1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động

124 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 11,11 MB

Nội dung

Hiện nay ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển giai đoạn quan trọng, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào nãm 2015; Cụ thể là đang triển khai thực hiện đổng bộ 3 trụ cột chính của Cộ

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC XÃ ỈĨỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỬU m > : : NAM Ấ

C Ộ N G Đ Ò N G AN NINH ASEAN (ASC):

NỘI DUNG, L ộ TRÌNH, TRIỀN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG

Tếuộc Chương trình cấp Bộ

‘■'Cộng đồn g ÀSEAN: Cơ Sừ hình thành, triền vọng và p h ảíi ứv.ự

chính sách cửa cá c m rớc trong khu vực”

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á

Để tái nhánh

CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN (ASC):

NỘI DUNG, LỘ TRÌNH, TRIỂN v ọ n g v à t á c đ ộ n g

Thuộc Chương trình cấp Bộ

“Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính

sách của các nước trong khu vực”

Các thành viên tham gia chính: PGS TSKH Trần Khánh (chủ nhiộm)

NCV Nguyễn Huy Hồng PGS TS Nguyễn Hoàng Giáp

TS Luận Thuỳ Dương TSKH Trần Hiệp

TS Bùi Trường Giang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

M ục lục 2 Bảng các từ viết tắt 4 Lời nói đầu 9 Chương I C ơ s ở HÌNH THÀNH CỘNG ĐỔNG AN NINH

A S E A N (A S C ) 16

1 Cơ sở lý luận 16 1.1 Các luận thuyết hay lôgíc về hợp tác an ninh 1 6 1.2 Khái niệm và những diều kiện cấu thành cộng đồng an

ninh 19

2 Quan niệm và cách tiếp cận của ASEAN về an ninh và hợp

tác an ninh 24

2.1 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá truyền thống đến quan niệm

của các nước ASEAN về an ninh và hợp tác an ninh 24 2.2 Cách tiếp cận của các nước ASEAN về an ninh toàn diện 27

3 Cơ sở thực t iễ n 34

3.1 Thực tiễn lịch sử và bối cảnh quốc t ế của hình thành ASC 34

3.2 Nền tảng tư tưởng và cơ sỏ chính trị-pháp lý của sự hình

thành ASC 37

3.3 Thực tiễn của hợp tác chính trị, an ninh 41 3.4 N ỗ lực mới của Inđônexia trong hình thành ASC 43 Chương II M ỤC TIÊU, NỘI DUNG c ơ BẢN, PHƯƠNG THỨC

rHựC HIỆN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG AN NINH

\S E A N 46

1 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASC 46

1.1 Mục tiêu 46

Trang 4

1.2 Nguyên tắc hoạt dộng 50

2 Định hướng nội dung và phương thức xây dựng ASC 55

2.1 Hợp tác và phát triển chính trị 55

2.2 Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử 58

2.3 Ngăn ngừa xung đột 61

2.4 Giải quyết xung đột 64

2.5 Kiến tạo hoà bình sau xung đột 67

3 Cơ chế triển khai thực hiện A SC 68

4 Triển vọng ASC 71

4.1 Tiến độ triển khai K ế hoạch hành động ASC và những kết quả ban đầu 71

4.2 Cơ hội và thách thức 80

4.3 Triển vọng 88

Chương m TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN VÀ s ự THAM GIA CỦA VIỆT NAM 9 t 96 1 Tác động của ASC đối với khu vực và Việt Nam 96

1.1 Đối với khu vực 96

1.2 Dối với Việt Nam 99

2 Định hướng chính sách và tham gia của Việt nam trong tiến trình xây dựng ASC 102

2.1 Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính trị, an ninh của ASEAN12 năm qua 102

2.2 Mục tiêu, phương hướng và đề xuất tham gia của Việt Nam trong những năm sắp tới 107

Kết luận 116

Tài liệu tham khảo 120

Trang 5

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABAC (ASEAN Business Advisory Council)

Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN

ACD (Asia Cooperation Dialogue)

Diễn đàn đối thoại hợp tác châu Á

ADMM (ASEAN Deỷence Misnisterial Meeting)

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

AEC (ASEAN Economic Community)

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA (ASEAN Free Trade Area)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AIPO (ASEAN Inter- Parliamentary Organization)

Tổ chức liên nghị viện ASEAN

AMBDC (ASEAN Mekong Basin Development Cooperatỉon)

Hợp tác ASEAN phát triển tiểu vùng Mê công

AMM (ASEAN Ministerial Meeting)

Hội nghị Bộ trưởng Ngoạỉ gỉao ASEAN

AM MTC (ASEAN Minỉsterỉal Meeting on Transnational Crimes)

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

APA (ASEAN People ’s Assembly)

Hội đổng Nhân dân ASEAN

APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation)

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

ARF (ASEAN Regional Forum)

Diễn đàn khu vực ASEAN

ARJCC (ASEAN-Russian Joint Cooperation Committee

Ưỷ ban hợp tác chung ASEAN - Nga

ASA ịAssociation of Southeast Asia)

Hiệp hội Đông Nam ASEAN

ASC (ASEAN Security Community)

Trang 6

Cộng đồng an ninh ASEAN

ASC (ASEAN Standing Committee)

ưỷ ban thường trực ASEAN

ASCC (ASEAN Socio-Culíural Community)

Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN

ASCPoA (ASEAN Security Community Plan of Action)

Chương trình hành động Cộng đồng an ninh ASEAN

ASEAN (Association of Southeast Asian Naỉions)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Charter

Hiến chương ASEAN

ASEAN - ISIS (ASEAN Institutes oỷStrategic International Studies)

Viện nghiên cứu chiến lược quốc tẽ của các nước ASEAN

ASEAN+3 (ASEAN Plus Three)

Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

ASEAN +1 (ASEAN Plus One)

Hợp tác ASEAN và từng bên

ASEAN MIE (Muỉtilateral Intelligence Exchange)

Diễn đàn trao đổi tình báo đa phương

ASEANAPOL (ASEAN Chiefs oỷPoíice)

Người đứng đầu các cơ quan cảnh sát các nước ASEAN

ASEM (Asia- Europe Meeting)

Hội nghị Á- Âu

ASO (Annual Security Outlook)

Sách trắng tình hình an ninh hàng năm

AƯN (ASEAN University Network)

Mạng lưới các trường đại học ASEAN

MIMP-EAGA (Brunei Darussalam-Indonesia-Maỉaỵsia-Philippines-East

ASEAN Growth Area)

Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines

BIMSTEC (Brunei-Ịndonesia-Malaysỉa-Singapore-Thailand Economic Cooperation)

Trang 7

Hợp tác Tiểu vùng kinh tế Brunei, Indonesia, Maỉaysia, Singapore và Thái Lan

CAFTA ( China-ASEAN Free Trade Area)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

CBMs (Confidence-Building Measures)

Các biện pháp tạo dựng lòng tin

CSCA (Conference on Security and Cooperation in Asian)

Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Á

CSCE (Conference on Security and Cooperation in Europe)

Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Âu

DOC (Declaration on the Conduct o f Parties)

Tuyên bô về cách ứng xử của các bên ở biển Đông

DSM (Dispute Settlement Mechanism)

Cơ chế giải quyết tranh chấp

EAC (Exprert o f Ad-hoc Committee)

u ỷ ban các chuyên gia tư vấn của Hội đồng tối cao Hiệp ước TAC

EAFTA (East Asian Free Trade Area)

Khu vực mậu dịch tự do Đông Á

EAS (East Asia Summit)

Hội nghị cấp cao Đông Á

EASG (East Asia Study Group)

Nhóm nghiên cứu Đông Á

EC (European Community)

Cộng đồng châu Âu

EPG (Emini ent Person Group)

Nhóm các nhân vật kiệt xuất

E li (European Union)

Liên minh châu Âu

FEALAC (Forumfor East Asia and Lơ tin America Cooperation)

Diễn đàn hợp #"C Đông Á- Mỹ Latinh

FPDA (Five Powers Defence Agreement)

Trang 8

Thỏa thuận quốc phòng 5 quốc gia Malaysia, Singapore với Anh, Australia và New Zealand

HPA (Hanoỉ Paln of Action)

Chương trình hành động Hà Nội

IAEA (International Atomic Energy Agency)

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tẽ

IAI (ỉniùative fo r ASEAN ỉntegration)

Sáng kiến Hội nhập ASEAN

IDCF (IA1 Development Cooperation Forum)

Diễn đàn hợp tác phát triển IAI

IMC (Informal Meeting on Cambodia)

Cuộc họp không chính thức về vấn đề Campuchia

IMT-GT (Ỉndonesia-Malaysia-Thailand Growth Triangle)

Tam giác phát triển Indonesia, Malaysia, Thái Lan

ISG-CBMs ịlnter-sessional Support Group Meeting on Confidence-Buildỉng

Measures)

Cuộc họp nhóm giữa kỳ về các biện pháp tạo dựng lòng tin của ARF

JCM (Joint Consultative Meeting)

Cuộc họp chung giữa các bộ trưởng ASEAN

JIM (Joint Inỷormal Meeung)

Cuộc họp không chính thức về vấn đề Campuchia

MAPHILINDO (Malaya, Philippines and Indonesia Confederation)

Hợp bang giữa Malaya, Philippines, Indonesia MERCOSUR Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ

NATO (North Atlantic Treaty Organization)

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NPT (Non-ProliferationTreaty)

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

NWS (Nuclear Weappn States)

Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân

OD A (Offỉcaỉ Deveỉopmet Assisstance)

Viện trợ phát triển chính thức

Trang 9

OSCE (Organizatỉon fo r Security and Cooperation in Europe)

Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu

PD (Preventive Diplomacy)

Ngoại giao phòng ngừa

PMC (Post Miniterial Conferences)

Hội nghị sau Bộ trưởng Ngoại giao

SAARC (South Asian Association/orRegỉonal Cooperation)

Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

SEANWFZ (Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zone)

Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

SEATO (Southeast Asia Treaty Organìiaúon)

Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập (thuộc Liên Xô trước đây)

SOM (Senior Offỉcỉals Meetỉng)

Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN

SOM TC (Senior Officiaỉs Meeting on Transnatỉonaỉ Crime)

Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia

TAC (Treaty o f Amity and Coopeation)

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á

UNDP (United Nations Development Program)

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UNTAC ( United Nations Transitional Authority ir Cambodia)

Cơ quan quyền lực quá độ của Liên hiệp quốc tại Campuchỉa

VAP (Vientiane Action Programme)

Chương trình hành động Viêng Chăn

W MDs (Weapons oỷMass Destructỉon)

Các loại vũ Khí hủy diệt hàng loạt

WTO (W orldTrade Organization)

Tổ chức thương mại thếgiới

ZOPFAN (Zone of Peact Freedom and Neutrality)

Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập tại Đông Nam Á

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết, mục đích và ý nghĩa của đề tài

Trải qua chặng đường trên 40 năm xây dựng và phát triển, ASEAN đã đạt được những thành công lớn, hoàn thành ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực với sự tham gia của 10 nước Đông Nam Á sống trong hoà bình và ngày càng liên kết sâu rộng Với dân số trên 570 triệu người, diện tích 4,5 triệu km2, GDP trên 800 tỷ USD và giá trị thương mại khoảng 750 tỷ USD, ASEAN hiện nay đã trở thành tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất trong số các nước đang phát triển, đã khẳng định mình như một thực thể chính trị-kinh tế có vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn.

Hiện nay ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển giai đoạn quan trọng, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào nãm 2015; Cụ thể là đang triển khai thực hiện đổng bộ 3 trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN là Cộng đồng

An ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đổng Văn hoá-xã hội, trong đó có việc thiết lập các cơ chế hợp tác mới như tổ chức Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (5-2006), thông qua bản Hiến chương ASEAN và lập cơ chế nhân quyền khu vực (11-2007), tập trung đẩy nhanh hội nhập 12 lĩnh vực ưu tiên sau khi đã cơ bản hoàn thành CEPT/AFTA (2004), tăng cường hợp tác chuyên ngành về giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường v.v.

v ể quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ khá sâu rộng với nhiều đối tác quan trọng và đạt dược thoả thuận với hầu hết các bên đối thoại về khuôn khổ quan hệ đối tác chiên lược hoặc toàn diện Các thoả thuận

đó đã và đang được triển khai ở mức độ khác nhau, kể cả đàm phán lập FTA/EPA ASEAN đang tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nhiểu cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN +1, ASEAN +3, EAS (Cấp cao Đông Á), ARF v.v Qua các mối quan hệ này, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hộ trợ từ bên ngoài, nang lại nhiều lợi ích thiết thực phục vụ mục tiêu ổn định chính trị

và phát triển kinh tế của ASEAN.

Trang 11

Việc ASEAN đi đến thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC)-một trong 3 trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 là một quyết định mang tính lịch sử, nhằm tạo ra một môi trường hoà bình và ổn định hơn ở khu vực để các dân tộc Đông Nam Á có điều kiện tốt hơn phát triển và hội nhập kinh tế, gần gũi và chia sẻ nhiều hơn các giá trị văn hoá, thực hiện mục tiêu chung là biến ASEAN từ một Hiệp hội trở thành một tổt chức hợp tác liên Chính phủ chặt chẽ với mức độ liên kết cao hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN Đây là logíc của sự phát triển, nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế, thúc đẩy nhanh hơn sự liên kết nội k h ố i, đáp úng nhu cầu trung hoà lợi ích của từng quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên phát triển bển vững Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi hiện nay đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cản trở, nhất là đối với xây dựng ASC Hơn nữa, mô hình hướng tới của Cộng đổng ASEAN nới chung, Cộng đồng An ninh nói riêng còn chưa được xác định rõ

v.v Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sỏ hình thành, mục tiêu hướng tới, nội

dung cơ bản và cách thức thực hiện các định hướng đặt ra, tính khả thi và triển vọng của ASC và tác động của nó đối với mục tiêu tổng thể chung là xây dựng AC cũng như đối với khu vực và Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao Việc làm này không chỉ góp phần tổng kết thực tiễn, mà quan trong hơn là gợi ý chính sách, thúc đẩy tiến trình hội nhập tổng thể của khu vực.

Việt Nam đang bước sang giai đoạn mới trong quá trình chủ động hội nhập khu VƯC và thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO và kết quả của hơn 12

năm tham gia hợp tác ASEAN Nhằm góp phần tạo ra sự thống nhất cao trong

nhận thức cũng như hành động, nhất là trong việc chủ động đ ề ra sáng kiến xây dựng ASC theo hướng có lợi cho mình nhất củng như đ ể xây dựng chiến lược tổng thể tham gia của Việt Nam trong ASEAN đến năm 2015 íhì viộc

nghiên cứu vể triển vọng và tác động của Cộng đồng ASEAN nói chung, ASC nói riêng còn có ý nghĩa lớn hơn đối với Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu và giới han của đề tài

a) Mục tiêu tổng thể:

Trang 12

Nghiên cứu Đề tài nhánh “Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): Nội

dung, lộ trình, triển vọng và tác động” trước hết là phục vụ cho Chương trình

cấp Bộ “ Cộng đổng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực” nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biét tổng thể của ASEAN, cung cấp những cứ liệu khoa học eho viộc xây dựng phướng hướng và chính sách Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN đến 2015.

b) Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở hình thành, nhân tố tác động đến xây đựng cộng đồng

An ninh ASEAN;

- Phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cơ bản, phương thức thực hiện

và triển vọng của cộng đổng An ninh ASEAN;

- Đánh giá sự tác động của tiến trình xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN và tham gia của Việt Nam (bao gồm cả việc đưa ra một số gợi ý chính sách);

- Nâng cao hiểu biết sâu về ASEAN, nhất là về chính trị, an ninh.

c) Giới hạn của Đ ề tài

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề và xu hướng diễn ra liên quan đến ASC kể từ khi ASEAN ký Tuyên bố Bali II (2003) đi đến quyết định xây dựng Cộng đổng ASEAN nói chung, Cộng đổng An ninh nói riêng cho đến 2015 khi cộng đồng này được hình thành Tuy nhiên, để có thể đánh giá toàn diện về sự tiến triển hợp tác chính trị, an ninh nội bộ ASEAN cũng như sự tham gia của Việt Nam và triển vọng của chúng, chúng tôi có đề cập đến cả thời gian trước 2003 và những yếu tố khác tác động đến quá trinh trên.

3 Tình hình nghiên cứu vấn đê

Nghiên cứu về sự hình thành Cộng đồng ASEAN nói chung, Cộng đổng

An ninh nói riêng được nhiều học giả và chính giới trong và ngoài nước quan tâm Số lượng các công trình, nhất là các bài viết và các hội thảo vể vấn đề đã nêu răng nhanh trong một hai năm gần đây.

Trang 13

Trước hết là ở Việt Nam: Do nhu cầu hiểu biết sâu rộng vể ASEAN,

nhất là về hình thành AC cũng như đánh giá sự tác động của nó đối với khu vực và Việt Nam và thích ứng chính sách khi tham gia vào quá trình này, nhiều

cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách của nước ta đã chủ động xem xét các khía cạnh khác nhau của tiến trình hướng tới AC, trong đó có ASC Trước hết, cần kể tới công trình của Viộn Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm

2006 là: “Liên kết ASEAN trong thập niên đẩu th ể kỷ XXI” do Phạm Đức Thành chủ biên; "Những vấn đề chính trị, kinh t ế Đông Nam Á thập niên đầu

th ế kỳ XXI” do Trần Khánh chủ biên; “Việt Nam trong ASEAN-Nhìn lại và hướng tớ i” do Phạm Đức Thành và Trần Khánh chủ biên Trong các công trình

này, các tác giả đã khái quát các giai đoạn phát triển của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, trong đó bước đầu đề cập đến cơ sở hình thành của AC nói chung, ASC nói riêng Tiếp đến là không ít bài viết về tiến trình này Riêng về

sự hình thành ASC có các bài như "Hướng tới Cộng đồng An ninh ASEAN:

Triển vọng và vai trò của Việt N am ” của Luận Thuỳ Dương, (NCQHQT, số

62/2005); ấ,Cộng đồng An ninh ASEAN: Từ ý đồ tới hiện thực” của Nguyễn Thu Mỹ (NCĐNA, số 4/2006); "Những thách thức đối với xây dựng Công

đồng An ninh ASEAN” của Trần Khánh (NCĐNA, số 7/2007) v.v Các bài viết

này đã để cập các khía cạnh khác nhau của tiến trình ASC, trong đó bàn luận khá nhiều về tính khả thi và vai trò của cộng đồng này.

Tiếp đến là các cuộc hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Việt

Nam về ASEAN trong những năm gần đây, trong đó có: "Hợp tác chính trị, an

ninh ASEAN-Cộng đồng An ninh ASEAN” do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại Giao tổ

chức (tháng 1/2005); "ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tớ i” do Trường Đại học KHXH &NV, ĐH QG Hà Nội tổ chức (tháng 7/2007); “Cộng

đồng ASEAN trong bối cảnh m ới” do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức

(8/2007) v.v Các cuộc hội thảo này đã thu hút đông đảo các học giả, chính giới trong và ngoài nước tham gia bàn luận về tính khả thi và tương lai của AC nói chung, ASC nói riêng trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, phức tạp như hiện nay.

Trang 14

Ngoài ra còn có không ít các công trình nghiên cứu của các học giả, các

bộ ngành bàn về tương lai của AC, trong đó phải kể đến đề tài cấp cơ sở

“Cộng đồng An ninh ASEAN: Hiện trạng, Triển vọng và Sự tham gia của Việt Nam " của Vụ ASEAN, Bộ Ngoại Giao (nghiệm thu năm 2006) và 'Việc xảy dựng Hiêh chương ASEAN và sự tham gia của Việt N am ” của Vụ luật pháp và

điều ước quốc tế, Bộ Tư pháp (nghiệm thu năm 2005) V V Trong hai công trình này, nhất là của Vụ ASEAN đã khái quát về cơ sở hình thành, tiến độ thực hiện và quá trình tham gia của Việt Nam trong ASC Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý, nhất là cách tiếp cận trong việc đi sâu nghiên cứu, đánh gia triển vọng cũng như gợi ý chính sách cho Việt Nam Tuy nhiên, những nội dung trong hai công trình trên chỉ dừng lại những sự kiện, kiến thức về ASC đến cuối năm 2006 Trong khi đó năm 2007 trong ASEAN có nhiêu chuyển động quan trọng, trong đó có việc ký bản Hiến chương ASEAN Hơn nữa, trong các công trình trên chưa phân tích nhiều về nội dung, phương thức thực hiện ASC cũng như chưa làm rõ tính khả thi của cộng đồng này, đồng thời cũng chưa sử dụng nhiều các vãn bản chính thức của ASEAN để phân tích, đánh giá tình hình.

Ở nước ngoài, từ những năm đầu của thế kỷ XXI thế giới trở nên quan

tâm nhiều nhiều đến nghiên cứu sự hình thành và triển vọng của AC nói

chung, ASC nói riêng Trước hết, là công trình "'Xây dựng cộng đồng An ninh ỏ

Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề trật tự khu vực” (Constructing a Security

Community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order) của Amitav Acharya (London and Nevv york, 2001) Đây là một trong những công trình cơ bản cung cấp khung lý thuyết cho việc nghiên cứu Cộng đổng An ninh ASEAN, nhất là vể cơ sở lý luận của sự hình thành các nội dung, quy tắc ứng

xử và xây dựng các thể chế/mô hình của ASC Tiếp đến là có hàng loạt các

công ĩrình liên quan đến ASC được xuất bản như "Văn hoá ngoại giao và văn

hoá an ninh của ASEAN: Nguồn gốc, sự phát triển và triển vọng” (ASEAN ‘S

Diplomatic and Security Culture: Origins, Development and Prospects) của

Jurgen Haacke ((London and New york, 2003); “An ninh khu vực ở Đông

Nam Á: Phía sau cách thức ASEAN” (Regional Security in Southeast Asia:

Trang 15

Beyond the ASEAN Way) của Mely Caballero-Anthony (Singapore, ISEAS,

2005); "Đông Nam Ả trong sự tìm kiếm Cộng đồng ASEAN” (Southeast Asia

in Search of an ASEAN Community) của Rodolío c Severino (Singapore, ISEAS, 2007) v.v Nhìn chung các công trình này đã phân tích khá sâu truyền thống và cách thức hợp tác chính trị, an ninh trong ASEAN cũng như tác động của chúng đến sự hình thành ASC Đây là những tài liệu quý, không chỉ góp phần cung cấp khung lý thuyết, cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề, mà quan trong không kém là đưa ra những lý giải ban đầu về những cơ hội và thách thức đối với sự hình thành ASC.

Nói tóm lại, cả trong và ngoài nước đang quan tâm nhiều đến nghiên

cứu tiến trình ASC Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về sự hình ĩhành, nội dung và lộ trình thực hiện, tính khả thi và các kịch bản có thể diễn ra đối với ASC từ nay tới

2015 Hơn nữa, đòi hỏi của thực tiễn là ỉàm cách nào để nâng cao hiệu quả tham gia của Viột Nam trong ASC và có một quyết sách thích ứng với quá trình này không chỉ đến 2015 mà cả sau 2015 đang đặt ra Vì vậy, việc nghiên

cứu "Cộng đồng ASEAN: Cơ sỏ hình thành, triển vọng và phản ứng chính

sách của các nước trong khu vực” nói chung, “Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): Nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động” nói riêng có ý nghĩa khoa

học và thực tiễn sâu sắc.

4 Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo

Đây là một vân đề của lịch sử chính trị và quan hệ quốc tế Vì vậy chúng tôi vận dụng cách tiếp cận hộ thống, phương pháp nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, quan hộ quốc tế, chính trị học v.v Phương pháp biên chứng Mác-xít là nền tảng lý luận cho nghiên cứu vấn đề đặt ra Lý luận về chính trị và quan hệ quốc tế, trong đó có thuyết về toàn cầu hoá, khu vực hoá, nhà nước và chính trị v.v luôn là cơ sờ lý thuyết

± 0 nghiên cứu công trình này.

Tài liệu cho nghiên cứu cổng trình này trước hết là các Văn bản chính thức của ASEAN, nhất là các Văn kiộn liên quan đến ASC như TAC, Tuyên bố

Trang 16

Hoà hợp ASEAN II, ASC POA, VAP và Hiến chương ASEAN Tiếp đến là các công trình của các học giả trong và ngoài nước, các ý kiến thu lượm được qua các Hội thảo trong nước và quốc tế, các cuộc trao đổi, tiếp xúc khác nhau.

5 Bỏ cục của công trình

Công trình ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm có 3 chương:

Chương I bàn về “Cơ sở hình thành Cộng đồng An ninh ASEAN

(A SC )”, trong đó phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm các luận

thuyết, nội hàm và đặc điểm của một Cộng đồng An ninh, quan niệm và cách tiếp cận của ASEAN về cộng đồng này; Về bối cảnh lịch sử, nền tảng tư tưởng

và cơ sở chính trị-pháp lý của sự hình thành ASC, kinh nghiệm 40 năm hợp tác chính trị-an ninh trong ASEAN v.v.

Chương II dành để phân tích “Mục tiêu, nội dung cơ bản, phương

thức thực hiện và triển vọng của Cộng đồng An ninh A SE A N ”, bao gồm

làm rõ các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động, định hướng nội dung, cơ chế thực hiện và triển vọng xây dựng ASC Điểm nổi bạt trong chương này tập trung phân tích những cơ hội, thách thức, đánh giá các kịch bản có thể diễn ra đối với ASC từ nay đến năm 2015.

Chương III là đánh giá “Tác động của tiến trình xáy dựng ASC và sự

tham gia của Việt N am ”, bao gồm đánh giá tác đông của ASC đối với khu vực

và Việt Nam, đề xuất phương hướng, giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiểu quả tham gia của Việt Nam trong tiến trình này, trong đó có các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vĩ mô.

Trang 17

Chương I

C ơ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN (ASC)

1 C ơ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các luận thuyết hay lôgíc cơ bản về hợp tác an ninh

Trên thế giới tồn tại khá nhiều trường phái lý thuyết và quan điểm khác nhau về quan hệ quốc tế nói chung vể, hợp tác và liên kết khu vực nói riêng, trong đó có lĩnh vực an ninh Trong số các luận thuyết đã và đang thịnh hành

có Thuyết hiện thực (hay có khi gọi là lổgíc vể chính trị quyển lực), Thuyết thể chế (hay có khi gọi là lôgíc của chủ nghĩa chức năng) và Thuyết về kiến tạo xã hội (hay có khi gọi là ỉồgíc cộng đổng).

1.1.1 Thuyết hiện thực hay lôgic về chính trị quyền lực

Chủ nghĩa hiộn thực hay lôgíc chính trị quyền lực trong quan hệ quốc tế

về cơ bản hoài nghi về sự hợp tác để eùng tổn tại lâu đài trong hoà bình giữa các quốc gia-dân tộc Họ cho rằng không có kể thù hay đổng minh nào là vĩnh viễn Bất kỳ hình thức hợp tác nào cũng chỉ đơn giản là phương tiện phân bổ quyển lực, đạt được lợi ích và quyền lực đã đặt ra Trong lôgíc này, các nhà nghiên cứu lý thuyết cho rằng, chỉ có 2 điều kiện để thúc đẩy các nước hợp tác vói nhau: đó là mối đe doạ từ các nước lớn và áp lực của thế lực bá quyền Họ cho rằng khi quyền lực của một nước này tăng lên sẽ buộc các nhà nước khác hợp tác lại với nhau thành một liên minh, thậm chí cả với những nước trước đây là kẻ thù Hơn nữa, sự tồn tại của một thế lực bá quyền, với những ưu thế vượt trội về kinh tế, quân sự và chính trị, có thể không chỉ ép các nước khác gần gũi lại với nhau, mà còn tăng cường các biện pháp khuyến khích hợp tác

để kìm chế hay chống lại tác động tiêu cực từ chính trị cường quyền Các biộn pháp để giải quyết xung đột và đảm bảo an ninh quốc gia thường nghiêng về

Trang 18

răn đe quân sự, lập các liên minh và coi quốc gia là trung tâm để củng cố quyền lực và đảm bảo an ninh chung1.

Xét đến lịch sử ASEAN thì lôgíc của chủ nghĩa hiện thực có ảnh hưởng không nhỏ và đóng vai trò quan trong trọng trong sự hình thành và phát triển của tổ chức này, nhất là dưới thời chiến tranh lạnh Hầu như tất cả 5 nước ASEAN ban đầu (Thái Lan, Malaixia, Inđônexia, Philippin và Xingapo) lúc đó đều có cảm giác chung là mất an toàn, bất lực trước sự gia tăng đối đầu ý thức

hệ chính trị-tư tưởng và quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ Cùng với quá trình trên, sữ tranh đua giành quyền lãnh đạo phong trào cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhất là sự gia tăng hoạt động của chủ nghĩa Mao- ít trong những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX cũng làm tăng sự nghị ngờ của các nước Đông Nam Á, rằng các thế lực bên ngoài đang đe doạ nền độc lập non trẻ của họ Như vậy, ASEAN được thành lập như là một phương tiện để đối phó lại các thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực Tuyên bố của ASEAN về Đông Nam Á là một khu vực hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN Declaration) đưa ra năm 1971 là một chứng minh sự ảnh hưởng to lớn của thuyết hiện thực hay lôgíc quyền lực chính trị đối với sự ra đời, tổn tại và phát triển của ASEAN, nhất là ở giai đoạn đầu2.

1.1.2 Thuyết th ể ch ế hay lôgíc của chủ nghĩa chức năng

Ngược lại với chủ nghĩa hiện thực, thuyết thể chế hay lôgíc của chủ nghĩa chức năng về cơ bản có quan điểm lạc quan vể hợp tác giữa các nhà nước và cho rằng, ngoài những lợi ích cạnh tranh lẫn nhau, các nhà nước cũng

có động cơ mạnh mẽ để liên kết với nhau thay cho đối đầu hay chiến tranh Theo lôgíc của chủ nghĩa chức năng thì thông qua hợp tác bằng các khuồn khổ thể chế về lâu dài sẽ giúp đạt hoà bình và ổn định hoá quan hệ giữa các nước

1 X em : W altz, Kenneth T heory o f International P oliĩics, R eading, M ass.: A d d ision -W esley, 1979; Paulr

V iotti-M ark V Kauppi Lý luân Quan hệ Q uốc tế H à Nội N xb , Lao động, 2 0 0 3 , Chương 2, tr 5 5 -1 2 7

2 X em thèm: K haw Guat H oon The Evolution o f ‘\S E A N , 1967-1975/T h e A SE A N Reader Singapore:ISEA S,

1992, pp 3 8-41; M aletin N p A SE A N ba thâp niổn (1 9 6 7 -1 9 9 7 )- Ba chính sách Tập I M atxcơva: M IM O ,

1997 tr.10-15 (T iếng N ga); Liẻn kết A SE A N trong bối cảnh

2 0 0 2 , tr 19-24.

17

tòàn eẩu hoá (Trẩn Khánh cb.) H à N ội: K H X H ,4 A Vi w K* »1

j ; T h ĩ í V l t N ÌỊ

Trang 19

và quan hệ khu vực Điển hình cho luận thuyết này là chủ nghĩa tự do hoá

thương mại Chủ nghĩa này cho rằng mức trao đổi thương mại và đầu tư cao

giữa các nước sẽ đem lại sự phụ thuộc lẫn nhau Khi sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng lớn thì khả năng dùng vũ lực để giải quyết xung đột càng nhỏ,

vì vũ lực nổ ra sẽ làm tổn thất kinh tế quá lớn.

Một biến thể khác của chủ nghĩa thể chế tự do là thuyết về hoà bình,

dân chủ Lý thuyết này cho rằng, từng quốc gia và khu vực có thể đạt được hoà

bình và dân chủ bởi các nhà nước dân chủ và pháp quyền Các nhà nước dân chủ sẽ hạn chế tối đa sử dụng vũ lực, bởi thể chế này người dân có tiếng nói trong quyết định liên quan đến chiến tranh và hoà bình Nói chung, các nhà nước dân chủ coi các nhà nước dân chủ khác là đổng minh, cùng chí hướng hơn là kể thù3.

Đối chiếu với thực tiện, thì thuyết thể chế trên có ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng hợp tác kinh tế và liên kết ASEAN, nhất là từ cuối những năm 80, đầu thập niẻn 90 khi chiến tranh lạnh kết thúc Từ thời gian này, khủng hoảng chính trị khu vực liên quan đến vấn đề Cămpuchia về cơ bản được giải quyết Động cơ hợp tác an ninh liên quan đến ý thức hộ chính trị-tư tưởng của đã suy giảm do sự hoà dịu của cuộc đối đầu Đồng -Tây Với bổi cảnh mới, nhất là sự gia tăng của toàn cầu hoá, ASEAN bắt đầu định hướng lại chủ nghĩa khu vực bằng thúc đẩy hợp tác kinh tế Bằng chứng của nỗ lực mới này là quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (đưa ra vào nãm 1991), sự

mở rộng ASEAN 6 thành ASEAN 10, và gần đây nhất là cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) dựa trên 3 trụ cột là Cộng đổng Kinh tế (AEC), Cộng đồng An ninh (ASC) và Cộng đồng Văn hoá-xã hội (ASCC) vào năm

2015 Sự cam kết hình thành AC và thông qua Hiến chương ASEAN là một bước phát triển mới của chủ nghĩa khu vực, phản ánh sự thay đổi về nhận thức

và hành động, hướng tới một ASEAN có thể chế hợp tác chặt chẽ hơn dựa trên

cơ sở pháp lý chung.

1 X em thẽm: Muhadi Sưgiono L o g ics f o r P ea c e: ASEA N a n d the Region o f P ea c e in S o u th est A sia (Bài diẻn

vản dành ch o H ộithảo “A SE A N : Bốn mươi nãm nhìn lại và h ư ớrg tới” tổ chức lạiĐ ại h ọc Q uốc gia H à N ội

n gày 1 9 /0 7 /2 0 0 7 ; Mary Parrel, Pcter Pogany Globalization and R egional E cônm ic Integration: Prob lem s and Prospects Hanoi, Instuitute for International R clation, 2000.

Trang 20

1.1.3 Thuyết về kiến tạo hay lôgíc cộng đồng.

Khác với hai luận thuyết trên, chủ nghĩa kiến tạo đề cao vai trò của quy tắc xã hội của ứng xử văn hoá trong việc giải quyết xung đột Lôgíc này cho rằng, mọi xung đột giữa các quốc gia đều có thể được giải quyết thông qua các biện pháp hoà bình, trong đó tác động của các cơ chế đối thoại đa phương, xây dựng và chia sẻ một bản sắc văn hoá chung Theo quan điểm này, những lợi ích và tương đồng về bản sắc giữa các quốc gia không tự có sẵn, mà phải xây dựng, tạo nên một tri thức đổng thuận Tri thức đổng thuận này kiến các nhà nước xác định lại các mục tiêu của họ theo cách thức mang tính hợp tác Các thể chế và văn hoá khu vực tạo thành những quy tắc và luật lệ, cung cấp cơ sở pháp lý cho hành động của các quốc gia Các quy tắc và luật lệ ngày càng được thể chế hoá dẫn tới việc các nhà nước gắn bản sắc của họ với các quy tắc

và luật lệ đó và tìm cách thể hiện là một thành viên tốt trong cộng đổng quốc tế4.

Cùng với chủ nghĩa thể chế, thuyết kiến tạo có ảnh hưởng sâu sắc và đóng vai trò to lớn đối với nỗ lực hình thành AC, nhất là ASC Trong thực tế ASEAN đã không ngừng hướng tới xây đựng và phát triển một bản sắc chung trong ngăn ngừa xung đột và kiến tạo hoà bình tại khu vực Sự đồng thuận, cách tiếp cận tiệm tiến, tôn trọng lẫn nhau trong xây dựng các thể chế và quy tắc chung là nét nổi bạt hợp tác của ASEAN Từ sự hợp tác này, bản sắc chung của cộng đồng ASEAN được nuôi dưỡng và phát triển Bản sắc cộng đổng càng phát triển thì mức độ tin tưởng càng cao, và như vậy an ninh quốc gia và khu vực trở bền vững hơn.

1.2 Khái niệm và những điều kiện cấu thành Cộng đổng An ninh

1.2.1 Định nghĩa về Cộng đồng An ninh

Dựa trên lôgíc cộng đồng, Karl Deutsch và các đồng sự của ông đã đưa

ra khái niệm Cộng đổng An ninh trong một một công trình nghiên cứu về

4 X em thêm: M uhadi Sugiono L ogics f o r P e a c e : A S E A N an d th e Region o f P e a c e in S outh est A sia (tài liêu đả dân); N ic h o la s Brusse C on stru ctivism a n d S ou th est A sia SecuriitỵíPĩLCÌũc R eviev/, V ol 12, N o 1, 1999.

Trang 21

“Cộng đổng chính trị và khu vực Bắc Đại Tây Dương”, xuất nãm 1957 Theo

họ Cộng đồng An ninh là một nhóm các nước "đã hội nhập ” với nhau bằng

các thể ch ế chính thức hay phi chính thức, đủ mạnh, có sức lan toả đ ể đảm bào sự thay đổi một cách hoà bình và phát triển bền vững giữa các nước thành viên5 Cũng theo họ, cộng đồng an ninh được chia thành hai dạng cơ bản

khác nhau là: Cộng đồng an ninh hợp nhất (amalgamated) và Cộng đồng an

ninh đa nguyên (pluralistic) Cộng đồng an ninh hợp nhất là loại cộng đồng

được thiết lập trên cơ sở hợp nhất chính thức giữa hai hay nhiều thực thể tồn tại một cách độc lập trước đó thành một cộng đồng lớn hơn dưới hình thức nhà nước Liên bang (giống như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay Liên bang Cộng hoà

XHCN Xô Viết trước đây); Còn Cộng đồng an ning đa nguyền hay liên kết

được thiết lập trên cơ sở liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền, trong đó các thành viên vẫn “duy trì sự độc lập về luật pháp của các chính phủ riêng lẻ” giống như mối liên hệ của Mỹ với Canada, của EU hiện nay v.v6.

Amitav Acharya- một học giả nổi tiếng nghiên cứu về chính trị, an ninh người Inđônexia đã phát triển khái niêm trên và cho rằng trong Cộng đồng an ninh đa nguyên, động cơ hợp tác khồng phải là lợi ích về mặt quyển lực chính trị hay kinh tế, mà chính là bản sắc được chia sẻ, là “cảm nhận về chúng tôi-

we feeling) Họ cho rằng, một Cộng đồng an ninh đa nguyên là "một khu vực

bao gồm các nước có chủ quyền mà người dân của những nước đó duy trì những kỳ vọng có căn cứ về một sự thay đổi hoà bình Một cộng đổng nhu vậy không chỉ khồng xẩy ra chiến tranh giữa các nước thành viên, mà còn

không có sự chuẩn bị nào cho chiến tranh7 Nói một cách khác Cộng đồng An

ninh tồn tại khi một nhóm quốc gia có chủ quyền đ ã tạo dựng được ỷ thức cộng đồng hay một bản sắc tập thể, nghĩa là họ giải quyết bất đồng mà không dùng vũ lực Cách tiếp cận trên đang được các nhà hoạch định chính sách cũng

' Karl w D eu tsch eĩ al Political C om m unity anh the North Atlantic Area: International O rganization in the

J g h t o f H istorical E xp erience Princeton, N ew Jersey: Princeton U nivcrsity Press, 1957 pp 5-6; Security lom m u n itities/In tem a tio n a l politics and Foreign P olicy (ed by Jamers R osenau) N e w York: Free Press,

1961, pp 9 7 -9 8

1 Davđ Capie, Paul Evans Thuật ngữ A n ninh Châu Á-Thái Bình D ương (bản d ịch) H à N ội: H ọ c viện Q H Q T,

1003, tr 356.

A m itav A charya C onstructing a Security Com m unity in Southeast A sia: A S E A N and the probỉem of

■egional order L on d on and Nevv york: R outledge, 2 0 0 1 , pp 16-21.

Trang 22

như giới học thuật ASEAN xem xét, đã và đang trở thành một trong những nền tảng lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN.

1.2.2 Đặc điểm của Cộng đồng An ninh

Sau khi phân tích, so sánh các loại hình hợp tác an ninh khá phổ biến hiện nay trên thế giới, học giả Amitav Acharya đưa ra 5 đặc điểm của Cộng đổng An ninh khác với các mô hình khác, đó là:

- Cộng đồng có những quy tắc chặt chẽ về việc không sử dụng vũ lực, không có hoạt động chạy đua vũ trang và lập kế hoạch đối phó bất trắc chống lại nhau;

- Có các thể chế và tiến trình (chính thức và phi chính thức) cho việc giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình;

- Có triển vọng tránh né chiến tranh lâu dài;

- Hợp tác và hội nhập chức năng giữa các nước thành viên diễn ra đáng kể;

- Có ý thức về bản sắc tập thể.

Điểm khác biệt, nổi bật nhất của Cộng đồng An ninh, ngược lại với những loại hình, thoả thuận an ninh khác như “chế độ” hay “hệ thống an ninh” (Security regime), “Phòng vệ Tập thể” (Collective defence), “An ninh Tập thể” (Collective security) ở chỗ các hệ thống đó đề cao vai trò của vũ lực, đối phó với chiến tranh và trừng phạt tập thể đối với hặnh động hiếu chiến chống lại bất kỳ một thành viên nào; Hơn nữa, các liên kết đó chưa quan tâm đúng mức xây dựng ý thức về bản sắc tập thể, những quy tắc ứng xử, thông lệ và thói quên trong giải quyết xung đột, ngăn ngừa chiến tranh bằng văn hoá hoà bình8.

1.2.3 Điều kiện cấu thành và các giai đoạn p h á t triển của Cộng đồng An ninh

a) Những điều kiện cần thiết

8 Như tiẽn , tr 2 0 -2 1

Trang 23

Karl Deutsch và những người theo trường phái của ông ta đã khái quát một số điểu kiện hay yêu cầu cần thiết để thiết lập cộng đổng an ninh đa nguyên kiểu liên kết cụ thể như sau:

Thứ nhất và cũng là quan trong nhất là các quốc gia tham gia liên kết

hoàn toàn không có các xung đột quân sự và khồng chạy đua vũ trang mang tính cạnh tranh giữa các nước thành viên trong cộng đồng Điều này không nghĩa là là giữa các quốc gia không có tranh chấp hay khác biệt, nhưng các nước tham gia giải quyết mâu thuận bằng con đường hoà bình, loại bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Thứ hai, các nước tham gia cần tạo được sự tương đổng cần thiết và

chấp nhận các quan niệm về giá trị cũng như các nguyên tắc, chuẩn mực ứng

xử chung mang tính ổn định và có thể dự đoán được đối với hành vi của nhau trong các mối quan hộ kinh tế, chính trị và xã hội.

Thứ ba, là tạo ra các thiết chế hay phương thức/tập quán chính thức hay

phi chính thức nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa, quản lý và giải quyết xung đột, cùng ứng phó và giải quyết những vấn để nảy sinh trong quan hộ giữa các nước nước thành viên thông qua hợp tác, phối hợp và giao tiếp với nhau Điều này theo ông Amitav Acharya thì hiộn nay hầu như chưa có nhóm nước, khu vực nào đáp ứng được yêu cầu này một cách mỹ mãn.

Thứ tư, yêu cầu cuối cùng là một cộng đổng an ninh “cần liên kết cao về

chính trị và kinh tế, coi đó là điều kiện tiên quyết cho quan hệ hoà bình” Nói một cách khác, là các nước tham gia cần tạo dựng được mức độ liên kết, hội nhập về kinh tế và chính trị một cách sâu rộng, dựa trên nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau Điều này sẽ làm tăng chi phí (riu ro) và giảm lợi ích của việc

sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, và như vậy các nước sẽ tìm đến các biên pháp hợp tác hoà bình Hiện nay yêu cầu này mới chỉ có EU là đã thực hiện tốt hơn cả.

b) Các giai đoạn phát triển

Trang 24

Các học giả thuộc trường phái kiến tạo thập niên gần đây đã không ngừng làm giàu thêm kiến thức của Karl Deutsch và đã đưa ra mô hình ba giai đoạn phát triển của Cộng đồng an ninh, cụ thể là:

- Giai đoạn khởi dầu hay bắt đầu hình thành (nascent phase): Thông

thường hai hay nhiều nước có mối quan hệ khá gần gũi về mặt địa lý và văn hoá, có nhiều điểm tương đồng về lợi ích thường có nguyên vọng hợp tác với nhau để đối phó với các hiểm hoạ chung như thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc tộc tốn giáo, buôn lậu qua biên giới v.v Thông qua hợp tác, họ nuôi dưỡng và bước đầu tạo dựng nên các hình thức hợp tác và chia sẻ bản sắc chung.

- Giai đoạn phát triển (ascendní) được đánh dấu không chỉ bằng sự thiết

lập hàng loạt các cơ chế hợp tác mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh, mà còn

là sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng vì mục tiêu hoà bình và hợp tác của các

cơ chế đó Chính vì vậy, lòng tin giữa các nước thành viên về một triển vọng hoà bình lâu dài được nâng cao, từ đó làm tăng bản sắc tập thể của cộng đồng trong giải quyết các mâu thuận, xung đột Từ thời gian này, các quốc gia trở nên minh bạch trong chi tiêu quốc phòng và có sự hợp tác khá chặt chẽ, chia sẻ thông tin tình báo.

- Giai đoạn trưởng thành (mature) được đấnh dấu bằng độ tin cậy lẫn

nhau giữa các nước thành viên lên cao tới mức là giữa họ đã định hình một bản sắc tập thể, cách ứng xử chung trong giải quyết các vấn đề an ninh của nội khối và thích ứng với thay đổi từ bên ngoài Từ thời gian này, các cơ chế hợp tác đã được thể chế hoá và phát triển thành bản sắc cộng đồng Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng có sự phân chia mực độ “lỏng”, “chặt” trong liên kết

Ở mực độ thấp hơn người ta gọi là “cộng đồng liên kết lỏng ”, trong đó các thể

chế hợp tác đa phương không ngừng được củng cố, không có một hoạt động

nào làm tổn thương đến lòng tin của các nước thành viên Còn “cộng đồng liên

kết chặt ” là mức độ phát triển cao hơn, trong đó có liên kết cả về quan sự,

việc hoạch định một số chính sách đối ngoại chung, nhất là trong việc phối hợp chống lại nguy cơ bất ổn bên trong và bên ngoài, ở hình thức liên kết này đòi hỏi các nước phải có những chuyển hoá lớn trong đời sống chính trị để có thể tham gia cộng đồng một cách thiết thực và có hiộu quả.

Trang 25

Đối chiếu với kinh nghiệm của ASEAN, lý luận về cộng đổng an ninh như đã đề cập ở trên có nhiều điểm tương đổng, nhưng không ít các điểm khác biệt ASEAN ngay từ lúc ra đời, tuy khồng tuyên bố một cách công khai, nhưng hợp tác an ninh đã trở thành một ưong những mục tiêu hàng đầu của tổ chức này Hơn nữa, khoảng 40 năm tồn tại và phát triển, giữa các nước ASEAN không xẩy ra các cuộc chiến tranh Hiệp hội đã sử dụng những ngôn

từ mềm dẻo mang tính xã hội và cộng đồng, phản ánh truyển thống ứng xử văn hoá của các nước Đông Nam Á Ngoài ra, các nước ASEAN đã có các thoả thuận khá rộng rãi về thông tin-viễn thông, trao đổi tin tình báo và hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (tuy chưa có sự đồng đều giữa các nước thành viên) Tuy nhiên ASEAN hiộn tại chưa đáp ứng được nhiểu yêu cầu quan trong mà các học giả trên đã đề ra Đó là sự khác nhau khá lớn về nhận thức vế các mối đe doạ; hợp tác kinh tế nội khối chưa mạnh; các tranh chấp về chủ quyền giữa các nước thành viên và chi tiêu quân sự còn khá cao v.v (về vấn đề này sẽ đề cập nhiều hơn ở phần thách thức) Thế nhưng, đúng như Amitav Acharya đã nhận xét: “nét khác biột của một cộng đổng an ninh là khả năng

xử lý xung đột trong khu vực một cách hoà bình chứ không là việc không có xung đột” Và ông cho rằng: “mặc dù kinh nghiệm của ASEAN khồng đổng nhất hoàn toàn với kỳ vọng của Karl Deutsch và chưa đáp ứng được một số yêụ cầu của một cộng đổng an ninh như cơ sở lý thuyết đã đưa ra, nhưng có thể coi đó là bước khởi đẩu của một cộng đồng an ninh”9.

2 QUAN NIỆM VÀ CÁCH TIÉP CẬN CỦA ASEAN VỀ AN NINH VÀ CỘNG ĐỒNG AN NINH

2.1 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá truyền thống đến đến quan niệm của các nước ASEAN về an ninh và hợp tác an ninh

Khi bàn về hợp tác chính trị, an ninh giữa các quốc gia, người ta thường

phải xem xét sự tác động của yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó có “văn

D avid C apie, Paul E vans Thuật n gữ A n ninh Châu Á-Thái Bình Dương (Sách đã dẫn), tr 358-363; C ộng iổng an ninh A S E A N : H iện trạng, Triển vọng và Sự tham g ia của V iệt N am (V ụ A S E A N -B ộ N goại gia o ),

rháng 12/2006, tr 21 - 22

Trang 26

hoá chiến lược” và "ván hoá an ninhMũ Những yếu tố hợp thành văn hoá

chiến lược cũng như an ninh là hết sức phức tạp và đa dạng; Chúng bị chi phối bởi truyền thống văn hoá và văn minh, tình hình phát triển kinh tế xã hội, bối cảnh địa- chính trị, địa-văn hoá v.v ở khu vực Đông Nam Á, văn hoá chiến lược và an ninh cũng khá đa dạng.

Trước hết là Inđônexia- đất nước của hàng ngàn hòn đảo vói sự phức tạp

về sắc tộc và tôn giáo luồn bị ám ảnh bởi sự thống nhất lãnh thổ Từ Khái niệm

“Wawasan Nusantara” (đất nước đa đảo), người Inđônexia coi biển là đường bao quanh các đảo, chứ không phải là biên giới lãnh thổ với các đảo lân cận và không phải là một thực thể chính tri, kinh tế-xã hội và văn hoá cũng như phòng

thủ riêng Cùng với Khái niệm “sức đề kháng dân tộc, tự cường dân tộ c ”

(Ketahanan National) và quan điểm “Wawasan Nusantara” đã vạch ra một phương pháp quản lý vấn đề an ninh một cách đa chiều và toàn diện, bao trùm tất cả các khía cạnh của đời sống Chính quan điểm này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cách tiếp cận về an ninh và xây dựng cộng đổng an ninh ASEAN

mà Inđônexia là tác giả chính11.

Maỉaixia là một quốc gia bị chia cắt hai miền Đông Tây bằng khoảng

cách biển rộng lớn, lại hết sức đa dạng và phức tạp về sắc tộc và tôn giao, nên trong văn hoá chiến lược phòng thù và an ninh quốc gia của nước này luôn

chứa đựng cả yếu tố biển và lục địa, và nhấn manh đến chiến lược an ninh toàn

diện Điều này được phản ánh khá rõ nét trong các bài phát biểu của cựu thủ

tướng Maharthia Mohamet rằng: “nền an ninh quốc gia không thể tách rời sự

ổn định về chính trị, thành công về kinh t ế và hoà hợp về xã hội Không có

10 Khái niộm "văn hoá chiến lược” là chi mối quan hẽ giữa vãn hoá và chiến lược trong hành đ ộ n g an ninh-

quốc p hòng, chỉ th ế giới quan, hành vi, thói quen củ a giới chính trị-quân sự trong việc lựa chọn ch iến ỉược

phát triển và an ninh quốc gia ờ cấp cao nhất; Còn "văn h oá an n in h à> hàm chứa nội đung rộng lớn hơn, không

chi chỉ hành vi, thói quẻn su y nghị, hành động và lòn g tin của giới quân sự, chính trị cầm quyển, m à còn phản ánh vần hoá tổ chức quân sự, những phương pháp đổ đạt các m ục riêu đâ để ra X em thôm: M ichacl J Mazarr Culture and International Relations: A R eview E ssa y // W ashington Quaiterly 19, N o 2 (Spring 1996); Chin Kin W ah R efIections on the Shaping on Strategic Culture in Southeast A sia/Southeast A sian Perspectives on Security (ed by D erek da Cunha) Singapore: ISEAS, 2000, pp 4-5.; Jurgen Haacke A S E A N fS D iplom atic and Secu rity Culture: O rigins, deveỊopm ent and prospects.London and N ew York: R outledge Curzon, Taylor

& Frrancis Group, 2 0 0 3 , pp 2-3.

11 X em thẻm: Devvi Fortuna Anwar Indonesia’s Strategic Culture: Ketahanan N ational, W aw asan Nusantara and H ankam rata/ A u stralia-A sia Papcrs, No 75 Griffith Ưniversity, Ceníre for the Study o f A ustralia-A sia

R clations, M ay, 1996.

Trang 27

những yếu tố này thì tất cả các ioại súng trên thế giới đều không thể ngăn chặn hay đánh bại được kể thù của minh”12 Cùng với cách tiếp cận về “sức đề kháng dân tộc” của Inđônexia, khái niệm “an ninh toàn diện” của Malaixia đã

và đang trở thành một trong những cơ sở lý luận chính của hợp tác an ninh đa

phương của ASEAN nói chung, xây dựng cộng đồng ASEAN nói riêng.

Tiếp đến là trường hợp của Xingapo- một quốc gia thành phố hải đảo

diện tích nhỏ hẹp, đất chật, người đông Bởi ám ảnh “hội chứng nước nhỏ” và

lại nằm ở vị trí địa-chiến lược nên nước này lựa chọn chiến lược phòng thủ tối

đa và an ninh tổng lực cùng với việc xây dựng lòng tin với các nước làng giềng

và cân bằng ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua tiến trình cam kết với các bạn

bè và đồng minh Ngoài việc củng cố khả năng phòng thủ nội địa như thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, phát huy vai trò của lực lượng quốc phòng dự bị, mua sắm và nâng cấp các vũ khí, thiết bị hiện đại, Xingapo còn

mở rộng một cách có ý thức mối quan hệ với bên ngoài, không chỉ với các liên minh truyền thống của Hiệp định Phòng thủ 5 nước (bao gồm Anh, Ồtxtraylia, Neu Dilân, Malaixia và Xingapo), mà còn với Mỹ, Đài Loan, các nước ASEAN v.v .13 Văn hoá an ninh thiên về phòng thủ tổng thể và cận bằng chiến lược của Xingapo vể cơ bản không mâu thuận với chiến lược an ninh toàn diên

và mục tiêu đặt ra của việc xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN.

Ở các nước Đông Nam Á lục địa, tính chất đất liền cùng với kinh nghiệm lịch sử và chủ nghĩa dân tộc ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá chiến lược

và an ninh, trước hết là của Việt Nam và Thái Lan Nếu như dấu ấn lịch sử của

hàng ngàn năm Bắc thuộc nhắc nhở Việt Nam củng cố an ninh trên đất liền và

một ít ở dọc bờ biển, thì ngày nay sự tranh chấp chủ quyền biển Đông gia tăng làm cho Việt Nam trở nên quan tâm nhiều hơn an ninh trên biển Hơn nữa, nguy cơ đe doạ về an ninh không chỉ là đe doạ bằng vũ lực từ bên ngoài, làm tổn hại đến độc lập, chủ quyền, mà ngày càng gắn liền với các vấn đề khác như an ninh kinh tế, môi trường và xã hội Vì vậy Việt Nam hiện nay đã chấp nhận và theo đuổi cách tiếp cận an ninh toàn diện, trong đó an ninh phi truyền

12 ISIS Focu s, N o 17, A u gu st 1986, p.17.

13 X em thêm: C hín K in Wah R eílectio n s on the Shaping on Strategic Culture in Southeast A sia (tài liệu đã dản, tr 7 -9

Trang 28

thống cũng được đề cao, coi đó như là một trong phương cách tốt nhất để duy trì ổn định và phát triển bền vững.

Còn Thái Lan, nước có nhiều nét tương đổng địa-chiến lược so với Việt

Nam và có nhiều điểm văn hoá an ninh giống Việt Nam như để cao vài trò của quân đội, trong đó coi trọng bộ binh và phòng thủ trên đất liền Trong khi Việt Nam có tính nguyên tắc và lý tưởng hơn trong chính sách đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ bạn, thù thì Thái Lan tỏ ra uyển chuyển, linh hoạt hơn Không phải ngẫu nhiên người ta thường ví chính sách đối ngoại của Thái Lan là

“ngoại giao ngọn sậy”, gió chiều nào theo chiều ấy14 Xuất phát từ văn hoá chính trị và ngoại giao này, có thể tạm thời đưa ra nhận xét rằng, Thái Lan là nước không cản trở sự hình thành cộng đổng ASEAN, nhưng sẽ không phải là nước tiên phong đi đẩu trong quá trình này, nhất là trong hợp tác quốc phòng.

2.2 Cách tiếp cận của ASEAN và các nước thành viên về An ninh toàn diện

Xuất phát từ truyền thống, “triết lý” văn hoá chiến lược, văn hoá chính trị và an ninh của mỗi nước và từ thực tiễn 40 năm tồn tại và phát triển của Hiệp hội đã dần dần hình thành nên một nền tảng chung, tương đối đồng nhất trong quan niệm và cách tiếp cận của mình về an ninh nói chung, xây dựng cộng đổng an ninh nói riêng.

Trước hết, các nước ASEAN đều là những quốc gia giành được độc lập

từ sự xâm lược, cai trị hay can thiệp từ bên ngoài Sự ám ảnh của quá khứ thuộc địa cùng với những bất ổn trong nước thường xẩy ra (như xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, khủng bố v.v.) khiến cho các nước tại khu vực này đề cao chủ quyển và an ninh quốc gia, ổn định chính trị trong nước coi chúng như

là những điều kiện tiên quyết, ưu t.ên hàng đầu trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại Chính từ nhận thức này cùng vứi sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống làm cho các nước ASEAN trở lên linh hoạt, điều chỉnh,

bổ sung quan điểm và cách tiếp cận mới hơn về an ninh.

14 Xem thêm: T h ái Lan-Truyền thống và hiên đại (Q u ế Lai c.b ) Hà N ội, N hà Xb.Thanh niên, 1999; Hoàng Khắc N am Quan hộ V iệt N am -T hái Lan 1976-2000 Hà N ội: N hà X b Đ ại học Q G H N , 2 007.

Trang 29

Một trong những khái niộm an ninh mà các nước ASEAN không chỉ

nhiệt tình tiếp nhận mà còn có nhiều diễn giải và sáng tạo mới là An ninh toàn

diện (comprehensive security) do Nhật Bản đưa ra từ thập niên 70 của thế kỷ

XX Khái niệm này được đề cập trong Tuyên bố và Hoà hợp ASEANII tại Bali năm 2003 và được khẳng định lại trong Kế hoạch Hành động Viên Chân năm

2004 và trong Hiến chương ASEAN năm 2007 Theo quan niệm chung, an

ninh toàn diện không chỉ là theo đuổi một nền an ninh bền vững ở tất cả các

phương diện của đôi sống con người, xã hội và tự nhiên, mà còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phản ứng chính sách có tính phi quân sự, bao lực15 Khái niêm an ninh này được các nước thành viên đưa ra thảo luận tại Hội nghị ARF lần thứ nhất vào tháng 7-1994, và được chính thức hoá tại Hội nghị ARF lần thứ Hai tổ chức vào tháng 8-1995, trong đó nêu rõ rằng rằng, nội dung mà khái niệm an ninh toàn diện quan tâm ngoài lĩnh vực quân sự ra còn bao gồm

an ninh chính trị, kinh tế, xã hội, con người và các vấn đề khác Theo cách hiểu của ASEAN, An ninh tổng hợp hay toàn diộn là thông qua hợp tác chứ không phải là đối kháng để tìm kiếm an ninh bển vững trên mọi lĩnh vực cả trong nước, khu vực và thế giới Như vậy, ASEAN đã đề cao tính cộng đồng và tổng thể trong tiếp cận an ninh của họ, trong đó hợp tác và giải quyết mâu thuận bằng con đường hoà bình là hạt nhân chính tạo dựng nên an ninh bền vững Điều này là phù hợp với xây dựng ASC.

Về các nước thành viên, 10 thành viên ASEAN về cơ bản gần giống

nhau về cách tiếp cận an ninh toàn diộn Trước hết 1 ầdnđônexia', Quan niệm của nước này về an ninh toàn diộn được thể hiộn trong khái niệm Ketahanan

National hay ‘T ự cường dân tộ c ” Học thuyết này có tầm quan trọng đến mức

được ghi trong Bộ luật Nhà nước rằng: “ý chí, lòng quyết tâm, tính kiên định mạnh mẽ kết hợp vói khả năng tạo dựng sức mạnh dâi} tộc để đối mặt và vượt qua mọi đe doạ bên trong lẫn bên ngoài, trực tiếp hay gián tiếp gây nguy hiểm cho bản sắc dân tộc Inđônexia hay phong cách sống của dân tộc và nhân dân”16.

15 X em thêm: D avid B Devvitt C om m on, C om prehensive and Cooperative Security//Pacific Revievv 7, N o 1,

1994 pp 1-15.

16 D avid Q p ie , Paul Evans Thuật ngữ An ninh Châu Á-Thái Bình Dương (Sách đã dản), tr 124-125.

Trang 30

Tuy nhiên, trong thập niên gần đây, khi các vấn đề an ninh phi truyển thống nổi lên, đe doạ nhiều hơn đến an ninh quốc gia thì Inđônexia cũng trở nên linh hoạt, điều chinh cách tiếp cận về an ninh, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố hay đối tượng con người Điểu này được thể hiện khá rõ qua các bài phát biểu của Tổng thống Sulilo liên quan đến xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN, rằng ngày nay “khái niệm an ninh đã được mở rộng nhiều hơn Không còn chỉ là bảo vệ Tổ quốc chống lại xâm lược của quân đội nước ngoài , mà khái niệm an ninh được mở rộng tới cái được gọi là “an ninh con người” Do vậy, nhà nước “có trách nhiệm chung bảo vệ sự toàn vẹn con người

về thể chất và phẩm giá của họ, dù họ chỉ có một mình hoặc là một bộ phận của một nhóm, chống lại các cuộc tấn công, dù chúng là bọn khủng bố, tội phạm thông thường hay cúm gia câm hoặc sóng thần” Tiếp đến, Susilo còn đi

xa hơn, cho rằng: “Con người phải được bảo vệ ngay, và đặc biệt là khi kể tấn công là chính quyền nhà nước”17 Có thể nói, đây là một thông điệp mới, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Susilo đối với khái niệm an ninh con người mà các tổng thống của Inđônexia trước đó chưa có dịp bày tỏ quan điểm Chính cách tiếp cận mới này đã và đang thổi một luồng gió mới thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá ở Inđônexia và góp phần hiộn thực hoá cộng đồng ASEAN, nhất

là trong việc thông qua bản Hiến chương ASEAN, trong đó có điều khoản về thành lập cơ quan nhân quyền.

Quan điểm của Maỉaixia về an ninh toàn diện được phản ánh trong

“Học thuyết an ninh toàn diện của Malaixia” do phó thủ tướng nước này là Datuk Musa Hitam vào tháng 3/1984 Nước này cho rằng, muốn có an ninh cùng lúc phải coi trọng phát triển kinh tế, thống nhất quốc gia-dân tộc và cải thiện các mối đe doạ phi quân sự Để đạt được điều này cần tạo ra 3 trụ cột:

Thứ nhất, đảm bảo an ninh cho Đông Nam Á; Thứ hai, bảo đảm cho “một

cộng đổng ASEAN vững mạnh và hoạt động có hiệu quả” và Thứ ba là cần

phải xây dựng một đất nước “Malaixia an ninh vững mạnh” Hơn nữa, Malaixia còn đi xa hơn trong chính sách an ninh hướng ngoại, và cho rằng

17 Xem: K eynote S peech by H.E S usilo B am bang Y udhoyono, President R epublic o f Indonesia at the

A S E A N Forum: R eíhinking A SE A N : Tovvards the A S E A N Com m unity 2 0 1 5 , Jakarta, 7 A ugust 2 0 0 7

Trang 31

“Malaixia cẩn phải đảm bảo tự cường khu vực một cách toàn diện thông qua

“cộng đồng các quốc gia ASEAN”, trong đó các quốc gia ASEAN cần “cam kết giữ gìn lãnh thổ của nhau và có các biện pháp để xây dựng lòn tin và thiộn chí giữa các nước thành viên” Cách nhìn nhận này cũng được cựu thủ tướng Maharthia Mohamet chia sẻ, rằng: “ nền an ninh quốc gia không thể tách rời

sự ổn định về chính trị, thành công về kinh tế và hoà hợp về xã hội Không có những yếu tố này thì tất cả các loại súng trên thế giới đều không thể ngăn chặn hay đánh bại được kể thù của mình”18.

Bởi sự thuyết phục khá sâu sắc về thuyết an ninh toàn diện nên Malaixia

có phầm khồng mặn mà với khái niêm “An ninh con người” Điều này được thể hiện một phần qua bài phát biểu của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Malaixia Syed Hamid Albar nhân dịp nước này thành lập Uỷ ban nhân quyền vào tháng

10 năm 1999 Bộ trưởng cho rằng, khái niêm An ninh con người mà Tổng thư

ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã định nghĩa quá nhấn mạnh đến “chủ quyền

cá nhân” (individual sovereignty), và như vậy là “mỗi cá nhân quan trọng hơn nhà nước và xã hội” Theo luận điểm đó thì “nhà nước là đày tớ của nhân dân

Lý lẽ đó sẽ là lý do để Liên hợp Quốc hoặc bất cứ nước (đúng nhưng khó tin)

vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của bất cứ nước nào khác vì lợi ích chủ quyền cá nhân”19 Rõ ràng, mặc dầu khồng trực tiếp chỉ trích khái niệm An ninh con người, nhưng phía Malaixia đã gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình, không tán thành quan điểm coi nhân quyền cao hơn chủ quyền, chủ quyền cá nhân cao hơn chủ quyền quốc gia-dân tộc và lợi ích toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaixia cũng trở nên mềm dẻo hơn trong việc tiếp cận khái niêm An ninh con người Điều này được thể hiện bằng lời phát biểu của Thủ tướng Badawi nhân dịp kỷ niệm 39 năm thành lập ASEAN, rằng, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ các nước ASEAN là phải nâng cao tri thức và kỹ năng cho thế hê trẻ, làm cho họ trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và giá trị ”, rằng “an ninh của cộng đổng sé được cải thiện khi đói nghèo và dịch bệnh được kiểm soát” Rõ ràng với sự linh hoạt

IS N hư trèn, tr 126-127.

‘9 D avid Capie, Paul Evans Thuật ngữ A n ninh Châu Á -Thái Bình Dương (Sách đã dản), tr 2 6 3 -2 6 4

Trang 32

trong nhận thức và hành động về an ninh, Malaixia đã và đang góp phần tích cực vào xây dựng Cộng đổng an ninhASEAN.

Xingapo cũng có cách tiếp cận toàn diện đối với vấn đề an ninh, trong đó

khái niệm được đưa ra là “phòng thủ tổng hợp” hay “an ninh tổng lực Cũng

giống như hai nước trên, phòng vệ tổng lực hay tổng hợp bao gổm mọi khía cạnh của đời sống, từ “phòng vệ tâm lý” cho đến “phòng vộ xã hội” và “phòng

vệ kinh tế”, nhằm đảm bảo “mọi lĩnh vực trong xã hội' đều được huy động và đều có vai trò trong nền an ninh của Xingapo”20 Tuy không đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền, nhưng Xingapo luôn coi trọng an ninh con người và lấy an ninh toàn diễn là cơ sở nền tảng cho ổn định vầphts triển nội địa cũng như xây dựng Cộng đổng ASEAN.

Quan niệm của Philippin vể An ninh toàn diện và an ninh con người cơ

bản là giống các nước thành viên ASEAN ban đầu là nghiêng về cách tiếp cận

an ninh toàn diện, trong đó an ninh được nhìn nhận trên tất cả phương diện từ

an ninh con người đến an ninh cộng đồng xã hôi, từ an ninh quốc gia đến ổn định của khu vực và toàn thế giới Tuy nhiên, giới tinh hoa của Philippin đề cao An ninh tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau trong đảm bảo an ninh chung, không quá đề cao chủ quyền quốc gia như nhiều nước Đông Nam Á khác Tổng thống Arryo đã từng lập luận rằng “trong một thế giới bấp bênh về an ninh và biến động liên tục về kinh tế, cá thể các nước Đông Nam Á, ngay cả nước rộng lớn như Inđônexia hay tiên tiến như Xingapo không thể có hoà bình, phát triển và thịnh vượng được nếu như không cùng nhau, đứng bên cạnh nhau, góp chung của cải, chia sẻ ngày càng nhiều mối quan tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng có chung một tiếng nói trong cộng đồng quốc tế”, rằng

“chúng ta phải tư bỏ loại tư duy vốn tiếp tục đè nặng lên nhiều người, rằng chỉ cần tốt trong giới hạn các đường hiên giới quốc gia, trong đó thị trường nội địa được bảo vệ và đảm bảo an ninh Điều này không còn phù hợp trong thế giới hôm nay, ngay dù nó đã từng như vậy”21.

20 Như trẻn, tr 130-131.

21 X em : The P h ilip p in ’s Stake in A S E A N Address by H.E Mrs Gloria M acapagal A royo, President o f the

P hilippines, at the A S E A N Secretariat-General, Jakarta 13 N ovem ber 2001.

Trang 33

Trong số các nước ASEAN thì Thái Lan là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất

khái niệm An ninh con người, nhất là từ thời Chuan Leekpai làm thủ tướng Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surin Pitsuwan tham dự hội nghị Lysoen năm 1999 đã kêu gọi các nước tham gia đi đến “một phương thức thống nhất

để xử lý vấn đề an ninh con người một cách hài hoà và toàn diện”, ôn g nhấn mạnh rằng, “dù chúng ta nhận thức an ninh con người theo cách nào thì những mong muốn và những nỗi lo sợ cần phải được tính đến để có một cách hiểu đúng đắn về khái niệm “an ninh con người” Trước đó, Thái Lan là nước khởi xướng “Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vể an ninh con người” được tổ chức tại Manila của Philippin năm 1998 Tại diễn đàn này, ngài Surin đẫ nhấn mạnh đến an ninh con người và cho rằng “biến động kinh tế và xã hội, nghèo khổ, bệnh tật, mù chữ, sự xa lánh, mất phương hướng của con người chắc chắn

sẽ dẫn đến bạo lực, phiến loạn, bất ổn định và thiếu an ninh Tất cả những điểu trên sẽ ảnh hưởng đến những thành tựu mà chúng ta đạt được từ trước tới nay

Và những điểu này chắc chắn sẽ đe doạ toàn khu vực nói chung” Khi ASEAN thông qua tuyên bố chung về vấn đề này, tên hội nghị đã được đổi thành “Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về mạng lưới an toàn xã hội” Điều này cho thấy một số nước ASEAN lúc đó không thoải mái lắm với một vài nội dung của khái niệm “An ninh con người”, đặc biột trong đó đề cao nhân quyền

và chủ quyền cá nhân22.

Sự nhất quán của Thái Lan trong việc ùng hộ thuyết An ninh con người

được biểu hiên khá rõ nét trong các bài phát biểu của các nhân vật cấp cao nhà nước liên quan đến xây dựng cộng đổng ASEAN Ngài Kavi ChoQgkittavom, một quan chức cấp cao chính phủ Thái Lan, cho rằng, vấn đề cản trở ASẸAN trở thành một xã hội đùm bọc lẫn nhau là “các nước thành viên của nó không tôn trọng quyền con người và an ninh con người Một vài nước thành viên ASEAN đã hầu như không quan tám đến vấn đề này v ề phần mình, ASEAN

n X em thêm: Paul Evans Thuật ngữ An ninh Chảu á-Thái Bình D uơn g (Sách đã dản), tr 2 6 2 -2 6 3 ; Kavi

C hon gkittavom “ Surin C alls for A ction on Human Security” , N ation, 20 M ay 1999.

Trang 34

vẫn chưa có sự đổng thuận vể an ninh con người, ngay cả khi thế giới đã chấp nhận khía niệm này và thoả thuận về cách tiếp cận chung”23.

Điều gì khiến Thái Lan nhiệt tình ủng hộ khái niệm an ninh con người ? Nguyên nhân trực tiếp có lẽ là do nước này khoảng một thập niên trở lại đây rơi vào khủng hoảng khá trầm trọng, cả về kinh tế và chính trị-xã hội Sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998, xung đột tôn giáo, sắc tộc ở các tỉnh phía Nam bùng phát từ đầu thế kỷ XXI đã làm cho Thái Lan từ một nước khá yên bình thành một trong những nước bất ổn chính trị nhất khu vực, làm chia rẽ, phân rã sự thống nhất của xã hội, các vùng lãnh thổ và cộng đổng sắc tộc trong cả nước Điều này đòi hỏi nước này phải quan tâm hơn đến đầu tư phát triển con người, nhất là các vùng dân tộc thiểu số Còn nguyên nhân sâu xa, mang tính nền tảng có lẽ

là người Thái có tính thiên di cao, mềm dẻo và cởi mở trong cách ứng xử, tiếp nhận tư tưởng cải cách dân chủ kiểu phương Tây khá sớm Hơn nữa, nền độc lập dân tộc tuy có bị tổn thương bởi sự chèn ép của các thế lức bên ngoài, nhưng về đại thể chưa bị mất nước hay bị ngoại bang đô hộ Chính vì vậy, vấn

đề chủ quyền quốc gia-dân tộc của Thái Lan tuy luôn đặt ưu tiên, nhưng không phải mạnh mẽ hay cấp bách như các nước khác ở Đông Nam Á Điều này góp phần giải thích tại sao Thái lan lại làmột trong những hàng đầu muốn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN, nhấn mạnh đến mối đe doạ của các vấn đề

an ninh phi truyền thống, đến dân chủ và phát triển.

ở Cămpuchia cũng có quan điểm tương đối giống Thái Lan Trong sách

trắng về quốc phòng được công bố ngày 20/2/2002, chính phủ Cảmpuchia nhận định rằng, những mối đe doạ quân sự đối với Cămpuchia là rất thập Các vấn đề môi trường, lây nhiệm HIV/AID, nạn cướp phá các ngôi chùa là những quan ngại hàng đầu về an ninh24.

1} Chongkittavorn The P olitics o f Speed: An A SE A N Com m unity T he Nation, T uesday, D ecem ber 12, 2 0 0 6

http://w w w m fa.go.th/)

24 Phan Thanh L ong Quan niệm vé an ninh toàn diện của A SE A N dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế//Tạp

ch í Khoa học của Trường Đại h ọc M ở TP Hổ Chí Minh Số Chuyôn để kỷ niêm 15 năm thành lập Khoa Đ ông Nam Á học (1 9 9 1 -2 0 0 6 ), tr 88.

Trang 35

Sở đĩ các nước ASEAN có cách nhìn khá toàn diện, tương đối giống nhau về cách tiếp cận về an ninh không chỉ do tác động của triết lý văn hoá truyền thống, mà còn là sản phẩm của thực tiễn lịch sử 40 năm tồn tại và phát triển của Hiệp hội Hiện nay ASEAN đang từng bước xây dựng và hoàn thiện quan niệm về an ninh toàn diện, trong đó có an ninh con người, tìm kiếm các

cơ chế hợp tác mới thúc đẩy hoà bình và phát triển ở khu vực, trong đó có việc hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015 Mục tiêu của nỗ lực mới này là

để xây dựng một khuôn khổ pháp lý, chính trị, thói quên hợp tác an ninh, nhằm kiến tạo môi trường hoà bình bền vững và phát triển cho cả khu vực Về vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau.

Nói tóm lại, tuy mỗi nước, mỗi dân tộc trong khu vực có cách tiếp cận

khác nhau với an ninh, nhưng nội dung chủ yếu là thiên về an ninh toàn diện, trong đó nền an ninh quốc gia cần được nhìn nhận một cách tổng thể, đa diên Nền an ninh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào lực lượng quân sự hùng hậu,

mà còn bị tác động bởi sự phối hợp với những biện pháp phi quân sự như chính trị, kinh tế, ngoại giao v.v Sự nhiệt tình tiếp nhận và phát triển khái niộm an ninh toàn diên, trong đó đé cao vai trò ý thức cộng đổng và các giải pháp phi bạo lực trong giải quyết xung đột, kiến tạo hoà bình được thể hiện rõ nét trong các Tuyên bố của ASEAN, nhất là trong Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN II vàc năm 2003 và trong Hiến chương ASEAN vừa được ký hồi tháng 11/2007

2015 Đây là những bước đi quan trọng, tiền đề vững chắc cho việc hiện thực

hoá Cộng đổng An ninh ASEAN theo mô hình Cộng đồng an ning đa nguyên

hay liên kết mà ASEAN đang theo đuổi.

Trang 36

“khu vực của cuộc nổi dậy”, là “Ban-căng của phương Đụng”, hay là một “khu vực của những quân cơ đốminô” Lúc đó mối liên kết chính trị-xã hội giữa các nhà nước non trẻ trong khu vực còn yếu rất kém Hơn nữa, những tranh chấp lãnh thổ giữa các nước (như giữa Malaixia và Philippin vể chủ quyển vùng Savắc), sự đối đầu giữa 3 nước Inđônexia- Malaixia và Xingapo (năm 1964- 1965), sự phân cực hệ tư tường chính trị trong nội bộ khu vực (giữa các nước Đông Dương theo cộng sản và các thành viên ASEAN cũ phát triển theo con đường chủnghĩa tư bản) và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài (đặc biệt là cuộc chiến tranh ở Đông Dương do Mỹ phát động) đã làm cho tình hình địa - chính trị Đông Nam Á trở nên biến động mạnh Những cuộc chiến tranh, xung đột trên không chỉ đe doạ tới sự tồn tại của một số nhà nước, quốc gia mới được thành lập, mà còn đe doạ tới môi trường hoà bình, trật tự khu vực và thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Tiếp đến, sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Cămpuchia năm 1978 cũng làm tăng thêm sự đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị và sự can thiệt của các nước lớn.

Nếu như các cuộc tranh cãi về chủ quyền, sự đối đầu giữa các nước thành viên ASEAN cũ, cuộc chiến tranh ở Đông Dương và chủ nghĩa Mao-it ở những năm 60, đầu những năm 70 làm cho các nước nhiều nước Đông Nam Á thiên về an ninh hướng nội Các nước ASEAN lúc đó muốn tạo dựng một cơ chế hợp tác, thông qua đó để củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia Tuy nhiên cách nhìn nhận trên ngày được điều chỉnh theo diễn tiến của an ninh khu vực và thế giới Sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Cămpuchia cùng với sự tăng cường liên minh chiến lược Xô-Việt, Việt Nam-Lào-Cămpuchia sau 1978

đã làm cho các nước ASEAN trở nên công khai và hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề chính trị, an ninh khu vực và họ cho rằng sự ổn định quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội sẽ không thể đạt được nếu có sự đối đầu giữa các nước lớn, cực quyền và không có sự hợp tác giữa các nước thành viên với nhau.

Từ sau chiến tranh ỉạnh kết thúc, trên thế giới nói chung, ASEAN nói riêng bước vào thời kỳ mới của phát triển và hội nhập Qua thực tiễn phối hợp trên mặt trận chính trị-ngoai giao những năm 70-80, ASEAN đã thể hiện mình như một thực thể, trước hết là chính trị, ngày càng có vị thế quan trọng và uy

Trang 37

tín trên trường quốc tế ASEAN không chỉ chứng minh mình có khả năng hoà giải các mâu thuận bên trong nội bộ của Hiộp hội , mà còn đóng vai trò quan trong trong giải quyết xung đột khu vực Trên thực tế giữa các nước thành viên ban đầu của ASEAN là Inđồnêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin

đẫ không xẩy ra chiến tranh với nhau kể từ năm 1967.

Được khuyến khích bời sự công nhận của cộng đồng quốc tế về vai trò của ASEAN, nhiều nhà lãnh đạo ASEAN trở nên nhấn mạnh đến mô hình hợp tác hay “phương thức ASEAN”, trong đó đề cao tính phi chính thức và cam kết chính trị của mình đối với các cam kết đã đạt được Cách thức hợp tác này được mở rộng, áp dụng cho các cơ chế hợp tác khác trong khu vực, trong đó có ARF.

Tuy nhiên vào cuối những năm 90, hình ảnh của ASEAN bị tổn thương một cách nặng nề bở cuộc khủng hoảng kinh tế ASEAN bị chỉ trích là đã không tạo ra được một rào cản, cơ chế, chống lại những thách thức của toàn cầu hoá Hom nữa, từ thời gian này, ASEAN bị chỉ trích vì đã khống giải quyết hiệu quả các vấn đề nhân quyền hoặc các vấn đề ô nhiộm môi trường do cháy rừng ở Inđônêxia đã gây ra cho cho cac nước láng giềng Những khác biệt trong nội bộ ASEAN ngày càng nhiều hơn bởi sự mở rộng ASEAN 6 thành ASEAN 10 và những qui tắc ứng xử tổn tại lâu dài như không can thiệp, đổng thuận vẫn được duy trì Những vấn đề này góp phần làm tăng nhận thức về sự yếu kém của ASEAN Ngoài ra, cơ chế đối thoại an ninh đa phương do ASEAN khởi xướng và hoạt động từ 1994 được nhìn nhận không hơn một diễn đàn đối thoại, cũng giống như bản thân ASEAN Cách thức xây dựng một thể chế mềm và dựa trên đối thoại của ASEAN dường nhu không có hiệu quả trong việc tạo lập một nền tảng cho trật tự khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng Đây là một trong những lý do khiến ASEAN phải nhanh chóng đổi mới mình, tìm kiếm các cơ chế giải pháp mới, hợp lý hơn, khắc phục sự trì trễ, thúc đẩy ASEAN tiến về phía trước, trong đó

có việc thiết lập cộng đồng an ninh ASEAN.

Trang 38

Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, cục diện chính trị thế giới nói chung, địa-chính trị Đông Á nói riêng có nhiều biến động mới Sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có khủng bố bạo lực, xung đột sắc tộc tôn giáo, sắc tộc, ly khai dân tộc, tranh chấp tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, khí đốt cùng với sự gia tăng cạnh tranh chiến lượe Mỹ -Trung trong những năm gần đây là nguyên nhân khách quan chính thúc đẩy nỗ lực thành lập Cộng đổng an ninh ASEAN Thêm vào đó, sự gia tăng hợp tác, liên kết nội khối trên tất cả các mặt, đòi hỏi ASEAN phải tạo ra một cơ chế mới, nhằm đáp ứng nhu cầu trung hoà lợi ích chính tri, an ninh của từng quốc gia Đây là nhân tố chủ quan, phản ánh mục tiêu tổng thể, thông suốt của ASEAN

từ khi tổ chức này ra đời là phấn đấu tạo dựng cho Đông Nam Á một môi trường hoà bình, ổn định, để từ đó mỗi thành viên có thể khai thác, phát huy tối đa thế mạnh của mình và phát triển một cách bền vững.

3.2 Nền tảng tư tưởng và cơ sở chính trị-pháp lý của sự hình thành Cộng đồng An ninh ASEAN

Trong 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã tạo cho mình một nền tảng tư tưởng, hệ thống cơ sở chính trị-pháp lý cho hợp tác chính trị và an ninh, đặt nền móng cho sự hình thành ASC Nền tảng tư tưởng và pháp lý trên được thể hiện qua các văn kiện mà ASEAN đã thông qua và đang thực hiộn.

Trước hết là T uyên b ố Băng Cốc 1967\ Đây là văn kiện đầu tiên biển thị

mục tiêu bao trùm của việc hình thành ASEAN, đó là “các nước Đông Nam Á thông qua những nỗ lực chung, trên tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá ở mỗi nước, củng cố hoà bình, ổn định ở mỗi thành viên”, v ể khí cạnh an ninh, các nước ASEAN khẳng định quyết tâm “bảo vệ sự ổn định và an ninh của mỗi nước, có trách nhiệm trong tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vục

và đảm bảo sự phát triển một cách hoà bình và tiến bộ, chống lại sự can thiệp

từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức hoặc biểu hiện nào”25.

25 X em m ục hai và toàn vãn của Tuyên bố Bảng Cốc (The A SE A N Declaration- Bangkok D eclaration 1967.

Trang 39

Tiếp đến là Tuyên bô về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập

(ZOPFAN) năm 1971, trong đó các nước ASEAN muốn thể nghiệm sáng kiến lập ra một “nền an ninh tập thể ”26 với mục tiêu thiết lập một nền hoà bình lâu dài ở Đông Nam Á, giảm bớt hay ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài Điểm cần nhấn mạnh là Tuyên bố ZOPFAN đã biểu hiện khá rõ tính chất hợp tác chính trị, an ninh của tổ chức này, trong đó Điều 1 nêu rõ rằng “Inđônexia, Malaixia, Phippin, Xingapo và Thái Lan quyết tâm sử dụng những nỗ lực cần thiết bước đầu để đảm bảo việc cồng nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào và phương cách nào của các nước ngoài khu vực”; ở Điều 2, nhấn mạnh thêm rằng “các nước Đông Nam Á phối hợp các nỗ lực, mở rộng các lĩnh vực hợp tác nhằm góp phần làm tãng sức mạnh đoàn kết và thắt chặt quan

hệ với nhau”; Và phần nói về xu hướng chính trị, thì ZOPFAN đã khẳng định:

“Trung lập hoá Đông Nam Á là mục tiêu mong muốn và chúng tổi sẽ tìm mọi biện pháp để thực hiện mục tiêu này”27.

Văn kiộn tiếp theo là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ỏ Đông Nam Á (gọi tắt là TAC) hay gọi là Hiệp ước Bali và Tuyền b ố Hoà hợp ASEAN

(Declaration of ASEAN Concord) ký năm 1976 Hiệp ước TAC không chỉ khẳng định những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo, đưa ra “Bộ luật ứng xử” chung, đầu tiên trong quan giữa các nước ASEAN với nhau28, mà còn nêu bật tinh thần “dân tộc tự cường, tự đề kháng” và “khu vực tự cường, tự đề kháng” cùa Đông Nam Á29 Trong Hiệp ước này còn quy định về cơ chế giải quyết hoà bình các tranh chấp, đó là Hội đồng Tối cao Hội đổng này bao gồm đại diện cấp Bộ trưởng của các nước thành viên Thế nhưng trên thực tế từ đó cho tới

26 K hái niêm “ an ninh tập thổ” được M alaixia đổ xuất và được các nước A SE A N lúc đ ó hưởng ứng khá m ạnh mẽ.

27 X em : Kuala Lum pur D eclaration (ZO PFA N D eclaration 1971).

21 Tại Đ iểu 2, C hương I củ a Hiẽp ước T A C đã n êu lôn 6 nguyôn tắc ứng xử cơ bản của A SE A N , phù h ợp với thông lộ quốc tế, đó là: 1) Tôn trọng nển đốc lập chủ quyển, binh đằng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước; 2) Q uyền cù a m ỏi quốc g ia làm chủ vận m ệnh cù a mình, không can thiệp, lập đổ h oảc gây sức ép từ bôn n goài; 3) K hổng can thiệp vào c ô n g việc nôi b ổ củ a nhau; 4) Giải quyết c á c b ít đ ổ n g h oậc tranh chấp bàng các g iả i pháp hoà bình; 5) Khước từ đ e doại và sử dụng vũ lực; 6) Hợp tác có hiệu quả giữ a các nước với nhau.

29 K hái niệm n à y d o Inđồnexia đưa ra, được sự hưởng ứng mạnh m ẽ từ phía các nước A S E A N

Trang 40

nay Hội đồng này chưa bao gờ được sử dụng Đây là một trong những lý do cần thiết lập một cơ chế, pháp lý mới thực tiễn và có tính khả thi hơn đề thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực, trong đó có việc giải quyết tranh chấp.

Để cụ thể hoá hơn các điều mục trong TAC và đề ra chương trình hành động thực thi TAC, các nước ASEAN đã ký thêm một văn kiên nữa là Tuyên

bố Hoà hợp ASEAN Lần đầu tiên vấn đề chính tri, an ninh được ghi rõ trong Tuyên bố này và trở thành nội dung hợp tác hàng đầu của ASEAN Điều cần chú ý là trong văn kiện nay đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiến hành các Hội nghị cấp cao những người đứng đầu các nước Hiệp hội, đến vận động các đối tác bên ngoài công nhận ZOPFAN và từng bước hoàn thiện cơ chế hợp tác của ASEAN để thúc đẩy hợp tác an ninh và tăng cường đoàn kết chính trị bằng con đường hoà giải v.v .30

Để thích ứng với môi trường đầy biến động và phức tập của thời hậu chiến tranh lạnh, trong đó có an ninh trên biển, các nước ASEAN từ năm 1992

đã ra Tuyên bô' ASEAN về tình hình Biển Đông (hay thường gọi là Tuyên b ố

Manila về biển Đông) Trong uyên bố này các nước ASEAN lần nữa khẳng

định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà bình, không bằng vũ lực và tự kiềm chế Tuyên bố còn đề xuất xây dựng một Bộ luật ứng

xử biển Đông trên nguyên tắc của TAC, Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 Đây là một văn kiện mang ý nghĩa chính trị-pháp lý sâu sắc, nhằm củng cố thêm những quyết tâm và đường hướng hợp tác chính tri, an ninh của ASEAN trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.

Nối tiếp những nỗ lực trên, ASEAN từ năm 1993 đã nhất trí thành lập

Diễn đàn ARF\ Và Hội nghị đầu tiên của Diễn đàn an ninh này diễn ra tại

Băng Cốc tháng 7/1994 với sự tham gia của Bộ trưởng ngoại giao 18 nước thành viên Hội nghị lần 2 của ARF tổ chức tại Brunei năm 1995 đã thảo luận Tài liệu hướng dẫn (Concept Paper) do ASEAN soạn thảo, trong đó không chỉ nhấn mạnh đến các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo là đổng thuận, khồng can thiệp

và công việc nội bộ của nhau, mà còn đưa ra các giai đoạn lôi trình phất triển

30 Xem thồm phần nói vể chương trình hành động trong khuôn khổ hợp tác A S E A N , Phẩn A - Chính trị cù* Tuyẻn bô' H oà hợp A SE A N ; Đ ổng thời xem: Liẻn kết A SE A N ưong bói cảnh toàn cẩu hoá (Trần Khánh cb.).

H à Nội K H X H 2 0 0 2 , 2 7 -28.

Ngày đăng: 11/03/2019, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w