2. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỤNG A S C
2.4. Giải quyết xung đột
Mục tiêu của nội dung nay là nhằm đưa ra những giải pháp toàn diện đối với các cuộc xung đột và xây dựng hòa bình, an ninh bền vững cho mỗi thành viên và cả khu vực. Các nước ASEAN nhấn mạnh rằng, ngoài việc sử dụng các cơ chế quốc gia, song phương, đa phương sẵn có trong giải quyết xung đột, các nước cần thiết tìm kiếm và tiến tới xây dựng các phương thức sáng tạo mới
64
nhằm duy trì hoà bình và phát triển bền vững cho mỗi thành viên và cả cộng đồng. Để thực hiện mục tiêu mang tính chiến lược, cần thực hiện các nội dung hợp tác sau:
a) Sử dụng những trung tâm gìn giữ hoà bình quốc gia hiện có hoặc trong tương lai tại một số Nước thành viên ASEAN để thiết lập các cơ chế khu vực về gìn giữ hoà bình và ổn định;
b) Tãng cường những phương thức hiện có về giải quyết hoà binh các tranh chấp, nếu cần thiết lập các cơ chế bổ sung; và
c) Tiến hành những nghiên cứu về cùng phối hợp quản lý và giải quyết xung đột và trao đổi về vấn đề hoà bình giữa các trung tâm nghiên cứu ASEAN.
Để thực hiện các nội dung trên, ASEAN đã đưa ra danh sách 3 nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, Tăng cường các cơ ch ế giải quyết xung đột:
- Các nước ASEAN sử dụng các phương thức hiện có giải quyết hoà binh các xung đột như đàm phán, tham vấn, hoà giải và dàn xếp, hoặc tốt hơn nếu sử dung Hôi đổng tối cao của Hiếp ước Thân thiện và Hợp tác; và
- Nếu Hội đồng tối cao đề nghị, có thể lập một Ưỷ ban các chuyên gia tư vấn (AEC) hoặc một Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) trên cơ sở Adhoc.
Các cơ quan này có thể hỗ trợ Hội đồng tối cao đưa ra các lời khuyên hoặc chỉ dẫn giải quyết tranh chấp theo yêu cầu, phù hợp với Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao TAC.
Thứ hai, Tăng cường hợp tác giữ gìn hoà bình, Ổn định khu vực:
- Thuc đẩy hợp tác kỹ thuật với LHQ và các tổ chức khu vực có liên quan để lấy kinh nghiệm và chuyên môn;
- Thiết lập hay chỉ định đầu mối quốc gia cho hợp tác khu vực để duy trì hoà bình và ổn định;
- Sử dụng các trung tâm giữ gìn hoà bình quốc gia hiộn có hay đang dự kiến thành lập tại một số nước thành viên ASEAN nhằm hình thành cơ chế khu vực để giữ gìn hoà bình và ổn định;
65
- Lập một mạng lưới các Trung tâm giữ gìn hoà bình hiện có của các nước thành viên ASEAN để tiến hành lâp kế hoạch, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm chung nhằm thành lập một cơ chế gìn giữ hoà bình ASEAN.
Thứ ba, Xây dựng các sáng kiến hỗ trợ:
- Thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các trung tâm chuyên nghiền cứu về hoà bình, kiểm soát xung đột và nghiên cứu giải pháp của ASEAN; và
- Xem xét thành lập một Viện Hoà bình và Hoà giải ASEAN41.
Từ các nhóm giải pháp trên cho thấy rằng ASEAN đã có một bước tiến dài về tư duy và nhận thực đối với viộc giải quyết xung đột, trong đó đã nhấn mạnh vai trò của Hội đồng tối cao của TAC-một cơ chế tạo nên từ 1976 nhằm duy trì hoà bình và giả quyết xung đột khu vực hẩu như chưa được sử dụng.
Đây là một cơ chế tập trung quyền lực mang tĩnh khu vực. Nếu được mở rộng năng lực và quyển hạn, Hội đổng Tối cao ASEAN có thể đưa ra những quyết định có hiệu lực trong giải quyết xung đột. Tiếp đến, ASEAN cũng khá táo bạo đề xuất thành lập các cơ chế mới như lập các Trung tâm hay cơ cấu gìn giữ hoà bình mang tính khu vực. Điểu này đòi hỏi các nước ASEAN không chỉ chia sẻ kinh nghiệm, tài chính mà còn cả chính sách ngoại giao-quốc phòng, thông tin tình báo và lực lượng bảo vộ hoà bình. Đây là cách làm mà EU đang thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiộn nay (2008), ASEAN về cơ bản chưa triển khai được các biện pháp chính để giải quyết xung đột. Các giả pháp chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi học thuật, tham khảo kinh nghiộm và xa hơn một chút là Nhóm họp các Bộ trưởng, các Nhân vật xuất sắc, cử Cao Uỷ giám sát thực hiện TAC (xem phần tiếp theo) nhằm để tiến tới giải quyết xung đột. Sự bất cập này của ASEAN được thể hiện bằng vai trò yếu kém của tổ chức này trong việc giải quyết xung đột tôn giáo, sắc tộc ở miển Nam Thái Lan, bất ổn chính trị bùng phát ở Mianma gàn đây v.v. Hơn nữa, các giải pháp đưa ra, nếu được thực hiện, dù muốn, dù không sẽ làm xói mòn chủ quyển quốc gia và an ninh của chính thể cầm quyền. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, trong thời
41 X em thêm D anh sách các hoạt dộng của “K ế hoạch hành dộng C ộng đ ồn g An ninh A S E A N ” , V iên Chân, 2 0 0 4 .
66
điểm này hầu hết các nước chưa mặn mà với những nội dung hợp tác và giả pháp đã đưa ra. Đây là một trong những khó khăn lớn, làm cản trở việc hiện thực hoá Cộng đồng An ninh ASEAN vào năm 2015 với những mục tiêu và nội dung như đã cam kết ban đầu.