1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

85 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Tài liệu dài 70 trang, bao gồm 8 chương: - Chương 1: Qui định chung: Giới thiệu về phạm vi, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và các tài liệu viện dẫn - Chương 2: Nhận biết ô nhiễm nư

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 có hiệu lực từ 1/7/2018, điều 46 qui định về Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi (CTTL), theo đó, các tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi đều phải có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong CTTL Đây là nhiệm vụ khó khăn và nhiều thách thức, bởi tình trạng ô nhiễm nước trong CTTL ngày càng gia tăng trong khi nhiệm vụ Bảo vệ chất lượng nước trong CTTL là hết sức mới mẻ đối với các đơn vị Khai thác CTTL Trước đây, các đơn vị Khai thác CTTL chỉ có nhiệm vụ điều tiết tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa có sẵn nguồn lực, cơ sở vật chất và kinh nghiệm về Quản lý Môi trường nước trong CTTL

Tài liệu hướng dẫn Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi là

sản phẩm của nhiệm vụ Môi trường do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện Tài liệu giới thiệu về trình tự, nội dung và trách nhiệm Quản lý Môi trường nước trong CTTL nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi thực hiện các qui định về Bảo vệ chất lượng nước trong CTTL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Tài liệu dài 70 trang, bao gồm 8 chương:

- Chương 1: Qui định chung: Giới thiệu về phạm vi, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và các tài liệu viện dẫn

- Chương 2: Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

- Chương 3: Kiểm soát chất lượng nước trong CTTL

- Chương 4: Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong CTTL

- Chương 5: Kiểm soát nguồn thải xả vào công trình thủy lợi

- Chương 6: Xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi

- Chương 7: Tổ chức Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi

- Chương 8: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về Quản lý Môitrường nước trong CTTL

Mặc dù đã rất cố gắng, song trong quá trình biên soạn, cuốn Tài liệu sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tổ biên tập mong nhận được ý kiến đóng góp của các địa phương, cơ quan quản lý, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện

Tổ biên tập

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

Chương 1: Qui định chung 1

1 Mục đích, Phạm vi và Đối tượng áp dụng 1

1.1 Mục đích 1

1.2 Phạm vi áp dụng 1

1.3 Đối tượng áp dụng 1

2 Tài liệu viện dẫn 2

3 Giải thích từ ngữ 3

4 Các nội dung Quản lý Môi trường nước trong Công trình thủy lợi 4

Chương 2: Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi 5

1 Nhận biết ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi 5

1.1 Nhận biết ô nhiễm nước bằng quan sát thực địa 5

1.2 Nhận biết ô nhiễm nước bằng sinh vật chỉ thị 5

1.3 Các loại vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm nước: 7

1.4 Nhận biết ô nhiễm nước bằng các chỉ tiêu lý, hóa (Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm) 7

2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi 11

2.1 Do các nguồn thải chưa được xử lý xả vào CTTL: 11

2.2 Do các yếu tố tự nhiên và việc khai thác sử dụng nước vùng thượng nguồn 11

2.3 Do chưa có qui trình vận hành các công trình tiêu nước thải vào CTTL 11

2.4 Do các công trình tưới, tiêu xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu vận chuyển nước 12

2.5 Do chồng chéo trong các văn bản về Quản lý Môi trường nước trong CTTL 12

2.6 Do hạn chế về năng lực quản lý của các đơn vị Khai thác CTTL và nhận thức của các chủ nguồn thải 12

Chương 3: Kiểm soát Môi trường nước trong công trình thủy lợi 13

1 Mục tiêu kiểm soát Môi trường nước trong công trình thủy lợi 13

2 Trình tự thiết kế chương trình quan trắc 14

2.1 Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc 14

2.2 Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc 14

Trang 4

2.3 Trình tự thiết kế chương trình quan trắc 14

3 Xác định vị trí quan trắc (điểm quan trắc) 15

3.1 Nguyên tắc xác định vị trí quan trắc 15

3.2 Xác định vị trí quan trắc môi trường nền 16

3.3 Xác định vị trí quan trắc nguồn tác động (nguồn gây ô nhiễm) 16

3.4 Xác định vị trí quan trắc đối tượng bị tác động (nước kênh, sông) 17

4 Xác định thông số quan trắc 17

5 Tần suất quan trắc 18

5.1 Các nguyên tắc xác định tần suất quan trắc: 18

5.2 Xác định tần suất quan trắc 19

6 Quan trắc hiện trường 19

6.1 Mô tả hiện trường vị trí lấy mẫu 19

6.2 Nhận dạng mẫu và ghi chép hiện trường 20

6.3 Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường 20

6.4 Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường 21

7 Phân tích mẫu trong phòng Thí nghiệm 22

7.1 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 22

7.2 Kiểm tra và xử lý kết quả phân tích 24

7.3 Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích 24

8 Đánh giá, thông tin, cảnh báo là lưu trữ kết quả quan trắc 25

8.1 Đánh giá kết quả quan trắc 25

8.2 Lập báo cáo quan trắc 27

8.3 Thông tin kết quả quan trắc 28

8.4 Cảnh báo chất lượng nước 28

8.5 Quản lý dữ liệu quan trắc 29

9 Trách nhiệm thực hiện quan trắc CLN trong CTTL 30

Chương 4: Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong công trình thủy lợi 31

1 Phân vùng chất lượng nước trong CTTL 31

1.1 Mục tiêu của phân vùng chất lượng nước 31

1.2 Tiêu chí phân vùng chất lượng nước 31

1.3 Phân vùng chất lượng nước trong CTTL 33

2 Lập bản đồ phân vùng chất lượng nước trong CTTL 35

2.1 Phương pháp lập bản đồ 35

2.2 Bản đồ nền 35

2.3 Nội dung của bản đồ 35

2.4 Các dạng sản phẩm 37

Trang 5

3 Dự báo chất lượng nước trong CTTL 37

3.1 Xây dựng các kịch bản cho mô hình dự báo 37

3.2 Phương pháp dự báo chất lượng nước trong CTTL 38

Chương 5: Kiểm soát nguồn thải xả vào công trình thủy lợi 39

1 Kiểm soát nước xả thải vào công trình thủy lợi 39

2 Cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi 39

2.1 Điều kiện cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi 39

2.2 Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ cấp phép xả nước thải 40

2.3 Cung cấp thông tin về giấy phép xả nước thải cho đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi 40

2.4 Kiểm tra, giám sát sau cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi 40

3 Quản lý chất thải rắn xả vào công trình thủy lợi 42

4 Trách nhiệm quản lý nguồn thải xả vào công trình thủy lợi 42

Chương 6: Xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi 44

1 Xử lý chất thải trước khi xả vào công trình thủy lợi 44

1.1 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt qui mô nhỏ 44

1.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt qui mô nhỏ 45

1.3 Xử lý chất thải chăn nuôi 47

1.4 Giải pháp xử lý nước thải trong các cơ sở SXKD, làng nghề 51

1.5 Xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản 52

2 Vận hành công trình thủy lợi để giảm thiểu ô nhiễm nước 53

3 Nâng cấp, xây mới các công trình tưới tiêu để cải thiện dòng chảy môi trường 53

4 Trách nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong CTTL 54

Chương 7: Tổ chức Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi 55

1 Lập Kế hoạch Quản lý Môi trường nước (KH QLMTN) trong CTTL 55

1.1 Đơn vị lập Kế hoạch 55

1.2 Đơn vị phê duyệt Kế hoạch 55

1.3 Mục tiêu của Kế hoạch 55

1.4 Quy trình lập Kế hoạch QLMTN trong CTTL 55

2 Xây dựng qui chế Quản lý môi trường nước trong CTTL 57

2.1 Đối tượng áp dụng: 57

2.2 Nguyên tắc xây dựng qui chế: 57

2.3 Các nội dung chính trong qui định về quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi 57

2.4 Các hành vi bị cấm 58

2.5 Qui định trách nhiệm Quản lý Môi trường nước trong CTTL 58

3 Huy động cộng đồng tham gia Quản lý Môi trường nước trong CTTL 58

3.1 Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng 58

Trang 6

3.2 Tăng quyền cho cộng đồng 59

3.3 Khuyến khích việc hình thành các tổ chức dùng nước với chức năng bảo vệ chất lượng nước trong CTTL: 59

3.4 Nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng 60

4 Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành về QLMTN trong CTTL 60

4.1 Phối hợp giữa ngành Nông nghiệp với các ngành liên quan 60

4.2 Phối hợp giữa các cấp 60

4.3 Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành 61

5 Xây dựng qui định hành lang bảo vệ Môi trường nước trong CTTL 61

5.1 Chức năng của hành lang bảo vệ nước trong công trình thủy lợi 61

5.2 Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nước trong CTTL 61

5.3 Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước 62

5.4 Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trong CTTL 62

5.5 Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước 62

6 Xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong CTTL 63

6.1 Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt 63

6.2 Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh công trình cấp nước sinh hoạt từ CTTL 63

6.3 Trách nhiệm bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong CTTL 64

7 Nâng cao năng lực Quản lý Môi trường nước trong CTTL 66

7.1 Nâng cao năng lực Quản lý MTN cho cấp huyện, xã 66

7.2 Nâng cao năng lực QLMTN cho các đơn vị khai thác CTTL 67

Chương 8: Truyền thông nâng cao nhận thức về Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi 68

1 Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư 68

2 Nâng cao nhận thức các cơ sở sản xuất, kinh doanh 68

3 Nâng cao nhận thức đối với chính quyền địa phương cấp huyện, xã 69

4 Đối với sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Các bước chủ yếu trong chương trình quan trắc và phân tích Môi trường nước

trong CTTL 13

Hình 6.1: Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt theo từng hộ gia đình 45

Hình 6.2: Xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư tập trung 45

Hình 6.3: Thùng ủ rác hữu cơ tại hộ gia đình 46

Hình 6.4: Bể ủ rác yếm khí 4 ngăn 46

Hình 6.5: Rác hữu cơ sau khi ủ bằng phương pháp ủ lên men đống tĩnh kết hợp đảo trộn 46

Hình 6.6: Mô hình bãi chôn lấp luân chuyển 47

Hình 6.7: Ô chôn lấp rác thải ở thị trấn Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định 47

Hình 6.8: Quản lý chất thải gia súc cho 1 cụm dân cư 48

Hình 6.9: Quản lý chất thải chăn nuôi gia súc hộ gia đình (trường hợp tách phân và nước tiểu) 49

Hình 6.10: Quản lý chất thải gia súc hộ gia đình (trường hợp xử lý hỗn hợp phân gia súc và nước thải) 49

Hình 6.11: Quản lý chất thải gia súc trang trại (trường hợp xử lý hỗn hợp nước thải và phân gia súc) 50

Hình 6.12: Quản lý chất thải chăn nuôi gia súc trang trại (trường hợp tách phân và nước thải) 51

Hình 6.13: Các module xử lý nước thải phân tán 52

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thông số quan trắc chất lượng nước trong CTTL 17

Bảng 3.2: Tần suất quan trắc chất lượng nước trong CTTL 19

Bảng 3.3: Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI 25

Bảng 4.1: Phân vùng chất lượng nước theo chỉ số WQI 32

Bảng 4.2: Tổng hợp phân vùng ô nhiễm nước trong CTTL 33

Trang 10

1.2 Phạm vi áp dụng

Tài liệu này giới thiệu những nội dung cần thực hiện trong công tác quản

lý môi trường nước, có thể áp dụng đối với tất cả các công trình thủy lợi nội tỉnh

và liên tỉnh

Các hoạt động quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi do cácđơn vị Khai thác công trình thủy lợi thực hiện bằng cách kết hợp nhiều giải phápnhư kiểm soát, dự báo chất lượng nước, kiểm soát nguồn thải, giải pháp côngtrình để giảm thiểu ô nhiễm nước, xây dựng Kế hoạch QLMT nước, trách nhiệmthực hiện, cơ chế phối hợp với các ngành liên quan, nâng cao nhận thức cộngđồng, tổ chức quản lý

Áp dụng tài liệu này cần xem xét đến các đặc điểm riêng của từng côngtrình thủy lợi, chính sách và chiến lược Bảo vệ môi trường ở mỗi địa phương vànăng lực quản lý của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi

Áp dụng tài liệu này cần xem xét đến việc sửa đổi các quy định pháp luật

và các tiêu chuẩn, qui chuẩn: Hiện nay, các quy định và tiêu chuẩn pháp luật vềQuản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi đang tiếp tục được hoàn thiện.Những kỹ thuật mới về Quản lý Môi trường nước trong CTTL cũng đang đượcnghiên cứu để phổ biến áp dụng Người sử dụng cần kiểm tra các quy định vàtiêu chuẩn pháp luật mới nhất và xu hướng Quản lý Môi trường nước khi sửdụng Tài liệu này sẽ được cập nhật, đồng thời với việc nâng cao năng lực vàkinh nghiệm quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi

1.3 Đối tượng áp dụng

Đối tượng sử dụng tài liệu này có thể được chia thành 04 nhóm: i) Cơ quanquản lý Nhà nước lĩnh vực thủy lợi; ii) Các đơn vị Khai thác công trình thủy lợi;iii) Các nghiên cứu, đơn vị tư vấn lập quản lý môi trường nước trong công trìnhthủy lợi; iv) Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thủy lợi Các cơquan liên quan đến ba nhóm đối tượng này là:

Trang 11

a) Cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực thủy lợi

- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Tổng cục Thủy lợi, Vụ Khoa học Công nghệ

và Môi trường và các đơn vị liên quan sử dụng tài liệu trong việc hướng dẫn vàgiám sát Quản lý Môi trường nước đối với các CTTL liên tỉnh, các CTTL do BộNông nghiệp và PTNT quản lý và ban hành các văn bản, tiêu chuẩn, qui định,chính sách hỗ trợ Quản lý Môi trường nước trong CTTL

- UBND tỉnh, thành phố: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi vàcác đơn vị liên quan sử dụng tài liệu trong việc hướng dẫn và giám sát quản lýMôi trường nước đối vưới các CTTL thuộc tỉnh quản lý và qui định trách nhiệm,

cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong Quản lý Môi trường nước đối vớicác CTTL

b) Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi:

Sử dụng tài liệu trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý Môitrường nước trong CTTL thuộc trách nhiệm quản lý

c) Các Viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn lập Kế hoạch Quản lý Môi trường nước trong CTTL:

Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp và cơ sở Khoa học xây dựng cácchính sách, tiêu chuẩn, qui định kỹ thuật về Quản lý Môi trường nước trong côngtrình thủy lợi Tổng hợp các bài học kinh nghiệm của Quốc tế và các địa phương,nghiên cứu áp dụng thử nhiệm các mô hình Quản lý Môi trường nước trongCTTL để phổ biến áp dụng

d) Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào CTTL

Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào CTTL tham khảo tài liệu để thựchiện các qui định về quản lý nguồn thải, cấp phép xả nước thải vào công trìnhthủy lợi và thực hiện trách nhiệm khác theo qui định pháp luật

2 Tài liệu viện dẫn

Tài liệu này được xây dựng dựa trên những văn bản qui phạm pháp luậthiện hành liên quan đến Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi gồm:

1 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14

2 Luật tài nguyên nước

3 Luật Bảo vệ Môi trường

4 Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 1/9/2017 của Bộ Tài nguyên và

Trang 12

Môi trường qui định kỹ thuật quan trắc môi trường

5 Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT quy định về nội dung hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trườngngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

6 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 qui định xử phạt hànhchính trong lĩnh vực phòng chống thiên tài, khai thác và bảo vệ công trìnhthủy lợi, đê điều

7 Thông tư số số 17/2011/TT-BTNMT qui định về qui trình kỹ thuật thànhlập bản đồ môi trường

8 TCKT 01:2018/TCTL – Qui định kỹ thuật xả nước thải vào công trình thủylợi

9 QCVN 08-MT/2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt;

10.QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp;

11.QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt;

3 Giải thích từ ngữ

1 Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồchứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủylợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi

2 Công trình thủy lợi liên tỉnh là công trình thủy lợi nằm trên địa bàn từ haitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

3 Công trình thủy lợi nội tỉnh là công trình thủy lợi nằm trên địa bàn mộttỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

4 Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợithế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệmôi trường

5 Ô nhiễm nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thànhphần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtcho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật

6 Quản lý Môi trường nước trong CTTL là tổng hợp các biện pháp, luậtpháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môitrường nước trong công trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp bềnvững

7 Kiểm soát chất lượng nước là hệ thống quan trắc cho phép ghi nhận sựbiến động trạng thái môi trường nước dưới ảnh hưởng của các hoạt động

Trang 13

kinh tế và con người

8 Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinhhoạt hoặc hoạt động khác

9 Kiểm soát nguồn thải là hoạt động điều tra, phát hiện, xác định các cơ sở

xả nước thải vào công trình thủy lợi

10.Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước cóthể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồnnước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Namhoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép áp dụng

11.Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môitrường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánhgiá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối vớimôi trường

12.Bảo đảm chất lượng (QA) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tíchhợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảmcho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đãquy định

13.Kiểm soát chất lượng (QC) trong quan trắc môi trường là việc thực hiệncác biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độchính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩnchất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêuchuẩn chất lượng này

14.Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vựclấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ônhiễm nguồn nước sinh hoạt

15.Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nướchoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định16.Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từcác thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chấtlượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn quamột thang điểm

17.Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu,chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự

18.Cảnh báo môi trường là hoạt động thông báo trước diễn biến của môitrường và đề xuất các biện pháp xử lý khi môi trường bất lợi hoặc có nguy

cơ bất lợi cho sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xử lý thông tin từ hoạt độngquan trắc môi trường

Trang 14

4 Các nội dung Quản lý Môi trường nước trong Công trình thủy lợi

1 Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nước:

2 Kiểm soát chất lượng nước trong CTTL

3 Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong CTTL

4 Kiểm soát nguồn thải xả vào công trình thủy lợi

5 Xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi

6 Tổ chức Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi

7 Truyên thông nâng cao nhận thức cộng đồng về Quản lý Môi trường nướctrong công trình thủy lợi

Chương 2:

Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân

gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi

1 Nhận biết ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi

Nhận biết ô nhiễm nước là bước đầu tiên nhằm giúp cho việc đưa ra cácquyết định phù hợp trong công tác Quản lý Môi trường nước Có nhiều cách nhậnbiết ô nhiễm trong công trình thủy lợi như sau:

1.1 Nhận biết ô nhiễm nước bằng quan sát thực địa

a) Nhận biết ô nhiễm nước bằng quan sát màu sắc nước trong kênh, mương

- Nước có màu xanh đậm: Nguồn nước bị phú dưỡng, trong nước có chứanhiều chất dinh dưỡng như nitơ tổng số, lân tổng số tạo điều kiện cho tảo và cácloài thực vật thủy sinh nổi phát triển quá mức

- Nước có màu đen, nâu đậm: Nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải củacông nghiệp dệt nhuộm hoặc bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ bị phân hủy lâu ngày

b) Nhận biết ô nhiễm nước bằng mùi

Trang 15

- Nước bốc mùi nặng gây khó thở, buồn nôn: Nguồn nước bị nhiễm Phenol

và các chất độc hại từ chất thải công nghiệp

- Nước có mùi trứng thối: Nguồn nước bị nhiễm hợp chất H2S, PH3

- Nước có mùi hôi thối nồng nặc: Nguồn nước bị nhiễm chất hữu cơ bịphân hủy lâu này

- Nước có mùi xăng dầu, nhựa thông: Nguồn nước bị ô nhiễm do do chấtthải từ các nhà máy hay bãi rác thẩm thấu vào nguồn nước ngầm

c) Nhận biết ô nhiễm nước bằng nhiệt độ nước

Nhiệt độ của nước sông, kênh cao hơn nhiệt độ không khí thường do ảnhhưởng của nước thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy hạt nhân thường có nhiệt độcao hơn từ 10 - 25

o

C so với nước tự nhiên

1.2 Nhận biết ô nhiễm nước bằng sinh vật chỉ thị

Loài sinh vật chỉ thị môi trường là loài phải có đặc tính rất nhạy cảm vớimôi trường hoặc rất có khả năng chống chịu với môi trường, hoặc có khả năngtích luỹ các độc tố trong cơ thể Những loài này vắng mặt hoặc có mặt, có nhữngbiến đổi về hình thái, số lượng, sinh lý, tập tính, hoặc được phân tích hàm lượngmột số độc tố trong mô cơ thể, được xem xét để đánh giá chất lượng môi trườngnước ở đó

a) Các loài sinh vật chỉ thị ô nhiễm nước

- Các loài có khả năng chống chịu như muỗi lắc, giun ít tơ thường đượcxem là loài chỉ thị cho nước bị ô nhiễm hữu cơ;

- Hầu hết ấu trùng của các loài côn trùng cánh úp được xem là các loài chỉthị cho môi trường nước sạch;

- Tỉ lệ tảo lam và tảo lục cao hoặc tỉ lệ tảo silic và tảo ánh vàng càng giảm

Trang 16

đi trong nước biểu thị cho sự phú dưỡng hóa cao;

- Thực vật phù du phát triển mạnh: chỉ thị vùng nước ô nhiễm hữu cơ, phúdưỡng hóa, ô nhiễm do hóa chất độc (kim loại nặng, hóa chất BVTV,hydrocacbon vòng), ô nhiễm do dầu mỡ

- Thực vật lớn (bèo) phát triển trong vùng nước tù hãm, giàu dinh dưỡng:chỉ thị cho vùng nước phú dưỡng hóa;

b) Các loài sinh vật tích lũy chất độc hại

Nhiều loài thuỷ sinh vật có khả năng tích tụ các muối kim loại trong cơ thểchúng rất cao, cao hơn nhiều so với các chất này có trong môi trường nước Dựavào các đặc tính này có thể nhận biết mức độ ô nhiễm nước do các chất độc hạihoặc sử dụng các loại sinh vật này để xử lý nước thông qua cơ chế hấp phụ củacác loài sinh vật, một số ví dụ như sau:

- Các loài động vật thân mềm có khả năng tích tụ các muối Co, Cd, Cu.Sứa có khả năng tích luỹ muối Zn Trùng phóng xạ có khả năng tích tụ Sr

- Các nhóm thực vật thuỷ sinh bậc cao có bộ rễ chùm trong tầng nước nhưcác loài bèo, thực vật ngập trong nước có bộ rễ trong lớp trầm tích đáy có khảnăng hấp thụ nhiều nhóm kim loại nặng có trong nước và trầm tích đáy

- Các chất phóng xạ cũng có thể được các thuỷ sinh vật tích luỹ trong cơthể suốt thời gian sống Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động này là sinh vậtnổi, trong đó, thực vật nổi có khả năng tích tụ nhiều hơn động vật nổi

Các đặc tính tích tụ chất độc của một số loài thuỷ sinh vật như trên là cơ sở

để lựa chọn sinh vật chỉ thị môi trường

c) Chỉ thị sinh học cho môi trường nước nói chung

- Môi trường rất tốt: Không có tác động của con người; có tất cả các loài cásống trong vùng nước đặc trưng cho sinh cảnh bao gồm hầu như tất cả các loài cánhạy cảm và tồn tại đầy đủ các thế hệ và ở tất cả hai giống, ổn định cấu trúcchuỗi dinh dưỡng:

- Môi trường nước tốt: Giàu thành phần loài, mất đi các loài nhạy cảm môi

Trang 17

trường, một số loài ít hơn mức tối ưu hoặc phân bố kích thước (kích cỡ cá); cấutrúc chuỗi dinh dướng có dấu hiệu bị ức chế.

- Môi trường trung bình: Có dấu hiệu suy thoái, số dạng loài nhạy cảm ít

đi, cấu trúc đa dạng bị thu hẹp, tăng tần suất cá ăn tạp

- Môi trường xấu: Đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, cá chịu đựng tốt vớimôi trường ô nhiễm chiếm ưu thế; tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống nhìnchung suy giảm, cá lai tạo và cá bị bệnh thường hay gặp

- Môi trường rất xấu: Rất ít cá hiện diện, mà chủ yếu là các loài cá du nhậpvào hoặc các loài chịu đựng tốt với môi trường ô nhiễm, thường gặp các dạng cálai, cá mắc các bệnh, cá bị nhiễm ký sinh, cá bị hỏng vây và các khuyết tật khác.Ngoài ra, còn có một số loài chịu đựng tốt môi trường ô nhiễm khác như trùngchân rễ, trùng roi, trùng tiêm mao

- Môi trường ô nhiễm trầm trọng: Không có cá.và các loài thủy sinh

1.3 Các loại vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm nước:

- Vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm phân: Nhóm Coliform, đặc trưng là EscherichiaColi Nhóm Streptococci liên cầu, đặc trưng là Streptococcus faecalis nguồn gốc

từ người, S.bovis từ cừu, S.equinus từ ngựa Nhóm Clostridia: khử sunfit đặctrưng là Clostridium perfringens

- Vi khuẩn gây bệnh: Chỉ thị nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng VD:

vi khuẩn salmonella-typhi gây bệnh thương hàn

1.4 Nhận biết ô nhiễm nước bằng các chỉ tiêu lý, hóa (Kết quả phân tích trong

phòng thí nghiệm)

Các chỉ tiêu hóa lý trong nước khi vượt quá ngưỡng cho phép so vớiQCVN thể hiện mức độ ô nhiễm nước và những tác động của ô nhiễm nước đến

Trang 18

môi trường sống của các loài thủy sinh Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến môitrường nước trong CTTL gồm:

1 pH nước là một trong những thông số quan trọng và được sử dụngthường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chấtlượng nước thải pH nước biến đổi do ảnh hưởng của nguồn thải và sự chuyểnhóa của các chất trong môi trường nước

2 Chất rắn lơ lửng (SS): Chất rắn lơ lửng phát sinh do vận chuyển bùn đất

từ thượng nguồn, do thối rữa của xác động vật, thực vật trong nước và do các loạinước thải Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao làm giảm khả năng truyềnánh sáng trong nước, quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt tầng ô xy trongnước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tôm Chất rắn lơ lửng có thểlàm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởngcủa cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng

3 Ô xy hòa tan (DO): Các yếu tố ảnh hưởng đến ôxy hòa tan trong nước lànhiệt độ, dòng chảy và hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải Khi nước thải cóhàm lượng chất hữu cơ càng cao thì hàm ượng oxy hòa tan trong nước càng thấp.Oxy hòa tan cần thiết cho quá trình hô hấp của các sinh vật thủy sinh và quá trình

tự làm sạch của nước Khi DO thấp, các loài thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết

Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước cũngnhư kiểm tra quá trình xử lý nước thải Nếu dòng nước thải có DO quá thấpthường có mùi hôi thối và sẫm mầu (thường có mầu đen)

4 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) là chỉ tiêu để đánh giá chất hữu cơ dễphân hủy sinh học và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễmnước Hàm lượng BOD5 có hàm lượng cao từ nước thải sinh hoạt, nước thải chếbiến nông sản, thực phẩm, nước thải chăn nuôi

Trang 19

5 Nhu cầu ô xy hóa học (COD): là chỉ tiêu đánh giá tổng chất hữu cơ (baogồm cả chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và chất hữu cơ cần phải được phân hủybởi tác nhân hóa học Hàm lượng COD ngoài việc đánh giá mức độ ô nhiễmnước, còn là cơ sở xác định các biện pháp xử lý nước Khi tỷ lệ COD/ BOD5 >2,việc xử lý nước bằng các biện pháp sinh học là không hiệu quả, cần phải áp dụngcác biện pháp xử lý hóa lý

6 Amoni (NH4

+

): Trong vùng không ô nhiễm amoni chỉ ở dạng vết (dưới0,05 mg/l) Hàm lượng amoni có nhiều trong nước thải từ khu dân cư và từ cáckhu công nghiệp (nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa, v.v.)

7 Nitrat (NO3

-): Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chấthữu cơ chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật Nước chứa hàm lượngNitrat cao do bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chế biến thực phẩm, phân bón.Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnhhưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và NTTS

8 Phosphat (PO4

3-): Phosphat là một trong những nguồn dinh dưỡng chothực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡngtrong sông, kênh Nồng độ phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường

<0,01 mg/l Nguồn phosphat đưa vào môi trường nước là phân người, phân súcvật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thựcphẩm và trong nước tiêu từ đồng ruộng Phosphat không thuộc loại độc hại đốivới người

9 Clorua (Cl

-): Clorua có mặt trong nước là do các chất thải sinh hoạt,nước thải công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm, thuộc da.Ngoài ra, còn do sự xâm nhập của nước biển vào các cửa sông, vào các mạchnước ngầm Nước mặt có chứa nhiều Clorua sẽ hạn chế sự phát triển của cây

Trang 20

trồng thậm chí gây chết Hàm lượng Clorua cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ốngkim loại.

10 Xyanua (CN

-): Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loạinước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp Xyanua rất độc,thường gây các bệnh về phổi, da, đường tiêu hóa

11 Kim loại nặng

Kim loại nặng (Asen, Chì, Crôm, Cadimi, Đồng, Kẽm, Thuỷ ngân, …)trong nước có nguồn gốc từ các nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp cũngnhư có sẵn trong tự nhiên Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong

đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào môi trường thì sẽ tồntại lâu dài

Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi hạt sét, phù sa lơ lửngtrong nước Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống mà làm cho nồng độ kim loạinặng trong trầm tích cao hơn rất nhiều trong nước Các loài động vật thuỷ sinh,đặc biệt là động vật đáy sẽ tích luỹ lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể.Thông qua dây chuyền thực phẩm mà kim loại nặng được tích luỹ trong conngười và gây độc tính với tính chất bệnh lý rất phức tạp

- Asen (As): Asen trong nước cao có thể gây ngộ độc, ngoài ra, Asen trongnước còn tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại đến gan, tủy xương, tế bào thần kinh vàgây ung thư

- Cadimi (Cd): Cadimi có nguồn gốc chủ yếu từ nước thải công nghiệp hoáchất, mạ điện, luyện kim, chất dẻo và chất khai mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu ít bịhấp thụ trong đất hoặc trầm tích, di động hơn các kim loại khác Cadimi dễ đi vàonguồn thức ăn của con người, tích lũy trong thận và xương; gây nhiễu hoạt động

Trang 21

của một số enzim, làm tăng huyết áp, ung thư phổi, làm rối loạn chức năng thận,phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch

- Crôm (Cr): Có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp sản xuất gốm sứ, sảnxuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ, luyện kim, khai thác mỏ Trong nước,crom tồn tại ở 2 dạng Cr

được xếp vào chất độc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người

và vật nuôi, rối loạn gen và nhiều bệnh khác

- Chì (Pb): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp hóa chất, pin-acquy, sơn, mỹ phẩm, luyện kim, sản xuất năng lượng, giao thông Chì có khảnăng tích lũy lâu dài trong cơ thể thông qua quá trình ăn uống Lượng chì tích tụtrong cơ thể không bị đào thải sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sứckhỏe Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác độnglên hệ enzyme có nhóm hoạt động chứa hyđro Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rốiloạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương), tuỳ theo mức độ nhiễm độc mà sẽ có nhữngdấu hiệu như đau bụng, đau khớp xương, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não,thạm chí nếu nhiễm độc chì nặng có thể tử vong

- Đồng (Cu): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp sơn, mạ, phânbón, thuốc trừ sâu Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước với hàm lượng1-2mg/l Đồng có độc tính cao với hầu hết các thực vật thủy sinh, ở nồng độ thấphơn 0,1mg/l đã có thể gây ức chế cho các loài thực vật không phát triển Khinồng độ tăng cao đồng có thể tích lũy vào các bộ phận trong cơ thể như gan,thận, và gây tổn thương Khi nồng độ Cu trong máu rất cao thì nguy cơ tử vong

do bất cứ nguyên nhân nào sẽ tăng lên 50% và do ung thư là 40% khi so sánh vớinhững người có nồng độ Cu trong máu ở mức bình thường

- Kẽm (Zn): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp các ngành mạ

Trang 22

điện, khai khoáng, sợi tổng hợp, thuốc diệt nấm, Nếu chứa nhiều kẽm, lớp nước

bề mặt có bọt màu trắng (nó sẽ được hấp thụ và tích luỹ trong cơ thể cá) Đối vớicon người và động vật, Zn tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết (tuyếntuỵ, tuyến giáp, tuyến tiền liệt); Zn có tác dụng trong việc điều hoà, trao đổi chấtdinh dưỡng Tuy nhiên, Zn cũng có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người,nếu hấp thụ nhiều kẽm có thể gây nôn, tổn hại thận, lách làm giảm khả năng hấpthu đồng và gây bệnh thiếu máu liên quan đến sự thiếu hụt đồng Hấp thụ kẽmtrong khẩu phần ăn hàng ngày >1000 mg gây nôn, sốt, tổn hại thận và lách, từ200-500 mg/ngày gây xáo trộn dạ dày, buồn nôn, hoa mắt

- Niken (Ni): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp các ngành mạđiện, khai khoáng, hóa chất Niken là kim loại có tính linh động cao trong môitrường nước, có khả năng tạo phức bền với các hợp chất hữu cơ tự nhiên Nóđược tích tụ trong các chất sa lắng, trong cơ thể thực vật bậc cao và một số loạithuỷ sinh Tiếp xúc lâu dài với niken gây hiện tượng viêm da và có thể xuất hiện

dị ứng ở một số người Ngộ độc niken qua đường hô hấp gây khó chịu, buồn nôn,nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh trung ương, gan, thận Kim loại

và các hợp chất vô cơ của niken xâm nhập qua đường hô hấp có thể gây bệnhkinh niên Hợp chất nikencacbonyl có độc tính cao hơn khí CO 100 lần

- Mangan (Mn): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp các ngànhluyện kim, ac quy, khai khoáng, phân bón hóa học Mn ảnh hưởng đến khả năngsinh sản, cấu tạo mô thần kinh, mô xương, việc hấp thu glucoza, trao đổi và vậnchuyển mỡ trong cơ thể Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc vớinguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gâytổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong

- Thủy ngân (Hg): Có trong nước từ nước thải công nghiệp các ngành

Trang 23

luyện kim, sản xuất đền huỳnh quang, nhiệt kế, bột giấy, thuốc trừ sâu, Thuỷngân là chất khi vào cơ thể có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh,các hemoglobin, abumin; có thể liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượngkali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấpcho tế bào thần kinh Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật Trongmôi trường nước, metyl thủy ngân (CH3Hg) là dạng độc nhất, nó làm phân liệtnhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.

- Sắt (Fe): Có trong nước do nước thải của các nhà máy công nghiệp luyệnkim, cơ khí dệt, sơn, nước thải công nghiệp khác Đối với con người Fe có trongtransferin, chất tham gia quá trình vận chuyển Fe trong huyết tương Đại bộ phậnsắt được hấp thu tập trung vào tuỷ xương và là thành phần của hồng cầu, 60-72%

Fe của cơ thể nằm trong huyết sắc tố (hemoglobin) Khi hàm lượng Fe vượt quiđịnh có thể dẫn đến ung thư Hàm lượng của sắt lớn hơn 1–2 mg/l sẽ làm giảmgiác quan của con người, ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng

2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi

Mỗi công trình thủy lợi sẽ có những yếu tố khác nhau với mức độ tác độngkhác nhau đến môi trường nước Xác định nguyên nhân và mức độ tác động đếnmôi trường nước là một trong các căn cứ quan trọng để thực hiện các biện phápgiảm thiểu ô nhiễm nước Mỗi CTTL có thể có một hay nhiều yếu tố tác độngđến môi trường nước cần được xem xét sau đây:

2.1 Do các nguồn thải chưa được xử lý xả vào CTTL:

Mỗi công trình thủy lợi có thể bị tác động bởi nhiều nguồn thải như: Côngnghiệp, chăn nuôi, dân sinh, làng nghề, y tế, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngthủy sản Việc quan trọng là phải xác định được khối lượng nước thải, tỷ lệ củamỗi loại nước thải xả vào CTTL thông qua các thông tin:

- Tên nguồn thải, vị trí xả thải, lưu lượng xả vào CTTL, tỷ trọng của nguồnthải so với tổng nguồn thải vào CTTL

- Tình hình quản lý, xử lý nước thải, cấp phép xả thải vào CTTL

Trang 24

- Tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước trong CTTL, SXNN,NTTS, môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng.

2.2 Do các yếu tố tự nhiên và việc khai thác sử dụng nước vùng thượng nguồn

- Do tác động của biến đổi khí hậu và việc khai thác, sử dụng nước vùngthượng nguồn làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước ở vùng hạ du, nguồnnước cấp cho các CTTL không đủ so với thiết kế dẫn đến các công trình thủy lợiphải trữ nước, kênh mương không có dòng chảy lưu thông và làm gia tăng ônhiễm

- Đối với các CTTL vùng ven biển bị ảnh hưởng của tình trạng xâm nhậpmặn ngày càng gia tăng qua các cửa sông và việc chuyển tải chất ô nhiễm từvùng thượng nguồn theo các dòng sông

- Hiện tượng lũ lụt, thời tiêt bất thường cũng làm gia tăng ô nhiễm môitrường nước cho các CTTL vùng hạ du Lũ lụt cuốn theo đất, đá, cây cối, vậtdụng và chất thải, không chỉ phá hủy CTTL mà còn gây ô nhiễm nước

2.3 Do chưa có qui trình vận hành các công trình tiêu nước thải vào CTTL

Các công trình thủy lợi đều được xây dựng chỉ với nhiệm vụ tưới tiêu phục

vụ SXNN và NTTS Tuy nhiên, đến nay các CTTL đều phải đảm nhiệm thêmchức năng tiêu nước thải cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung và cho các hoạtđộng kinh tế, xã hội Các công trình tiêu nước thải chưa có qui trình vận hànhriêng dẫn đến việc xả nước thải vào CTTL ngay cả những thời điểm lấy nướctưới hoặc thời kỳ hạn hán cũng làm gia tăng ô nhiễm nước

2.4 Do các công trình tưới, tiêu xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu vận chuyển nước

Phần lớn các công trình thủy lợi đều được xây dựng từ những năm

1960-1970, đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng, kênh mương bị bồi lắng, không đủ nănglực vận chuyển nước theo thiết kế cũng làm gia tăng ô nhiễm nước

2.5 Do chồng chéo trong các văn bản về Quản lý Môi trường nước trong CTTL

Sự chồng chéo trong các văn bản pháp qui về Quản lý Môi trường nước,cấp phép xả nước thải vào CTTL giữa 2 ngành Tài nguyên và Môi trường và

Trang 25

ngành Nông nghiệp và PTNT dẫn đến nhiều đơn vị Khai thác CTTL chưa đượcphân giao trách nhiệm Quản lý Môi trường nước trong CTTL Công tác thanh tra,kiểm tra chưa được thực hiện đầy đủ và các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đeđối các vị phạm xả chất thải vào CTTL Luật Thủy lợi đã được ban hành và cóhiệu lực từ 1/7/2018 sẽ khắc phục một phần các tồn tại này.

2.6 Do hạn chế về năng lực quản lý của các đơn vị Khai thác CTTL và nhận thức của các chủ nguồn thải

- Tất cả các đơn vị Khai thác CTTL đều chưa có cán bộ chuyên trách vềmôi trường, thiếu trang thiết bị và không có nguồn tài chính để thực hiện cácnhiệm vụ kiểm soát Môi trường nước và kiểm soát nguồn thải xả vào CTTL.Nguyên nhân của các vấn đề này là hệ lụy của từ việc phân công trách nhiệm vàchồng chéo giữa 2 ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Nông nghiệp vàPTNT trong quản lý nguồn thải và cấp phép xả thải vào CTTL

- Đại đa số doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chưa nhận đầy đủ về tráchnhiệm và nghĩa vụ trong bảo vệ Môi trường nước trong CTTL Các doanh nghiệpsẵn sàng nộp phạt thay vì phải xử lý nước thải trước khi xả vào CTTL Nhiềudoanh nghiệp sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đủ điều kiện để xử lý nướcthải Tình trạng xả nước thải chưa xử lý và rác thải sinh hoạt, vật dụng, xác giasúc, gia cầm vẫn diễn ra phổ biến không chỉ gây nên tình trạng ô nhiễm nướcngày càng gia tăng mà còn ảnh hưởng công tác vận hành CTTL, bồi lắng kênhmương

Chương 3:

Kiểm soát Môi trường nước trong

công trình thủy lợi

Kiểm soát chất lượng nước là nội dung quan trọng trong qui trình Quản lý Môi trường nước trong CTTL và được thực hiện thông qua chương trình quan trắc Môi trường nước Chương trình quan trắc cho phép ghi nhận sự biến động của trạng thái Môi trường nước dưới tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội và con người Chương trình quan trắc bao gồm hoạt động quan trắc định kỳ, quan trắc đột xuất chất lượng nước trong CTTL Các bước chủ yếu trong chương trình quan trắc và phân tích môi trường theo hình 3.1:

Quản lý môi trường nước trong CTTL

Trang 26

Nhu cầu thông tin Sử dụng thông tin

Chương trình quan trắc Báo cáo kết quả quan

trắc

Thiết kế mạng lưới Phân tích số liệu số

liệu quan trắc

Lấy mẫu và quan trắc

tại hiện trường

Xử lý số liệu quan trắc

Phân tích trong phòng thí nghiệm

Hình 3.1: Các bước chủ yếu trong chương trình quan trắc và phân tích Môi

trường nước trong CTTL

1 Mục tiêu kiểm soát Môi trường nước trong công trình thủy lợi

Các mục tiêu cơ bản kiểm soát môi trường nước trong CTTL là:

- Kiểm soát hiện trạng Môi trường nước trong công trình thủy lợi;

- Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với Môi trườngnước trong công trình thủy lợi cho các mục đích sử dụng khác nhau;

- Đánh giá diễn biến môi trường nước theo thời gian và không gian phục

vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn tác động đến Môi trường nước trongcông trình thủy lợi;

- Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm Môi trường nước trong công trìnhthủy lợi góp phần giảm thiểu các tác động do ô nhiễm nước gây ra;

- Phục vụ công tác điều hành tưới tiêu, lấy nước phục vụ sản xuất nôngnghiệp

2 Trình tự thiết kế chương trình quan trắc

2.1 Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc

Việc xác định mục tiêu phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệmôi trường hiện hành, các nhu cầu thông tin cần thu thập và yêu cầu của các cơ

Trang 27

quan nhà nước.

2.2 Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc

- Phù hợp với kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường; đáp ứng yêu cầu quản

lý chất lượng nước phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh

- Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, khả thi

- Thực hiện đầy đủ các quy định về thiết kế chương trình quan trắc chấtlượng nước

- Bảo đảm đáp ứng mục tiêu quan trắc, thời gian, tần suất, thành phần vàthông số quan trắc hợp lý, tối ưu

- Tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp cho từng thành phần vàthông số chất lượng nước cần quan trắc

- Thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung

- Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyềnhoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng vănbản

2.3 Trình tự thiết kế chương trình quan trắc

- Xác định thành phần môi trường nước cần quan trắc

- Lập danh mục các thông số quan trắc theo thành phần môi trường: cácthông số đo tại hiện trường, các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm

- Thiết kế sơ bộ phương án lấy mẫu: xác định tuyến, vị trí lấy mẫu (vị trílấy mẫu nền, mẫu nguồn tác động, đối tượng bị tác động) và đánh dấu trên bản đồhoặc sơ đồ; mô tả vị trí địa lý, tọa độ điểm quan trắc và ký hiệu các điểm quantrắc; mô tả sơ bộ các nguồn gây tác động, các đối tượng ảnh hưởng, các tác độngđến khu vực quan trắc

- Khảo sát thực tế khu vực cần quan trắc

- Thiết kế chi tiết phương án lấy mẫu: xác định chính xác tuyến, điểm lấymẫu và lập sơ đồ các điểm quan trắc, mô tả vị trí địa lý và tọa độ điểm quan trắc;

mô tả thực trạng các nguồn gây tác động và các tác động của khu vực quan trắc;xác định ranh giới khu vực quan trắc và dự báo các tác động hoặc những biến đổi

có thể xảy ra trong khu vực quan trắc

- Xác định tần suất, thời gian quan trắc

- Xác định phương pháp lấy mẫu và đo tại hiện trường và phương phápphân tích trong phòng thí nghiệm

Trang 28

- Xác định quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu cần lấy, loại dụng cụ chứa mẫu,loại hóa chất bảo quản, thời gian lưu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu kiểm soátchất lượng (mẫu QC).

- Lập danh mục và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn cácthiết bị quan trắc hiện trường và thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm, baogồm cả thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo đảm an toàn lao động

- Xác định các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu, vận chuyển mẫu

- Lập kế hoạch nhân lực thực hiện quan trắc, trong đó, nêu rõ nhiệm vụ cụthể của từng cán bộ thực hiện các hoạt động quan trắc chất lượng nước

- Lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc, bao gồm cả kinhphí thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc chấtlượng nước

- Lập danh mục các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình vàtrách nhiệm của các bên liên quan

3 Xác định vị trí quan trắc (điểm quan trắc)

- Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, đại diện chocác nguồn thải và các đối tượng bị tác động; chú trọng những vị trí bị tác độngbởi các nguồn thải lớn như nước thải của các KCN, CCN, làng nghề, khu đô thị,khu dân cư tập trung, khu chăn nuôi tập trung, khu sản xuất nông nghiệp, nuôitrồng thủy sản… có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao;

- Vị trí quan trắc trên toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi nhằm cần phảichọn ổn định, đại diện cho môi trường nước ở nơi cần quan trắc, được xác địnhbằng tọa độ địa lý và đánh dấu trên bản đồ, có thể gắn với các công trình cố định(nhà, cầu, cống,…)

3.2 Xác định vị trí quan trắc môi trường nền

a) Nhiệm vụ:

Trang 29

- Quan trắc các thông số chất lượng nước cơ bản nhằm thiết lập dữ liệu banđầu về chất lượng của nguồn nước cấp cho công trình thủy lợi;

- Cung cấp cơ sở để đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, các hoạtđộng kinh tế, xã hội đến chất lượng nước trong công trình thủy lợi;

- Kiểm tra ảnh hưởng của quá trình chuyển tải các chất ô nhiễm trên côngtrình thủy lợi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

b) Vị trí quan trắc môi trường nền:

Đặt tại những khu vực ít bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn tác động từcác hoạt động kinh tế-xã hội như: thượng lưu công trình cấp nước cho công trìnhthủy lợi, cống đầu mối lấy nước từ sông, hồ chứa, cửa lấy nước vào bể hút trạmbơm lấy nước từ sông, hồ chứa

3.3 Xác định vị trí quan trắc nguồn tác động (nguồn gây ô nhiễm)

a) Nhiệm vụ:

- Quan trắc các thông số đặc trưng của các nguồn tác động trực tiếp đếnchất lượng nước trong công trình thủy lợi (nước thải công nghiệp, đô thị, làngnghề, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…);

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước trongcông trình thủy lợi;

- Cung cấp cơ sở khoa học xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nướctrong công trình thủy lợi hoặc để dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước

b) Vị trí quan trắc nguồn tác động:

Đặt tại các điểm xả nước thải vào công trình thủy lợi

3.4 Xác định vị trí quan trắc đối tượng bị tác động (nước kênh, sông)

a) Nhiệm vụ:

- Quan trắc các thông số chất lượng nước tại các vị trí bị tác động trực tiếpbởi các nguồn tác động dẫn đến biến động của chất lượng nước trong công trìnhthủy lợi;

- Kiểm tra sự biến đổi dài hạn về chất lượng nước trong công trình thủy lợitheo không gian và thời gian (mùa, năm)

Trang 30

b) Vị trí quan trắc đối tượng bị tác động:

Đặt tại các vị trí cách nguồn gây tác động 100 m về phía hạ lưu và 50 m vềphía thượng lưu hoặc tại các điểm cấp nước cho sản xuất như sau cống lấy nướctưới chính, bể hút nước của trạm bơm lấy nước trên kênh chính, sông trục chính

4 Xác định thông số quan trắc

Căn cứ theo mục tiêu của chương trình quan trắc chất lượng nước trongcông trình thủy lợi, loại nguồn nước, mục đích sử dụng, nguồn gây ô nhiễm, vị tríđịa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng miền để xác định các thông số quantrắc cụ thể

- Xác định thông số quan trắc chất lượng trong công trình thủy lợi dựa trêncác thông số qui định trong QCVN tương ứng

- Xác định thông số quan trắc theo nguồn tác động hoặc mục đích sử dụngnước tối thiểu theo ba nhóm: (1) Nhóm thông số cố định, (2) Nhóm thông số phụthuộc và nguồn gây ô nhiễm nước và (3) Nhóm thông số quan trắc đột xuất trong

các trường hợp xảy ra các sự cố liên quan đến chất lượng nước (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Thông số quan trắc chất lượng nước trong CTTL

Nhóm thông số Thông số quan trắc Yêu cầu

1 Thông số cố định

(Các thông số này để

tính toán chỉ số chất

lượng nước WQI)

- DO, nhiệt độ, BOD5,COD, N-NH4, P-PO4,TSS, độ đục, TổngColiform, pH

Tất cả các công trìnhthủy lợi đều phải quantrắc đủ 10 thông sốnày

- Nguồn gây ô nhiễm

nước là chất thải công

nghiệp cơ khí, luyện

kim:

Màu, mùi, Fe, As, Cd, Pb,

Zn, Cu, Cr, Mn, Ni, Hg,

CN-, F-, Cl-, Tổng Phenol, dầu mỡ

Các vị trí bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp cơ khí, luyện kim:

- Nguồn gây ô nhiễm

Các vị trí bị ảnh hưởng bởi chất thải chế biến lương thực, thực phẩm, sinh hoạt

- Nguồn gây ô nhiễm NO2-, NO3-, dư lượng Các vị trí bị ảnh

Trang 31

Nhóm thông số Thông số quan trắc Yêu cầu

nước là nước thải

As, Pb, Cr, Hg

hưởng bởi nước thải SXNN (tác động của phân bón và thuốc BVTV do thâm canh nông nghiệp)

- Nguồn gây ô nhiễm

nước là chất thải chăn

nuôi

Màu, mùi, NO2-, Ni tơ tổng, Photpho tổng, Vi khuẩn kị khí (E.Coli hoặc Cl.Perfringen), một số kimloại loại nặng As, Pb, Cr,

Hg

Các vị trí bị ảnh hưởng bởi chất thải chăn nuôi

- Vùng nước bị nhiễm

mặn

EC, Cl-, SO42-, tổng số muối tan, tỷ số SAR

Các vị trí bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn

5 Tần suất quan trắc

5.1 Các nguyên tắc xác định tần suất quan trắc:

- Đảm bảo các mục đích sử dụng nước: cấp nước phục vụ sản xuất nôngnghiệp, sinh hoạt, NTTS và các mục đích khác

- Quan trắc vào các thời điểm bất lợi, mức độ ô nhiễm nước trong CTTLcao nhất

- Đảm bảo độ tin cậy của số liệu quan trắc;

- Đánh giá được diễn biến chất lượng nước theo thời gian (giữa các lầnquan trắc, các mùa trong năm và các năm) và theo không gian (giữa các điểmquan trắc với nhau và giữa các điểm quan trắc đối tượng bị tác động với điểmquan trắc nền);

- Đảm bảo tính phù hợp về kinh phí vận hành mạng quan trắc

5.2 Xác định tần suất quan trắc

Căn cứ mục tiêu của chương trình quan trắc, mục đích sử dụng nước củacông trình thủy lợi, tần suất quan trắc được bố trí phù hợp với mùa vụ sản xuất và

Trang 32

thời điểm dùng nước, thời điểm bất lợi nhất về chất lượng nước, đồng thời có thể

so sánh được chất lượng nước trong các mùa khô và mùa mưa Tần suất quan trắc

chất lượng nước trong công trình thủy lợi như sau (bảng 3.2):

Bảng 3.2: Tần suất quan trắc chất lượng nước trong CTTL

TT Mục đích sử dụng Tần suất quan trắc

1 Cấp nước sinh hoạt - Tối thiểu 1 lần/tháng (12 lần/năm)

- Tối ưu 2 lần/tháng (24 lần/năm)

cho sản xuất vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ đông

- Tối ưu 12 lần/năm;

- Quan trắc vào các thời điểm thay nước trong aonuôi

4 Quan trắc đột xuất - Bố trí thêm các đợt quan trắc vào các thời điểm

có sự cố phát sinh hoặc các thời điểm mở cống xảthải

6 Quan trắc hiện trường

6.1 Mô tả hiện trường vị trí lấy mẫu

- Mô tả điều kiện thời tiết tại thời điểm quan trắc: Mưa, nắng, gió, nhiệt độ,

độ ẩm…

- Mô tả điều kiện thủy văn: Mực nước, tốc độ dòng chảy…

- Mô tả tình trạng đóng, mở cống, vận hành công trình tưới tiêu

- Mô tả cảnh quan, các nguồn thải xung quan vị trí quan trắc: rác thải, nướcthải, các hoạt động kinh tế, xã hội

- Mô tả tình hình phát triển, sinh sống của các loài thủy sinh: Tình trạng cáchết, cá nhảy lên khỏi mặt nước, bèo, tảo, rau muống và các loài thủy sinh khác

- Mô tả màu, mùi, mức độ ô nhiễm nước nhận biết được bằng cảm quan:Màu đen đặc, đen, xanh đen, xanh lục, nâu, vàng… mùi hôi thối nồng nặc, hôi,hơi hôi…

- Đo dạc các chỉ tiêu quan trắc hiện trường: Nhiệt độ, pH, DO, độ đục,TDS, độ muối

6.2 Nhận dạng mẫu và ghi chép hiện trường

Trang 33

- Các bình đựng mẫu cần được đánh dấu rõ ràng theo ký hiệu điểm lấymẫu

- Mọi thông tin chi tiết về mẫu cần được ghi lên nhãn kèm theo bình mẫu

- Nhãn gắn trên bình lấy mẫu ghi ngắn gọn, rõ ràng ký hiệu mẫu bằng mựckhông phai hoặc để trong túi nilon gắn kín treo trên bình đựng mẫu để tránh ướt,nhoè, mất ký hiệu mẫu

- Phải ghi chép đầy đủ chi tiết về mẫu và các kết quả của những phép thửtại hiện trường như pH, độ ô xy hoà tan vào phiếu lấy mẫu hiện trường

- Nhãn và phiếu phải hoàn thành ở ngay thời gian lấy mẫu

- Ghi nhật ký quan trắc và lấy mẫu hiện trường

6.3 Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường

a) Phương pháp lấy mẫu:

- Lấy mẫu nước trong sông, kênh có dòng chảy: Áp dụng theo TCVN6663-6 (ISO 5667- 6: 2005)

- Lấy mẫu trong công trình thuỷ lợi không có dòng chảy hoặc dòng chảyhạn chế (ao, hồ, kênh chứa): Áp dụng theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987)

- Lấy mẫu nước thải xả vào công trình thuỷ lợi: Áp dụng theo TCVN5999:1995 (ISO 5667-10:1992)

- Lấy mẫu vi sinh: Áp dụng theo TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006)

b) Phương pháp đo đạc các thông số tại hiện trường:

Lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hànhtương ứng hoặc lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây:

c) Bảo quản và vận chuyển mẫu

- Bảo quản mẫu theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)

- Vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng xe chuyên dụng có thiệt bị làm

Trang 34

lạnh để bảo quản mẫu.

- Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ kể từ thời điểmlấy mẫu

d) Bàn giao mẫu cho phòng thí nghiệm

- Mẫu nước bàn giao cho phòng thí nghiệm phải đầy đủ về khối lượng, cònnguyên nhãn và ghi chép rõ ràng

- Ghi biên bản bàn giao mẫu

6.4 Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường

a) Sử dụng mẫu kiểm soát chất lượng (mẫu QC)

Mẫu trắng vận chuyển, mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng hiện trường, mẫu lặphiện trường hoặc các mẫu QC khác theo yêu cầu của chương trình quan trắc hoặcchương trình bảo đảm chất lượng quan trắc hiện trường đề ra Các mẫu QC được

sử dụng bảo đảm phù hợp với từng thông số, thành phần môi trường quan trắc vàbảo đảm quy định như sau:

- Không vượt quá 10% tổng số mẫu thực cần quan trắc;

- Trường hợp số lượng mẫu thực cần quan trắc của một chương trình quantrắc từ 10 mẫu đến 30 mẫu thì số lượng mẫu QC được sử dụng tối thiểu là 03mẫu, số lượng mẫu thực cần quan trắc của một chương trình quan trắc nhỏ hơn

10 mẫu thì số lượng mẫu QC được sử dụng tối thiểu là 01 mẫu;

7 Phân tích mẫu trong phòng Thí nghiệm

7.1 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hànhtương ứng hoặc sử dụng các phương pháp dưới đây:

Trang 35

- Độ màu: TCVN 6185:2015; ASTM D1209-05; SMEWW 2120C:2012

- Độ kiềm: TCVN 6636:1-2000; SMEWW 2320B:2012

- Độ cứng tổng số: TCVN 6224:1996; SMEWW 2340C:2012

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): TCVN 6492:2011

- Nhu cầu ô xy hóa sinh học (BOD5): TCVN 7325:2004

- Nhu cầu ô xy hóa hóa học (COD): SMEWW 5220B:2012; SMEWW5220C:2012; US EPA method 410.1; US EPA method 410.2

- Amoni (NH4+): TCVN 6179-1:1996; TCVN 6660:2000; SMEWW

4500-NH 3 .B&D:2012; SMEWW 4500-4500-NH 3 .B&F:2012; SMEWW 4500-4500-NH

3 B&H:2012; USEPA method 350.2

- Nitrơrit (NO2-): CVN 6178:1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW

4500-NO 2 - B:2012; SMEWW 4110B:2012; SMEWW 4110C:2012; US EPA method300.0; US EPA method 354.1

- Nitrơrat (NO3-): TCVN 6180:1996; TCVN 7323-2:2004; TCVN 1:2011; SMEWW 4110B:2012; SMEWW 4110C:2012; SMEWW 4500-NO3-.D:2012; SMEWW 4500-NO3-.E:2012; US EPA method 300.0; US EPAmethod 352.1

6494 Sunfat (SO42-): TCVN 6200:1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW4110B:2012; SMEWW 4110C:2012; SMEWW 4500-SO42-.E:2012; US EPAmethod 300.0; US EPA method 375.3; US EPA method 375.4

- Photphat (PO43-): TCVN 6202:2008; TCVN 6494-1:2011; SMEWW4110B:2012; SMEWW 4110C:2012; SMEWW 4500-P.D:2012; SMEWW 4500-P.E:2012; US EPA method 300.0

4500-CN-.C&E:2012; ISO 14403-2:2012

- Clorua (Cl-): TCVN 6194:1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW4110B:2012; SMEWW 4110C:2012; SMEWW 4500.Cl- :2012; US EPA method3000

- Flo (F-): TCVN 6195-1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW

4500-F-.B&C:2012; SMEWW 4500-F-.B&D:2012; SMEWW 4110B:2012; SMEWW4110C:2012; US EPA method 3000

- Ni tơ tổng số: TCVN 6624:1-2000; TCVN 6624:2-2000; TCVN6638:2000; SMEWW 4500-N.C:2012

- Photpho tổng số: TCVN 6202:2008; SMEWW 4500P.B&D:2012;SMEWW 4500P.B&E:2012

- Sắt (Fe): TCVN 6177:1996; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003;SMEWW 3500-Fe.B.2012; SMEWW 3111B:2012; SMEWW 3113B:2012;SMEWW 3120B:2012; US EPA method 2007

Trang 36

- Mangan (Mn): TCVN 6002:1995; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003;SMEWW 3111B:2012; SMEWW 3113B:2012; US EPA method 200.7; US EPAmethod 2008;

- Đồng (Cu): TCVN 6193:1996; TCVN 6665:2011; ISO15586:2003;SMEWW 3111B:2012; SMEWW 3113B:2012; US EPA method200.7; US EPA method 2008

- Kẽm (Zn): TCVN 6193:1996; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003;SMEWW 3111B:2012; SMEWW 3113B:2012; US EPA method 2007; US EPAmethod 2008

- Niken (Ni): TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3111B:2012;SMEWW 3113B:2012; SMEWW 3120B:2012; US EPA method 2007; US EPAmethod 2008

- Chì (Pb): TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3113B:2012;SMEWW 3125B:2012; SMEWW 3130B:2012; US EPA method 2008; US EPAmethod 2008;

- Cadimi (Cd): TCVN 6197:2008; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003;SMEWW 3113B:2012; SMEWW 3125B:2012; US EPA method 2008

- Asen (As): TCVN 6626:2000; ISO 15586:2003; SMEWW 3114B:2012;SMEWW 3114C:2012; SMEWW 3113B:2012; US EPA method 2008

- Thủy ngân (Hg): TCVN 7724:2007; TCVN 7877:2008; SMEWW3112B:2012; US EPA method 7470A; US EPA method 2008

- Tổng Crom (Cr): - TCVN 6222:2008; TCVN 6665:2011; ISO15586:2003; SMEWW 3113B:2012; SMEWW 3125B:2012; US EPA method2008;

- Crom (VI): - TCVN 6658:2000; TCVN 7939:2008; SMEWW Cr.B:2012; US EPA method 218.4; US EPA method 218.5

3500 Dầu mỡ động thực vật: MEWW 5520B&F:2012; SMEWW5520D&F:2012; US EPA method 1664

- Tổng dầu mỡ khoáng: TCVN 7875: 2008; SMEWW 5520B:2012;SMEWW 5520C:2012

- Tổng Phenol: TCVN 6216:1996; TCVN 7874:2008; SMEWW5530C:2012; US EPA method 420.1; ISO 14402:1999

- Hoá chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ: TCVN 7876:2008; TCVN9241:2012; SMEWW 6630B:2012; SMEWW 6630C:2012; US EPA method8081B;

- Hóa chất bảo vệ thực vật nhóm photpho hữu cơ: US EPA method 8141B;

US EPA method 8270D

- Coliform: TCVN 6187-2:1996; TCVN 6187-1:2009; SMEWW

Trang 37

- E Coli: TCVN 6187-2:1996; TCVN 6187-1:2009; SMEWW9221B:2012; SMEWW 9222B:2012

7.2 Kiểm tra và xử lý kết quả phân tích

a) Kiểm tra kết quả phân tích

- Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của kết quả quan trắc hiện trường và kếtquả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm

- Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (nhật ký quan trắc và lấy mẫu tạihiện trường, biên bản giao và nhận mẫu, biểu ghi kết quả đo tại hiện trường, biểughi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,…) kết quả mẫu QC (mẫu trắng,mẫu lặp, mẫu chuẩn,…)

b) Xử lý kết quả phân tích

Căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể

sử dụng các phương pháp khác nhau nhưng tối thiểu phải có các số liệu thống kê

về giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số chỉ tiêu vượt QCVN

7.3 Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích

- Sử dụng mẫu QC gồm: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương pháp, mẫulặp, mẫu thêm chuẩn, mẫu chuẩn đối chứng, mẫu chuẩn được chứng nhận chuẩnthẩm tra, hoặc mẫu QC khác do chương trình quan trắc yêu cầu hoặc chươngtrình bảo đảm chất lượng của tổ chức đề ra;

- Số lượng mẫu QC tối thiểu cần thực hiện trong mỗi mẻ mẫu phải đủ đểkiểm tra sự nhiễm bẩn của dụng cụ, hóa chất, thuốc thử, các yếu tố ảnh hưởng vàđánh giá độ chụm, độ chính xác của kết quả phân tích nhưng không được vượtquá 15% tổng số mẫu cần phân tích của một chương trình quan trắc

- Hệ thống quản lý chất lượng: phải thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệthống quản lý chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động, bảo đảm tính kháchquan và chính xác của các kết quả phân tích

.- Đánh giá nội bộ về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phân tíchchất lượng nước: hàng năm, tổ chức phân tích chất lượng nước phải lập kế hoạch

và tự đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm kiểm tra và xác nhậnmức độ tuân thủ của tổ chức phân tích chất lượng nước đối với các yêu cầu của

hệ thống quản lý chất lượng Sau khi đánh giá, tổ chức phải có các biện phápkhắc phục, cải tiến các lỗi phát hiện (nếu có)

Trang 38

8 Đánh giá, thông tin, cảnh báo là lưu trữ kết quả quan trắc

8.1 Đánh giá kết quả quan trắc

a) Nội dung đánh giá

- Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI:

Chỉ số WQI được tính toán dựa trên kết quả quan trắc của 10 chỉ tiêu: DO,nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH Đánh

giá chất lượng nước theo chỉ số WQI theo bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: M c ánh giá ch t l ức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI ất lượng nước theo chỉ số WQI ượng nước theo chỉ số WQI ng n ước theo chỉ số WQI c theo ch s WQI ỉ số WQI ố WQI

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nướcbiển

76 – 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam

0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

- Đánh giá chất lượng nước so với điểm quan trắc nền: So sánh kết quảquan trắc tại các điểm bị tác động với điểm quan trắc nền để đánh giá được mức

- Đánh giá chất lượng nước theo mục đích sử dụng: Chất lượng nước phục

vụ cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp vàcác mục đích khác

- Đánh giá chất lượng của các nguồn tác động: nước thải công nghiệp, sinhhoạt, chăn nuôi, làng nghề, sản xuất nông nghiệp đến chất lượng nước trong côngtrình thủy lợi

Trang 39

b) Phương pháp tính toán và đánh giá chất lượng nước

Tính toán, so sánh, đối chiếu các kết quả quan trắc đã được kiểm tra, xử lýthống kê với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan

- Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI: Tính toán theo hướng dẫntrong Quyết định số: 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cụcMôi trường

- Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo mục đích sử dụng: Căn cứQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN08-MT:2015/BTNMT áp dụng cho các cột A1, A2 đối với nguồn nước cấp chosinh hoạt, bảo tồn thủy sinh và cột B1 đối với nguồn nước phục vụ mục đích tướitiêu, thủy lợi

- Đánh giá chất lượng nguồn tác động đến chất lượng nước trong CTTL: Đối với nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A áp dụng đổi với nguồn thải xả vàocông trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải

xả vào công trình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải chăn nuôi: QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột A áp dụng đối với nguồn thải xả vàocông trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải

xả vào công trình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải y tế: QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về nước thải y tế, cột A áp dụng đối với nguồn thải xả vào công trìnhthủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vàocông trình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải công nghiệp nói chung: QCVN 40:2011/BTNMT- Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A áp dụng đối với nguồnnước xả thải vào công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụngđối với nguồn thải xả vào công trình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên: QCVN MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chếbiến cao su thiên nhiên, cột A áp dụng đối với nguồn nước xả thải vào công trìnhthủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vàocông trình thủy lợi phục tưới tiêu;

01-Đối với nước thải công nghiệp chế biến thủy sản: QCVN11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpchế biến thủy sản; cột A áp dụng đối với nguồn nước xả thải vào công trình thủylợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vào côngtrình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải công nghiệp giấy và bột giấy: QCVN12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Trang 40

giấy và bột giấy; cột A áp dụng đối với nguồn nước xả thải vào công trình thủylợi phục vụ cấp nước sinh hoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vào côngtrình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải công nghiệp dệt may: QCVN 13MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; cột A áp dụngđối với nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt,cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vào công trình thủy lợi phục tưới tiêu;

Đối với nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép; cột A ápdụng đối với nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinhhoạt, cột B áp dụng đối với nguồn thải xả vào công trình thủy lợi phục tưới tiêu;

-Đối với nước thải hỗn hợp từ các công trình tiêu nước (cống, trạm bơm):QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;cột A2 áp dụng đối với nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi phục vụ cấpnước sinh hoạt, cột B1 áp dụng đối với nguồn thải xả vào công trình thủy lợiphục tưới tiêu;

8.2 Lập báo cáo quan trắc

a) Lập báo cáo mỗi đợt quan trắc

- Báo cáo mỗi đợt quan trắc được lập ngay sau khi hoàn thành công tác đođạc hiện trường

- Báo cáo mỗi đợt quan trắc bao gồm các nội dung: Thông tin chung củamỗi đợt quan trắc, kết quả quan trắc hiện trường, tình trạng vận hành công trình,kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm Đánh giá chất lượng nước tại mỗi vị tríquan trắc, so sánh với QCVN tương ứng, các khuyến cáo trong sử dụng nước

b) Lập báo cáo kết quả quan trắc năm

- Báo cáo kết quả quan trắc năm là tổng hợp kết quả của tất cả các điểmquan trắc trong năm

- Báo cáo kết quả quan trắc năm so sánh diễn biến chất lượng giữa các đợtquan trắc, so sánh diễn biến chất lượng nước của các năm trước, đánh giá các yếu

tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, khuyến cáo các biện pháp bảo vệ chất lượngnước và các khuyến nghị cho chương trình quan trắc của năm tiếp theo

c) Báo cáo đột xuất

Báo cáo đột xuất được lập theo yêu cầu của Cơ quan quản lý hoặc khi cócác sự cố phát sinh

Ngày đăng: 08/03/2019, 01:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w