Chương 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.8 Giới thiệu về các chủng loại hoa tham gia trong quá trình thí nghiệm
Tên khoa học: Petunia hybrida Bộ cà : Solanales
Họ : Solanaceae 2.8.1.1 Giới thiệu
Là loại hoa hàng năm, nguồn gốc từ Argentina. Trong họ Petunia hybrida có nhiều loại: hoa đơn, hoa kép, cánh hoa trơn hoặc có diềm, có sọc, đường vân hoặc màu thuần nhất. Được sử dụng trồng đồi hoặc dạng treo rủ, một số loài có hương thơm. Hầu hết Petunia hybidra được bán trên thị trường hiện nay là giống lai, được sử dụng cho mục đích thiết kế đặc biệt. Hai loại Petunia hybrida cũ là grandifloras (hoa lớn) và multifloras (nhiều hoa). Multifloras thích hợp trồng trong mùa mưa.
2.8.1.2 Kỹ thuật canh tác
- Hạt giống: 10.000 hạt/gram, thời gian từ khi cây nảy mầm đến khi ra hoa là 55 – 60 ngày. Điều kiện gieo hạt là phải có ánh sáng đầy đủ, ở vùng có nhiều nắng có
thể sử dụng lưới che mát một phần. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm là 3-4 ngày. Nhiệt độ nảy mầm là 22 -240c.
- Đất trồng: là hỗn hợp giá thể thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và giữ ẩm. Thành phần giá thể được khuyến cáo sử dụng để gieo trồng hoa Dạ yên thảo tại Thái lan như sau: Coconut fiber 3 phần, cát thô 1 phần, Dolomite,Ferrous sulfate.
- Ánh sáng thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn khay gieo ươm từ 10.000 – 25.000 lux, giai đoạn trồng chậu cần ánh sáng hoàn toàn.
- Chăm sóc: tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều trước 3 giờ. Việc tưới quá nhiều nước sẽ là nguyên nhân làm cây dài ra, phác hoa ngắn và ít hoa.
- Dinh dưỡng: phải bổ sung dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt chuẩn bị cho việc nở hoa. Hỗn hợp phân 20.10.30 pha trong dung dịch tưới vào buổi sáng 1 tuần 1 lần.
sau khi cấy cây có thể sử dụng chất kích thích tăng trưởng, tiếp tục sử dụng 10 – 12 ngày/ lần đến khi nụ hoa xuất hiện.
2.8.1.3 Phòng trừ sâu bệnh
Côn trùng: phun phòng 1 tuần 1 lần các loại thuốc như condiflor, Ascent, Dicazol, Parzon.
Sâu ăn lá: phun 5 – 7 ngày trước 7 giờ sáng hoặc tối: Neporex, Cofidor, Ascent, Vertimec, có thể dùng bẫy đặt xung quanh nhà kính.
Bệnh phổ biến: Botrytis, Rhizotonia hầu hết bệnh có thể kiểm soát được bằng cách giữ cho nhà kính và các trang thiết bị luôn sạch sẽ sau mỗi vụ mùa.
2.8.2 Hoa dừa cạn
Tên khoa học Vinca minor Bộ : Gentianales (Long đởm) Họ: Apocynaceae (Trúc đào) 2.8.2.1 Giới thiệu
Cây dừa cạn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ với 3 tên gọi như sau Vinca, Periwinkle và Myrtle. Cây có tán lá xanh, hoa đẹp, hoa nở kéo dài đến mùa đông. Hoa nhiều màu gồm có màu trắng, đỏ và hồng, chiều cao cây từ 0,3-0,6m được sử dụng trồng thành thảm hoặc làm đường viền.
Công dụng khác của cây dừa cạn là được sử dụng làm thuốc : qua nhiều năm, cây dừa cạn được sử dụng vào mục đích làm thuốc cho các chứng bệnh như : giảm huyết áp, giảm mức độ đường cho bệnh đái đường, điều trị ho, cảm, viêm họng.
điều trị nhiễm trùng phổi và mắt.
2.8.2.2 Kỹ thuật canh tác
- Hạt giống: 650 - 780 hạt/gram, thời gian từ khi nảy mầm đến khi ra hoa là 40 – 50 ngày. Cây dừa cạn đòi hỏi điều kiện tối để nảy mầm, sau khi gieo hạt phải phủ khay với tấm nylon đen hoặc bọc trong túi plastic đen. Nhiệt độ nảy mầm là 25oC, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 1 – 2 tuần.
- Đất trồng : dừa cạn thích hợp với giá thể thông thoáng tốt gồm xơ dừa ngâm nước 3 phần, cát hạt lớn 1 phần, dolomite 2 gam/l, ferrous sulfate 2 gam/l. Nên kiểm tra pH của giá thể trong quá trình trồng. Trong giai đoạn cây con cần ẩm độ trung bình, giai đoạn cây trưởng thành yêu cầu giá thể phải khô hơn bình thường.
- Chăm sóc : Dừa cạn là cây chịu hạn tốt, nên trồng Dừa cạn vào lúc nhiệt độ bắt đầu nóng lên vào cuối mùa xuân. Tránh tưới nước quá nhiều, tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc trước 3 giờ chiều. Dừa cạn cần ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ tối đa
20-25oC, trong điều kiện lạnh sinh trưởng chậm.
- Dinh dưỡng: nên bổ sung phân bón vào tuần thứ 2, cây dừa cạn có cành nhánh tự nhiên nên không cần ngắt đọt để tạo tán. Hỗn hợp phân bón với tỉ lệ 20.10.30 pha trong 100 lít nước có thể bổ sung thêm vi lượng khi cần thiết.
2.8.2.3 Phòng trừ sâu bệnh
- Các loại sâu ăn lá, bọ trĩ phun phòng 1 tuần 1 lần 3 – 5ppm với các loại thuốc sau:
Confidor, Ascent, Dicazol, Vertime.
- Các loại bệnh: Botrytis, leaf gray mole phun thuốc phòng như cây Dạ yên thảo 2.8.3 Hoa Mai địa thảo
Tên khoa học Impatiens L.
Bộ : Ericales (thạch nam)
Họ: Balsaminaecae (bóng nước)
2.8.3.1 Giới thiệu
Có khoảng 500 loài trong họ cây Balsaminaecae được tìm thấy vào năm 1989. Impatiens là kiên nhẫn chịu đựng còn được biết đến với tên là Busy Lizzy và Touch – me – not. Có 15 loại có cùng một màu, 3 loại xen hai màu và 5 loại với mẫu hình ngôi sao. Cây có thể trồng từ 15cm đến 0,5m phụ thuộc vào không gian, độ ẩm và dinh dưỡng có sẵn và số giờ chiếu sáng. Hoa có dạng đơn nửa kép hoặc kép hoàn toàn.
2.8.3.2 Kỹ thuật canh tác
- Hạt giống: khoảng 1.500 – 1.760 hạt/ gram, chiều cao cây 20 – 40 cm, từ khi trồng đến khi ra hoa đầu tiên là 45 – 50 ngày, giai đoạn cây con trong khay là 30 ngày.
Gieo hạt: trong điều kiện che phủ lớp giá thể mỏng để giữ ẩm, EC <0,75, pH khoảng 6,2 – 6,5. Điều kiện nhiệt độ tốt nhất để nảy mầm là 23oC nếu nhiệt độ quá thấp sẽ giảm tỉ lệ nảy mầm.
- Đất trồng: hỗn hợp phân trộn, giữ ẩm nhưng tránh quá nhiều nước sẽ làm ẩm ướt kích thích phát sinh nấm bệnh.
- Chăm sóc: trồng cây trong chậu cần bổ sung lượng nước tưới thường xuyên, giai đoạn cây con cần che bóng, quá nhiều ánh sáng sẽ làm cháy lá. Kiểm tra thường xuyên cẩn thận lượng nước tưới, ánh sáng và bổ sung phân bón sẽ giúp điều kiển sinh trưởng tốt.
- Dinh dưỡng: khi 1 cặp lá thật xuất hiện có thể bổ sung kích thích sinh trưởng, bón phân với công thức 13-2-13-6Ca-3Mg, phân vi lượng giúp cây chắc và tăng nở hoa.
Sử dụng các loại kích thích sinh trưởng ở giai đoạn 3 và 4.
2.8.3.3 Phòng trừ sâu bệnh
- Các loại sâu ăn lá, bọ trĩ, phun phòng 1 tuần 1 lần 3 – 5ppm với các loại thuốc như Confidor, Ascent, Dicazol, Vertimec. Sâu ăn lá Leaf Miner phun 5 -7 ngày trước 7 giờ sáng và tối
- Các loại bệnh phun phòng 1 tuần 1 lần 3 -5 ppm các loại thuốc phồ biến là confidor, Ascent, Dicazol. Các dạng thuốc Talstar, Neporex, confidor, Vertime, Pythium, botrytis, leaf gray mole. Sau mỗi vụ mùa nên dọp dẹp vườn ươm sạch sẽ
và tẩy uế nhà kính sau mỗi vụ gieo trồng. Không tưới nước quá nhiều, chỉ tưới vào buổi sáng, không tưới nước trực tiếp lên lá.
CHƯƠNG 3
3.1 Địa điểm thí nghiệm, thời gian thực hiện và điều kiện khí hậu thời tiết.
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn ươm Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển Cây Xanh Hoa kiểng thuộc Công Ty Công Viên Cây Xanh TPHCM đường Hoàng Minh Giám quận Phú Nhuận.
3.1.2 Thời gian thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 09 năm 2009 Vụ mưa từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008
Vụ nắng từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009 3.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2008 đến tháng 05/2009. Đặc điểm thời tiết trong giai đoạn này có nhiệt độ trung bình của các tháng dao động từ 26,2oc đến 32,7oc cao nhất là vào các tháng mùa khô 3,4,5, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12/2008 ( 26,2oc).
Lương mưa bình quân trong tháng cao nhất rơi vào tháng 5/2009 (318,5 mm) thấp nhất là tháng 1/2009 (0,3 mm), số ngày mưa nhiều nhất là các tháng 8/ 2008, 5/2009 và tháng 9/2009, số ngày mưa thấp nhất là tháng 1/2009.
Số giờ nắng cao nhất là các tháng 3, 4, 1, 8 số giờ nắng thấp nhất là tháng 12/2008. Lượng bốc thoát hơi nước trung bình cao nhất trong các tháng 1, 2, 3 và 4 lượng bốc thoát hơi nước thấp nhất tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10 (2,5mm).
Qua bảng 3.1 nhận thấy điều kiện của các tháng thí nghiệm có nhiệt độ tương đối cao, số giờ nắng cao thích hợp cho cây ra hoa, có nhiều hoa màu sắc đẹp. Điều
CHƯƠNG 3