C ơ CHẾ TRIỂN KHAI THÚC THỤC HIỆN ASC

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 69 - 72)

Như đã từng nhấn mạnh trong Tuyên Hoà hợp Bali II, trong Kế hoạch Hành động Cộng đổng An ninh ASEAN và trong Chương trình hành động Viên Chăn và các văn kiện khác, để đạt được mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN không chỉ đơn giản là tăng cường các hoạt động hợp tác giữa các nước

68

thành viên, mà đòi hỏi các nước ASEAN phải tăng cường đối thoại, đưa ra những cam kết ràng buộc, xác định các lộ trình và cơ chế triển khai phù hợp, mở rộng năng lực và quyền hạn của mỗi quốc gia và khu vực, xây dựng và phát triển các thể chế, giải pháp thích ứng và nguồn nhân lực hợp lý vượt ra ngoài khuôn khổ hiện có của liên kết ASEAN. Căn cứ vào các văn kiện và thực tiễn hoạt động của ASC trong thời gian gần đây thì cơ chế triển khai xây dựng Cộng đổng ASEAN bao gồm:

Trước hết đó là cơ chế Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) thường niên.

Hội nghị này sẽ tiến hành triển khai các biện pháp cần thiết thực hiện ASC POA bao gồm tham vấn và phối hợp với các cơ quan cấp bộ liên quan, lập các nhóm adhoc nếu cần và hàng năm báo cáo tiến trình thực hiện lên Hội nghị Cấp cao ASEAN; đồng thời khi cần cần thiết có đưa ra các sáng kiến, biện pháp mới để thúc đẩy xây dựng ASC. Trên thực tế, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị Bộ tổng Tham mưu quân đội các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Công an/cảnh sát các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN là những cơ quan quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạch định chính sách, điều phối hoạt đông của ASC.

Tiếp đến, AMM sẽ tiến hành tổng kết toàn diện sự tiến triển của ASC POA tại Hội nghị thường niên AMM, từ đó sẽ đề xuất các biện pháp, chính sách mới thúc đẩy ASC.

Thứ ba, Tổng thư kỷ ASEAN s ẽ hỗ trợ Chủ tịch ASEAN giám sát và kiểm điểm tiến triển việc thực hiện ASC POA. Ban thư kỷ ASEAN hỗ trợ quá trình tham vấn giữa các cơ quan của ASEAN và tìm kiếm các phương thức hợp lý đệ trình lên Tổng thư ký ASEAN và các Hội nghị AMM của ASEAN42.

Ngoài cơ chế đặc thù trên cho việc triển khai ASC, ASEÁN cũng đã xác định cơ ch ế tổng thể, chung cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung.

Trước hết đó là làm cách nào huy động được các nguồn lực để hỗ trợ cho các chương trình, dự án khác nhau đã cam kết; Thứ hai, là cần thiết tãng cường

42 X em : Mục VI của K ế hoạch hành động Cộng đòng An ninh A SE AN .

69

các thể chế hiện có và tìm tòi, đề xuất và thiết lập các cơ chế mới tốt hơn, phù hợp hơn , tạo điểu kiện thuận lợi cho sự phối hợp hành động giữa các cơ quan các nước trong khu vực; Thứ ba, là xây dựng một khuôn khổ giám sát và đánh giá để theo dõi tiến độ liên quan đến việc thực hiện những mục tiêu, chương trình hội nhập. Để giải quyết 3 vấn đề lớn trên, ASEAN đã đề ra 5 cấp độ hợp tác giữa các nước thành viên để tiến tới Cộng đồng ASEAN, trong đó có ASC, bao gồm:

Thứ nhất, Xây dựng lòng tin. Đây là một bước đi ban đầu, nhưng hết sức quan trọng đối với nhận thức cũng như hành động chung. Việc làm này nhằm củng cố lòng tin, tìm kiếm những lợi ích, tiếng nói chung và góp phần đánh giá, nhận diện đúng những thành quả, bước tiến của hội nhập. Đối với ASEAN thì việc làm này đã diễn ra từ khi thành lập Hiệp hội; Và trên thực tế, ASEAN đã thu được nhiều thành quả trong việc dàn xết các bất đồng, bước đầu đã có tiếng nói chung trong giải quyết các vấn đề chính trị, an ninh. Thế nhưng trong bối cảnh mới thì việc tiếp tục xây dựng, củng cố lòng tin là hết sức quan trọng;

Bởi vì sự khác biệt trong ASEAN còn lớn, nhất là về thể chế chính trị và quan điểm trong chính sách đối ngoại. Muốn tiến tới một Cộng đổng An ninh ASEAN, điều kiộn kiên quyết là phải có lòng tin lẫn nhau, cùng chia sẻ những giá trị và quan điểm chung về an ninh.

Thứ hai, Hài hoà hoá trong ASEAN. Đây là bước đi hết sức quan trọng.

Để tiến tới cộng đồng, các nước ẠSEAN không chỉ cần “nhựợng” một phần chủ quyển quốc gia-dân tộc cho thể chế khu vực, mà quan trọng hơn là hài hoá lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực. Để đạt được mục tiêu này, các thành viên ASEAN phải cố gắng hài hoà hoá hê thống chính sách và pháp luật, sao cho chính sách và luật pháp các nước tương đối gần nhau. Đây là việc làm rất khó, đòi hỏi cấp bách và cần có nỗ lực lớn, chia sẻ trách nhiệm chung.

Thứ ba, Cần có cơ chế hỗ trợ đặc biệt để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, nhất là đối với các nước kém phát triển.

Thứ tư, Cùng cố gắng tìm kiếm và phát triển thể chế khu vực hợp lý.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Hiện tại ASEAN vẫn còn lúng túng trong

70

việc xác định mô hình phát triển trong tương lai của ASEAN, ngay cả mô hình Cộng đổng ASEAN đến năm 2015.

Thứ năm, Tăng cường và mở rộng hội nhập khu vực cả chiều sâu và chiều rộng, để các thể chế khu vực được hoạt động hài hoà, thống nhất, vừa đảm bảo và nâng cao lợi ích các nước thành viên, lại củng cố được lợi ích chung của cộng đổng khu vực43.

Nói tóm lại, ASEAN cho đến thời điểm này (2008) vể cơ bản đã triển khai các cơ chế đã cam kết nhằm từng bước xây dựng ASC, trong đó có cả việc tiến hành Hội nghị các Bộ trưởng các ngành sức mạnh Quốc phòng, Công an/Cảnh sát v.v. Các Hội nghị đó đã được tổ chức nhiều hơn, đưa ra được một số kiến nghị và biện pháp mới nhằm thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực. Hcm nữa, các cơ quan lập pháp như Quốc hội và các Bộ, ngành liên quan mật thiết đến hai hoà hoá pháp luật trong ASEAN như Bộ tư pháp cũng đã tích cực triển khai các công việc của họ. Tuy nhiênếnự phối hợp hành động của các cơ quan trên còn hạn chế do chưa xác định một cách rõ ràng mô hình phát triển của ASEAN sau 2015 là gì, là Cộng đồng của Hiệp hội hay Cộng đồng của các quốc gia Đông Nam Á giống như Cộng đổng châu Âu trước 1991.

Một phần của tài liệu Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)