Khái niệm và những điều kiện cấu thành Cộng đổng An ninh

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 20 - 25)

5. Bỏ cục của công trình

1.2. Khái niệm và những điều kiện cấu thành Cộng đổng An ninh

Dựa trên lôgíc cộng đồng, Karl Deutsch và các đồng sự của ông đã đưa ra khái niệm Cộng đổng An ninh trong một một công trình nghiên cứu về

4 X em thêm: M uhadi Sugiono. L ogics f o r P e a c e : A S E A N an d th e Region o f P e a c e in S outh est A sia (tài liêu đả dân); N ic h o la s Brusse. C on stru ctivism a n d S ou th est A sia SecuriitỵíPĩLCÌũc R eviev/, V ol. 12, N o. 1, 1999.

“Cộng đổng chính trị và khu vực Bắc Đại Tây Dương”, xuất nãm 1957. Theo họ Cộng đồng An ninh là một nhóm các nước "đã hội nhập ” với nhau bằng các thể ch ế chính thức hay phi chính thức, đủ mạnh, có sức lan toả đ ể đảm bào sự thay đổi một cách hoà bình và phát triển bền vững giữa các nước thành viên5. Cũng theo họ, cộng đồng an ninh được chia thành hai dạng cơ bản khác nhau là: Cộng đồng an ninh hợp nhất (amalgamated) và Cộng đồng an ninh đa nguyên (pluralistic). Cộng đồng an ninh hợp nhất là loại cộng đồng được thiết lập trên cơ sở hợp nhất chính thức giữa hai hay nhiều thực thể tồn tại một cách độc lập trước đó thành một cộng đồng lớn hơn dưới hình thức nhà nước Liên bang (giống như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết trước đây); Còn Cộng đồng an ning đa nguyền hay liên kết được thiết lập trên cơ sở liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền, trong đó các thành viên vẫn “duy trì sự độc lập về luật pháp của các chính phủ riêng lẻ”

giống như mối liên hệ của Mỹ với Canada, của EU hiện nay v.v6.

Amitav Acharya- một học giả nổi tiếng nghiên cứu về chính trị, an ninh người Inđônexia đã phát triển khái niêm trên và cho rằng trong Cộng đồng an ninh đa nguyên, động cơ hợp tác khồng phải là lợi ích về mặt quyển lực chính trị hay kinh tế, mà chính là bản sắc được chia sẻ, là “cảm nhận về chúng tôi- we feeling). Họ cho rằng, một Cộng đồng an ninh đa nguyên là "một khu vực bao gồm các nước có chủ quyền mà người dân của những nước đó duy trì những kỳ vọng có căn cứ về một sự thay đổi hoà bình Một cộng đổng nhu vậy không chỉ khồng xẩy ra chiến tranh giữa các nước thành viên, mà còn không có sự chuẩn bị nào cho chiến tranh7. Nói một cách khác Cộng đồng An ninh tồn tại khi một nhóm quốc gia có chủ quyền đ ã tạo dựng được ỷ thức cộng đồng hay một bản sắc tập thể, nghĩa là họ giải quyết bất đồng mà không dùng vũ lực. Cách tiếp cận trên đang được các nhà hoạch định chính sách cũng

' Karl w D eu tsch eĩ al. Political C om m unity anh the North Atlantic Area: International O rganization in the J g h t o f H istorical E xp erience. Princeton, N ew Jersey: Princeton U nivcrsity Press, 1957 pp. 5-6; Security lom m u n itities/In tem a tio n a l politics and Foreign P olicy (ed. by Jamers R osenau). N e w York: Free Press, 1961, pp .9 7 -9 8 .

1 Davđ Capie, Paul Evans. Thuật ngữ A n ninh Châu Á-Thái Bình D ương (bản d ịch). H à N ội: H ọ c viện Q H Q T, 1003, tr. 356.

A m itav A charya. C onstructing a Security Com m unity in Southeast A sia: A S E A N and the probỉem of

■egional order. L on d on and Nevv york: R outledge, 2 0 0 1 , pp. 16-21.

như giới học thuật ASEAN xem xét, đã và đang trở thành một trong những nền tảng lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN.

1.2.2. Đặc điểm của Cộng đồng An ninh

Sau khi phân tích, so sánh các loại hình hợp tác an ninh khá phổ biến hiện nay trên thế giới, học giả Amitav Acharya đưa ra 5 đặc điểm của Cộng đổng An ninh khác với các mô hình khác, đó là:

- Cộng đồng có những quy tắc chặt chẽ về việc không sử dụng vũ lực, không có hoạt động chạy đua vũ trang và lập kế hoạch đối phó bất trắc chống lại nhau;

- Có các thể chế và tiến trình (chính thức và phi chính thức) cho việc giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình;

- Có triển vọng tránh né chiến tranh lâu dài;

- Hợp tác và hội nhập chức năng giữa các nước thành viên diễn ra đáng kể;

- Có ý thức về bản sắc tập thể.

Điểm khác biệt, nổi bật nhất của Cộng đồng An ninh, ngược lại với những loại hình, thoả thuận an ninh khác như “chế độ” hay “hệ thống an ninh”

(Security regime), “Phòng vệ Tập thể” (Collective defence), “An ninh Tập thể”

(Collective security) ở chỗ các hệ thống đó đề cao vai trò của vũ lực, đối phó với chiến tranh và trừng phạt tập thể đối với hặnh động hiếu chiến chống lại bất kỳ một thành viên nào; Hơn nữa, các liên kết đó chưa quan tâm đúng mức xây dựng ý thức về bản sắc tập thể, những quy tắc ứng xử, thông lệ và thói quên trong giải quyết xung đột, ngăn ngừa chiến tranh bằng văn hoá hoà bình8.

1.2.3. Điều kiện cấu thành và các giai đoạn p h á t triển của Cộng đồng An ninh

a) Những điều kiện cần thiết

8 Như tiẽn , tr. 2 0 -2 1 .

Karl Deutsch và những người theo trường phái của ông ta đã khái quát một số điểu kiện hay yêu cầu cần thiết để thiết lập cộng đổng an ninh đa nguyên kiểu liên kết cụ thể như sau:

Thứ nhất và cũng là quan trong nhất là các quốc gia tham gia liên kết hoàn toàn không có các xung đột quân sự và khồng chạy đua vũ trang mang tính cạnh tranh giữa các nước thành viên trong cộng đồng. Điều này không nghĩa là là giữa các quốc gia không có tranh chấp hay khác biệt, nhưng các nước tham gia giải quyết mâu thuận bằng con đường hoà bình, loại bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Thứ hai, các nước tham gia cần tạo được sự tương đổng cần thiết và chấp nhận các quan niệm về giá trị cũng như các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung mang tính ổn định và có thể dự đoán được đối với hành vi của nhau trong các mối quan hộ kinh tế, chính trị và xã hội.

Thứ ba, là tạo ra các thiết chế hay phương thức/tập quán chính thức hay phi chính thức nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa, quản lý và giải quyết xung đột, cùng ứng phó và giải quyết những vấn để nảy sinh trong quan hộ giữa các nước nước thành viên thông qua hợp tác, phối hợp và giao tiếp với nhau. Điều này theo ông Amitav Acharya thì hiộn nay hầu như chưa có nhóm nước, khu vực nào đáp ứng được yêu cầu này một cách mỹ mãn.

Thứ tư, yêu cầu cuối cùng là một cộng đổng an ninh “cần liên kết cao về chính trị và kinh tế, coi đó là điều kiện tiên quyết cho quan hệ hoà bình”. Nói một cách khác, là các nước tham gia cần tạo dựng được mức độ liên kết, hội nhập về kinh tế và chính trị một cách sâu rộng, dựa trên nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này sẽ làm tăng chi phí (riu ro) và giảm lợi ích của việc sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, và như vậy các nước sẽ tìm đến các biên pháp hợp tác hoà bình. Hiện nay yêu cầu này mới chỉ có EU là đã thực hiện tốt hơn cả.

b) Các giai đoạn phát triển

Các học giả thuộc trường phái kiến tạo thập niên gần đây đã không ngừng làm giàu thêm kiến thức của Karl Deutsch và đã đưa ra mô hình ba giai đoạn phát triển của Cộng đồng an ninh, cụ thể là:

- Giai đoạn khởi dầu hay bắt đầu hình thành (nascent phase): Thông thường hai hay nhiều nước có mối quan hệ khá gần gũi về mặt địa lý và văn hoá, có nhiều điểm tương đồng về lợi ích thường có nguyên vọng hợp tác với nhau để đối phó với các hiểm hoạ chung như thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc tộc tốn giáo, buôn lậu qua biên giới v.v. Thông qua hợp tác, họ nuôi dưỡng và bước đầu tạo dựng nên các hình thức hợp tác và chia sẻ bản sắc chung.

- Giai đoạn phát triển (ascendní) được đánh dấu không chỉ bằng sự thiết lập hàng loạt các cơ chế hợp tác mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh, mà còn là sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng vì mục tiêu hoà bình và hợp tác của các cơ chế đó. Chính vì vậy, lòng tin giữa các nước thành viên về một triển vọng hoà bình lâu dài được nâng cao, từ đó làm tăng bản sắc tập thể của cộng đồng trong giải quyết các mâu thuận, xung đột. Từ thời gian này, các quốc gia trở nên minh bạch trong chi tiêu quốc phòng và có sự hợp tác khá chặt chẽ, chia sẻ thông tin tình báo.

- Giai đoạn trưởng thành (mature) được đấnh dấu bằng độ tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên lên cao tới mức là giữa họ đã định hình một bản sắc tập thể, cách ứng xử chung trong giải quyết các vấn đề an ninh của nội khối và thích ứng với thay đổi từ bên ngoài. Từ thời gian này, các cơ chế hợp tác đã được thể chế hoá và phát triển thành bản sắc cộng đồng. Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng có sự phân chia mực độ “lỏng”, “chặt” trong liên kết.

Ở mực độ thấp hơn người ta gọi là “cộng đồng liên kết lỏng ”, trong đó các thể chế hợp tác đa phương không ngừng được củng cố, không có một hoạt động nào làm tổn thương đến lòng tin của các nước thành viên. Còn “cộng đồng liên kết chặt ” là mức độ phát triển cao hơn, trong đó có liên kết cả về quan sự, việc hoạch định một số chính sách đối ngoại chung, nhất là trong việc phối hợp chống lại nguy cơ bất ổn bên trong và bên ngoài, ở hình thức liên kết này đòi hỏi các nước phải có những chuyển hoá lớn trong đời sống chính trị để có thể tham gia cộng đồng một cách thiết thực và có hiộu quả.

Đối chiếu với kinh nghiệm của ASEAN, lý luận về cộng đổng an ninh như đã đề cập ở trên có nhiều điểm tương đổng, nhưng không ít các điểm khác biệt. ASEAN ngay từ lúc ra đời, tuy khồng tuyên bố một cách công khai, nhưng hợp tác an ninh đã trở thành một ưong những mục tiêu hàng đầu của tổ chức này. Hơn nữa, khoảng 40 năm tồn tại và phát triển, giữa các nước ASEAN không xẩy ra các cuộc chiến tranh. Hiệp hội đã sử dụng những ngôn từ mềm dẻo mang tính xã hội và cộng đồng, phản ánh truyển thống ứng xử văn hoá của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, các nước ASEAN đã có các thoả thuận khá rộng rãi về thông tin-viễn thông, trao đổi tin tình báo và hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (tuy chưa có sự đồng đều giữa các nước thành viên). Tuy nhiên ASEAN hiộn tại chưa đáp ứng được nhiểu yêu cầu quan trong mà các học giả trên đã đề ra. Đó là sự khác nhau khá lớn về nhận thức vế các mối đe doạ; hợp tác kinh tế nội khối chưa mạnh; các tranh chấp về chủ quyền giữa các nước thành viên và chi tiêu quân sự còn khá cao v.v. (về vấn đề này sẽ đề cập nhiều hơn ở phần thách thức). Thế nhưng, đúng như Amitav Acharya đã nhận xét: “nét khác biột của một cộng đổng an ninh là khả năng xử lý xung đột trong khu vực một cách hoà bình chứ không là việc không có xung đột”. Và ông cho rằng: “mặc dù kinh nghiệm của ASEAN khồng đổng nhất hoàn toàn với kỳ vọng của Karl Deutsch và chưa đáp ứng được một số yêụ cầu của một cộng đổng an ninh như cơ sở lý thuyết đã đưa ra, nhưng có thể coi đó là bước khởi đẩu của một cộng đồng an ninh”9.

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)