Các chủng loại hoa trang trí thường có thời gian sinh ngắn từ 45 đến 60 ngày, thời gian nở hoa kéo dài 60 ngày. Việc chọn lựa các loại giá thể để trồng hoa có tính chất quan trọng quyết định chất lượng của các loại hoa. Đối với mỗi loại hoa sẽ có loại giá thể phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây. Nhìn chung các loại giá thể cho cây hoa phải đáp ứng yêu cầu là giữ ẩm, thông thoáng và cung cấp một số loại dinh dưỡng có sẵn trong giá thể.
Các loại giá thể được chọn lựa để bố trí thí nghiệm là những sản phẩm tận dụng có sẵn như tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu nên việc phân tích các tính chất nông hóa của giá thể trước thí nghiệm là bước cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng tỉ lệ phối trộn giá thể.
Bảng 4.2 Tính chất nông hóa của các loại giá thể trước thí nghiệm NT Giá thể Tỉ lệ
phối trộn
Ẩm độ (%)
pH KCL
EC mS/c m
C (%)
N (%)
P (%)
K (%) 1 Đất sạch tribat 42,1 6,5 0,75 24,91 0,15 0,28 0,34 2 TT+XD +PB 1:1:1 45,7 7,0 0,85 28,9 0,23 0,60 0,93 3 TT+XD +PB 2:1:1 49,1 7,0 1,03 23,0 0,21 0,56 0,83 4 TT+đất+PB 1:1:1 41,7 7,1 1,44 37,9 0,17 0,59 1,03 5 TT+đất+PB 2:1:1 42,5 7,5 1,64 24,5 0,18 0,54 0,76 6 XD+VĐ+PB 1:1:1 42,9 6,4 1,38 62,2 0,20 0,35 0,73 7 XD+VĐ+PB 2:1:1 49,1 6,5 1,30 63,5 0,18 0,44 0,78 8 XD+TT +PB 2:1:1 53,1 5,1 1,80 40,7 0,17 0,38 0,53 9 XD+Đ+PB 1:1:1 48,0 5,4 1,16 48,5 0,18 0,46 0,59 10 XD+Đ+PB 2:1:1 49,9 6,5 1,30 24,2 0,22 0,58 0,91
(Phân tích tại Phòng Đất phân Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam) Giá thể dùng trồng hoa phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau:
- Là môi trường cho cây sinh trưởng - Là nơi cung cấp nước cho cây
- Là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Ẩm độ giúp cây sinh trưởng tốt, đối với cây hoa ẩm độ không được quá cao hoặc quá thấp chỉ cần ở mức bão hòa vừa đủ ẩm. Bảng phân tích 4.2 cho thấy ẩm độ của các giá thể giao động từ 41,7% đến 53,1% tương đối phù hợp cho việc gieo trồng các chủng loại hoa. Ẩm độ cao nhất là 53,1% ở nghiệm thức 8 với tỉ lệ phối trộn là xơ dừa + tro trấu+ phân bò 2:1:1. Sự khác biệt về ẩm độ giữa các nghiệm thức là do thành phần và tỉ lệ phối trộn các loại giá thể khác nhau. Cây hoa cần độ ẩm bão hòa từ 50 – 60% để sinh trưởng do vậy các vật liệu dùng làm giá thể khi phối trộn thành hỗn hợp đều phải đảm bảo mức ẩm độ tốt để cho cây hoa sinh trưởng.
- pH thích hợp cho các loại hoa là từ 5.5 – 6.5, với pH cao cũng có thể trồng hoa được nhưng sinh trưởng kém, tương tự như vậy pH thấp cây vẫn sinh trưởng được nhưng cây còi cọc và khả năng ra hoa kém. Kết quả phân tích cho thấy pH của các nghiệm thức thí nghiệm giao động từ 5,1 -7,5, nghiệm thức 5 có pH khá cao 7,5 do tỉ lệ tro trấu trong hỗn hợp nhiều dẫn đến giá thể có tính kiềm làm pH cao, còn các nghiệm thức còn lại chỉ số pH khá thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hoa.
- Cây hoa ngắn ngày yêu cầu dinh dưỡng trong giá thể phải tương đối đồng đều giữa các thành phần N-P-K, ngoài ra cần phải bổ sung thêm các yếu tố vi lượng để màu sắc hoa được đẹp, số hoa trên cây nhiều. Qua bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ chất hữu cơ trong các nghiệm thức giá thể thí nghiệm tương đối cao. Hàm lượng chất hữu cơ từ 23% đến 63,5% cao nhất là ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 6 và nghiệm thức 7 còn thấp nhất ở nghiệm thức 3, nghiệm thức 5 và nghiệm thức 10. Tỉ lệ N-P- K trong giá thể biến đổi khác nhau, trong đó tỉ lệ N biến đổi từ 0,17% -0,23%.
Nhìn chung tỉ lệ P và K ở mức trung bình nên chỉ bổ sung một lượng dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên do các chủng loại hoa sản xuất là hoa ngắn ngày nên cần phải bổ sung thêm lượng phân bón thích hợp để cây đủ sức ra hoa và đạt yêu cầu trang trí. Do đó, thí nghiệm 2 là cần thiết để từng bước hoàn thiện qui trình trồng và sản xuất các chủng hoa ngoại nhập.
Việc phân tích giá thể ban đầu nhằm ghi nhận tỉ lệ và hàm lượng dinh dưỡng trong giá thể để làm cơ sở cho việc chọn lựa các loại giá thể và xác định tỉ lệ phối trộn thành phần giá thể cho phù hợp với sinh trưởng của các loại cây trồng.
4.2 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng của hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Dừa cạn (Vinca minor), Mai địa thảo (Impatiens L.) giai đoạn gieo ươm
4.2.1 Hoa Dạ Yên Thảo
Chiều cao cây và số lá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trưởng của cây hoa, quyết định phẩm chất và năng suất của cây trồng. Đối với các chủng loại hoa ngắn ngày thì số lá ảnh hưởng đến số hoa và chất lượng hoa do đó chỉ tiêu về số lá rất quan trọng trong nghiên cứu các giống hoa ngắn ngày.
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên chiều cao cây và số lá của hoa Dạ Yên Thảo (30 ngày sau khi gieo)
NT
Vụ mưa Vụ nắng
Chiều cao cây (cm)
Số lá ( lá/ cây) Chiều cao cây (cm)
Số lá ( lá/cây )
1 0,8 cd 6,7 c 0,3 c 2,3 c
2 1,2 abc 9,0 ab 1,1 abc 8,3 a
3 1,5 a 9,7 a 1,4 a 9,0 a
4 1,3 ab 9,3 ab 1,2 ab 8,7 ab
5 0,8 cd 8,0 abc 0,6 cd 7,0 ab
6 0,7 d 7,7 abc 0,5 d 6,3 ab 7 0,8 cd 7,3 bc 0,3 d 6,0 ab 8 0,8 cd 7,3 bc 0,4 d 4,7 bc
9 0,9 bcd 7,3 bc 0,7 bcd 6,7 ab
10 1,0 bcd 8,3 abc 0,4 d 5,7 ab
CV % 17,31 9,81 34,29 19,76
Chiều cao cây trong giai đoạn gieo ươm thể hiện ảnh hưởng của giá thể rõ nét nhất vì giai đoạn này hoàn toàn không sử dụng phân bón và chất kích thích. Kết quả bảng 4.3 cho thấy chiều cao cây hoa Dạ Yên thảo có sự biến động rõ rệt giữa các nghiệm thức. Chiều cao cây đạt tối đa là 1,5cm ở vụ mưa và 1,4cm ở vụ nắng trên giá thể tro trấu+ xơ dừa+ phân bò tỉ lệ 2:1:1. Tro trấu được sử dụng trong giá thể bằng cách đốt thành than giống như một loại cát mịn tuy nhiên trong tro trấu còn có thêm các yếu tố dinh dưỡng hữu ích cho cây như chất hữu cơ là 1,25% tỉ lệ K2O là 0,12%, vỏ trấu có tính thoát nước tốt tạo độ thông thoáng cho giá thể. Nếu chỉ sử dụng hỗn hợp toàn tro trấu khả năng thoát nước mạnh sẽ làm cho giá thể không đủ ẩm, do đó trong thành phần phối trộn phải bổ sung thêm một lượng xơ dừa để cân bằng lại độ ẩm trong giá thể.
So với đối chứng loại giá thể làm sẵn là đất sạch tribat có chiều cao cây thấp nhất (0,3 – 0,8cm) trong thành phần hỗn hợp đất sạch chủ yếu là bụi dừa,hỗn hợp này có thành phần dinh dưỡng trung bình chất mùn cao tuy nhiên do giá thể hoàn toàn bằng xơ dừa nên khả năng thoát nước kém làm ảnh hưởng đến môi trường trao đổi khí và nước của hệ rễ do đó làm giảm sinh trưởng của cây. Trên giá thể gồm xơ dừa+ vỏ đậu + phân bò 2:1:1 có chiều cao thấp nhất vào mùa mưa do xơ dừa giữ ẩm cao thành phần vỏ đậu không thoáng xốp như tro trấu nên giá thể rễ bị úng nước.
Qua bảng 4.3 nhận thấy số lá tăng đều trong các nghiệm thức, vụ mưa và vụ nắng số lá không khác biệt nhau nhiều. Kết quả nhận thấy số lá ở giá thể tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 2:1:1 là cao nhất (9 – 9,7 lá/ cây), số lá thấp nhất rơi vào giá thể đối chứng (2,3 lá/ cây) và giá thể xơ dừa + tro trấu + phân bò tỉ lệ 1:1:1 (4,7 lá/ cây) sự khác biệt này là do tỉ lệ phối trộn và thành phần các loại giá thể khác nhau. Điều kiện thời tiết cũng có phần ảnh hưởng do cây Dạ Yên Thảo không thích hợp với điều kiện nắng nhiệt độ cao nên số lá trong vụ nắng có phần ít hơn so với vụ mưa.
Qua khảo sát số lá và chiều cao cây của hoa Dạ Yên Thảo ta nhận thấy giá thể có tỉ lệ phối trộn tro trấu + xơ dừa + phân bò 2:1:1 khá phù hợp cho sinh trưởng của cây trong giai đoạn khay gieo ươm. Các chỉ tiêu về số lá và chiều cao đều cho kết quả có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm.
Kết thúc giai đoạn trong khay đối với cây hoa Dạ yên thảo, chúng tôi chọn được 3 loại giá thể với thứ tự như sau NT3 tro trấu + xơ dừa + phân bò 2:1:1, NT4 tro trấu + đất + phân bò 1:1:1, NT2 tro trấu +xơ dừa + phân bò 1:1:1. Các NT này sẽ được sử dụng làm vật liệu bố trí thí nghiệm cho giai đoạn 2 khi trồng cây Dạ Yên Thảo ra chậu.
0 10 20 30 40 50 60 70
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 Số cây/khay
Giá thể
vụ mưa vụ nắng
Biểu đồ 4.1 Số lượng cây hoa Dạ Yên Thảo đạt yêu cầu
Do tỉ lệ phối trộn của các giá thể khác nhau dẫn đến sinh trưởng của cây hoa trên khay cũng biến động khác nhau. Trên mỗi khay gieo 100 hạt sau khi kết thúc giai đoạn trong khay (30 ngày sau khi gieo) đếm số cây con đạt yêu cầu trên khay và đem trồng cho thí nghiệm 2.
Qua biểu đồ 4.1 cho thấy tỉ lệ cây đạt yêu cầu trong các nghiệm thức có sự chênh lệch khá rõ, giữa vụ 2 gieo ươm thì số cây đạt yêu cầu trong cùng nghiệm thức không có sự khác biệt nhiều. Giá thể tro trấu + xơ dừa+ phân bò tỉ lệ 2:1:1 cho số cây con đạt yêu cầu cao nhất (65 cây/khay), giá thể tro trấu + xơ dừa + phân
bò 1:1:1 cũng có số cây con đạt yêu cầu cao hơn nghiệm thức còn lại (57 cây/
khay). Số cây con đạt yêu cầu thấp nhất là giá thể gồm tro trấu + đất + phân bò 2:1:1 (11cây/ khay). Với thành phần giá thể có 1 phần đất, do đất đen không có khả năng giữa ẩm khi trộn với tro trấu làm cho giá thể không tơi xốp mà kết dính nên giá thể có môi trường thông thoáng kém, rễ khó hấp thu nước và dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây do đó số cây con đạt yêu cầu thấp hơn các giá thể còn lại.