2.1. Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính tri, an ninh của ASEAN 12 năm qua
5S X cm thém: Trần Khánh. A SE A N trong cụ diẻn chính trị th ế giới//N hững vấn để K inh tế và C hính trị thế giới, Sô' 7/2006.; M ò i trường địa-chính trị Đ ông N am á với hội nhập V iêt N am -A SE A N //T ạp c h í C ộn g sản, s ố 16. tháng 8/2006.
102
2.1.1. Khái quát vê' sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính trị, an ninh ASEAN trước 1995
Sau 1975, Việt Nam đã nhanh chóng nối lại, nâng cấp và thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước ASEAN59. Các chuyến thăm cấp cao của Đảng và nhà nước ta, trong đó có thủ tướng Phạm Văn Đổng trong những năm 1977-1978 đến hàng loạt nước ASEAN đã khởi động, nối lại các mối quan hệ truyền thống. Tuy nhiên, cho tới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam chưa được đặt ra mục tiêu tham gia ASEAN.
Từ sau 1979, khi Việt Nam đưa quân tình nguyên vào Cămpuchia thì quan hệ Việt Nam- ASEAN trở nên căng thẳng. Các nước ASEAN phản đối mạnh mẽ vấn đề này. Thế nhưng từ 1982 khi Việt Nam đơn phương tuyên bố rút quân khỏi Cámpuchia, thì thái độ của nhiều nước ASEAN trở nên mềm dẻo, mở lại các cuộc đối thoại với Việt Nam60. Tất cả những nỗ lực mới này đã góp phần đưa đến ký kết Hiệp định Pari năm 1991 về Giải .pháp Chính trị toàn bộ cho vấn đề Cămpuchia.
Từ cuối những năm 80, đặc biệt từ đầu những nãm 90, khi sự đối đầu của chiến tranh lạnh đi đến hồi kết, Việt Nam đã trở nên linh hoạt trong mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới, trước hết các nước ASEAN. Với Hiệp định Pari về Cãmpuchia được ký kết, các nước ASEAN đã có những động thái m ồì^ oan nghênh tất cả các nước Đông Nam Á tham gia Hiệp ước TA Ơ 1. v ề phần mình, các nước Đông Dương trong đó có Viột Nam đã có những đáp ứng tích cực. Ngày 22 tháng 7 năm 1992, Việt Nam và cùng với Lào đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước TAC nhân hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 25 tổ chức tại Philippin (AMM 25). Đổng thời hai nước này cũng trở thành quan sát viên của ASEAN, mở đầu trang mới trong quan hệ hợp tác của Viột Nam trong ASEAN. Tuy mới chỉ là quan sát viên, Việt Nam đã trở thành một trong
59 N ãm 1976, Cộng hoà X ả hội Chủ nghĩa V iệt N am chính thức thiết lập ngoại g ia o với 2 nước cuối cùng cùa A S E A N ià T hái Lan và Philippin.
^ Đ áp lại thiện ch í của V iệt N am , Inđônẻxia tổ chức một loạt hoạt đông ngoại g ia o nhằm đối thoại, tìm kiếm giải pháp toàn diồn cho vấn để Câmpuchia. Các hoạt động như “Tiệc rượu” (G iacácta, 1985), Đ ối thoại Việt Nam - In -đ ỏnẻxia (Gia-các-ta, 1987), các H ội n ghị không chính thức tại G ia-các-ta (JĨM-I, 1988 và JIM-II,
1989) và IM C (năm 1990) được tổ chức một cách không chính thức nhưng c ó hiệu quả tốt.
61 X em thêm: Tuyên bố X ingapo nẳm 1992, Hiồp hội các quốc gia Đ ỏng Nam á (A S E A N ), N X B Chính trị quốc gia 1998, tr. 253.
những nước sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào năm 200362. Tiếp đến vào ngày 28 tháng 7 năm 1995, do nỗ lực từ hai phía và tác động của trào lưu khu vực hoá, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, mở đầu trang sử mới của ASEAN cũng như bước ngoặt lịch sử hội nhập khu vực của Việt Nam63.
2.7.2. Việt Nam trong hợp tác chính trị, an ninh của ASEAN trong 12 năm qua
Việt Nam tham gia ASEAN có ý nghĩa lịch sử và chiến ỉược quan trọng đối với khu vực và nước ta. Trước hết Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã mở đầu cho quá trình hình thành ASEAN-10, kết thúc sự đối đầu giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á, tạo điều kiện cho hợp tác, liên kết trên quy mô toàn khu vực, thúc đẩy hình thành chủ nghĩa khu vực và khu vực hoá.
Đối với Việt Nam, tham gia ASEAN có nghĩa là tạo dựng cho mình một thế đứng mới, hướng tới bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định để phát triển đất nước. Đồng thời đây cũng là một bước tiến nhằm củng cố những thành quả đã đạt được trong công cuộc thống nhất và xây dựng đất nước. Ngoài ra, tham gia ASEAN còn tạo ra cho Việt Nam một “sân chơi” vừa với trinh độ và khả năng của mình, làm hậu phương quan trọng đé tham gia vào cuộc chơi mang tính toàn'Cầu, rông lớn, phong phú,đa dạng và phức tạp hơn. v ể cụ thể hơn, Việc tham gia ASEAN nói chung, hợp tác chính trị, an ninh nói riêng đã:
- Hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, nhất là trong việc bảo vộ chủ quyền và lợi ích quốc gia, trong đó có vấn đề biển Đông, chống tội phạm xuyên quốc gia;
- Tạo điều kiện và góp phần tạo thế cho Viột Nam mở rộng và tăng cường quan hộ với các đối tác bên ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản V.V., giúp ta tích luỹ thêm kinh nghiêm để tham gia có hiệu quả vao các khuôn khổ hợp tác liên khu vực rộng lớn hơn như ASEAN +3,
62 Tại Hội nghị A M M 26 (1 9 9 3 ) ở X ingapo, các nước đã quyết định sẽ thành lâp D iễn đàn khu vục A S E A N (A R F) và Viột N am đã tham dự với ỉư cách là m ột trong những nước sáng lập D iẻn đàn này
6VTại Hội nghi lần thứ 2 7 của A M M 27 tổ chức tại Brunei, V iệt Nam chính thức trờ thành thành vién thứ 7 của ASEAN .
ASEAN +1, EAS, ASEM, APEC, WTO V.V., góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế;
- Giúp Việt Nam tranh thủ được những lợi ích thiết thực từ những hoạt động hợp tác kinh tế-thương mại và chuyên ngành của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài;
- Góp phần tiếp cận nhiều hơn thông tin và tiến bộ của khoa học-công nghệ hiện đại, học tập và chia sẻ kinh nghiệm quản lý mới, tiên tiến; nâng cao trinh độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, thúc đẩy tiến trình cải cáh toàn diễn trong nước v.v.
Lịch sử tham gia của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác của ASEAN nhất là hợp tác về chính trị, an ninh cho thấy, mặc dù là thành viên mới, gia nhập sau, có trình độ phát triển thập hơn so với mặt bằng chung của các nước, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng phát huy được vai trò của mình thông qua nhiều hoạt động cụ thể. Trong các hoạt động này, vai trò của Việt Nam nổi bật lên tại nhiểu thời điểm khác nhau, trong nhiều không gian khác nhau. Cụ thể, là mới chỉ sau 3 năm tham gia chính thức, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI (1998) với nhiều nội dung có tính chiến lược, trong đó có việc chính thức mở rộng ASEAN thành 10 nước và thông qua văn kiện Tầm nhìn 2020-nển tảng tư tưởng-chính trị cho cho quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN sau này. Trước đó, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo văn kiện Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) năm 1995; đóng góp vào việc sửa đổi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) năm 1998 nhằm tạo điều kiện cho các nước ngoài khu vực Đông Nam Á tham gia.
Tiếp đến, Việt Nam đã tích cực soạn thảo và cùng với các nước ASEAN khác thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển (2001), cùng các bên tham gia soạn thảo và ký Tuyên bố vể quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông (2002 tại Phnổm Pênh) và đang phối hợp cùng các nước ASEAN hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC).
Những năm gần đây, Việt Nam rất tích cực và chủ động trong việc đóng góp nội dung cho Tuyên bố Bali II và Dự thảo Cộng đồng An ninh ASEAN (2003)- nền tảng tư tưởng Kế hoạch hành động ASC đã được thông qua vào năm 2004. Điểm nội bật là Việt Nam cùng với một số thành viên ASEAN khác đã đưa ra và bảo vệ một cách quyết liệt cách tiếp cận An ninh toàn diễn và đề cao chủ quyển quốc gia-dân tộc64. Việt Nam cho rằng sự ổn định chính trị-xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá đói giảm nghèo là nền tảng và cơ sở đảm bảo phát triển bển vững của Cộng đổng ASEAN nói chung, Cộng đồng An ninh nói riêng. Việt Nam cùng với các thành viên khác vận động, đưa vào Kế hoạch hành động ASC mộĩ nội dung hết sức quan trọng rằng “các nước ASEAN không để lãnh thổ của mình được phép sử dụng vào mục đích chống phá các nước khác, cũng khác, cũng không cho phép can thiệp quân sự từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào.
Những tư tưởng chủ đạo này được phản ánh rõ nét trong ASC POA và trong bản Hiến chương ASEAN.
Trong quan hệ với các bên đối thoại của ASEAN, Việt Nam .cũng đã góp phần thúc đẩy, tăng cường quan hệ đối thoại của ASEAN thông qua cơ chế các Cuộc họp sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC) và đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên quan hệ giữa ASEAN với những nước đối thoại như Niu Dilân và Nga (1995-1997), Nhật Bản (1997-2000), Mỹ (2000- 2003) và với Ôxtrâylia (2006-2007). Đổng thời Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực cho tiến trình hợp tác ASEAN+3, EAS v.v.
Với tư cách là thành viên sáng lập Diễn đàn an ninh khu vực ARF, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác của diễn đàn về các biện pháp đối thoại an ninh, xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa trên cả kênh chính thức (kênh I) và không chính thức (kênh II), góp phần làm phong phú thêm các hoạt động hợp tác và xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng về đối thoại an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
64 X em thêm: Trần K hánh. Viẻt Nam sau 10 nám gia nhập A SEAN : Thành tựu, cơ h ội và thách thứ c/V iạtN am trong A S E A N -N h ìn lại và hưóng tới. Hà N ội, K H X H , 2 0 0 6 , tr.18-19.
Nói tóm lại, sau 12 năm tham gia ASEAN và thành quả đạt được trong hợp tác chính trị, an ninh đã khẳng định chủ trương và quyết sách đúng đắn, kịp thời mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Chính điều này đã góp phần quan trọng làm cho Việt Nam có thế đứng mới, hình ảnh mới và sức mạnh mới trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải rút ra những bài học kinh nghiệm, định hướng chính sách và tìm kiếm những biện pháp phù hợp hơn để thúc đẩy liên kết ASEAN, bảo vệ và gia tàng lợi ích của Việt Nam trong “sân chơi” khu vực này.
2.2. Mục tiêu, phương hướng và để xuất tham gia của Việt Nam trong những năm sắp tới
2.2.1 .Những thuận lợi và thách thức đang đối mặt
Để có thể gợi ý một vài định hướng và chính sách đối với nuớc ta trong bước đường tiếp theo, cụ thể là tham gia vào xây dựng ASC để nó trở thành hiện thực vào năm 2015 thì cũng cần tổng kết, đánh giá lại những thuận lợi khó khàn cơ bản của Việt Nam hiện nay.
Trước hết vê' thuận lợi, là khu vực Đông Nam Á đang trở nên quan trọng hơn trong bàn cờ địa-chính tri của các nước lớn, trong đó Việt Nam được coi là một trong những “cầu nối”, “đầu mối” quan trọng hàng đầu trước hết là của khu vực Đông Á-Đông Nam Á. Nhìn chung khu vực này duy trì được hoà bình, ổn định, đang lấy lại được đà tăng trưởng khá cao, có quyết tâm chính trị lớn trong việc tạo ra một cộng đồng vào năm 2015 và được các đối tác bên ngoài, nhất là các nước lớn khá coi trọng.
Tiếp đến là thế và lực của Việt Nam ngày nay đã gia tăng đáng kể. Sau hơn 20 năm đôỉ mới, Việt Nam về cơ bản đã chuyển sang giai đoạn mới chủ động hội nhập khu vực và thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng hàng đầu khu vực, điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Chính trị-xã hội của đất nước được ổn định. Các thành viên ASEAN và các đối tác bên ngoài khi họach định hay thực thi chiến lược, chính sách phát triển với khu vực đã phải tính đến nhân tố Việt Nam. Thêm vào đó sau 12 năm tham gia ASEAN, Viềt Nam đã có được
khá nhiều kinh nghiệm bổ ích, kể cả việc tham gia vào các quá trinh của ASEAN và đạo tạo đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng tình hình mới.
Về khó khăn và thách thức, Bên cạnh những thách thức chung, lâu dài (như đã đề cập ở cuối chương II và ) thì Việt Nam còn có những khó khăn riêng. Trước hết là trong nội bộ Viột Nam cho đến nay còn chưa có sự thống nhất cao về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với nước nhà. Không ít người cho rằng, ASEAN là một tổ chức lỏng lẻo, “đồng sàng đĩ mộng”, thiếu đoàn kết, sự tập hợp của các nước nghèo, nhỏ và vừa, chưa có vai trò quan trong trong giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế. Một số khác thì đánh giá quá cao về ASEAN, cho rằng ASEAN là một thực thể chính trị-kinh tế khá mạnh, là “trung tâm”, “trục” hay “lực lái” của các hợp tác đa tầng và đan xen ở châu A' Thái Bình Dương, có tiếng nói trọng lượng trong các vấn đề khu vực và thế giới. Cả hai nhận thức trên đểu không toàn diện. ASEAN rất quan trong đối với Việt Nam về chiến lược ngoại giao và an ninh quốc gia. Thông qua ASEAN, Việt Nam sẽ có thêm “không gian tự do” phục vụ cho chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, “phương tiện mặc cả” trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là vói Trung Quốc và Mỹ. Chính vì vậy cần có sự thống nhất cao trong vấn đề đã nêu.
Tiếp đến Việt Nam đã có ý thức tham gia vào các hoạt động của ASEAN, nhưng chưa hoàn toàn chủ động, vẫn còn lúng túng và gặp không ít khó khăn trong việc xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhất là các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và hợp tác khai thác biển Đông, xây dựng các hành lang, vanh đai kinh tế v.v. Điều này là do sự khác biệt khá lớn về chế độ chính trị -x ã hội, trình độ phát triển và những toan tính riêng về lợi ích quốc gia và chiến lược lâu của mỗi thành viên ASEAN cũng như của các nước ỉớn. Hơn nữa, chất lượng và hiệu quả tham gia chưa cao, chưa có nhiều đề xuất sáng kiến và dự án có tính khả thi để tranh thủ tranh thủ tối đa những lợi ích thiết thực trên các lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có lợi ích trực tiếp.
Một số sáng kiến, dự án của Việt Nam đưa ra chưa được bàn bạc, nghiên cứu sâu, nên nhiều khi không phát huy được tác dụng như mục tiêu ban đầu để ra.
Những hạn chế của Việt Nam còn bắt nguồn từ trình độ và khả năng chưa đáp
ứng được đòi hỏi của thực tiễn, hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính chưa hoàn chỉnh, bộ máy và lực lượng cán bộ chuyên trách tham gia hợp tác ASEAN chưa đủ mạnh, công tác phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành còn yếu, chưa kịp thời và thiếu chiều sâu v.v.
Sự khác biêt về chế độ chính trị vẫn còn tạo ra những nghi ngại nhất định từ phía các nước thành viên. Thêm vào đó, sự thăng trầm của lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Mỹ lcũng làm tăng tính nhạy cảm trong quan hệ của ASEAN với Việt Nam, cũng như ASEAN với Trung Quốc và Mỹ. Để vượt qua những trở ngại này,Việt Nam cẩn tích cực hơn xây dựng ASC, nhất là trong việc đề ra sáng kiến mới.
Ngoài các trở ngại, thách thức mang tính vĩ mô trên, Việt Nam còn gặp không ít khó khăn trong việc xử lý các vấn đề cụ thể như không biết đến 2015 Cộng đồng ASEAN nói chung, ASC nói riêng sẽ như thế nào vể mô hình, thể chế hợp tác. Bản Hiến chương ASEAN đã được thông qua, nhưng việc thể chế hoá chức năng, nhiộm vụ và cơ chế hoạt động sẽ như thế nào, sẽ có tác động ra sao đối với ta. Việt Nam sẽ tham gia như thế nào vào các hoạt động trong lĩnh vực chính tri, an ninh tiếp theo hết sức nhạy cảm như Giải quyết xung đột, Kiến tạo hoà bình sau xung đột, lập Lực lượng gìn giữ hoà bình ASEAN, lập Quốc hội chung v.v.?, Việc vận dụng nguyên tắc đổng thuận và không can thiệp ở mức độ nào và có ảnh hưởng ra sao đối với chủ quyền an ninh quốc gia và chế độ chính trị của Việt Nam v.v.?. Đối với nhiều nước ASEAN khác, những vấn đề trên tuy có thách thức nhưng không lớn như Việt Nam, bởi một lúc chúng ta phải giải quyết hai vấn đề lớn là dân tộc và giai cấp.
2.2.2.Một s ố kiến nghị mang tính định hướng đối với sự tham gia của Việt Nam trong ASC
Từ những thuận lợi, khó khăn và thách thức trên, định hướng mục tiêu và phương hướng tham gia của Việt Nam trong ASC sẽ như thế nào. Dưới đây xin mạnh nêu lên một vài gợi ý:
Căn cứ vào tầm quan trọng chiến lược của ASC đối với duy trì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực và Viột Nam, chúng ta nên khẳng