghiệm ở những khu vực khác nhau để đưa ra công thức phù hợp cho từng loại cây trồng như hỗn hợp của Knutson, Cornell Như vậy việc trồng cây trong chậu bằng các hỗn hợp rõ ràng có hiệu quả tốt đối với cây trồng hơn là trồng cây với các loại đất đen không phối trộn

2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trong nước

Việc nghiên cứu các loại giá thể trong nước cũng được chú ý thực hiện bằng nhiều đề tài nghiên cứu trên các đối tượng cây trồng khác nhau Theo Nguyễn Duy Hạng, năm 2006 sử dụng các loại phụ phế phẩm như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu phộng

và vỏ cà phê đều có thể tận dụng trong sản xuất phân hữu cơ nhờ các chủng vi sinh vật ưa nhiệt có khả năng phân giải các phụ phế phẩm thành các giá thể để trồng hoa Dạng giá thể tổng hợp này có thành phần dinh dưỡng là: chất hữu cơ 47%, nitơ tổng

số là 0,8%, phosphor 0,7%, kali tổng số là 1%, một số vi lượng như Zn, Mo, Mn,

Cu

Ngoài ra, trong giá thể còn có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh Một số hệ vi sinh vật có ích có khả năng ức chế một số loại nấm gây bệnh ở rễ Kết quả thử nghiệm đã thành công trên cây địa lan

ở nhiều độ tuổi khác nhau Giá thể này giúp cho cây địa lan sinh trưởng phát triển mạnh với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng, độ thông thoáng và giữ nước phù hợp Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2004) có một số công thức thành phần giá thể phù hợp cho từng loại lan như sau:

Cattleya: dùng dớn cọng và trồng trong chậu gỗ thông thoáng

Dendrobium: giá thể là xơ dừa và than chặt nhỏ là hiệu quả nhất

Mokara: thích hợp với vỏ đậu phộng khô với độ dày khoảng 10– 15 cm Cymbidium : ½ dơn + ½ vỏ thông hay 1/3 dớn + 2/3 vỏ thông

Các loại vật liệu dùng làm giá thể là dớn, dớn sợi, vỏ thông, mùn cưa, xơ dừa, than vụn, gạch, đá, lá cây mục Huỳnh Thanh Hùng và ctv ( 2005) đã nhận

Trang 31

thấy hỗn hợp 70% phân trùn + 30% xơ dừa + chất kết dính hay thạch cao hoặc 70% phân trùn + 30% rễ lục bình + chất kết dính, hoặc 70% phân trùn + 30% dớn + chất kết dính gelatine là thích hợp cho cây lan Dendrobium trồng tại Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh

Hiện tại trên thị trường cũng có dòng sản phẩm phối trộn sẵn của Công ty Gino với nhiều chủng loại phù hợp cho từng loại cây trồng tuy nhiên giá thành cao nên việc sử dụng với để gieo ươm cây con với số lượng lớn không đạt được hiệu quả kinh tế Trên thế giới và ở trong nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các loại giá thể để sản xuất nhiều loại hoa kiểng khác nhau Những nghiên cứu cho thấy đối với từng chủng loại cây khác nhau sẽ có những tỉ lệ phối trộn giá thể khác nhau để phù hợp với sinh trưởng và phát triển của từng loaị

2.5 Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng

Hỗn hợp đất trồng phải cung cấp dinh dưỡng nuôi cây, đảm bảo tính thông thoáng, giữ ẩm độ trong đất Trên thực tế có 20 nguyên tố khoáng cần thiết và có lợi cho quá trình sinh trưởng của cây trồng C,H, O được cung cấp bởi không khí

và nước Sáu nguyên tố đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S được cây trồng yêu cầu với

số lượng lớn Phần còn lại là các yếu tố với nhu cầu số lượng nhỏ bao gồm các nguyên tố như Bo, Cl, Cu, Fe, Mn, Na, Zn, Mo và Ni

2.5 1 Nguyên tố đa lượng

N: là thành phần chính của protein, hormon, chlorophyll, vitamin và enzym cần thiết cho đời sống cây trồng Sự chuyển hóa N là một nhân tố chính trong sinh trưởng thân và lá (sinh trưởng sinh dưỡng) Quá nhiều N có thể làm chậm nở hoa

và đậu quả Thiếu N có thể làm giảm năng suất, nguyên nhân gây vàng lá và sinh trưởng cằn cỗi

P: cần thiết cho hạt nẩy mầm, quang hợp, hình thành protein và hầu như ảnh hưởng đến tất cả sinh trưởng và biến dưỡng trong cây trồng P cần thiết cho hình thành hoa và đậu quả pH thấp (<4) kết quả P bị giữ chặt về mặt hóa học trong đất hữu cơ Dấu hiệu thiếu P là thân lá có màu tím; sinh trưởng và chín chậm phát

Trang 32

triển, năng suất ra hoa và trái kém; xảy ra hiện tượng rụng trước khi chín của hoa và trái P phải được bổ sung gần rễ cây trồng để cho cây có thể sử dụng chúng

K: cần thiết cho sự hình thành đường, tinh bột, carbonhydrate, tổng hợp protein và phân chia tế bào ở rễ và phần khác của cây Nó giúp điều chỉnh cân bằng nước, cải thiện tính cứng cây của thân và tính chịu lạnh, nâng cao mùi vị, màu sắc trái và các loại rau, tăng hàm lượng dầu trong quả, làm dày tán lá Kết quả của sự thiếu hụt K làm giảm năng suất, lá bị đốm hoặc xoăn lá, cháy lá

S: là thành phần cấu trúc của amino acid, protein, vitamin , enzyme và là yếu

tố sản xuất chlorophyll Ngoài ra S còn là yếu tố tạo mùi vị phổ biến của nhiều loại rau Dấu hiệu của sự thiếu hụt là lá màu xanh sáng, S dễ bị mất bởi rửa trôi trong đất và được bổ sung bằng các hình thức dinh dưỡng, trong nước tưới cũng có thể chứa S

Mg: là thành phần cấu trúc chính của phân tử chlorophyll và các enzyme chức năng cần thiết của cây để sản xuất ra carbonhydrate, đường và chất béo Nó được sử dụng cho quả nhất là loại quả hạch và là yếu tố cho hạt nảy mầm Thiếu hụt

S của cây sẽ xuất hiện bệnh úa vàng, làm vàng ở gân của lá già, lá có thể bị rụng

Mg bị rửa trôi bởi nước và phải được bổ sung khi cần Mg có thể được bổ sung bằng cách phun lên lá làm giảm sự thiếu hụt

Ca: hoạt hóa enzyme, là thành phần cấu trúc của vách tế bào, ảnh hưởng nước vận động trong tế bào và cần thiết cho tế bào phát triển và phân chia Một số cây phải có Ca để sử dụng N và khoáng chất khác Sự thiếu hụt là nguyên nhân làm còi cọc thân cây mới phát triển, hoa và rễ,quả và lá có đốm đen, sinh trưởng mới bị

méo mó dị tật, xuất hiện vàng ở mép lá

Trang 33

được Fe được sử dụng bằng hình thức dinh dưỡng acid chứa chelate Fe, dạng dung dịch, sẽ giải quyết được vấn đề thiếu Fe

Mn: bao gồm các hoạt động enzyme cho quá trình quang hợp, hô hấp và chuyển hóa N Sự thiếu hụt ở lá non có thể nhận thấy hệ thống gân lá xanh trên nên

lá xanh nhạt tương tự như triệu chứng thiếu Fe Thiếu nhiều Fe phần lá màu xanh nhạt trở thành trắng và lá bị rụng; đốm nâu, đen, xám có thể xuất hiện gần gân lá Ở đất trung tính hoặc kiềm cây thường có dấu hiệu thiếu Mn Trong đất acid cao, Mn

có thể có sẵn mức độ nhất định mà kết quả là gây độc

Bo: là cần thiết cho hình thành vách tế bào, giữ nguyên màng tế bào, hút caxi

và có thể bổ sung vào sự di chuyển của đường Bo có ảnh hưởng tối thiểu lên 16 chức năng của cây trồng, chức năng này bao gồm nở hoa, nảy mầm hạt phấn, hình thành trái, phân chia vách tế bào, mối quan hệ với nước và sự di chuyển của hormoner Bo phải có sẵn trong quá trình sống của cây Nó không thể di chuyển và

dễ dàng bị rửa trôi Nếu thiếu Bo giết chết nụ ở dạng mới nở ảnh hưởng trên cây

Lá dày, cong và dễ gãy Trái, thân củ và rễ bị mất màu, rạn nứt và vết đốm màu nâu

Zn: là thành phần của enzyme hoặc chức năng phụ của một số lớn enzyme bao gồm các auxin (hormone sinh trưởng của cây trồng) Zn là yếu tố của quá trình biến dưỡng carbonhydrate, tổng hợp protein và sự kéo dài lóng hoa (sinh trưởng của thân) Dấu hiệu thiếu Zn là có vết chấm trên lá với vùng bị úa vàng không đều Dấu hiệu thiếu Zn dẫn đến thiếu Fe có dấu hiệu tương tự Dấu hiệu thiếu Zn xảy ra trên đất bị xói mòn và tối thiểu ở pH mức từ 5.5 – 7.0 pH thấp hơn có thể hoàn trả lại

Zn có sẵn gây độc

Cu: tập trung vào rễ cây và đóng vai trò trong sự chuyển hóa N Nó là thành phần của hàng loạt enzyme và có thể là phần của hệ enzyme mà sử dụng carbonhydrate và protein Dấu hiệu thiếu Cu là nguyên nhân gây thối đen của đầu cành non, và sự phát triển của lá ở giai đoạn cuối bị đốm nâu Đồng là giới hạn sít sao trong hợp chất hữu cơ và có thể thiếu nhiều trong đất hữu cơ Cu không có sẵn

Trang 34

trong đất nhưng thường không dễ mất đi từ đất Quá nhiều Đồng có thể là nguyên nhân gây độc

Mo: không có Mo trong quá trình tổng hợp protein se trở ngại làm cây trồng ngừng sinh trưởng Nốt sần bacteria cũng đòi hỏi Mo Thiếu N có thể xảy ra nếu cây thiếu Mo hạt không thể hình thành Dấu hiệu thiếu Mo là lá xanh nhạt màu với mép lá cuộn lại hoặc quăn queo

Chlorine: liên quan đến sự thẩm thấu, di chuyển của nước hoặc dung dịch trong tế bào, cân bằng ion là cần thiết cho cây hút nguyên tố khoáng và trong quang hợp Dấu hiệu thiếu bao gồm làm héo rũ, rễ ngắn và dầy, bệnh úa vàng và màu đồng Chloride được cây trồng sử dụng dưới hình thức ion ở dạng dung dịch, có thể mất đi do rửa trôi Một số cây trồng có thể có triệu chứng ngộ độc nếu mức độ chlorine quá cao

Ni: vừa mới được bổ sung vào vị trí trong các nguyên tố vi lượng trong thời gian gần đây cho cây trồng (theo Sở nghiên cứu nông nghiệp về cây trồng, đất và phân tích dinh dưỡng ở Ithaca, NY) Ni cần để cho enzyme urease phá vỡ urea tự

do thành N là hình thức hữu dụng cho cây trồng Ni cần cho sự hút chất sắt Hạt giống cần Ni trong quá trình nảy mầm Cây trồng sinh trưởng mà không bổ sung Ni

sẽ dần dần dẫn tới mức độ thiếu trong khoảng thời gian nhất là giai đoạn chín chuẩn

bị cho quá trình tái sản xuất Nếu Ni bị thiếu trong cây có thể làm giảm sức sống của hạt giống

Co được đòi hỏi cho sự cố định N trong cây họ đậu và nốt sần của cây không phải họ đậu, yêu cầu về Co là cao hơn cho sự cố định N hơn là cho dinh dưỡng ammonium Dấu hiệu thiếu có thể là kết quả trong dấu hiệu thiếu N

Si được tìm thây trong thành phần của vách tế bào Cây trồng được cung cấp

Si đầy đủ giúp cây cứng cáp hơn, vách tế bào dai hơn làm thành hàng rào chắn cơ học sắc nhọn đối với côn trùng non Khả năng chống chịu của cây về sức nóng và khô hạn tăng cao Phun Si lên lá cũng có thể làm giảm sinh sản của rệp trên cánh đồng Si giúp cải thiện sự thẳng đứng của lá, thân cây và ngăn chặn hoặc làm suy

Trang 35

giảm độc của Fe và Mn Si không phải là nguyên tố cần thiết đối với tất cả các loại cây trồng tuy nhiên nó có ảnh hưởng đối với một số cây trồng nhất định

2.6 Một số loại giá thể phổ biến

Đất đen (outperform dirt): dễ bị kết dính trong chậu thoát nước kém, làm rễ

bị mục nát và dễ bị gây bệnh, thành phần dinh dưỡng kém, độ thông thoáng không cao

Long Fiber Sphagnum Moss : rêu nước dạng sợi khô, phổ biến cho các loại chậu treo, độ thông thoáng tốt cho rễ cây, khả năng giữ nước tốt gấp 20 lần trọng lượng khô, có khả năng giữ dinh dưỡng và cân bằng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng Giá thành cao, dễ bị rong rêu, úng nước trong mùa mưa

Perlite là một loại khoáng núi lửa, có thể nở rộng từ 4- 20 lần so với trọng lượng nguyên thủy khi đốt nóng ở sức nóng 1600 – 1700oF, có màu trắng như tuyết tơi xốp, pH trung tính, có khả năng giữ ẩm và cung cấp dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng

Vermiculite cải thiện độ thông thoáng cho đất trong khi vẫn giữ được ẩm độ

và cần thiết cho rễ cây, dâm cành, gieo hạt nhanh hơn, có đặc tính trao đổi cation,

có thể giữ và có sẵn

Coir Fiber -Coco Peat Bụi xơ dừa được rửa sạch, xử lý nóng, được sàng lọc

và phân loại trước khi xử lý thành nhiều dạng dùng bổ sung cho nông nghiệp và làm vườn Coco peat được sử dụng đầu tiên ở Anh hơn 135 năm trước đây Ngày nay

nó được xử lý thành nhiều dạng khác nhau để sử dụng ngay như dạng sợi mịn, sợi thô, bụi Độ thông thoáng tốt giống như những cấu tạo của những tấm bọt biển, hấp thu và giữ nước gấp 8 lần trọng khô pH tự nhiên là từ 5.5 đến 6.5 kết hợp với 30 – 70% tỉ lệ không khí trong nước đảm bảo xơ dừa sẽ giữ và giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài và với tính chất giữ nước sẽ làm giảm lượng nước tưới sử dụng

Stonewool – Rockwool Là một loại đá hình thức giống như gỗ hay còn gọi

là đá basalt và đá phấn, có nhiệt độ nóng chảy 16000C Đá này được hình thành từ dung nham thổi thành viên có sợi, giống như những viên kẹo cotton Sợi được đóng

Trang 36

gói với nhau thành hình khối và được cắt thành miếng, khối nhỏ để phù hợp cho việc trồng cây trong vườn Khi khối này ướt, chúng kết với nhau thành mảng lớn

Khối hình lập phương có tỉ lệ nước và không khí rất tốt,trung bình là 50% nước và 50% không khí Chúng rất dễ phối trộn với các loại hỗn hợp trồng chậu khác và gần như có sự tương hợp hoàn toàn Tăng thêm hiệu quả khi sử dụng loại đá này phối trộn với viên đất sét đốt nóng Loại Stonewool sẽ tách nước trong chậu và giữ nước làm lớp đệm giữa hai chu kỳ tưới

Fired Clay Pebbles đá cuội sỏi – thạch anh Thu được từ nhiều nguồn phổ

biến là từ sét, đá thạch anh Về phương diện sinh thái là chất trồng phù hợp cho các loại cây Chúng là chất trơ hoàn toàn, pH trung tính, và không chứa loại dinh dưỡng nào, giúp cho kiểm soát lượng dinh dưỡng trong đất được chính xác

Đá thạch anh dẫn nước tự do và không giữ nước thừa, chúng cung cấp nhiều oxy xung quanh rễ và đặc biệt phù hợp cho vùng ngập lụt, lưu dẫn nước tự do cho sinh trưởng của cây trồng Được sử dụng rộng rãi trong canh tác hoa hồng trồng trong nhà kính Cùng với hệ thống tưới nhỏ giọt,đá thạch anh có thể được trộn với chất trồng khác giúp hoạt động mao dẫn tốt hơn, ví dụ như là với cocopeat, như vậy

sự hao mòn dinh dưỡng sẽ được cân bằng

Silica Stone Thành phần đá silica chủ yếu là Silicon dioxide, phân giải chậm silica cho cây trồng, quan trọng trong sự phát triển tế bào Silica stone không

bị phá vỡ giống như những hỗn hợp khác Silica có thể sử dụng lại được bằng cách rửa sạch sau khi đã trồng cây, trạng thái rỗng không bị biến đổi nhiều Loại đá silica có khả năng hấp thu khoảng 150% trọng nước đạt được tỉ lệ trao đổi cation rất tốt, trạng thái rỗng bên trong cho phép hạt hút ẩm và phân giải từ từ trở lại cho cây trồng khi chúng yêu cầu Hỗn hợp đạt được tỉ lệ nước và không khí tốt cho cây trồng trong chậu, đặc biệt quan trọng trong việc ngăn cản sự mục nát của rễ

Đá silica có thể được sử dụng bổ sung sét cho cây trồng Phối hợp với các loại chất trồng khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng Ví dụ: đá silica được sử dụng với cocopeat giúp giảm vấn đề kết dính và làm tăng sự giữ ẩm Khi lót đá silica dưới đáy chậu, silica hoạt động như một hồ chứa nước tự nhiên vì vậy cây trồng có

Trang 37

thể thêm ẩm độ chúng cần trong giai đoạn sau của quá trình phát triển Silica chứa các nguyên tố vi lượng được phóng thích từ từ vào vùng rễ của cây trồng qua mỗi chu kỳ bổ sung nước thuận tiện trong việc trang trí sân vườn

2.7 Các loại vật liệu được sử dụng làm giá thể trong đề tài

- Tro trấu: vỏ trấu được đốt lấy tro, sau khi đốt cháy được ủ trước khi sử dụng, tro có tính tơi xốp, khả thoát nước nhanh

- Xơ dừa: vỏ quả dừa khô, xay nhuyễn qua quá trình ngâm ủ với nước để khử chất tanan, khả năng giữ nước tốt và tạo sự thông thoáng cho hỗn hợp, rất nghèo dinh dưỡng, có độ thông thoáng cao

-Phân bò: chất thải gia súc được thu gom từ các trang trại, hộ chăn nuôi được

ủ hoai Trong phân bò hàm lượng chất hữu cơ là 14%, N từ 0,3- 0,4; P từ 0,2 – 0,3;

- Vỏ đậu: là sản phẩm loại bỏ sau khi thu hoạch hạt, vỏ được ủ cho hoại mục

và bón cho cây trồng, có khả năng cung cấp đạm và thoát nước tốt

2.8 Giới thiệu về các chủng loại hoa tham gia trong quá trình thí nghiệm

2.8.1 Hoa Dạ yên thảo

Tên khoa học: Petunia hybrida

Bộ cà : Solanales

Họ : Solanaceae

2.8.1.1 Giới thiệu

Là loại hoa hàng năm, nguồn gốc từ Argentina Trong họ Petunia hybrida

có nhiều loại: hoa đơn, hoa kép, cánh hoa trơn hoặc có diềm, có sọc, đường vân hoặc màu thuần nhất Được sử dụng trồng đồi hoặc dạng treo rủ, một số loài có

hương thơm Hầu hết Petunia hybidra được bán trên thị trường hiện nay là giống lai, được sử dụng cho mục đích thiết kế đặc biệt Hai loại Petunia hybrida cũ là

grandifloras (hoa lớn) và multifloras (nhiều hoa) Multifloras thích hợp trồng trong mùa mưa

2.8.1.2 Kỹ thuật canh tác

- Hạt giống: 10.000 hạt/gram, thời gian từ khi cây nảy mầm đến khi ra hoa là 55 –

60 ngày Điều kiện gieo hạt là phải có ánh sáng đầy đủ, ở vùng có nhiều nắng có

Trang 38

thể sử dụng lưới che mát một phần Thời gian từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm là 3-4 ngày Nhiệt độ nảy mầm là 22 -240

c

- Đất trồng: là hỗn hợp giá thể thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và giữ ẩm Thành phần giá thể được khuyến cáo sử dụng để gieo trồng hoa Dạ yên thảo tại Thái lan như sau: Coconut fiber 3 phần, cát thô 1 phần, Dolomite,Ferrous sulfate

- Ánh sáng thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn khay gieo ươm từ 10.000 – 25.000 lux, giai đoạn trồng chậu cần ánh sáng hoàn toàn

- Chăm sóc: tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều trước 3 giờ Việc tưới quá nhiều nước sẽ là nguyên nhân làm cây dài ra, phác hoa ngắn và ít hoa

- Dinh dưỡng: phải bổ sung dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt chuẩn bị cho việc nở hoa Hỗn hợp phân 20.10.30 pha trong dung dịch tưới vào buổi sáng 1 tuần 1 lần sau khi cấy cây có thể sử dụng chất kích thích tăng trưởng, tiếp tục sử dụng 10 – 12 ngày/ lần đến khi nụ hoa xuất hiện

Cây dừa cạn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ với

3 tên gọi như sau Vinca, Periwinkle và Myrtle Cây có tán lá xanh, hoa đẹp, hoa nở kéo dài đến mùa đông Hoa nhiều màu gồm có màu trắng, đỏ và hồng, chiều cao cây từ 0,3-0,6m được sử dụng trồng thành thảm hoặc làm đường viền

Trang 39

Công dụng khác của cây dừa cạn là được sử dụng làm thuốc : qua nhiều năm, cây dừa cạn được sử dụng vào mục đích làm thuốc cho các chứng bệnh như : giảm huyết áp, giảm mức độ đường cho bệnh đái đường, điều trị ho, cảm, viêm họng điều trị nhiễm trùng phổi và mắt

2.8.2.2 Kỹ thuật canh tác

- Hạt giống: 650 - 780 hạt/gram, thời gian từ khi nảy mầm đến khi ra hoa là 40 – 50 ngày Cây dừa cạn đòi hỏi điều kiện tối để nảy mầm, sau khi gieo hạt phải phủ khay với tấm nylon đen hoặc bọc trong túi plastic đen Nhiệt độ nảy mầm là 25o

C, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 1 – 2 tuần

- Đất trồng : dừa cạn thích hợp với giá thể thông thoáng tốt gồm xơ dừa ngâm nước

3 phần, cát hạt lớn 1 phần, dolomite 2 gam/l, ferrous sulfate 2 gam/l Nên kiểm tra

pH của giá thể trong quá trình trồng Trong giai đoạn cây con cần ẩm độ trung bình, giai đoạn cây trưởng thành yêu cầu giá thể phải khô hơn bình thường

- Chăm sóc : Dừa cạn là cây chịu hạn tốt, nên trồng Dừa cạn vào lúc nhiệt độ bắt đầu nóng lên vào cuối mùa xuân Tránh tưới nước quá nhiều, tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc trước 3 giờ chiều Dừa cạn cần ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ tối đa

20-25oC, trong điều kiện lạnh sinh trưởng chậm

- Dinh dưỡng: nên bổ sung phân bón vào tuần thứ 2, cây dừa cạn có cành nhánh tự nhiên nên không cần ngắt đọt để tạo tán Hỗn hợp phân bón với tỉ lệ 20.10.30 pha trong 100 lít nước có thể bổ sung thêm vi lượng khi cần thiết

2.8 2.3 Phòng trừ sâu bệnh

- Các loại sâu ăn lá, bọ trĩ phun phòng 1 tuần 1 lần 3 – 5ppm với các loại thuốc sau: Confidor, Ascent, Dicazol, Vertime

- Các loại bệnh: Botrytis, leaf gray mole phun thuốc phòng như cây Dạ yên thảo

2.8.3 Hoa Mai địa thảo

Tên khoa học Impatiens L

Bộ : Ericales (thạch nam)

Họ: Balsaminaecae (bóng nước)

Trang 40

2.8.3.1 Giới thiệu

Có khoảng 500 loài trong họ cây Balsaminaecae được tìm thấy vào năm

1989 Impatiens là kiên nhẫn chịu đựng còn được biết đến với tên là Busy Lizzy và Touch – me – not Có 15 loại có cùng một màu, 3 loại xen hai màu và 5 loại với mẫu hình ngôi sao Cây có thể trồng từ 15cm đến 0,5m phụ thuộc vào không gian,

độ ẩm và dinh dưỡng có sẵn và số giờ chiếu sáng Hoa có dạng đơn nửa kép hoặc kép hoàn toàn

- Đất trồng: hỗn hợp phân trộn, giữ ẩm nhưng tránh quá nhiều nước sẽ làm ẩm ướt kích thích phát sinh nấm bệnh

- Chăm sóc: trồng cây trong chậu cần bổ sung lượng nước tưới thường xuyên, giai đoạn cây con cần che bóng, quá nhiều ánh sáng sẽ làm cháy lá Kiểm tra thường xuyên cẩn thận lượng nước tưới, ánh sáng và bổ sung phân bón sẽ giúp điều kiển sinh trưởng tốt

- Dinh dưỡng: khi 1 cặp lá thật xuất hiện có thể bổ sung kích thích sinh trưởng, bón phân với công thức 13-2-13-6Ca-3Mg, phân vi lượng giúp cây chắc và tăng nở hoa

Sử dụng các loại kích thích sinh trưởng ở giai đoạn 3 và 4

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w