Ngoài các yếu tố trên, vai trò khởi xướng và quyết tâm chính trị của Inđônexia đối với tiến trình hình thành ASC cũng cần được đánh giá. Như đã từng biết, Inđônexia là nước rộng lớn và đông dân nhất trong ASEAN. Trong lịch sử nước này đã có nhiều đóng góp lớn cho sự hình thành các nguyên tắc và phương thức hoạt động của ASEAN. Vãn hoá ứng xử, đặc biệt là văn hoá đối thoại, tham vấn rối đi đến đổng thuận, không dùng vũ lực, ĩự cường, không can thiệt vào công việc nội bộ của nhau, không liên kết mang tính truyền thống của các nước Đông Nam Á nói chung, của Inđônexia nói riêng đã và đang trở thành tài sản chung của Hiệp hội. Từ ngày thành lập ASEAN, những quy tắc ứng xử trên được cựu thống thống Inđồnexia Xuháctô đề cao và giới chính trị-ngoại giao thường gọi các nguyên tắc tham khảo, đồng thuận và
không can thiệt là “học thuyết của Xuháctô”. Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN đã thông qua và đang đi vào cuộc sống đều được Inđônexia khởi xướng hay soạn thảo như: ZOPFAN (1967), TAC (1976), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN I, (1976), SEANWFZ (1995) v.v.
Có thể nói, trong một thời gian dày, Inđônexia được coi là lãnh đạo ASEAN. Nhưng sau khủng hoảng tài chính tiền tộ 1997-1998 vai trò đó của Inđônexia bi suy giảm nghiêm trọng. Với tư cách là Chủ tịch Ưỷ ban thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2003-2004, nước này muốn khôi phục vị thế của mình như người “anh cả” trong Hiệp hội bằng sáng kiến lập nên AC, trong đó có ASC. Thêm vào đó, theo thông lệ của ASEAN, nước đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN ít nhiều phải đưa ra được sáng kiến mới trong nhiộm kỳ mình.
Như vậy việc Inđônexia đưa ra ý tưởng ASC không chỉ để đạp ứng nhu cầu của Hiệp hội và thực hiộn trách nhiệm của nước Chủ tịch, mà quan trong không kém là để khôi phục lại vai trò, ảnh hưởng của mình trong ASEAN từng bị lu mờ trong những năm qua.
Về mặt chủ quan, Inđồnexia từ 1997 diễn ra cuộc khủng hoảng kép cả kinh tế và chính trị-xã hội. Nển kinh tế khủng hoảng, xUng đột tổn giáo, sắc tộc và khủng bố bạo lực bùng phát đã làm suy giảm nhanh tiềm lực kinh tế và rối loạn chính trị-xã hội trong nước32.. Để góp phẩn ổn định tình hình chính trị.
trong nước, tạo cơ sở chính trị, pháp lý chống lại khủng bố và ly khai đân tộc, củng cố nền an ninh quốc gia và khu vực, tãng cường vai trò và trách nhiệm của Inđônexia trên trường quốc tế, các chính phủ của Inđônexia từ Tổng thống Wahid (10/1999-7/2001), Megavvati (7/2001-9/2004), Sulilo (92004 đến nay) đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng về chính trị, trong đó có đưa ra 3 định hướng lớn mang tính chương trình trong chính sách đối ngoại, cụ thể là:
- Khẳng định lại nền chính trị đối ngoại để nâng cao năng lực và việc thực hiện chính sách đối ngoại nhằm đóng góp nhiều hơn vào quá trình dân
chủ hoá, Ổn định chính trị và thống nhất quốc gia;
32 Trước sức ép củ a quẩn ch ú ng và cá c đảng đối iập, ngày 2 1 /5 /1 9 9 8 , T ôn g thống X uh actô phải từ chú c. Ở thời đ iểm đ ó , In đ ổn cxia không ch ỉ ià nước bị khùng hoảng tài chính-tiển tồ m ột cách sâu sắc, m à c ò n là nirớc phải đ ương đầu với làn só n g khủng b ố bạo lực và ly khai dãn tộc. T iếp sau việc Đ ổng T im o tuyôn bó đ ộc lập, hàng loạt cá c điểm nóng khác lại nổi lèn như, đảo M akulu, Kaỉim ântn, Tây Irian, đặc biổt là ờ A ch ẽ.
- cải thiện hợp tác quốc tế nhằm thu lợi ích tốt nhất cho Inđônexia từ các cơ hội khác nhau trong ngoại giao và hợp tác quốc tế, trước hết là các mối quan hệ trong khu vực thông qua tổ chức ASEAN;
- Khẳng định việc thực hiện cam ke4ét vì hoà bình thế giới để xây dựng vaqf phát triển tinh thần chủ nghĩa đa phương trong việc tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề an ninh thế giới.
Từ các định hướng, chương trình và mục tiêu chiến lược trên, chính phủ nước này đã thể chế hoá các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể của ngành ngoại giao, trong đó có việc kiên định đấu tranh vì sự toàn vện lạnh thổ, nâng cao vai trò của Inđônexia trong ASEAN và các các diễn đàn quốc tế đa phương khác33.
Như vậy kể cả khách quan và chủ quan đã thôi thúc nước chủ nhà Inđônexia để xuất sáng kiến và cam kết xây dựng Cộng đổng An ninh ASEAN
Nói tóm lại, Đối chiếu với lý thuyết đã đưa ra ở trên thì thực tiễn hợp tác của ASEAN có nhiều điểm tương đổng; Đó là khả năng xử lý xung đột trong khu vực ASEAN một cách hoà bình chứ không là việc không có xung đột.
Trên thực tế, ASEAN ngay từ lúc ra đời coi hợp tác an ninh là một trong những ưu tiên hàng đầu. Hơn 40 năm tồn tại và phát triển, giữa các nước ASEAN không xẩy ra các cuộc chiến tranh. Hiệp hội đã sử dụng phong cách ứng xử truyền thống trong quan hệ giữa các nước thành viên. Tuy ở mức độ khác nhau, các nước ASEAN đã có hợp tác khá rộng rãi về trao đổi thông lin liên quan đến an ninh, nhất là về các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên, cả vềlýluận và thực tiện, ASEAN chưa đáp ứng được một số yêu cầu đặt ra, nhưng đã tạo lập nên các tiền đề cần thiết, ban đầu khá thuận lợi cho sự hình thành cộng đổng an ninh.
11 N g u ồ n từ trang web của Bộ ngoại giao Inđônexia http://depIu.go.id.
Chương l ĩ
MỤC TIÊU, NỘI DƯNG c ơ BẢN, PHƯƠNG THỨC TH ựC HIỆN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN