Ngăn ngừa xung đột

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 62 - 65)

2. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỤNG A S C

2.3. Ngăn ngừa xung đột

Mục tiêu của định hướng này là nhằm tăng cường tin cậy lẫn nhau, giảm thiểu căng thẳng và ngăn ngừa xung đột nảy sinh giữa các nước thành viên cũng như giữa các nước ASEAN và các quốc gia ngoài ASEAN, và đồng thời để ngãn ngừa sự leo thang của các tranh chấp hiện nay. Cụ thể các nội dung chiến lược cần thực hiện như sau:

a) Tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin bằng cách gia tăng cơ hội giao lưu và tiếp xúc giữa các quan chức quân đội, giữa quan chức quân đội với dân sự, và thúc đẩy trao đổi tự nguyện các quan sát viên trong những cuộc tập trận;

b) Tăng cường sự minh bạch và hiểu biết về các chính sách quốc phòng và nhận thức các mối đe doạ thông qua xuất bản và trao đổi Sách trắng vể quốc phòng hoặc triển vọng an ninh giữa các nước thành viên ASEAN và tự nguyện thông báo về những diễn biến an ninh chính trị trong khu vực;

c) Phát triển hệ thống báo động sớm của ASEAN trên cơ chế hiện tại để ngăn ngừa xung đột xẩy ra hay leo thang;

d) Tăng cường tiến trình ARF;

e) Chống tội phạm xuyên quốc gia và những vấn đề xuyên biên giới khác thông qua các hoạt động họp tác khu vực; và

f) Thiết lập cơ chế đăng ký Vũ khí ASEAN do Ban Thư ký ASEAN điều hành, thống nhất đổng bộ với một hoạt động tương tự được thực hiện trong khuôn khổ ARF; và

g) Thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải ASEAN.

Để triển khai 7 nội dung định hướng trên, ASEAN đã đưa ra danh sách các hoạt động cần đựợc hiộn thực hoá, cụ thể:

Thứ nhất, Tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin bao gồm:

- Ngoài việc tăng cường trao đổi và thăm viếng song, tổ chức và tiến hành các cuộc trao đổi quân sự khu vực giữa các quan chức cao cấp, học viên quân sự, trường đào tạo sỹ quan của các nước ASEAN;

- Xuất bản định kỳ các ấn phẩm đánh giá chiến lược môi trường an ninh, chính sách quốc phòng và các vấn đề an ninh khác như Sách trắng quốc phòng và các tài liệu tương tự;

- Hướng tới triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hàng năm (ADMM);

- Thúc đẩy trao đổi quan sát viên tại các cuộc tập trận quân sự;

- Thiết lập cơ chế đăng kiểm vũ khí ASEAN do Ban thư ký ASEAN quản lý, phù hợp với hoạt động đang được tiến hành trong ARF;

- Sử dụng quân đội và dân quân trong các hoạt động cứu trợ thiên tai;

- Thúc đẩy quan hệ quân-dân sự; và

- Thăm dò khai thác chung và chia sẻ nguồn lực.

Thứ hai, Tăng cường các biện pháp phòng ngừa:

- Phát hành Sách trắng quốc phòng hàng năm của các nước thành viên ASEAN (SAO);

- Các nước thành viên tự nguyện thông báo về các vấn đề an ninh quốc gia; và

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm của ASEAN dựa trên các cơ chế sẵn có nhằm ngăn chặn xung đột xẩy ra.

Thứ ba, Tăng cường tiến trình ARF hỗ trợ cho ASC\

- Thành lập bộ phận ARF nằm trong Ban Thư ký ASEAN;

- Tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF;

- Tăng cường vai trò của ASEAN xử lý Bốn vấn đề đan xen là Các biộn pháp xây dựng lòng tin (CBM) và Ngoại giao phòng ngừa (Tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF, Sách trắng Quốc phòng ASEAN, Đăng ký Chuyên gia, Tự nguyên thông báo về các vấn đề khu vực); và

62

- Chuyển ARF sang giai đoạn Ngoại giao phòng ngừa và xa hơn (thực hiện Tài liệu Khái niệm(concept paper) về ngoại giao phòng ngừa, thiết lập một nhóm hỗ trợ giữa kỳ về Ngoại giao phòng ngừa);

Thứ tư, Gia tăng hợp tác trên các vấn đề an ninh phi truyền thống:

- Chống tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề xuyên biên giới khác bao gồm rửa tiền, nhập cu bất hợp tác, buôn lậu và buồn bán trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên, buôn bán người, ma tuý và tiền chất ma tuý, cũng như ngăn chẵn các bệnh truyền nhiễm;

- Thúc đẩy hợp tác an ninh biển ASEAN;

- Tăng cường hợp tác, thực thi pháp luật; và

- Thúc đẩy hợp tác về các vấn đề môi trường, kể cả vấn đề khói mù, ô nhiễm và lũ lụt.

Thứ năm, Tăng cường nỗ lực duy trì sự tôn trọng toàn vện lãnh thổ và đoàn kết của các nước thành viên như quy định trong Tuyên bố Các nhuyên tắc luật quốc tế về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp Quốc:

- Tăng cường hợp tác về trách nhiệm của một quốc gia độc lập, không can thiệp vào công viêc nôi bộ của các nước láng giềng khác, kể cả việc kìm chế không sử dụng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế hay cưỡng chế chống lại sự độc lập về chính trị hoặc toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giểng;

- Gia tăng hợp tác giữa các nước thành viên nhằm ngăn chặn viộc tổ chức, xúi dục, giúp đỡ và tham gia vào các hoạt động khủng bố tại các nước láng giềng ASEAN khác;

- Ngăn chẵn việc sử dụng lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào làm cơ sở cho bất kỳ các hoạt động nào chống lại an ninh và ổn định của các nước láng giềng ASEAN; và

- Tăng cường hợp tác để xử lý các hành động lật đổ và nổi dậy nhằm vào các nước láng giềng ASEAN;

- Tăng cường hợp tác xử lý các mối đe doạ và thách thức của chủ nghĩa ly khai40

40 X em thèm Danh sách các hoạt động của “K ế hoạch hành động Cộng đổng An ninh A S E A N ” , Viẽn Chăn, 2004.

63

Nhln vào các định hướng và biện pháp thực hiộn nội dung ngăn ngừa xung đột mà ASEAN đã đưa ra trong Kế hoạch hành động ASC là cụ thể, rõ ràng và có tính táo bạo hơn so với các định hướng nội dung đã nêu ở trên. Vấn đề hợp tác an ninh-quốc phòng và phi truyền thống được thể chế hoá bằng các nội dung, biện pháp cụ thể hơn, ít tính định hướng hơn. Các vấn đề nhạy cảm như tập trận, công khai, minh bạch quốc phòng, phối hợp và cả đưa ra cchính sách đối ngoại chung (như chuyển ARF sang giai đoạn Ngoại giao phòng ngừa và xa hơn) cũng đã được để cập tới. Đây có thể nói là bước chuyển ban đầu về chất trong nhận thức cũng như hành động trong xây dựng ASC nói chung, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa xung đột và tạo tiền đề chợhp tác giải quyết xung đột trong tương lai.

Tuy nhiên, các biện pháp ngăn ngừa xung đột trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống và duy trì chủ quyền quốc gia-dân tộc còn khá chung chung, lặp lại các nội dung ở thành tố 1 và hai như đã để cập ở trên.

Nếu như nội dung thứ 3 này đề cập đến các giải pháp thúc đẩy phát triển dân chủ bộ của từng nước ASEAN, trong đó có việc xây dựng đổng bộ và hoài hoà hoá hệ thống pháp luật trong ASEAN thì hay hơn viộc đưa ra các giải pháp củng cố sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Hơn nữa, Kế hoạch hành động ASC cũng chưa đưa ra những biện pháp nhằm ngản ngừa tình trạng chạy đua vũ trang, nhất là trong việc mua sắm vũ khí. Ngoài ra, ASC POA cũng không hạn chế viộc các nước thành viên tiếp tục duy trì các liên minh quân sự với các cường quốc bên ngoài. Như vậy ASEAN khó loại bỏ được sự nghị kỹ lẫn nhau về nhau một sớm, một chiều. Điểu này chứng tỏ ASEAN chưa thực sự để cao việc xây dựng lòng giữa các thành viên.

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)