1. MỰC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1.2. Nguyên tắc hoạt động
Trong phần mở đầu chung của Tuyên bố Bali n năm 2003 có khẳng định lại rằng “Nguyên tắc khồng can thiệt và đổng thuận” là kim chỉ nam, nển tảng hoạt động của ASEAN, đồng thời nhắc lại rằng “Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC)37 là bộ luật ứng xử quan hệ giữa các chính phủ và
36 X em thèm: M ục 2 cù a uyôn b ố Băng C ốc 1967 (A S E A N B angkok D eclaration ó 1967).
37 H ội n ghị Thường đỉnh A S E A N lẩn thứ n h ít tổ chức tại Bali, Inđổncxia vào ngày 2 4 /2 /1 9 7 6 đã thổng qua hai văn kiôn quan trong: Đ ó là “T A C hay gọi là H iẹp ước Bali I” và “T u yẽn bố H oà hợp A S E A N (A S E A N C oncord). Tại Đ iẻu 2, Chương I củ a T A C đã nêu lên 6 nguyên tắc c ơ bản ứng x ử giữa cá c thành viẽn và trong quan hẽ q u ốc tế; Đ ó là:
1- T ổn trọng nển độc ỉập chủ quyển, bình đẳng, toàn vện lãnh thổ và bẳn sắc dân tộc cùa tất cả các nước;
2 - Q u yền cùa m ỗi quốc gia làm chủ vân m ệnh của mình, không can thiộp, lạt đ ổ hoầc g ây sức ép ĩừ bẻn ngoài;
3- K h ông can thiệp vào cổn g việc nội bộ của : au;
4- G iải q u yết các bts đ ổng hoặc ưanh chấp bàng các giải pháp hoà bình;
5 - Khước từ đe doạ và sử dụng vũ lực;
50
nhân dân các nước”. Cũng tại Điều 5 của phần chung, lần nữa lại nhấn mạnh
“TAC là bộ quy tắc chủ đạo điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và là công cụ ngoại giao thúc đẩy hoà binh và ổn định trong khu vực”. Trong phần A viết về Cộng đồng An ninh, các nguyên tắc cơ bản trên lại được nhắc lại tại Điều 3 và 4, rằng “ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy đoàn kết và hợp tác trong khu vực.
Các nước thành viên sẽ thực hiện quyền của minh bảo vệ sự tổn tại của quốc gia không có sự can thiệp từ bên ngoài vào các công việc nội bộ. Cộng đồng An ninh ASEAN sẽ tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cũng như duy trì các nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp, quyết định theo đổng thuận, tự cường quốc gia và khu vực, tôn trọng chủ quyền quốc gia, cam kết không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết hoà bình các khác biệt và tranh chấp”. Hơn nữa, tại Điều 2, ASEAN đã nhấn mạnh một nguyên tắc mới được hình thành trong thời gian gần đây, đó là
“an ninh toàn diễn” và đã nhất trí rằng “tuân thủ nguyên tắc an ninh toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, văn hoá và xã hội, phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020”.
Những nguyên tắc trên không chỉ được khẳng định lại, mà còn được làm cụ thể hoá hơn trong “Kế hoạch hành động Cộng đồng An ninh ASEAN”
(ASC POA) và “Chương trình hành động Viên Chăn” (VAP). Ngay ở phần giới thiệu chung của ASC POA đã khẳng định rằng: “Cộng đồng An ninh thừa nhận nguyên tắc an ninh toàn diện, và cam kết xử ỉý các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá trong tiến trình xây dựng một cộng đồng ASEAN. Tuân thủ nguyên tắc an ninh toàn diện, Cộng đổng ASEAN cũng thừa nhận ổn định chính trị và xã hội, thịnh vượng kinh tế, khoảng cách phát triển được thu hẹp, xoá đói, giảm nghèo và giảm bất công xã hội sẽ thiếp lập một nển tảng vững chắc cho một Cộng đổng An ninh ASEAN bền vững”. Tiếp đến ASEAN cũng tiếp tục khẳng định lại những nguyên tắc cơ bản đã từng thịnh hành trong ASEAN ngay từ khi thành lập từ 1967 rằng: “Tiến trình của Cộng đổng An ninh ASEAN phải tiệm tiến. Tiến trình này được định hướng bởi các nguyên tắc lâu đời là không can thiệp, ra quyết định theo đổng thuận, tự cường quốc gia và tự cường khu vực, tôn trọng chủ quyền quốc gia, từ bỏ de doạ hoặc sử
6- Hợp tác có hiệu quả giữa các nước với nhau.
dụng vũ lực, và giải quyết hoà bình các khác biệt và tranh chấp đã từng là nền tảng hợp tác của ASEAN. ASEAN cần tăng cường thực hiộn các sáng kiến hiộn có và đưa ra những sáng kiến mới, và thiết lập các khuồn khổ thực hiện phù hợp”. Những nguyên tắc này cũng được khẳng định trong VAP rằng:
“Cộng đổng An ninh ASEAN tán thành nguyên tắc an ninh toàn diên, thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ trong đời sồng chính trị, kinh tế và xã hội của khu vực. Bởi vậy, ổn định chính trị xã hội, phồn vinh kinh tế và bình đẳng được xem là những nền tảng vững mạnh của Cộng đồng ASEAN; và theo đó Cộng đổng An ninh ASEAN sẽ theo đuổi các chương trình được xây dựng trên cơ sở những nền tảng này”.
Những nguyên tắc cơ bản trên được các nhà lãnh đạo ASEAN đúc kết tại Mục 2, Điểu 2 của bản Hiến Chương ASEAN, gồm 14 điểm sau:
a). Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dần tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
b). Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiộm chung trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
c). Không xâm lược, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào không phù hợp với luật pháp quốc tế;
d). Dùng biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp;
e). Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
0- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thành viên được tồn tại mà không có sự can thiộp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
g). Tãng cường tham vấn các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
h). Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
i). Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
j). Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia;
k). Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hoặc đối tượng mang tính quốc gia hoặc phi quốc gia trong hoặc ngoài ASEAN thực thi, trong đó có việc sử dụng lãnh thổ của một nước, đe doạ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN’
1). Tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và tổn giáo của người dân ASEAN, đổng thời nhấn mạnh tới những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
m). Giữ vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ đối ngoại trong khi vẫn giữ tính chủ động, mở rộng, thu nạp và không phân biệt đối xử;
n). Tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế và dần tiến tới loại bỏ tất cả các rào cản đối với các liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế tự đo thị trường điều tiết.
Nếu so các nguyên tắc mà Hiến chương ASEAN đưa ra với các nguyên tắc ASEAN đã từng theo đuổi từ trước tới nay về cơ bản không khác nhau là mấy; ASEAN vẫn coi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thuận, giải quyết xung đột bằng con đường thương lượng hoà bình vãn là hòn đá tảng trong quan hệ giữa các nước thành viên.
Tuy nhiên, các nguyên tắc chỉ đạo các hoạt động của ASEAN cũng có những đổi mới nhất định trong bản Hiến chương. Thứ nhất, ASEAN đã nhấn mạnh đến củng cố dân chủ và đề cao nhà nước pháp quyền và các quyền cơ bản của người dân nhân (nhân quyền). Vấn đề này được thể hiện rõ ở h và i của mục 2, Điều 2 như đã nêu ở ĩrên và nhất là ở Điều 14, trong đó có cam kết lập nên Uỷ ban Nhân quyền ASSEAN, cam kết củng chế độ pháp trị và hướng tới áp dụng một số nguyên tắc khác (có thể cả nguyên tắc “tập trung dân chủ”
và bỏ phiếu trong một số vấn đề cụ). Điểu này được thể hiện ở Điều 20 nói về
“Tham vấn và Đồng thuận”, trong đó cố nêu rằng: “Khi không đạt được đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể sẽ quyết định về hình thức ra quyết định cho một vấn đề cụ thể”, rằng “Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, hoặc không tuân thủ, vấn đề sẽ được trình lên Cấp c:ìo ASEAN để quyết định”.
Thứ hai, là bản Hiến chương ASEAN không chỉ biến ASEAN từ một Hiệp hội có quy chế tổ chức không chính thức trở thành một tổ chức có tư cách pháp nhân, trong đío các thành viên tham gia bị ràng buộc và tuân thủ theo cơ sở pháp lý của bản Hiến chương chung thay cho cợ chế tự nguyện trước đây.
Thứ ba, là bản Hiến chương ASEAN không chỉ là vãn kiện có tính chất pháp lý cao hơn nhiều so với các văn bản chính thức của ASEAN trước đây như ZOPFAN, TAC, SEANWFTA, mà còn là văn kiộn có tính mở để tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Tại Điều 49 và 50 của bản Hiến chương có đề cập đến nhu cầu điều chỉnh, sửa đổi cũng như xem xét lại tại các thời điểm khác nhau v.v. Có thể nói trên đây là một bước tiến mói, tuy rằng, nội dung các điều khoản trên chưa được cụ thể hoá, còn mang tính chất chung chung, nước đối, nhất là về viộc xử lý các trường hợp vi phạm Hiến chương.
N ói tóm lại, Nguyên tắc hoạt động của Cộng đồng ASEAN nói chung, ASC nói riêng về cơ bản dựa trên các thông lộ hiện hành của ASEAN, trong đó tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiộp vào công việc nội bộ của nhau, đổng thuận, giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình được coi là hòn đá tảng trong quan hệ giữa các nước thành viên. Hơn nữa, ASC thừa nhận nguyên tắc An ninh toàn diện và cam kết xử lý các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá trong tiến trình thiết lập Công đồng ASEAN một cách hoà bình và mang tính xây dựng. Dựa trên nguyên tắc và cách tiếp cận An ninh toàn diên, ASC cũng nhấn mạnh đến sự ổn định chính trị và xã hội, thịnh vượng về kinh tế, khoảng cách phát triển và bất công xã hội được thu hẹp sẽ là nền tảng vững chắc cho ASC và là mục tiêu phát triển hài hoà và bền vững trong ASEAN.
Tuy nhiên, bản Hiến chương ASEAN cho phép điều chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện các nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội, kể cả việc có thể đưa ra n h ữ r n biện pháp thích ứng đối với nước thành viên vi phạm Hiến chương.