Xây dựng ASC là một quyết sách lớn nâng tầm hợp tác chính trị, an ninh trong ASEAN, đưa các nước thành viên vào một giai đoạn mới hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn về chính trị, an ninh, do đó sẽ có những tác động quan trọng và nhiều mặt tới các nước thành viên, cả trực tiếp trước mắt lẫn trong tương lai lâu dài.
Việt Nam, sau hơn một thập niên tham gia ASEAN, đã tích cực tham gia và khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hợp tác ASEAN nói chung và hợp tác chính trị, an ninh nói riêng. Việc Việt Nam gia nhập và tham gia tích cựu trong ASEAN thời gian vừa qua không chỉ góp phần quan trọng phá thế bao vây, phong toả của các lực lượng thù địch, giữ vững độc lập tự chủ, thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, đa phương hoá, đa đạng hoá các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy nhanh hơn cải cách mở của theo hướng thị trường,
99
mà quan trọng hơn là tạo ra bước phát triển mới trong quan hộ quốc tế khu vực. Thông qua ASEAN, Việt Nam có điều kiộn nhanh chóng hơn tiếp cận và tham gia một cách có hiệu quả hơn vào sân chơi thế giới57.
Hiện nay tiến trình xây dựng ASC đang mang lại cho Việt Nam nhiểu cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Thông qua ASC, Việt Nam có điểu kiện cùng các nước ASEAN gia tăng hợp tác, đảm bảo vững chắc hòa bình và ổn định cho khu vục, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam cũng có điều kiện cùng các nước tăng cường đoàn kết và gắn kết về chính trị, nâng cao ý thức và tự cường khu vực, giảm thiểu sự can thiệp từ bên ngoài. Việt Nam cũng có thể tranh thủ sự hợp tác của các nước ASEAN khác để xử lý những vấn đề an ninh, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, nhất là ngăn ngừa các thế lực bên ngoài lợi dụng lãnh thổ các nước ASEAN chống phá đất nước ta. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thêm điếu kiện nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước khác.
Trở ngại lớn đối với Việt Nam là nguổn lực còn hạn chế, cả về nhân lực và tài lực, do đó làm giảm sự chủ động và hiộu quả tham gia của nước ta trong các hoạt động xây dựng ASC. Trong tiến trình xây dựng ASC, ASEAN sẽ dần đi vào một số lĩnh vực có thể nhạy cảm với Việt Nam, nhất là các vấn đề như dân chủ, nhân quyển, lập lực lượng gìn giữ hoà bình ASEAN, lập cơ chế nhân quyền, lập Quốc hội chung v.v. Hơn nữa, nhận thức trong nội bộ vế các vấn để chính trị, an ninh của ASEAN còn chưa thống nhất. Mỗi nước thành viên đều có yếu tố đặc thù, có quyền lợi và ý đồ riêng mà Việt Nam hiện tại cũng chưa nhận diện hết. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa ý thức rõ và chưa tận dụng hết hiộu quả của hợp tác chính trị, an ninh ASEAN đối với an ninh và phát triển của đất nước. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ chưa được giải quyết giữa Việt Nam và một số nước ASEAN, các nghi kỵ do lịch sử để lại, sự khác biệt về ý thức hệ và cách tiếp cận về an ninh cũng như mưu toan chiến lược của các nước lớn v.v. cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Vỉệt Nam ưong ASC cũng như sự tác động của quá trình này đối với nước Viột Nam.
57 X em thêm: V iệt N am trong A SE A N : N h ln lại và hướng tới (Phạm Đức Thành-Trẩn K hánh cb.). Hà N ội:
K H X H , 2 0 0 6 .
100
Xét từ góc độ triển vọng phát triển ASC, với ba kịch bản như đã đề cập ở trên, mỗi kịch bản đều sẽ tác động tới Việt Nam theo những chiều kích khác nhau.
Với kịch bản thứ nhất: ASC được đẩy nhanh để kịp hoàn thành mọi nội dung hợp tác đúng thời hạn đề ra. Điều này, nếu xảy ra, sẽ tạo sức ép khá lổm đối với Việt Nam trong khi nguồn lực còn hạn chế; Việt Nam dễ rơi vào thế thụ động, phòng ngự và bị “cuốn” theo chiều hướng phát triển do các nước ASEAN khác thúc đẩy. Tuy nhiên, kịch bản này diễn ra không làm ảnh hưởng đáng kể nào đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam. Xét về phương điện nào đó, kịch bản 1 góp phần củng cố chủ quyền an ninh quốc gia và tăng sức đề kháng của Việt Nam và khu vực.
Với kịch bản thứ hai: ASC sẽ được thúc đẩy, sẽ được hình thành vào năm 2015 như đã cam kết, nhưng một số nội dung có thể phải gác lại. Điều này tương đối phù hợp với điều kiện và lợi ích trước mắt của Việt Nam do không tạo ra sức ép quá lớn về nguồn lực và bước đi, giúp ta chủ động hơn trong tham gia và đóng góp vào tiến trình xây dựng ASC.
Với kịch bản thứ ba: ASC đổ vỡ. Khả năng này sẽ có những tác động rất bất lợi tới Việt Nam, trước mắt và trực tiếp nhất là hòa bình khu vực không được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến công cuộc phát triển của đất nước. Các thế lực bên ngoài có thể gia tăng can thiệp vào nội bộ không, gây chia rẽ và bất ổn, làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN khác.
Vcd 3 kịch bản trên thì xu hướng thứ 2 có nhiều khả năng diễn ra và có tính khả thi cao hơn. Hiện tại và trong tương lai gần kịch bản đó được đại đa số các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài chấp nhận. Đồng thời tiến trình đó tương đối phù hợp với điều kiện và lợi ích trước mắt của Việt Nam nên mọi chính sách và biện pháp của chúng ta cần có sử chỉ đạo và theo định hướng khoa học.
Dù cho moi kich bản có thể xẩy ra, thì sự tác động của ASC đối với Viêt Nam sẽ lớn hơn các nước trong khu vực. Việt Nam có vị trí địa-chính trị quan trọng đối với các nươc lớn va của ASEAN bởi là nước láng giềng với hai đại
101
cường là Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có nhiều hải cảng nươc sâu, các đảo nổi ở khu vực tranh chấp biển Đông với tiềm năng đầu khí lớn, lại nằm trên các trục lộ giao thông huyết mạch của nền kinh tế khu vực và quốc tế, nơi có sự đan xen các thời cơ, thách thức eủa thời đại, nên hết sức nhạy cảm với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là Mỹ, Trung Quốc, sau đó là Nhật Ban, Nga và Ấn Độ. Việt Nam có thể trở thành "dầu mối" của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là "của ngõ" ra biển cho vùng Tây Nam của Trung Quốc, cho Lào, Cămphuchia và miền Bắc Thái Lan, và "đầu cầu" trên đất liền, trên biển và trên không giữa Đông Bắc Á và Đỏng Nam Á, giữa Thài Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Âu-Mỹ và các nước trong khu vực khu vực. Hiên tại vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhất là trên biển Đông, vấn đề nhân quyền và dân chủ đang đặt ra nhiều thách thức cho Viột Nam hơn các nước ASEAN khác. Sự thành công hay thất bại của xây dựng ASC sẽ tác động lớn đến chủ quyền an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Việt Nam. Nếu như kịch bản hai diễn ra thì sự tác động thuận đối với Việt Nam sẽ nhiều hơn nghịch. Tuy nhiên, giữa nghịch và thuận sẽ luôn thay đổi Chính vì vậy, hơn lúc nào hết cần gia tăng nỗ lực thúc đẩy liên kết khu vực, xây dựng ASC phát triển, trước mắt theo kịch bản 2, nhưng về lâu dài nên có sự chuẩn bị cho kịch bản I trở thành hiộn thực; Đồng thời cần đánh giá đúng mức và khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên địa-chính trị của đất nước để phát triển, nhất là trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn như hiộn nay58.