4.3.1.1 Chiều cao cây của hoa Dạ Yên thảo qua 2 vụ trồng
Bảng 4.6 Ảnh hưởng các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên chiều cao cây Dạ Yên Thảo vụ nắng (cm)
Loại phân (B)
Loại giá thể (A)
TBPB (B)
NT2 NT3 NT4
12.12.7 13,4 9,4 7,9 10,23 c
15.5.20 20,0 12,5 10,8 14,43 ab
16.12.8 20,4 13,4 11,5 15,12 ab
30.30.15 24,8 16,6 12,5 17,96 a
14.13.13 18,8 10,4 8,4 12,52 bc
TBGT (A) 19,48 a 12,5 b 10,2 b CV(%) 20,79
Trung bình chiều cao cây Dạ Yên thảo có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh ở 3 loại giá thể. Chiều cao cây cao nhất là 19,5cm ở giá thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1. Trong hỗn hợp này xơ dừa được xem là thành phần giá thể tốt nhất với pH= 4,2, hàm lượng chất hữu cơ là 2,21%, N là 0,12% và K là 0,23%. Tuy nhiên xơ dừa có khả năng giữ nước cao làm giảm độ thông thoáng của giá thể do đó ảnh hưởng đến oxy xung quanh hệ rễ, khả năng giữ nước của giá thể đạt từ 50 – 81% tùy vào kỹ thuật xử lý. Tro trấu có độ tơi xốp và thoát nước nhanh khi phối trộn cùng với xơ dừa giúp cho giá thể thông thoáng, do đó chiều cao cây đạt tối đa ở nghiệm thức này. Khi sử dụng phân bón bổ sung trên nền giá thể, nhận thấy phân NPK 30.30.15 cho chiều cao cây cao nhất 17,9cm và có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệm thức phân khác. Không có sự tương tác giữa giá thể và phân bón trong khi khảo sát chiều cao cây Dạ Yên thảo.
Bảng 4.7 Ảnh hưởng các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên chiều cao cây Dạ Yên Thảo vụ mưa (cm)
Loại phân (B)
Loại giá thể (A)
TBPB (B)
NT2 NT3 NT4
12.12.7 17,3 12,1 11,8 13,76 c
15.5.20 18,6 15,3 14,3 16,06 abc
16.12.8 20,7 16,9 15,6 17,71 ab
30.30.15 22,0 17,2 15,8 18,33 a
14.13.13 17,9 13,2 12,3 14,48 bc
TBGT (A) 19,3 a 14,95 b 13,95 b CV(%) 15,62
Chiều cao cây Dạ Yên Thảo trong vụ mưa phát triển tương đối đồng đều trong các nghiệm thức hơn là trong nắng. Trung bình chiều cao cây có sự khác biệt về mặt thống kê trong 3 loại giá thể, ở nghiệm thức giá thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1 chiều cao cây đạt 19,3 cm tương đương với chiều cao cây vụ nắng là
19,5cm. Tuy nhiên giá thể với thành phần tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 2:1:1 có chiều cao cây vụ mưa tăng mạnh hơn so với vụ nắng. Trong điều kiện vụ mưa ẩm độ cao, lượng mưa nhiều nên giá thể cần phải thông thoáng và thoát nước cao, do đó tỉ lệ trấu tăng gấp đôi trong thành phần phối trộn khá phù hợp cho cây sinh trưởng ở vụ mưa. Trung bình chiều cao cây giữa các nghiệm thức phân bón có sự khác biệt về mặt thống kê, chiều cao cây đạt tối đa 18,33cm khi sử dụng loại phân NPK 30.30.15, so với khuyến cáo của nhà sản xuất giống tại Thái Lan thì cần phải sử dụng loại phân NPK 20.10.30 trong giai đoạn sản xuất cây trong chậu. Với điều kiện thực tế sản xuất, nên việc chọn lựa loại phân phổ biến trên thị trường để sử dụng trong thí nghiệm là cần phải thiết. Giữa giá thể và các loại phân không có sự tương tác ảnh hưởng đến chiều cao cây.
4.3.1.2 Số lá của hoa Dạ Yên Thảo qua 2 vụ trồng
Bảng 4.8 Ảnh hưởng các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên số lá cây Dạ Yên Thảo vụ nắng
Loại phân (B)
Loại giá thể (A)
TBPB (B)
NT2 NT3 NT4
12.12.7 32,7 23,0 19,3 25,0 c
15.5.20 40,9 30,7 26,3 35,3 b
16.12.8 50,3 33,0 28,0 37,1 b
30.30.15 61,0 42,3 30,7 44,7 a
14.13.13 37,3 25,3 20,7 27,8 c
TBGT (A) 46,07 a 30,87 b 25,0 b CV(%) 20,29
Lá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phát triển của cây, đối với cây hoa khi bộ lá phát triển tốt hài hòa cân đối sẽ có khả năng cho hoa nhiều, màu sắc hoa đẹp do ảnh hưởng của quang hợp. Ngược lại, nếu cây còi cọc, lá kém phát triển cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Số lá trên cây Dạ Yên Thảo trong vụ nắng có sự biến động khác nhau giữa các nghiệm thức. So sánh số lá trên 3 loại giá thể, trung bình số lá có sự khác biệt nhau về mặt thống kê, ở giá thể tro trấu +xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1 cho số lá đạt cao nhất là 46,1 lá. Xét thành phần phối trộn giá thể cho thấy tỉ lệ cân đối giữa xơ dừa và tro trấu làm cho giá thể tơi xốp, giúp bộ rễ phát triển do đó số lá trên cây nhiều hơn so với các giá thể khác. Dinh dưỡng góp phần ảnh hưởng rất nhiều đến số lá trên cây, so sánh trung bình số lá trên cây ở các loại phân bón gốc có sự khác biệt có ý nghĩa khác biệt về mặt thống kê, số lá cao nhất là 44,7 lá xảy ra ở loại phân NPK 30.30.15, số lá thấp nhất xảy ra ở loại phân NPK 12.12.7. Sự tương tác giữa giá thể và phân bón không xảy ra.
Bảng 4.9 Ảnh hưởng các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên số lá cây Dạ Yên Thảo vụ mưa (cm)
Loại phân (B)
Loại giá thể (A)
TBPB (B)
NT2 NT3 NT4
12.12.7 38,9 28,7 25,7 31,33 b
15.5.20 47,7 40,3 31,5 39,89 ab
16.12.8 60,1 40,3 38,1 46,11 a
30.30.15 63,8 37,4 39,6 46,78 a
14.13.13 41,0 29,3 28,6 33,00 b
TBGT (A) 50,33 a 35,20 b 32,73 b CV(%) 16,87
Trong các tháng mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 26,20C – 28,40C, độ ẩm không khí từ 73 – 83% nên rất thích hợp cho sinh trưởng của cây Dạ Yên Thảo do đó trong các tháng vụ mưa số lá cây Dạ yên thảo tăng cao hơn và đều trong các nghiệm thức. Với thành phần phối trộn giá thể gồm tro trấu+ xơ dừa+ phân bò tỉ lệ 1:1:1 cho số lá đạt cao nhất là 50,3 lá. Có sự khác biệt về mặt thống về số lá trung bình giữa các loại phân bón, ở loại phân NPK 30.30.15 và NPK 16.12.8 cho số lá
gần bằng nhau 46,9 lá và 46,2 lá điều này cho thấy vào vụ mưa do loại phân NPK 16.12.8 có bổ sung một số nguyên tố vi lượng nên giúp cây sinh trưởng tốt kháng lại sâu bệnh.
4.3.1.3 Ngày xuất hiện hoa trên cây Dạ Yên Thảo
Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây từ khi gieo đến khi có hoa. Chỉ tiêu này cũng góp phần xác định loại giá thể và tỉ lệ phối trộn phù hợp cho sự phát triển của cây hoa. Giá thể là môi trường giúp cho bộ rễ phát triển, hấp thu đầy đủ dinh dưỡng giúp cho cây ra hoa đúng theo yêu cầu.
46 48 50 52 54 56 58 60 62
NT2 NT3 NT4
Số ngày
Giá thể
vụ mưa vụ nắng
Biểu đồ 4.4 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dạ Yên thảo
Biểu đồ 4.4 cho thấy giá thể NT2 với thành phần tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1 có thời gian ra hoa sớm hơn so với các giá thể còn lại (52 ngày vụ mưa và 57 ngày vào vụ nắng) so với khuyến cáo của nhà sản xuất giống thì thời từ khi gieo đến ra hoa của cây Dạ Yên thảo từ 45- 50 ngày, như vậy loại giá thể này có tỉ lệ và thành phần phù hợp cho sinh trưởng của cây Dạ Yên thảo so với các loại còn lại. Với giá thể NT3 gồm tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 2:1:1 không có sự khác biệt nhau nhiều về thời gian ra hoa lần đầu (53 ngày ở vụ nắng và 58 ngày ở vụ mưa) vì tỉ lệ phối trộn của 2 loại giá thể này gần giống nhau.
4.3.1.4 Số hoa trên cây
Số lượng hoa trên cây là một chỉ tiêu để đánh giá cây đạt yêu cầu trang trí.
Số hoa trên cây phụ thuộc vào sinh trưởng của cây. Theo tiêu chuẩn xuất vườn đối với cây Dạ Yên Thảo phải đạt từ 5 – 10 hoa/ cây và có nhiều nụ.
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0
12.12.7 15.5.20 16.12.8 30.30.15 14.13.13 Loại phân
Số hoa/cây
NT2 NT3 NT4
Biểu đồ 4.5 Số hoa trên cây Dạ Yên Thảo sau 60 ngày sau gieo
Số hoa đạt tối đa là 6 hoa/ cây ở giá thể NT2 tro trấu+ xơ dừa+ phân bò tỉ lệ 1:1:1. Tuy nhiên cũng trên loại giá thể này khi được bón bổ sung các loại phân khác nhau thì số hoa cũng thay đổi khác nhau với phân NPK 30.30.15 số hoa đạt tối đa là 6 hoa/ cây, trên các nghiệm thức phân còn lại số lượng hoa trên cây thấp hơn (4hoa/ cây). Với giá thể NT4 tro trấu+ đất + phân bò tỉ lệ 1:1:1 là 2 hoa/ cây khi cùng sử dụng cùng loại phân NPK 30.30.15. Điều này chứng tỏ giá thể có sự quyết định rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dạ Yên Thảo, với tỉ lệ phối trộn và thành phần giá thể phù hợp sẽ giúp cho cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu, thân và lá phát triển tốt, khả năng ra hoa đạt tỉ lệ cao như ở giá thể NT2 tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1. Trong trường hợp giá thể NT4 tro trấu + đất + phân bò tỉ lệ 1:1:1, giữa 2 giá thể chỉ khác nhau ở thành phần phối trộn một đất đen và xơ dừa, cùng sử dụng loại phân giống nhau nhưng cho số hoa trên cây khác nhau rất lớn.
4.3.1.5 Kích thước hoa
Biểu đồ 4.6Kích thước hoa trên cây Dạ yên Thảo 60 ngày sau gieo
Kích thước hoa là chỉ tiêu để xem xét cây đạt yêu cầu. Qua biểu đồ 4.6 nhận thấy kích thước hoa gần như không có sự chênh lệch giữa các giá thể và các loại phân bón. Kích thước hoa nhỏ nhất là 5cm ở giá thể NT4 tro trấu + đất + phân bò tỉ lệ 1:1:1 và loại phân NPK 14.13.13, hoa đạt kích thước lớn nhất là 5 cm. Ở giá thể NT2 tro trấu+ xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1 và loại phân NPK 15.5.20 kích thước hoa đạt cao nhất là 8cm. Với tỉ lệ K trong phân NPK 15.5.20 cao hơn các công thức phân khác nên ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Khi sử dụng loại phân này trên giá thể NT3 và NT4 với thành phần và tỉ lệ phối trộn khác nhau, kích thước hoa cũng giảm. Điều này khẳng định, ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ phân bón thì giá thể cũng góp phần quyết định đến số lượng và chất lượng hoa. Màu sắc hoa trong các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt nhau nhiều cho nên chỉ đánh giá bằng cảm quan.
4.3.1.6 Tình hình sâu bệnh
Trong vụ nắng thường xuất hiện loại sâu vẽ bùa tên khoa học là Phyllocnistic citrella gây hại trên lá và chồi non. Sâu non đục phá lá ở phần biểu bì, ăn mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên thành những đường ngoằn ngoèo. Sâu gây
hại vào tháng trong các tháng 4- 5 do thời tiết nắng nóng cộng với ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sâu vẽ bùa phát triển. Tuy nhiên mật độ không nhiều rải rác từ 3-5 chậu trên khu thí nghiệm. Để phòng trị sâu vẽ bùa thường sử dụng thuốc Selecron 500EC để phun khi cây vừa nhú tược non, liều lượng phun là 15 – 20cc/bình 8 lít. Trứng sâu mới đẻ cũng có thể bị thối ung khi tiếp xúc với thuốc.
Mùa mưa với ẩm độ cao (83%) trong các tháng 8 -9, số ngày mưa nhiều 24 ngày/tháng là điều kiện thuận lợi cho bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra ở giai đoạn cây trưởng thành. Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây, phần thân trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu.
Cây nhiễm bệnh biểu hiện lúc ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục và chết. Bệnh lây lan nhanh do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng do đó khi phát hiện bệnh phải sử dụng thuốc hóa học như Kasuran 50WP, Kanamin 47 WP để hạn chế sự lây truyền của bệnh kết hợp với các biện pháp vệ sinh đồng ruộng.
4.3.1.7 Hiệu quả kinh tế
Giá thể là các loại phụ phẩm tận dụng trong tự nhiên nên giá thành đầu tư cho sản xuất không cao, người sản xuất có thể lựa chọn nhiều loại giá thể để sản xuất tùy vào điều kiện đầu tư ban đầu. Khay và chậu nhựa có thể tận dụng sử dụng được nhiều lần trên thực tế sản xuất thì khay nhựa và chậu nhựa sẽ được khấu hao từ 4 – 6 lần tùy theo chất lượng của khay và chậu.
Bảng 4.10Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa Dạ Yên Thảo ( đvt :đồng)
chi phí NT2 NT3 NT4 đất sạch tri bat
chậu nhựa 6.000 6.000 6.000 6.000
giá thể 6.450 6.375 6.340 7.050
phân 3.000 3.000 3.000 3.000
cây con 3.682 3.659 3.654 3.682
công 12.000 12.000 12.000 12.000
giá thành 31.132 31.034 30.994 31.732
giá bán 35.000 35.000 35.000 35.000
lợi nhuận 3.868 3.966 4.006 3.268
Qua bảng 4.8 cho thấy với mỗi chậu hoa Dạ Yên Thảo thu được từ 3.000 – 4.000đ sau khi trừ đi kinh phí sản xuất ban đầu. Giá thể tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1 sử dụng trong sản xuất sẽ thu được lợi nhuận là 3.868 đồng/ chậu hoa, việc sử dụng loại giá thể này khi sản xuất cây Dạ Yên thảo cho các chỉ tiêu về số lá, chiều cao cây tối đa, ngoài ra số hoa trên cây đạt yêu cầu và thời gian ra hoa 52 -58 ngày sớm hơn so với các giá thể còn lại.
Với giá thể là loại đất sạch tribat lợi nhuận thu được là 3.268 đồng/ chậu hoa chênh lệch so với giá thể tự phối trộn là 500 đồng/ chậu hoa, tuy nhiên khi sản xuất đại trà với khối lượng lớn thì việc sử dụng giá thể đất sạch tùy thuộc vào nhà máy sản xuất và giá bán của loại giá thể này tương đối cao. Tuy nhiên cây Dạ yên thảo khi trồng trên loại giá thể đất sạch cũng không đạt được các chỉ số sinh trưởng tối đa về số lá, chiều cao cây, số hoa và kích thước hoa.